• Không có kết quả nào được tìm thấy

TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN "

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Xã hội học số 1 - 1984

TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

GENOV F. - Psikhologlja upravlenijn Osnovnye Problemy. M..

“Progress”. 1982. 422 tr. (dịch từ tiếng Bungari ra tiếng Nga)

Tác giả cuộn sách này là một nhà khoa học Bungari nổi tiếng. Độc giả đã biết rõ giáo sư Filip Giênôp với tư cách là một chuyên gia lớn về tâm lý học thể thao. Về hệ vấn đề này, ông đã công bố hơn 20 công trình khoa học ỏ Liên Xô.

Chuyên khảo này được xuất bản ở Bungari vào năm 1974 dưới nhan đề Những phương diện tâm lý học của quản lý và đã được chú ý tới ngay lập tức bởi tính cấp bách của hệ đề tài, bởi sự phân tích lý luận sâu sắc về những vấn đề tâm lý học trong quản lý, bởi mục tiêu chủ yếu nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn của việc hoàn thiện các quá trình quản lý trong xã hội xã hội chủ nghĩa.

Cần phải thừa nhận rằng cuốn sách này (mà tác giả đã bổ sung nhiều trong bản tiếng Nga) là một trong những chuyên khảo đầu tiên không chỉ đặt ra ở mức độ đáng kể mà còn giải quyết vấn đề tâm lý học quản lý trên quan điểm của chủ nghĩa Mác.

Trong những công trình riêng lẻ đã được công bố ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, một số trong những vấn đề được chuyên khảo này đề cập tới đã dược phân tích trong khuôn khổ của lâm lý học lao động và tâm lý học xã hội. Còn ở đây, những vấn đề đó đã được trình bày dưới dạng một hệ thống xác định, một lĩnh vực độc lập của khoa học tâm lý, và giá trị chủ yếu của chuyên khảo này là ở chỗ thống nhất được việc luận chứng lý luận và thực nghiệm về tâm lý học quản lý vớt tính cách là một chuyên ngành độc lập của khoa học tâm lý (tác giả không những đã đưa ra một quan niệm lý luận độc đáo và kế hoạch nghiên cứu thực nghiệm, mà còn tổ chức một loạt nhưng thực nghiệm rộng rãi.

Phần thẹc nghiệm của công trình này gồm một loạt nghiên cứu độc lập mà trong quá trình đó tác giả đã nghiên cứu hơn 2.000 người làm công tác lãnh đạo và hơn 1.000 tập thể Cuốn sách gồm bốn phần chình.

Trong phần đầu tác giả xem xét đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp của tâm lý học quản lý

với tính cách là một chuyên ngành độc lập của khoa học tâm lý. Tác giả làm sáng tỏ những đặc điểm tâm lý học của những người lãnh đạo và những người bị lãnh đạo, những mối quan hệ qua lại giữa họ với nhau trong hệ thống quản lý. Trong phần này, tác giả cũng trình bày những vấn đề, phương pháp luận và những phương hướng nghiên cứu trong tâm lý học qủan lý.

Dựa vào phân tĩch hệ thống về cấu trúc tâm lý học trong hoạt động của người lãnh đạo. F.Giênôp làm sáng rõ những khía cạnh đa dạng của kiểu hoạt động này và vạch rõ rằng người lãnh đạo là người tổ chức, là một chuyên gia, là một nhà sư phạm, là người làm công tác chính trị, là một nhà nghiên cứu. Nhờ tác giả sử dụng rông rãí những phương pháp và thành tựu của nhiều lĩnh vực khoa học tâm lý (trong đó có lâm lý học xã hội, tâm lý học lao động, tâm lý học kỹ thuật kỹ sư, tâm sinh lý học phân sai, v.v...) cũng như của triết học, kinh tế học, điều khiển họcc, vv... việc nghiên cứu trên nhiều bình diện về các quá trình quản lý xã hội đã trở nên có thể được.

F. Giênôp đã vạch rõ một cách đầy sức thuyết phục rằng lao động của người lãnh đạo không chỉ được đặc trưng bởi việc người lãnh đạo thể hiện các dạng hoạt động riêng lẻ như một chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định, hoặc tổ chức, kết hợp sự nỗ lực của những người thực hiện khác. Dù cho cơ cấu của tập thể sản xuất có được hoàn thiện đến mức độ nào đi chăng nữa thì vẫn còn những vấn đê mà việc giải quyết chúng đòi hỏi phải có sự can thiệp của người lãnh đạo để cho hoạt động của những khâu và những người thực hiện riêng lẻ được đồng bộ, có tính đến những chương trình và điều kiện thực hiện cụ thể. Những công trình nghiên cứu của F.Giênôp nhằm làm sáng tỏ những đặc tính tâm lý học cơ bản của các cấp lãnh đạo khác nhau đã cho thấy rằng những yêu cầu đối với cá tính của người lãnh đạo sẽ được nâng cao khi cấp độ chức vụ lãnh đạo tăng

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

(2)

Xã hội học số 1 - 1984 lên. Tác giả đã đưa việc phân tích những phương

diện riêng lẻ trong hoạt động của người lãnh đạo đến chỗ làm sáng tỏ những quy luật tâm lý học cơ bản? điều này cho phép ông đạt được cấp độ khái quát cao và khi cần sẽ rút ra được những kết luận thực tiễn cụ thể.

Trong chuyên khảo này, tác giả xét tới ảnh hưởng của người lãnh đạo đến bầu không khí tâm lý trong tập thể trên vai trò của người lãnh đạo trong việc bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho hoạt động và sự phát triển của hệ thống bị quản lý.

Tác giả đã gắn liền một cách đúng đắn những chức năng của người lãnh đạo với những nhiệm và giáo dục những người dưới quyền, với thái độ quan tâm chú ý tới những nhu cầu của họ. F. Giênôp đã hết sức chú trọng đến việc phân tích những phương diện chính trị trong hoạt động của người lãnh đạo.

Trong các phần thứ hai và thứ ba của cuốn sách này, trên cơ sở tư liệu thực nghiệm cụ thể, tác giả đã xem xét một số đặc điểm nghề nghiệp và tâm lý học trong hoạt động của người lãnh đạo ở các lĩnh vực quản lý xã hội khác nhau. Việc khảo sát nhiều người lãnh đạo, việc đối chiếu những đặc tinh của họ với những đặc tính tâm lý học trung bình của quần chúng đã cho phép làm sáng rõ những đặc điểm, đặc trưng quan trọng về cấu trúc tâm lý học trong hoạt động và nhân cách của người lãnh đạo. Trong cuốn sách này, tác giả đã chứng minh một cách rễ ràng rằng, đối với người lãnh đạo hiện nay, quan trọng nhất là những đức tính như niềm tin về tư tưởng, chí hướng, tính tích cực cao, phản ứng nhanh, trí tuệ phân tích phát triển.

Đông thời, lao động của người lãnh đạo gắn liền với trách nhiệm nặng nề, với giao tiếp đa dạng và có cường độ cao, làm cho hệ thần kinh phải chịu một tải trọng đáng kể. Tác giả đưa ra những hướng dẫn thực tiễn về việc tổ chức lao động của người lãnh đạo một cách hợp lý, về những biện pháp bảo vệ lao động của người lãnh đạo.

Trong chuyên khảo này, tác giả mô tả cấu trúc phẩm chất của những người lãnh đạo thuộc các lĩnh vực khác nhau. Việc tác giả nghiên cứu những phẩm chất về chính trị, tư tường, về nghề nghiệp, về hành chính tổ chức, về trí tuệ và ý chí.vv. cần thiết cho người lãnh đạo để làm việc với con người, đã có ý nghĩa to lớn đối với lý luận và thực

tiễn.

F.Giênôp vạch rõ: “Những công trình nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm đã cho thấy rằng cấu trúc, phẩm chất của người lãnh đạo được quyết định bởi một loạt các yếu tố:

- Bởi cấu trúc lãnh đạo của lĩnh vực tương ứng.

Bí thư Đảng ủy xã có cấu trúc riêng, mà Chủ tịch Hội đồng nhân dân có cấu trúc khác v.v... Hơn nữa, cấu trúc phẩm chất của người lãnh đạo trong cùng một lĩnh vực lại phụ thuộc vào cấp chức vụ được giữ.

- Bởi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những điều kiện đấu tranh cách mạng có những yêu cầu riêng, việc củng cố chính quyền nhân dân có những yêu cầu khác, còn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội lại có những yêu cầu khác nữa, v.v... Chính vì vậy, cho nên những phẩm chất của người lãnh đạo cần được nghiên cứu và đánh giá trong sự phát triển thích ứng với các giai đoạn tiến bộ xã hội.

- Bởi kiểu chế độ chính trị - xã hội của đất nước. Những khác biệt về mục tiêu quản lý trong chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội cũng quyết định cả những khác biệt về cấu trúc phẩm chất của người lãnh đạo tương ứng (tr. 26).

Trong các hệ thống quản lý xã hội, F.Giênôp tách ra và phân tích các phân hệ theo kiểu “con người - con người”, “con người - tập thể”, “tập thê - con người” hoặc “tập thể - tập thể”. Hoạt động tối ưu của bất kỳ phân hệ nào trong đó cũng đòi hỏi con người phải có hành vi nhất định. Mà điều này chỉ có thể có được khi người lãnh đạo và người thực hiện được đào tạo một cách thích ứng và có khả năng cùng hoạt động một cách nhất định trong một thời gian nhất định. Chính vì thế, cho nên không thể hoàn thiện được hệ thống quản lý xã hội nếu không hoàn thiện những phẩm chất nhân cách của cả người lãnh đạo lẫn người thực hiện.

Khi xét vấn đề đánh giá cá tính và những phẩm chất công việc của người lãnh đạo, tác giả nêu lên tính đa cấu trúc trong nhân cách và hoạt động của người lãnh đạo, ông đề nghị đánh giá nhân cách và những phẩm chất công việc theo ba hướng: từ phía những người dưới quyền và từ phía công tác với họ, từ quan điểm của những người lãnh đạo cấp cao

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

(3)

Xã hội học số 1 - 1984 hơn, và cuối cùng, từ bình diện tư cách đánh giá.

Mỗi hướng này phản ánh cấu trúc đặc biệt trong nhân cách và hoạt động của người lãnh đạo, còn việc phân tích tổng thể chúng sẽ bảo đảm đánh giá được tổng hợp, đầy đủ nhất.

Việc phân tích hệ thông và định giá tổng hợp về cấu trúc của hoạt động vô nhân cách đã cho phép tác giả xây dựng được những mô hình tối ưu về nhân cách của người lãnh đạo kinh tế xã hội chủ nghĩa hiện đại cho các cấp thứ bậc quản lý khác nhau. Những mô hình đó là những tiêu chuẩn định hướng không chi trong đánh giá người lãnh đạo, mà cả trong tuyển lựa chuyên môn, đàc tạo, bố trí cán bộ.

Nhiều nhược điểm trong hoạt động của hệ thống quản lý là kết quả của việc người lãnh đạo không am hiểu những nhược điểm này cũng nảy sinh, bởi vì không phải lúc nào người ta cũng tiến hành nghiên cứu cả những dự án về hoạt động của con người song song với việc nghiên cứu dự án về tổ chức - kỹ thuật, mà trong những dự án về hoạt động của con người, phải đặc biệt chú ý tới những khia cạnh tâm lý học tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựa một cách đúng đắn và cho hoạt động của bộ phận quản lý trong hệ thống.

Phân tích một cách tổng hợp những qúa trình quản lý, F. Gênôv đã nghiên cứu kỹ lưỡng về những đặc điểm tâm lý học đặc trưng cho tất cả các thảnh viên tham dự vào quá trình ấy, trong đó có cả những người nằm trong bộ phận bị lãnh đạo của hệ thống, có nghĩa là những người thực hiện. Có tính đến việc hiệu quả của hoạt động lao động được quyết định không những bởi mức độ đào tạo chuyên môn của con người, mà còn bởi cả trạng thái tâm lý của con người trong quá trình làm việc, F. Giênốp đã hết sức chú trọng nghiên cứu về những yếu tố khác nhau có ảnh huởng thuận lợi (hoặc liêu cực) đến trạng thái tâm lý và mức độ hiệu quả do động của con người. Trong số những vếu tố này, tác giả đã đặc biệt nêu lên những yếu tố gắn liền với những quan hệ qua lại giữa những người lãnh đạo và những người thực hiện, hoặc giữa bản thân những người thực hiện với nhau hình thành trong lệ thống quản lý đó.

F. Giênốp đã chú ý nhiều tới sự phát triển nền

tảng lý luận của tâm lý học quản lý, đồng thời, ông vẫn nhấn mạnh ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa ứng dụng hàng đầu của khoa học này, nhấn mạnh vai trò của nó trong việc tính đến và sử dụng những yếu tố tâm lý học khi xây dựng, cũng như trong hoạt động của các hệ thống xã hội.

Các nước thuộc Hội đồng tương trợ kinh tế đang cùng tiến hành tăng cường nghiên cứu về những yêu cầu tâm lý học đối với các phương tiện kỹ thuật cung cấp thông tin cho những người lãnh đạo vả những người thao tác, các chuyên gia của những nước này làm việc theo một chương trình phối hợp thống nhất do Viện Tâm lý học thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên Xô điều hành. Cả tập thể các nhà khoa học Bungari dưới sự lãnh đạo của F. Giênôp cũng tham gia tích cực trong các công trình đó, ông phụ trách Ban Tâm lý học quản lý của Viện Hàn lâm khoa học xã hội và Ban quản lý xã hội thuộc ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Bungari.

Sự thích ứng qua lại giữa tất cả các khâu sản xuất không bị hạn chế chỉ bởi giai đoạn thiết kế, nó diễn ra trên mọi cấp độ và trong mọi giai đoạn hoạt động của hệ thống quản lý, nó có tính chất thích nghi nhiều cấp độ, nhiều giai đoạn, bao gồm cả sự thích ứng truyền thống của kỹ thuật đối với con người, bằng việc tính đến những yếu tố con người khi thiết kế kỹ thuật. Việc nghiên cứu những quá trình và phương pháp tổ chức tương tác thông tin, thích nghi trong tiến trình giải quyết các vấn đề quản lý trong lĩnh vực kế hoạch hoá sản xuất công nghiệp, khoa học, văn hóa, thể thao, có một ý nghĩa quan trọng. Đồng thời, việc nghiên cứu vấn đề thích nghi qua lại giữa con người với nhau trong tập thể sản xuất, giữa người và máy trong công nghệ sản xuất là cơ sở để xây dựng một hệ vấn đề thống nhất và phương pháp luận hệ thống cho tâm lý học kỹ thuật kỹ sư, tâm lý học xã hội và lâm lý học lao động.

Trong việc giải quyết nhiệm vụ đó, vấn đề về những phương diện lâm lý học của sự tác động qua lại giữa người và máy có ý nghĩa to lớn. Những phương thức nghiên cứu tâm lý học và mô ta khoa học về sự tác động qua lại này đã thay đổi phù hợp với sự biến đổi tính chất của nó trong những quá trình quản lý. Vào những năm 50, 60, cả con người

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

(4)

Xã hội học số 1 - 1984 lẫn máy đều đã được mô tả bằng một ngôn ngữ là

ngôn ngữ máy. Ở đây, đặc điểm của con người với tính cách là một khâu đặc biệt tích cực của hệ thống vẫn chưa được làm sáng tỏ một cách đầy đủ.

Ở giai đoạn tiếp theo (từ cuối những năm 60), để mô tả hoạt động của con người, người ta đã đưa ra những phương pháp và những ngôn ngữ tâm lý học. Như vậy, người và máy đã được mô tả bằng những ngôn ngừ khác nhau, điều này gây khó khăn cho việc phân tích hệ thống “người – máy” như một chỉnh thể. Cuối cùng, tiếp đến giai đoạn mà trong đó, trên một số phương diện đối với các hệ thống đối thoại “người – máy tính điện tử” một ngôn ngữ thống nhất chung đã bắt đầu được xây dựng để mô tả cả người lẫn máy.

Mặt khăc, những phương pháp định tính được phát triển rộng rải trong tâm lý học vào những năm 50 - 60 về phân tích hoạt động đã hướng vào việc tìm kiếm những đặc điểm, đặc trưng trong hành vi của con người nhằm phân biệt rõ với hoạt động của máy. Hiển nhiên rằng việc chỉ nhấn mạnh những khác biệt về nguyên tắc giữa người và máy đã dựng nên bức tường ngăn cách không vượt qua nổi giữa những hai phần chính của hệ thống “người – máy”

hơn nữa, hệ thống trong sự mô tả như vậy đã không còn tồn tại nữa, vì các hợp phần hoạt động tách biệt nhau.

Lối thoát ra khỏi tình huống phức tạp ấy đã được tìm thấy trong những hướng phát triển và ứng dụng cách tiếp cận hệ thống trong tâm lý học. Việc ứng dụng hệ thống những nguyên tắc thích nghi qua lại nhiều cấp độ giữa người và máy đã cho phép đề xuất vấn đề xây dựng những hệ thống tương tác thông tin thích nghi đầy triển vọng kiểu “trí tuệ tạp chủng”. Trí tuệ tạp chủng được hiệu là tổng hợp trí tuệ của một nhóm những cá nhân được kết hợp với nhau bởi các phương tiện thông tin đã thích nghi hóa với từng cá nhân tham gia giải quyết và với nhóm nói chung. Thêm vào đấy, cả những người đi trước cũng tham gia giải quyết dưới hình thức ẩn, đó là những người thiết kế các phương tiện phản ánh thông tin và những người lập chương trình cho máy tính điện tử mà kiến thức của họ, tuỳ thuộc vào vấn đề đặt ra, được triển khai theo thời gian một cách đồng bộ với việc giải quyết vấn đề ấy. Sản phẩm hoạt động của “trí tuệ tạp chủng” là mô hình

tích hợp thích ứng của việc giải quyết vấn đề, mô hình này được tổng hợp từ những mô hình xuất phát cá thể không đầy đủ của các thành viên, cả những mô hình rõ rệt lẫn những mô hình ẩn. Với nghĩa hẹp hơn, chúng ta hiểu “trí tuệ tạp chủng” là những hệ thống tương tác thông tin thích nghi giữa con người với máy tính điện tử nhằm tăng cường độ giải quyết các vấn đề trí tuệ, sử dụng một cách tối ưu năng lực của từng cá nhân thao tác và khả năng của máy tính điện tử. Không chỉ hệ thống “người - máy tính điện tử”, mà cả nhóm những người có tổ hợp tính toán thông tin, cả những tập thể lớn những người thao tác, hoặc các nhà khoa học, v.v..., cũng đều có thể thể hiện với tính cách là “trí tuệ tạp chủng”.

Phần thứ tư của cuốn sách hết sức đáng chú ý, trong đó, tác giả bàn về những vấn đề lâm lý học của phong cách lãnh đạo kiểu Lê nin. Tác giả không đồng ý với những định nghĩa và những cách phân loại phong cách lãnh đạo trong các tài liệu mà cơ sở của chúng là những dấu hiệu bên ngoài của phong cách lãnh đạo. Theo F. Giênôp thì cơ sở của phong cách lãnh đạo là nội dung và xu hướng tư tưởng của nó. Vận dụng quan điểm tính đảng - tính giai cấp tác giả nêu lên hai phong cách lãnh đạo: tư sản và xã hội chủ nghĩa. Hình thức cao nhất của phong cách xã hội chẻ nghĩa là phong cách lãnh đạo kiểu Lênin. Làm sánh tỏ những phương diện tâm lý học của phong cách Lê nin, tác giả đã vạch ra những phương hướng để có được phong cách ấy cho đông đảo các cán bộ lãnh đạo.

Cuốn sách của F.Giênôp có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Tính đảng của chuyên khảo, sự luận chứng sâu sắc cho những kết luận trong chuyên khảo này làm cho nó trở thành quý giá không chỉ đối với các nhà lâm lý học và các chuyên gia về tổ chức quản lý mà còn đối với cả những người lãnh đạo muốn tự nâng cao trình độ của mình.

B. LOMOV (Viện sĩ thông tấn viện Hàn lâm khoa học Liên Xô), Và V.

VENDA (tiến sĩ tâm lý học).

CHU ĐÌNH LONG dịch trong tạp chi Các khoa học xã hội của Liên Xô năm 1982, số 6, Tr 227 - 231

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong bối cảnh hoạt động khoa học, vai trò và hoạt động thực tiễn của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trẻ ng y c ng được khẳng định, thu hút sự quan tâm của

Người ta bàn nhiều về vụ xung đột của công nhân Việt Nam ở liên hiệp xí nghiệp ô tô Din-Matxcơva với một số thanh niên địa phương, về những cuộc lục soát vô lý các

Bạn là người được giao nhiệm vụ lập kế hoạch cho chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước sinh ở xã X, để làm cơ sở cho lập kế hoạch can thiệp và đánh giá

Các biện pháp can thiệp gồm (1) Xây dựng và áp dụng các quy trình chăm sóc dinh dưỡng; (2) Truyền thông cho người bệnh về chế độ ăn bệnh lý qua tài liệu truyền thông

Pháp luật ghi nhận có nhiều cách thức để chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt của mình đôi với tên thương mại, nhưng khi định đoạt đối với tên thương mại chủ sở hữu

Ẩn dụ tu từ thể hiện cơ chế đồng nghĩa lâm thời ở chỗ, trong một văn cảnh cụ thể, người nói lâm thời mượn tên gọi của đối tượng này (B) để biểu thị đối tượng kia (A) trên

Than củi là vật không sống vì than củi không thể trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, không có khả năng sinh trưởng, không phát triển, không vận động, không cảm

Vận dụng quan điểm dạy học giải quyết vấn đề vào quá trình dạy học môn Vật lý ở trung học phổ thông, bài báo này nghiên cứu tầm quan trọng của bài tập Vật lý, trong đó