• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 25/11/2020 Tiết: 23 Ngày dạy: 2/12

Bài 27:

CHĂM SÓC RỪNG SAU KHI TRỒNG

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được nội dung của việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng và yêu cầu kỹ thuật của mỗi nội dung công việc, vai trò của mỗi công việc trong việc chăm sóc rừng.

- Biết được thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng.

2. Về kỹ năng:

- Giải thích được vì sao những năm đầu mới trồng thì số lần chăm sóc cần nhiều, càng về sau số lần chăm sóc càng giảm.

- Hình thành kĩ năng chăm sóc rừng sau khi trồng.

3. Về thái độ:

- Tham gia tích cực vào việc trồng, chăm sóc cây ở vườn trường hay vườn gia đình để phát triển cây ăn quả hay cây lấy gỗ, góp phần tạo sản phẩm, cải thiện môi trường sinh thái.

* Riêng với HSKT: Chú ý nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ.

* Giáo dục đạo đức: Yêu thích cây xanh, có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây xanh.

4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:

- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự quản lí...

- Năng lực bộ môn: Năng lực liên hệ và vận dụng thực tế.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, sơ đồ, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học…

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ…

III. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp trực quan - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp thảo luận nhóm - Kĩ thuật hỏi và trả lời

- Kĩ thuật đặt câu hỏi.

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 02 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 05 phút) Câu hỏi:

Em hãy cho biết thời vụ trồng rừng ở nước ta?

Trả lời:

- Các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu.

(2)

- Miền Trung và các tỉnh miền Nam là vào đầu mùa mưa.

3. Bài mới:

A. Hoạt động khởi động: (02 phút)

Sau khi cây con bén rễ nhưng chưa chắc đã sinh trưởng và phát triển thành cây rừng. Vì giai đoạn này cây con còn yếu, sức chống chịu kém, chưa khép tán. Do đó, trước khi rừng khép tán cần phải thường xuyên chăm sóc. Vậy, chăm sóc như thế nào để cây rừng phát triển tốt. Hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu “ Bài 27:

Chăm sóc rừng sau khi trồng”.

B. Các hoạt động tìm hiểu nội dung bài học:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng - Mục tiêu: Biết được thời gian và số lần chăm sóc cây rừng.

- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.

- Thời gian: 13 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời...

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thuyết trình...

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Sau khi trồng cần chăm sóc cây

rừng vào thời gian nào là thích hợp nhất?

HS: Từ 1 đến 3 tháng.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Vì sao sau 1 đến 3 tháng phải chăm sóc cây rừng?

HS: Vì lúc đó cỏ bắt đầu mọc.

GV: Vì sao phải chăm sóc rừng liên tục đến 4 năm?

HS: Vì sau 4 đến 5 năm rừng mới khép tán.

GV: Theo em nên chăm sóc cây rừng như thế nào cho hợp lý?

HS:

+ Năm 1 và 2 chăm sóc 2 đến 3 lần.

+ Năm 3 đến 4 chăm sóc 1 đến 2 lần.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Vì sao những năm đầu lại phải chăm sóc nhiều hơn những năm sau?

HS: Vì năm sau cây khoẻ dần, tán rừng ngày càng khép kín.

GV: Ở gia đình em đã tiến hành chăm sóc cây rừng như thế nào?

HS: Liên hệ, trả lời.

I. Thời gian và số lần chăm sóc:

1. Thời gian:

- Sau khi trồng cây từ 1 đến 3 tháng phải tiến hành chăm sóc liên tục đến 4 năm.

2. Số lần chăm sóc:

- Năm 1 và năm 2: Chăm sóc 2 đến 3 lần/năm.

- Năm 3 và năm 4:Chăm sóc 1 đến 2 lần/năm.

(3)

* Hoạt động 2: Tìm hiểu những công việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng - Mục tiêu: Biết được các công việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng.

- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.

- Thời gian: 18 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS quan sát H44/SGK kết hợp

liên hệ thực tế và hỏi:

- Em hãy kể tên các công việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng?

HS: Làm rào, phát quang, làm cỏ, xới đất, vun gốc, bón phân, tỉa và dặm cây.

GV: Nhận xét, bổ sung.

GV: Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận trong thời gian 03 phút:

+ N1 và N2: Mục đích của công việc làm rào bảo vệ, phát quang, làm cỏ?

+ N3 và N4: Mục đích của công việc xới đất, vun gốc?

+ N5 và N6: Mục đích của công việc bón phân, tỉa và dặm cây, tưới nước là gì?

HS: Ngồi theo nhóm, thảo luận, cử thư kí, nhóm trưởng đại diện trình bày kết quả.

GV: Mời các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung rồi GV chốt lại.

HS: Ghi bài.

GV: Việc tuân thủ các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng mang lại lợi ích gì?

HS: Giúp cây rừng có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế.

GV: Sau khi trồng cây gây rừng có nhiều cây bị chết là do các nguyên nhân nào?

HS: Do kỹ thuật trồng chưa đúng, do thiên tai: Hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh phá hại.

GV: Ở địa phương em đã trồng những loại cây rừng và cách tiến hành chăm

II. Những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng:

1. Làm rào bảo vệ khu rừng.

2. Phát quang: Tạo điều kiện cho cây con sinh trưởng tốt.

3. Làm cỏ: Để cỏ dại không tranh giành nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng với cây trồng.

4. Xới đất, vun gốc: Để đất tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm cho đất, giữ cho cây trồng không bị đổ.

5. Bón phân: Tăng thêm chất dinh dưỡng cho cây, giúp cây nhanh chóng vượt qua giai đoạn cỏ dại lấn át, tăng sức đề kháng cho cây.

6. Tỉa và dặm cây: Để đảm bảo mật độ và giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

7. Tưới nước: Ở nơi trồng quá khô cằn, có kế hoạch phòng trừ sâu, bệnh và phòng cháy chữa cháy.

(4)

sóc ra sao?

HS: Liên hệ, trả lời.

C. Luyện tập – Vận dụng: (03 phút)

- Giáo viên đặt một số câu hỏi củng cố bài học để học sinh khắc sâu:

Câu 1: Ở địa phương em người ta đã chăm sóc cây rừng như thế nào?

Trả lời: HS liên hệ thực tế trả lời.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung phần “Ghi nhớ/SGK/T70”.

- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.

D. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài: (02 phút) - Học thuộc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Về nhà đọc trước “ Bài 25: TH: Gieo hạt và cấy cây vào bầu đất”

- GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm về nhà chuẩn bị: Túi bầu, đất làm ruột bầu, phân bón, hạt giống, rơm, cành lá, giàn che, cuốc, xẻng, dao, chậu, bình tưới...

V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Việc tiêu nước phải kịp thời, nhanh chống bằng các biện pháp thích hợp. Tác hại của việc thừa nước đối với cây

Hạt cây rừng có vỏ dày cần đập nát vỏ mới dễ hút nước. Hạt cây rừng có vỏ dày cần cắt đôi vỏ mới dễ

Tự lập kế hoạch công việc của mình cho phù hợp.. - Liệt kê những việc em

Trên cơ sở những đánh giá, nhận xét về ưu và nhược điểm của Công ty trong việc thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng, nghiên cứu đã tiến hành đưa ra một

Nhu cầu, mong muốn được cung cấp các kiến thức thì có đến 95,3% người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV thấy có nhu cầu và tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với nghiên

• Sau đây là những công việc hàng ngày và các thủ thuật được các ĐD/NHS thực hiện tại khoa NICU bệnh viện nhi đồng John Hunter.... Công việc hàng

Ý tưởng chính của bài này dùng giải thuậ t tối ưu hóa rừng cây với các biến rời rạc kết hợp giải thuật Min-Max và tìm kiếm cục bộ để giải bài toán lập lịch lưới tính

GDBVMT: Tài nguyên thiên nhiên, vùng trời, vùng biển, đất đai, sông suối...đều là tài sản của nhà nước, công dân có trách nhiệm phải tôn trọng,