• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần thứ 6 TÊN CHỦ ĐỀ LỚN:

Thời gian thực hiện số tuần: 3 Tên chủ đề nhánh:

Thời gian thực hiện số tuần: 1 tuần từ ngày 12/10 /2020 A. TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

ĐÓN TRẺ - THỂ

DỤC SÁNG

1. Đón trẻ:

- Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định.

2.Trò chuyện:

- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề cơ thể tôi

- Xem các băng hình về sự quá trình lớn lên của bé.

3. Thể dục sáng:

+ ĐT1: Thổi nơ bay:

+ ĐT Tay: Tay đưa lên cao, ra phía trước

+ĐT Chân: Hai tay chống hông đưa từng chân ra trước

+ ĐT Bụng: hai tay chống hông xoay người sang hai bên

+ ĐT Bật: Bật chụm và tách chân

- Cô cho trẻ giả làm động tác chim bay về tổ

4. Điểm danh trẻ tới lớp.

- Gọi tên trẻ và chấm ăn

- Tạo niềm tin ở trẻ khi đến lớp với cô.

- Trẻ biết chào hỏi lễ phép với mọi người. Biết cất đồ dùng đúng nơi quy định.

- Biết được trên cơ thể mình có những đặc điểm gì?

- Trẻ biết phân biệt một số bộ phận trên cơ thể

- Trẻ biết quá trình lớn lên của bé.…..

- Trẻ biết tập các động tác thể dục theo cô

- Biết phối hợp các động tác thể dục với nhau

- Trẻ có thói quen tập thể dục buổi sáng

- Trẻ hít thở không khí trong lành buổi sáng

- Trẻ nhận biết được đầy đủ họ tên của mình

- Cô biết được số trẻ có và vắng mặt trong ngày

- Trường lớp sạch sẽ.

- Trang phục của cô gọn gàng

-Tranh ảnh về chủ đề - Câu hỏi đàm thoại

- Sân tập, các động tác thể dục

- Sổ điểm danh

(2)

BẢN THÂN

Từ ngày 03/10/2020 đến 30/10/2020 Cơ thể tôi

đến ngày 16/10/2020 HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA

TRẺ 1.Đón trẻ

- Cô đến sớm quét dọn và thông thoáng phòng học.

- Đón trẻ tận tay phụ huynh, thái độ ân cần. Cô nhắc trẻ chào bố mẹ, cô giáo và các bạn

- Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân.

2.Trò chuyện

* Trò chuyện

- Trên cơ thể chúng mình có các bộ phận gì?

- Các con hãy thử nhắm mắt vào xem có thấy gì không?

-Vậy mắt có nhiệm vụ gì?

- Lông mi có tác dụng gì?

- Miệng có tác dụng gì?

- Tay và chân có thể làm được những việc gì?

- Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn cơ thê luôn sạch sẽ

- Cô hướng dẫn cho trẻ biết quá trình lớn lên của bé….

3. Thể dục sáng

- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ

* Khởi động:

- Cho trẻ hát và vận động theo bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu”,dồn hàng xếp đội hình 3 hàng ngang dãn cách nhau một sải tay.

* Trọng động:

+ Tập các động tác theo cô + ĐT1: Thổi nơ bay:

+ ĐT Tay: Tay đưa lên cao, ra phía trước

+ĐT Chân: Hai tay chống hông đưa từng chân ra trước + ĐT Bụng: hai tay chống hông xoay người sang hai bên

+ ĐT Bật: Bật chụm và tách chân

- Cô cho trẻ giả làm động tác chim bay về tổ 4. Điểm danh

Giáo viên gọi tên trẻ theo sổ theo dõi trẻ, gọi đến tên bạn nào bạn đó đứng dậy khoanh tay dạ cô

- Chào cô, chào phụ huynh, cất đồ dùng.

- Trò chuyện cùng cô - Có nhiều bộ phận - Không ạ

- Để nhìn - Để ngăn bụi - Để ăn , nói..

- Để làm các công việc

- Trẻ khởi động.

- Tập các động tác theo sự hướng dẫn của cô.

- Trẻ vận động nhẹ nhàng

- Dạ cô

(3)

A. TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG GÓC

* Góc phân vai:

- Gia đình, phòng khám bệnh

*Góc xây dựng

- Xây nhà và xếp đường về nhà của bé, xếp các con vật yêu thích.

*Góc Nghệ thuật

- Biểu diễn các bài hát, tô màu bạn trai, bạn gái, xé dán tặng người thân.

*Góc học tập

- Xem truyện tranh về giữ gìn vệ sinh thân thể.

- Xem tranh về cơ thể bạn trai, bạn gái.

*Góc khoa học

- Chọn phân loại tranh lô tô đồ dùng của bạn trai, bạn gái

- Biết thể hiện vai chơi.

- Biết cách phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.

- Trẻ biết cách xắp xếp các hình khối tìm ra quy luật của chúng để tạo ra những sản phẩm có ý nghĩa, như ngôi nhà, biết xếp 1 số con vật mà trẻ thích.

- Trẻ biết biểu diễn các bài hát, tô màu bạn trai, bạn gái, xé dán tặng người thân.

- Trò truyện cùng cô về giữ gìn vệ sinh thân thể.

- Biết nhận xét về 1 số đặc điểm cơ thể bạn trai, bạn gái.

-Trẻ biết cách phân loại tranh lô tô đồ dùng của bạn trai, bạn gái.

- Đồ dùng bác sĩ - Các loại rau củ quả

- Đồ dùng nhà bếp.

- Bộ lắp ghép, các khối hình, các con vật

- dụng cụ âm nhạc - Bút sáp màu, bút chì, giấy màu, keo, giấy nền.

- Tranh ảnh .

- Tranh lô tô đồ dùng của bạn trai, bạn gái.

(4)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Thoả thuận trước khi chơi.

- Hỏi trẻ: các con đang học chủ đề gì?

- Lớp mình có những góc chơi gì?

- Giới thiệu góc chơi, đồ dùng chuẩn bị để trẻ chơi.

- Các con thích góc chơi gì hãy về góc chơi đó nhé.

2. Quá trình chơi.

- Đến từng góc chơi gợi mở, trò chuyện cùng trẻ về nội dung chơi

* Góc phân vai

+ Nếu con đóng vai mẹ hoặc ông bà thì con sẽ làm gì?

+ Bác sĩ sẽ làm gì khi có người đến khám bệnh?

* Góc xây dựng

- Các con hãy tự giới thiệu về ngôi nhà của mình cho cô và các bạn cùng nghe nhé?

+ Nhà các con là nhà tầng hay nhà ngói ?

+ Nếu được xây nhà các con sẽ xây như thế nào?

+ Con cần những nguyên liệu gì để xây?...

+ Nhà các con nuôi những con vật gì?.

- Để có những con đường tới trường luôn sạch và dễ đi thì các con phải làm gì?

* Góc nghệ thuật

- Các con đang chuẩn bị hát những bài gì thế?

- Các con tô màu bạn trai mặc áo màu gì, bạn gái mặc áo màu gì?

* Góc học tập

- Để cơ thể luôn sạch thì các con phải làm gì?

-Các con thấy các bạn trai và bạn gái có gì khác nhau?

* Góc khoa học

- Bạn trai thích chơi những đồ dùng gì ? Bạn gái thích chơi những đồ dùng gì ? Các con hãy phân loai đồ dùng của bạn trai, gái riêng ra cho cô nhé.

3. Kết thúc chơi.

- Cho trẻ đi tham quan các góc chơi

- Cô cho tổ trưởng của các góc tự giới thiệu về góc chơi của mình. Cô nhận xét các góc chơi, động viên những góc đạt được kết quả cao.

-Chủ đề bản thân

- Đóng vai cha mẹ thì con sẽ chăm sóc các con

-Tôi sẽ khám bệnh cho khách

- Trẻ kể về những ngôi nhà của mình.

- Trả lời - Cần gạch..

- Trả lời

- Làm đường đi ạ - Trẻ trả lời

- Trả lời

- Trẻ phân loại…

- Thu dọn đồ chơi

(5)

A.TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG NGOÀI

TRỜI

1.Hoạt động có mục đích.

- Quan sát thời tiết mùa thu

- Nghe các âm thanh khác nhau ở sân trường

2.Trò chơi vận động:

- Mèo đuổi chuột - Chuyền bóng

- Trò chơi dân gian: Chi chi chanh chành

3. Chơi tự do.

- Vẽ phấn trên sân hình bạn trai bạn gái

- Chơi tự do với cát nước

-Chơi với đồ chơi ngoài trời

- Trẻ biết được thời tiết hôm nay như thế nào.

- Trẻ nhận biết được 1 số âm thanh khác nhau. Như tiengs gió thổi, tiếng ve kêu.

- Trẻ biết được cách chơi, luật chơi và hứng thú khi chơi trò chơi - Trẻ biết đoàn kết phối hợp nhịp nhàng với bạn trong khi chơi

- Trẻ biết vẽ các nét đơn giản để tạo thành bạn trai, bạn gái theo ý tưởng tượng

- Biết đong nước, in hình trên cát.

- Trẻ chơi trò chơi theo ý thíc

- Địa điểm đến thăm quan

- Câu hỏi đàm thoại

- Lời bài hát - Bóng

- Phấn

- Cát, nước, cốc,

- Đồ chơi ngoài trời

(6)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG

CỦA TRẺ 1. Hoạt động có mục đích

-* Quan sát

- Các con hãy quan sát thời tiết và cho cô biết thời tiết hôm nay như thế nào?- Hôm qua thì sao nắng hay mưa

- Ngoài các hiện tượng thời tiết trên ra các con còn biết hiện tượng thời tiết nào nữa

- Khi trời nắng cac con có được ra ngoài nắng không?

- Khi ra ngoài thí phải làm sao - Khi trời mưa các con phải mặc gì?

-> Cô giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp theo mùa

- Cô cùng trẻ đi dạo quanh sân trường, khuyến khích trẻ lắng tai nghe những âm thanh khác nhau như tiếng gió,tiếng phát ra từ những âm thanh trong sinh hoạt hàng ngày,tiếng động cơ xe.Sau đó cho trẻ kể về các âm thanh trẻ nghe được.

2.Trò chơi vận động:*TC: Mèo đuổi chuột:

- Cách chơi: Cho trẻ đứng vòng tròn cầm tay nhau một trẻ dóng vai chuột một trẻ đóng vai mèo.Khi có hiệu lệnh thì bạn làm chuột chạy bạn làm mèo đuổi theo và bắt.

- Luật chơi: nếu bị bắt phải đổi vai chơi cho bạn

* TC: Chuyền bóng

- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi,luật chơi - Động viên khuyến khích trẻ chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi

* TC: chi chi chanh chành

- Cách chơi: cử ra 1 bạn làm đội trưởng ngồi xòe bàn tay ra, các người khác giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào

lòng bàn tay đó, người đó đọc nhanh:

“Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa chết trương

Ba vương ngũ đế Chấp dế đi tìm

Ù à ù ập.”

Đến chữ “ập” thì người đó nắm tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút tay thật mạnh,ai rút không kịp bị nắm trúng thì xòe ra, đọc câu đồng dao cho

người khác chơi.

3. Chơi tự do.

- Vẽ phấn trên sân hình bạn trai bạn gái - Cô hướng dẫn trẻ chơi với cát, nước

- Trời nắng ( Mưa) ạ - Trời nắng ( Mưa) ạ

- Râm, mát sấm chớp

- Không ạ - Phải đội mũ - Phải mặc áo mưa

- Quan sát trò chuyện cùng cô về những gì trẻ quan sát được.

- Trẻ đưa ra lời nhận xét của mình.

- Nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi - Trẻ chơi - Trẻ thực hiện

- Trẻ chơi tự do

(7)

A. TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG

ĂN

1.Trước khi ăn.

- Trẻ rửa tay rửa mặt sạch sẽ trước khi ăn.

2.Trong khi ăn:

- Tổ chức cho trẻ ăn trưa 3. Sau khi ăn:

- Trẻ biết các thao tác rửa tay, mặt

- Trẻ ăn hết khẩu phần ăn của mình.

- Trẻ có nề nếp sắp xếp bàn ghế gọn gàng

- Nước, khăn..

- Bát, thìa, đĩa, khăn lau

HOẠT ĐỘNG NGỦ

1. Trước khi ngủ 2. Trong khi ngủ:

- Tổ chức cho trẻ ngủ

3. Sau khi ngủ dậy

- Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ ngủ ngon giấc

- Trẻ nằm đúng tư thế để ngủ

- Ngủ sâu giấc

- Tạo cho trẻ có tinh thần tốt sau giấc mơ.

- Chăn, gối, đĩa hát ru - Phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ.

- Giường, gối đầu.

- Khăn, một số động tác vận động

HOẠT ĐỘNG CHƠI THEO

Ý THÍCH

1. Ôn kiến thức đã học buổi sáng

- Sử dụng bé làm quen với toán.

2. Chơi theo ý thích.

- Chơi tự do theo ý thích của trẻ ở các góc.

-Giáo dục trẻ biết vệ sinh MT, GD lễ giáo, chào hỏi khi có khách

3.Nêu gương cuối ngày cuối tuần

- Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề

- Nhận xét nêu gương tiêu chuẩn bé ngoan

- Thưởng cờ cuối ngày

- Ôn những bài đã học

Trẻ biết sử dụng bé làm quen với toán.

- Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ khi trẻ được tự mình chọn đồ dùng đồ chơi.

-Ttrẻ biết vệ sinh MT, GD lễ giáo, chào hỏi khi có khách

- Trẻ thuộc các bài hát, biểu diễn tự nhiên.

- Nhận biết các ưu khuyết điểm của cá nhân trẻ và các bạn trong lớp.

- Những bài, thơ, truyện thuộc chủ đề.

- 1 số đồ dùng học toán

- Các bài hát về chủ đề.

- Cờ, bé ngoan

TRẢ TRẺ

- Vệ sinh cá nhân trẻ trước khi ra về

- Trẻ lấy đồ dùng đúng nơi quy định

- Biết lễ phép chào cô, chào các bạn trước khi...

.- Trẻ sạch sẽ trước khi ra về

- Trẻ có thói quen lấy đồ dùng đúng nơi quy định và chào cô và các bạn khi về với bố mẹ

- Khăn mặt - Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ.

(8)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG

CỦA TRẺ 1.Trước khi ăn:

- Cô hướng dẫn trẻ các thao tác rửa tay, rửa mặt.làm vệ sinh.

2.Trong khi ăn:

- Cô hỏi trẻ thực đơn ăn ngày hôm nay,và thực đơn đó thuộc nhóm gì? Cô giới thiệu các món ăn và chất dinh dưỡng.

- Cô động viên trẻ ăn hết xuất ăn của mình 3. Sau khi ăn:

- Cô nhắc trẻ cất gọn ghế ngồi, rửa tay, rửa mặt sạch sẽ.

- Trẻ rửa tay, mặt

- Mời cô, mời bạn trước khi ăn.

- Trẻ thực hiện 1. Trước khi ngủ

- Cô dọn sạch sẽ, thông thoáng phòng ngủ.

- Cô chuẩn bị đủ chăn, gối.

2. Trong khi ngủ

- Cô cho trẻ nghe những bài hát dân ca để trẻ ngủ - Trẻ ngủ cô bao quát trẻ

- Cô cho trẻ đi vệ sinh sau khi ngủ dậy, chải tóc cho trẻ.

- Hướng dẫn trẻ thu dọn phòng ngủ gọn gàng

- Cho trẻ vận động nhẹ nhàng quát giấc ngủ cho trẻ.

3. Sau khi ngủ dậy.

- Cho trẻ ăn quà chiều

- Trẻ chuẩn bị vào phòng ngủ.

- Ngủ

- Trẻ đi vệ sinh.

- Trẻ vận động - Trẻ ăn quà chiều

1. Ôn nội dung bài học buổi sáng

- Cô ch trẻ đọc lại 1 số bài hát bài thơ mà trẻ đã được học -Cô gợi ý hướng dẫn cho trẻ sử dụng bé làm quen với toán.

2. Cô cho trẻ chơi theo ý thích.

- Chơi tự do theo ý thích của trẻ ở các góc.

-Giáo dục trẻ biết vệ sinh MT, GD lễ giáo, chào hỏi khi có khách

3. Nêu gương:

Bước 1: Biểu diễn văn nghệ

- Cho trẻ biểu diền văn nghệ những bài hát thuộc chủ đề.

Bước 2: Nhận xét nêu gương

+ Cô hỏi trẻ về các tiêu chuẩn bé ngoan.

+ Cho trẻ nêu các tiêu chuẩn bé ngoan + Cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn.

Bước 3: Tuyên dương thưởng cờ

- Trẻ đọc, hát.

- Trẻ tập làm quen với 1 số đô dùng toán.

- Trẻ chơi - Trẻ biểu diễn theo nhạc - Nêu các tiêu chuẩn bé ngoan - Trẻ tự nhận xét

- Cắm cờ

* Trả trẻ

- Cô cho trẻ vệ sinh sạch sẽ trước khi ra về - Cho trẻ lấy đồ dùng đúng nơi quy định - Cô giáo dục trẻ biết chào cô về với bố mẹ

- Rửa tay chân sạch sẽ

- Chào cô,bố, mẹ,các bạn ravề

(9)

B. HOẠT ĐỘNG HỌC

Thứ 2 ngày 12 tháng 10 năm 2020 TÊN HOẠT ĐỘNG : Thể dục. VĐCB: Đi bước dồn ngang TCVĐ: Thi xem đội nào nhanh HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Hát: Đôi bàn tay

I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài tập “ đi bước dồn ngang”

- Nắm vững cách chơi, luật chơi của trò chơi vận động và hiểu cách tuân thủ luật chơi giúp giữ gìn an toàn cho bản thân và cho bạn.

2. Kỹ năng:

- Trẻ có kĩ năng đi bước dồn ngang

- Trẻ thể hiện sức mạnh, sự khéo léo khi tham gia vận động.

3. Thái độ.

- Trẻ tự tin hứng thú, tích cực khi tham gia các hoạt động - Tôn trọng luật chơi, hợp tác đoàn kết với bạn.

II. CHUẨN BỊ

1. Địa điểm: Sân trường.

2. Chuẩn bị của giáo viên.

- Trang phục gọn gang, mặc quần áo thể thao.

- Nhạc không lời,

- Vạch xuất phát, đường kẻ thẳng, vòng tròn, cờ va ống cờ 3. Chuẩn bị của trẻ:

- Trang phục gọn gang, phù hợp với thời tiết.

. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA

TRẺ 1. Ổn định tổ chức.

- Cô làm tiếng gà gáy, hỏi trẻ chú gà gáy vào lúc nào?

-Để có cơ thể khỏe mạnh thì mỗi sáng thức dậy các con phải làm gì?

2. Giới thiệu bài.

- Hôm nay cô cháu mình cùng nhau tập bài Đi bước dồn ngang nhé

- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ.

3. Hướng dẫn.

*Hoạt động 1: Khởi động

- Cho trẻ đi các kiểu chân, đi nhanh đichậm, đi khom, đi kiễng gót, đi vẫy tay, xếp đội hình 3 hàng ngang quay mặt lên phía cô.

* Hoạt động 2: Trọng động.

Tập bài tập phát triển chung: Cô tập cùng trẻ

- Trẻ trả lời - Trẻ trả lời

- Vâng ạ

- Trẻ thực hiện

(10)

+ ĐT Tay: Tay đưa lên cao, đưa ra phía trước

+ĐT Chân: Hai tay chống hông đưa từng chân ra trước.

(NM)

+ ĐT Bụng: hai tay chống hông xoay người sang hai bên + ĐT Bật: Bật chụm và tách chân ( NM)

- Mỗi động tác tập 2 lần x 8 nhịp. Động tác nhấn mạnh tập 3 lần x 8 nhịp

* Vận động cơ bản: Đi bước dồn ngang.

Các con hãy quan sát xem buổi tập hôm nay cô chuẩn bị những đồ dùng gì? Theo các con thì ta sẽ tập bài tập gì với đường kẻ này?

- Cô giới thiệu tên bài tập: (đi bước dồn ngang) - Ai muốn thử sự khéo léo của mình khi đi bước dồn ngang trên đường thẳng này?

- Theo các con muốn đi bước dồn ngang chúng ta phải làm gì?

- Cô làm mẫu 2lần, lần 1 không phân tích động tác:

- Cô làm mẫu lần 2 vừa làm cô vừa phân tích động tác, đúng tự nhiên trước vạch xuất phát, 2 tay chống hông, sau đó chuyển đứng 1 chân qua vạch, sau đó bước nối tiếp chân sau khi đi hai bàn chân luôn luôn đặt thẳng nhau theo hàng ngang, khi bước đầu tiên đi thì bước tiếp theo sẽ đặt vào vị trí bước đầu, cứ như thế cho hết quãng đường.

- Cô tổ chức cho cả lớp tập luyện theo sơ đồ sau:

X X X X X X X X X X X X X X

+ Lần 1,2 : Lần lượt mỗi hàng 2 trẻ lên tập đi nối bàn chân. Cô chú ý quan sát, sửa kĩ năng cho trẻ. Tăng dần tốc độ của giờ học.

+ Lần 3: Cô cho trẻ đi nối bàn chân trên băng giấy, thảm cỏ và trên mặt phẳng bình thường ở 3 hàng. Cho trẻ so sánh sự khác nhau về các con đường đi. Khuyến khích trẻ nào đủ tự tin có thể vượt qua các con đường có độ khó khác nhau ( Phân loại trẻ, tạo cơ hội cho trẻ luyện tập theo khả năng)

* Trò chơi vận động: “ Thi xem đội nào nhanh”

+ Cách chơi: Chia thành 2 đội xanh và đội đỏ,

+ Luật chơi các con phải bật qua 5 vòng tròn để lên đến đích các bạn đội đỏ chọn cho cô lá cờ màu đỏ mang về ống cờ của đội mình, đội xanh chọn cho cô lá cờ màu xanh mang về ống cờ của đội mình khi bản nhạc kết thúc

- Trẻ tập cùng

- Trẻ quan sát

- Trẻ thực hiện bài tập.

- Trẻ chia làm 2 đội và tham gia trò chơi.

(11)

đội nào lấy được nhiều lá cờ nhanh nhất đội đó thắng cuội

- Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần.

- Cô bao quát chỉnh sửa tư thế ném cho trẻ ( nếu trẻ thực hiện chưa đúng)

- Cô động viên trẻ hứng thú tham gia trò chơi.

C. Hồi tĩnh:

Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng, thả lỏng cơ thể theo nhịp bài hát

4. Củng cố:

- Cô hỏi trẻ tên bài vừa học 5. Kết thúc:

Cô khen ngợi động viên trẻ

- Trẻ thư giãn, hít thở và thả lỏng cơ thể theo nhịp bài hát

- Trẻ trả lời

- Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ , kiến thức kỹ năng của trẻ)

………

………

………..

………..………

Thứ 3 ngày 13 tháng 10 năm 2020

Tên hoạt động : KPKH

Tìm hiểu về 5 giác quan Hoạt động bổ trợ: Trò chơi 1: Lô tô

Trò chơi 2: Ghép tranh I. Mục đích – Yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết gọi tên các bộ phận và các giác quan của cơ thể bé thông qua việc quan sát.

- Trẻ biết được những bộ phận và các giác quan của cơ thể bé, biết được tác dụng của các bộ phận và các giác quan.

- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi cùng bạn.

2. Kỹ năng

- Rèn khả năng chú ý và ghi nhớ ở trẻ.

- Phát triển ở trẻ một số ngôn ngữ thông qua việc gọi tên các bộ phận, các giác quan: tay, chân, thị giác, thính giác…

3. Thái độ

- Trẻ biết cách giữ gìn cơ thể khoẻ mạnh, biết chăm sóc các giác quan.

II. Chuẩn bị

(12)

1. Đồ dùng cho cô và trẻ

* Đồ dùng của cô:

+ Giáo án điện tử các giác quan: mắt, mũi, miệng, tai, bàn tay chân.

+ Bức tranh đôi mắt, hình ảnh đôi tai, kẹo, nước hoa.

* Đồ dùng của trẻ:

+ Hình ảnh về 5 giác quan, lô tô 2. Địa điểm tổ chức

- Tổ chức trong lớp học III.Tổ chức hoạt động

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định tổ chức

- Cho cả lớp hát và vận động bài “ Ồ sao bé không lắc”

- Các con vừa vận động bài hát gì?

- Trong bài hát có nhắc đến những bộ phận nào của cơ thể?

- Ngoài ra con còn biết những bộ phận nào khác không?

- Muốn cho những bộ phận trên cơ thể luôn được sạch sẽ và khỏe mạnh chúng mình cần phải làm gì?

- Giáo dục trẻ biết cách giữ gìn cơ thể khỏe mạnh, biết cách chăm sóc các giác quan sạch sẽ, không làm tổn thương các giác quan.

2. Giới thiệu bài

- Chúng mình có biết trên khuôn mặt của chúng mình có những giác quan nào quan trọng nhất không? Vậy hôm nay

- Cô cùng các con sẽ đi tìm hiểu về 5 giác quan đó nhé!

3. Hướng dẫn

a. Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại

* Tìm hiểu về cơ quan “ Thị giác”

Nghe đố nghe đố:“ Cùng thức cùng ngủ Hai bạn xinh xinh Nhìn thấy mọi vật

Nhưng không thấy mình”

Đố các con biết đó là cái gì?

- Để xem có đúng là đôi mắt không cô mời chúng mình quan sát lên xem bức tranh vẽ gì?

- Cô cho cả lớp đọc đôi mắt - Mắt dùng để làm gì?

- Chúng mình thử nhắm mắt lại xem chúng mình có

- Trẻ hát cùng cô - Ồ sao bé không lắc ạ - Trẻ kể tên

- Giữ gìn sạch sẽ - Trẻ ghi nhớ

- Vâng ạ

- Trẻ lắng nghe

- Cái mắt ạ - Trẻ quan sát - Trẻ đọc - Để nhìn ạ

(13)

nhìn thấy gì không nào?

- Mỗi người có mấy mắt? Cho trẻ đếm - Hai mắt còn gọi là đôi mắt đấy

- Mắt còn được gọi là thị giác - Cô cho cả lớp đọc “ Thị giác”

- Đôi mắt được bảo vệ là nhờ bộ phận gì?

=> Cô củng cố lại: Đôi mắt được bảo vệ nhờ lông mi và lông mày ngăn bụi bẩn bay vào mắt giúp chúng ta có thể nhìn thấy mọi vật vì vậy mắt rất là quan trọng là 1 trong 5 giác quan của cơ thể. Để đôi mắt luôn được khỏe mạnh chúng mình không được dụi mắt không được lấy khăn bẩn lau vào mắt.

* Tìm hiểu về cơ quan“ Thính giác”

- Lắng nghe, lắng nghe

- Cô cho trẻ nghe âm thanh tiếng trống

- Cô hỏi trẻ: Các con vừa nghe thấy tiếng gì?

- Khi các con bịt tai lại chúng mình có nghe thấy gì không?

- Để nghe được tiếng trống chúng mình nhờ có cái gì?

- Chúng mình hãy sờ lên tai của chúng mình xem có mấy cái tai? - Cho trẻ đếm

- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh cấu tạo của đôi tai.

- Các con quan sát lên xem tai có đặc điểm gì?

- Bên ngoài tai có vành tai và bên trong vành tai có lỗ tai trong lỗ tai có màng nhĩ giúp chúng ta nghe được nhiều âm thanh khác nhau ngoài ra còn có rất nhiều lông tai để bảo vệ màng nhĩ.

- Cô đố các con tai còn được gọi là cơ quan gì?

- Tai có quan trọng không các con?

- Chúng mình phải làm gì để bảo vệ đôi tai?

=> Cô củng cố: Đôi tai giúp chúng mình nghe thấy mọi âm

thanh vì thế tai rất là quan trọng các con phải biết bảo vệ đôi tai sạch sẽ không được cho những vật cứng nhọn chọc vào tai gây tổn thương tai nhé.

* Tìm hiểu về cơ quan “ Khứu giác”

- Cô xịt nước hoa quanh lớp

- Cô đố các con trong lớp mình có mùi gì?

- Nhờ có cái gì mà chúng mình biết được đó là mùi nước hoa?

- Trên cơ thể chúng mình có mấy cái mũi?

- Trên cơ thể có một cái mũi nhưng lại có 2 lỗ mũi giúp chúng mình ngửi được rất nhiều mùi hương khác

- Không ạ - 2 Mắt ạ

- Trẻ đọc - Lông mi ạ - Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe - Tiếng trống ạ - Không ạ - Cái tai ạ - 2 cái ạ - Trẻ quan sát - Trẻ lắng nghe

- Thính giác ạ - Có ạ

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ ngửi - Trẻ trả lời - Cái mũi ạ - 1 cái mũi - Trẻ lắng nghe

(14)

nhau.

- Trong lỗ mũi còn có gì? Lông mũi để bảo vệ mũi ngăn không cho bụi bay vào mũi.

- Mũi còn gọi là giác quan gì?

=> Cô củng cố lại giáo dục trẻ bảo vệ mũi sạch sẽ.

* Tìm hiểu cơ quan “ Vị giác”

- Cô thấy bạn nào cũng giỏi cô tặng cho mỗi bạn 1 cái kẹo các con có thích không nào?

- Các con ăn kẹo thấy có vị gì?

- Nhờ đâu mà các con thấy kẹo có vị ngọt?

- Cái lưỡi nằm ở đâu?

- Mỗi người có mấy cái lưỡi?

- Lưỡi còn gọi là giác quan gì

=> Cô củng cố lại: Lưỡi rất là quan trọng giúp chúng ta của mùi vị giúp nhận ra thức ăn khi nếm mặn, nhạt, chua, cay. Ngoài ra lưỡi giúp chúng ta nói, phát âm rõ ràng.

* Tìm hiểu cơ quan “ Xúc giác”

- Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Chiếc túi kỳ diệu”

- Cô mời 3 bạn lên cho tay vào trong túi lấy và gọi đúng tên các đồ vật lấy được

- Các con à bạn lấy được những món đồ là nhờ gì?

- Mỗi người có mấy cái tay? 2 tay còn gọi là đôi bàn tay

- Chúng mình cùng quan sát lên xem đôi bàn tay của chúng mình có đặc điểm gì?( Bàn tay, lòng bàn tay, ngón tay)

- Chúng mình cùng đếm xem một bàn tay có mấy ngón?

- Đôi tay giúp chúng mình làm gì?

- Chúng mình phải làm gì để đôi tay luôn sạch sẽ?

=> Cô củng cố lại: Trên cơ thể của chúng mình có 5 giác quan rất quan trọng không thể thiếu , mỗi một giác quan đó đều một nhiệm vụ riêng vì thế chúng mình phải thường xuyên rửa mặt mũi, tay để có một cơ thể khỏe mạnh

b. Hoạt động 2: Luyện tập

* Trò chơi 1: Lô tô

- Cho trẻ về chỗ ngồi chọn hình đúng sai để bảo vệ các giác quan, sau hiệu lệnh của cô, trẻ tay tìm các hành động đúng giơ lên.

- Cô dùng hình ảnh trên màn hình để giáo dục trẻ biết bảo vệ giác quan.

- Khứu giác ạ

- Có ạ - Vị ngọt ạ - Cái lưỡi ạ

- Khoang miệng ạ 1 cái ạ

- Vị giác ạ - Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Bàn tay ạ - 2 cái ạ - Trẻ quan sát

- 5 ngón ạ - Trẻ kể tên - Rửa tay ạ - Trẻ lắng nghe

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ chơi

(15)

- Cô tổ chức cho trẻ chơi

* Trò chơi 2: Ghép hình

- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi + Luật chơi: Không được dẫm vào vòng

+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội chơi nhiệm vụ của 3 đội chơi là bật nhảy qua 5 chiếc vòng lấy 1 bộ phận dán vào đúng vị trí còn thiếu trong thời gian là 1 bản nhạc. Đội nào ghép đúng sẽ dành chiến thắng - Cô bao quát trẻ cùng chơi

- Nhận xét trẻ sau khi chơi 4. Củng cố

- Cô củng cố lại nội dung đã học: Giờ học hôm nay cô cùng các con tìm hiểu những giác quan nào?

- Giáo dục trẻ biết bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.

5. Kết thúc

- Nhận xét tuyên dương

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ chơi

- Trẻ ghi nhớ

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ , kiến thức kỹ năng của trẻ)

………

………

………..

………..

………..

………

………..………

Thứ 4 ngày 14 tháng 10 năm 2020 Tên hoạt động: LQCC

Làm quen chữ cái a, ă, â Hoạt động bổ trợ: Bài hát : Qủa

I. Mục đích – Yêu cầu 1.Kiến thức

- Trẻ nhận dạng được các chữ cái a, ă, â trong bảng chữ cái

- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ a, ă, â trong các từ có chứa chữ a, ă, â 2. Kỹ năng.

- Luyện phát âm nhận biết phân biệt đúng chữ cái a, ă, â

- Rèn kỹ năng so sánh những đặc điểm giống và khác nhau giữa các chữ cái.

- Rèn kỹ năng quan sát, tư duy, ngôn ngữ.

(16)

3.Thái độ.

- Giáo dục trẻ những thói quen nề nếp học tập.

- Mạnh dạn tự tin hăng hái phát biểu ý kiến II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của giáo viên và trẻ

- Đồ dùng của cô: + Hình ảnh: Đôi tay, bàn chân, câu đố đôi mắt

+ Bộ thẻ chữ cái to rời viết thường để ghép các từ: “ Đô tay, Đôi mắt, Đôi chân”

+ Thẻ chữ cái rời: a, ă, â + Nhạc bài hát: Qủa

- Đồ dùng của trẻ: + Rổ có chứa thẻ chữ a,ă,â.

2. Địa điểm tổ chức

-Tổ chức trong lớp học III. Tổ chức hoạt động

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

11. Ổn định tổ chức

- Cô cùng trẻ hát bài hát: “Qủa”

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Bài hát nói đến những loại quả nào?

- Tại sao chúng mình phải ăn nhiều quả?

- Muốn cho cơ thể khỏe mạnh ngoài cung cấp vitamin ra cơ thể cần cung cấp những nhóm chất nào nữa?

- Những nhóm chất đó có ở đâu?

- Giáo dục trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể lớn nhanh và khỏe mạnh.

2. Giới thiệu bài

- Các con ơi! Giờ làm quen với chữ cái ngày hôm nay cô cùng các con sẽ cùng nhau học và chơi với các thẻ chữ đấy, chúng mình có muốn biết đó là chữ gì không?

Vậy bây giờ cô và các con cùng nhau đi khám phá nhé!

3. Hướng dẫn

a. Hoạt động 1: Làm quen chữ cái a, ă, â

* Làm quen với chữ a.

- Hôm nay cô thấy các con học rất ngoan và giỏi cô có một món quà tặng chúng mình đấy. Để biết được cô tặng chúng mình món quà gì thì cô mời các con cùng hướng lên màn hình.

- Cô mở hình ảnh đôi tay.

-Trẻ hát cùng cô và bạn - Qủa ạ

- Trẻ kể tên

- Cung cấp vitamin a - Chất đạm, can xi...

- Tôm, gạo, thịt...

- Trẻ ghi nhớ

- Có ạ - Vâng ạ

- Trẻ quan sát - Trẻ quan sát - Đôi bàn tay ạ

(17)

- Hình ảnh gì đây các con?

- Dưới hình ảnh đôi tay các con thử đoán xem có từ gì? Cô cho trẻ đọc từ dưới tranh “Đôi tay”.

- Cho cả lớp đọc 2 lần.

- Cho trẻ lên tìm chữ rời và ghép giống từ dưới hình ảnh

- Nhận biết các chữ cái có trong thẻ từ “Đôi tay”

- Từ “Đôi tay” được ghép bằng mấy thẻ chữ cái?

- Chúng mình hãy tìm chữ cái đã học?

- Chúng mình quan sát trong từ “ Đôi tay” có một chữ cái màu đỏ.

- Chúng mình có biết đó là chữ gì?

- Đây là chữ a ( Cô lấy chữ a ra khỏi thẻ chữ. Cô đổi thẻ chữ to hơn)

- Bạn nào có nhận xét gì về cấu tạo của chữ a?

- Mời cá nhân trẻ nêu nhận xét.

- Cô nói cấu tạo của chữ a: Chữ a gồm 2 nét đó là nét cong tròn khép kín và nét sổ thẳng ở phía bên phải đọc là chữ a.

- Cho trẻ tìm chữ a trong rổ giơ lên và phát âm.

- Cho trẻ tri giác trên thẻ chữ

- Chữ a này viết theo kiểu chữ viết gì?

- Ngoài chữ a viết theo kiểu chữ in thường ra còn có chữ a in hoa và a viết thường.

- Cả lớp mình đọc chữ a. nhóm, tổ, cá nhân đọc chữ a, - Cô sửa sai cho trẻ khuyến khích trẻ phát âm đúng.

- Chúng mình cùng tìm xem trong lớp mình xem có nhìn thấy chữ a ở những đâu?

* Làm quen với chữ ă:

- Đố biết đố biết

Cùng ngủ,cùng thức Hai bạn xinh xinh

Nhìn rõ mọi thứ Nhưng không thấy mình.

Đố là gì?

- Trẻ đọc

-Trẻ trả lời theo khả năng.

-Trẻ quan sát.

-Trẻ nhận xét.

-Trẻ tìm chữ a.

-Trẻ trả lời.

- Trẻ đọc, nhóm đọc

- Trẻ lắng nghe - Đôi mắt - Trẻ quan sát - Trẻ đọc

-Trẻ tìm chữ trong rổ phát âm.

-Trẻ phát âm.

(18)

- Mở máy chiếu cho trẻ xem hình ảnh đôi mắt

- Dưới hình ảnh đôi mắt các con thử đoán xem có từ gì?

- Cô cho trẻ đọc từ dưới tranh “Đôi mắt”.

- Cho cả lớp đọc 2 lần.

- Cho trẻ tìm chữ cái đã học.

- Hôm nay cô và chúng mình cùng tìm hiểu chữ ă cô phát âm chữ ă.

- Cho cả lớp, tổ, cá nhân trẻ phát âm.

- Bạn nào có nhận xét gì về cấu tạo của chữ ă?

- Mời cá nhân trẻ nêu nhận xét.

- Cô nói cấu tạo của chữ ă: Chữ ă gồm có 3 nét, nét cong tròn khép kín, nét xổ thẳng ở phía bên phải và phía trên có mũ đội ngược đọc là chữ ă.

- Cho trẻ tìm chữ ă trong rổ giơ lên và phát âm.

- Cho trẻ tri giác trên thẻ chữ.

- Chữ ă này viết theo kiểu chữ viết gì?

- Ngoài chữ ă viết theo kiểu chữ in thường ra chúng mình còn biết chữ ă viết theo kiểu chữ viết nào khác?

(chữ ă in hoa và ă viết thường).

- Chúng mình cùng tìm xem trong lớp mình xem có nhìn thấy chữ ă ở những đâu?

* Làm quen với chữ â:

- Mở cho trẻ xem hình ảnh đôi chân - Hình ảnh gì đây các con?

- Dưới hình ảnh đôi chân các con thử đoán xem có từ gì?

-Trẻ tìm

- Đôi chân ạ

- Trẻ đọc

- Tổ, nhóm trẻ đọc

- Trẻ tìm thẻ

- Trẻ tìm

- Trẻ quan sát

- Trẻ lắng nghe

(19)

- Cô cho trẻ đọc từ dưới tranh “Đôi chân”.

- Cho cả lớp đọc 2 lần.

- Cho trẻ tìm chữ cái đã học.

- Hôm nay cô và chúng mình cùng tìm hiểu chữ â cô phát âm chữ â.

- Cho cả lớp, tổ, cá nhân trẻ phát âm.

- Bạn nào có nhận xét gì về cấu tạo của chữ â?

- Mời cá nhân trẻ nêu nhận xét.

- Cô nói cấu tạo của chữ â: Chữ â gồm 3 nét đó là nét cong tròn khép kín, nét xổ thẳng ở phía bên phải và phía trên có mũ đội xuôi đọc là chữ â.

- Cho trẻ tìm chữ â trong rổ giơ lên và phát âm.

- Cho trẻ chi giác trên thẻ chữ.

- Chữ â này viết theo kiểu chữ viết gì?

- Ngoài chữ â viết theo kiểu chữ in thường ra chúng mình còn biết chữ â viết theo kiểu chữ viết nào khác?

(chữ â in hoa và â viết thường).

- Chúng mình cùng tìm xem trong lớp mình xem có nhìn thấy chữ â ở những đâu?

b. Hoạt động 2: So sánh chữ cái a,ă,â - Cho trẻ so sánh cấu tạo của 3 chữ cái - So sánh chữ a, ă:

- Khác nhau chữ cái a không có mũ, chữ cái ă có mũ đội ngược.

- Giống nhau: Cả hai chữ a và ă đều có một 1 cong tròn khép kín và 1 nét móc ở bên phải

- So sánh ă, â :

- Khác nhau chữ cái ă có mũ ngược và chữ cái â có mũ xuôi

- Giống nhau: Cả hai chữ ă và â đều có một 1 cong tròn khép kín và 1 nét móc ở bên phải

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơ - Chữ a,ă, â

(20)

c. Hoạt động 3: Luyện tập

*Trò Chơi 1: “Thi xem ai nhanh”

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi cho trẻ

- Cách chơi: Trong rổ của chúng mình có các thẻ chữ a, ă, â khi cô nói tên chữ thì các con tìm giơ lên và đọc to tên chữ cái, lượt 2 cô nói cấu tạo của từng chữ cái chúng mình tìm đúng thẻ chữ giơ lên và đọc to tên thẻ chữ.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần

- Cô động viên, bao quát và sửa sai cho trẻ kịp thời 4.Củng cố

- Hôm nay cô cùng các con vừa được làm quen với chữ gì?

5.Kết thúc

-Nhận xét giờ học, tuyên dương trẻ kịp thời.

-Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ , kiến thức kỹ năng của trẻ)

………

………

………..………

Thứ 5 ngày 15 tháng 10 năm 2020

TÊN HOẠT ĐỘNG: Làm quen với toán: Tách gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 6

Hoạt động bổ trợ: Hát “Cả nhà thương nhau”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kiến thức.

- Trẻ biết cách tách gộp nhóm có đối tượng thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau ( 1-5, 2-4, 3-3) và đặt thẻ số tương ứng

- Trả nắm được số cách tách - gộp 6 đối tượng thành 2 nhóm 2. Kỹ năng.

- Trẻ có kỹ năng tách, gộp các nhóm có số lượng trong phạm vi 6 bằng các cách khác nhau.

- Rèn kỹ năng đếm trên đối tượng và củng cố chữ số trong phạm vi 6.

- Trẻ có kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi. Khả năng quan sát, tư duy, ghi nhớ có chủ định

3. Thái độ.

- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động

- Có tinh thần thi đua, tinh thần tập thể khi chơi các trò chơi.

(21)

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng học tập

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ

- Các nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng là 5,6 (ca, bát, thìa) - Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng có số lượng là 6 cái ca và các thẻ số từ 1-6 - Mũ hoa hồng, hoa cúc, hoa loa kèn

- Nhạc bài hát Cả nhà thương nhau 2. Địa điểm tổ chức

- Thực hiện trong lớp học.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức Trò chuyện:

+ Sáng nay ai đưa con đi học?

+ Thế gia đình nhà con có mấy người?

+ Đó là những ai con hãy kể tên các thành viên trong gia đình nhà mình cho cô và các bạn cùng nghe nào?

+ Con có yêu quý mọi người trong gia đình không?

-> Giáo dục: Các con ạ trong gia đình cha mẹ luôn quan tâm chăm sóc các con, vì vậy các con phải ngoan biết yêu thương mọi người trong gia đình nhé.

2. Giới thiệu bài

- Và giờ học hôm nay cô dạy các con Tách gộp 1 nhóm đối tượng trong phạm vi 6

3. Hướng dẫn

* Hoạt động 1: Ôn số lượng trong phạm vi 6 - Hôm nay cô và các con cùng đi thăm gia đình nhà bạn Lan xem gia đình nhà bạn có những đồ dùng gì nhé các con đã sẵn sàng chưa.

- Cho trẻ hát bài hát “ Cả nhà thương nhau” đi thăm quan gia đình nhà bạn Lan

- Nhà bạn Lan có những đồ dùng gì đây các con?

- Các con hãy quan sát xem và đếm xem có tất cả bao nhiêu cái bát

- Cô cho 1 trẻ lên kiểm tra nhóm bát.

- Bạn nào lên lấy thẻ số gắn tương ứng với số bát nào - Còn đồ dùng gì nữa đây?

- Các con thấy có bao nhiêu cái ca?

- Mời 1 trẻ lên kiểm tra nhóm cái ca và gắn thẻ số tương ứng

- Tương tự với nhóm thìa cô cho trẻ kiểm tra đếm và gắn thẻ số

- Mẹ con

- Có 6 người ạ

- Ông, bà, bố, mẹ, anh con và con

- Có ạ

- Sẵn sàng - Hát

- Có ca, bát, thìa - 6 cái

- Xung phong - Cái ca ạ.

- 6 cái

(22)

* Hoạt động 2: Dạy trẻ Tách gộp nhóm đối tượng trong phạm vi 6

- Hôm nay các con đến thăm gia đình nhà bạn Lan gia đình nhà bạn ấy rất vui khi được các con đến thăm quan nên gia đình nhà bạn Lan đã tặng cho mỗi con 1 rổ đồ dùng các con nhẹ nhàng lấy rổ đồ dùng của mình và về chỗ ngồi của mình nào.

- Trong rổ đồ dùng của các con có những gì nào ? - Các con hãy xếp tất cả cái ca ra thành hàng ngang từ trái sang phải nhé.

- Các con đoán xem tất cả có bao nhiêu cái ca?

- Thế các con đếm xem có đúng là 6 cái ca không nhé.

- Để biểu thị nhóm có số lượng cái ca là 6 thì dùng thẻ số mấy?

- Vậy các con hãy lấy thẻ số trong rổ ra gắn tương ứng với nhóm ca

- Bạn nào có ý kiến với 6 cái ca này hôm nay con sẽ làm gì?

- À ý kiến của bạn rất là hay vậy các con hãy cất thẻ số 6 đi và tách cho cô từ 6 cái ca thành 2 nhóm theo ý thích của các con sau đó các con kiểm tra lại nhóm chúng mình vừa tách nhé. Khi tách xong chúng mình nhớ gắn thẻ số bên cạnh.

- Cô đi kiểm tra cách tách của trẻ VD: Nhóm 1 và 5

- Bạn nào có thể nói cho cô cách tách của mình - Hỏi trẻ: Con đã tách 6 cái ca thành 2 nhóm như thế nào?

- Ai có cách tách giống bạn là 1 và 5 hoặc 5 và 1

* À như vậy cùng là 1 cách tách nhưng có bạn thì tách một bên là 1 và một bên là 5 còn bạn khác lại tách một bên là 5 và một bên là 1.Vậy cách tách thư nhất là: 1 với 5 hoặc 5 vói 1

(Tương tự với nhóm 2-4 và 3-3 )

- Vậy từ những cách tách vừa rồi con nào cho cô biết để tách nhóm có 6 đối tượng ra thành 2 phần thì sẽ có mấy cách tách?

- Là những cách nào?

- Các con ơi khi chúng mình gộp lại sẽ cho ta kết quả là mấy?

-Vậy các con hãy gộp số cái ca lại với nhau nào?

- Bây giờ cô có 1 yêu cầu khó hơn đối với các con

-Có cái ca và thẻ số

- Vâng ạ - Có 6 cái ca

- Trẻ đếm số lượng cái ca - 6 cái ca

- Đếm số lượng cái ca -Thẻ số 6

- Lấy thẻ số ra và gắn - Con có thể tách và gộp ạ

-Trẻ tách theo ý thich

-Con tách một bên là 1 và một bên là 5

- Có 3 cách tách

- 1 và 5, 2 và 4, 3 và 3 ạ - Là 6

-Trẻ gộp lại

(23)

+ Đôi hoa loa kèn : Tách một nhóm có số lượng là 2 và nhóm còn lại là 4

+ Đôi hoa hồng: Tách một nhóm có số lượng là 3 và nhóm còn lại là 3

+ Đôi hoa cúc: Tách một nhóm có số lượng là 1 và nhóm còn lại là 5

( Cô kiểm tra kết quả của từng đội sau đó cho trẻ đếm số lượng ca ở mỗi nhóm và xem đã gắn thẻ số tương ứng chưa )

- Đại diện từng đội lên nói cách tách của đội mình - Cho trẻ cất nhóm đồ dùng đồ chơi vào trong rổ

* Hoạt động 3: Luyện tập

- Cô thấy các con học rất giỏi nên cô thưởng cho các con 1 trò chơi có tên là “Kết bạn” các con có muốn tham gia không

- Và cô chia lớp mình làm 4 đội

- Cách chơi: Khi có tín hiệu nhạc bật lên chúng mình sẽ nhún nhảy hát đi thành vòng tròn và khi có hiệu lệnh là “ kết bạn kết bạn” thì chúng mình sẽ kết lại nhóm sao cho có số lượng là 6 và khi nhạc bật lên tiếp theo chúng mình sẽ nhún nhẩy tại chỗ và khi có tín hiệu “ tách nhóm tách nhóm” thì các con sẽ tách theo ý thích

- Luật chơi: Tách và gộp đúng chúng mình sẽ là đội thắng còn khi tách và gộp sai các con sẽ phải nhảy lò cò xung quanh lớp.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Cô kiểm tra kết quả, nhận xét trẻ chơi 4. Củng cố.

- Vừa rồi các con đã được học những gì?

5. Kết thúc hoạt động

- Cô nhận xét tuyên dương trẻ cho trẻ ra chơi

-Tách theo yêu cầu của cô

-Đại diện đội lên nói cách tách của đội

-Chơi trò chơi

-Tách gộp 1 nhóm đối tượng trong phạm vi 6

- Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ , kiến thức kỹ năng của trẻ)

………

………

………..

………..

………..

(24)

………

………..………

Thứ 6 ngày 16 tháng 10 năm 2020 TÊN HOẠT ĐỘNG : Kỹ năng sống: Dạy trẻ mặc áo đúng cách

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: - Trò chuyện I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tự mặc quần áo (mặc áo chui, áo kéo khóa, biết cách mặc

quần) và biết phân biệt quần áo theo mùa (mùa đông) phân biệt theo giới tính (bé trai, bé

gái) không mặc quần áo ướt bẩn.

2. Kỹ năng:

Rèn kỹ năng tự mặc áo, tự mặc quần. Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích

3. Thái độ:

– Trẻ biết giữ gìn vệ sinh quần áo II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng đồ chơi

– 5 chiếc áo chui, 5 chiếc áo khoác cài khóa – 5 cái quần chun

2. Địa điểm tổ chức:

- Trong lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức: Gây hứng thú:

– Cô có một câu đố, đố các con giải được nhé Mùa gì nóng nực

Đi học, đi chơi Phải lo đội mũ

Mùa hè

Vậy chúng mình đang sống ở mùa gì trong năm?

Mùa hè thời tiết như thế nào? Trời nắng ngoài đội mũ nón ra thì các con phải mặc quàn áo như nào?

2/Giới thiệu bài:

Trẻ giải câu đố ‘Mùa hè’

– Mùa hè

– Thời tiết nóng – Mặc quần áo mỏng

(25)

– Hôm nay lớp mình có chuẩn bị tổ chức biểu diễn thời trang mùa hè đấy các con có muốn tham gia không?

Muốn tham gia biểu diễn thời trang thì các con cần chuẩn bị những gì? – Và hôm nay nhà thiết kế Lan Anh đã gửi tặng lớp mình những bộ trang phục mùa hè, mùa thu rất đẹp để lớp mình trình diễn thời trang mùa đông 2020 cô cháu mình cùng khám phá những bộ trang phục nhé: đây là những chiếc áo

gì?

– Còn đây là những chiếc quần gì?

Muốn đi biểu diễn thì các con phải mặc những chiếc quần áo này vào đã nhé. Cô cháu mình sẽ mặc lần lượt từng loại một. Đây là áo gì?

– Và là chiếc áo dành cho bạn nào?

– Ở nhà các con có tự măc quần áo không?

– Trước khi mặc quần áo các con nhớ là không mặc quần áo ướt và quần áo bẩn vì mặc quần áo ướt ẩm sẽ bị lạnh hay bị ngứa và sẽ dẫn đến những bệnh ở da vậy quần áo ướt là khi sờ vào tay chúng mình như thế nào?

– Còn quần áo khô khi sờ vào thì tay chúng mình như thế nào?

– Ngoài ra trước khi mặc các con phải lộn phải quần áo và xác định phía trước phía sau của quần áo. Các con xác định mặt phải mặt trái như thế nào? vậy còn phía trước phía sau của quần áo.

– Cô chốt lại mặt trái của quần áo có các đường may và có mác và chúng mình sẽ lộn vào phía trong còn phía trước của quần áo thường có nhiều họa tiết hoa văn hơn

Bây giờ cô sẽ mời một bạn nữ lên mặc chiếc áo này nhé (gọi một trẻ lên mặc áo). Các con quan sát xem bạn mặc như thế nào nhé. Con vừa mặc chiếc áo phông như thế nào? Cô thấy bạn Mai anh mặc áo len đúng cách rồi đấy. các con vừa quan sát bạn mặc áo

- Có ạ

– Áo phông, áo khoác mỏng

– Quần chun dài, quần ngắn

– Áo phông

– Của bạn Nữ, dành – Có ạ

– Tay bị ướt ạ – Tay khô ạ

– Mặt trái có đường may, mặt trước có hoa hoặc nơ

– Trẻ mặc

– Con chui đầu vào trước và

cho lần lượt tay vào ạ – Bạn chui đầu vào trước

(26)

rồi bạn nào giỏi nói cho cô và cả lớp biết bạn mặc như thế nào?

3. Hướng dẫn:

1. Hoạt động; Cô hướng dẫn trẻ mặc áo đúng cách.

– Muốn mặc áo đúng cách các con hay quan sát lên đây xem một bạn khác mặc và cô sẽ nói lại cách mặc cho các con nhớ nhé

- Cô gọi một trẻ lên mặc và cô nói cách mặc: chiếc áo này không có cúc không có khóa và được gọi là áo chui nên các con mặc cổ áo chui qua đầu trước, rồi đến lần lượt từng tay sau đó các con kéo áo phẳng phiu, ngay ngắn. bạn đã mặc xong và đẹp không?

Bây giờ con hãy về chỗ ngồi để chờ các bạn nhé – Đây là áo gì? Áo khoác này dành cho bạn nào?

- Còn chiếc áo này dành cho ai?

-Đúng rồi là áo khoác áo khoác này sẽ mặc vào mùa nào?

- Cô mời bạn Nam lên mặc.

-Bạn Nam đã mặc chiếc áo như thế nào?

-Bạn Nam mặc đúng rồi.

- Cô cho 1,3 trẻ nói lại xem bạn Nam mặc áo khoác như thế nào?

– Cô mời một trẻ lên mặc và cô nói cách mặc đầu tiên các con hãy mặc lần lượt từng tay và kéo khóa lên chiếc áo khoắc này là áo kéo khóa nên sẽ khó hơn một chút trước tiên các con phải kéo 2 vạt áo để 2 vạt áo bằng nhau, một tay chúng mình giữ khóa tay kia chúng mình khéo léo luồn nửa khóa bên kia vào đầu khóa, một tay chúng mình giữ đầu khóa phía dưới tay kia từ từ kéo khóa lên.

2. Hoạt động :Dạy trẻ mặc quần đúng cách

– Ngoài những chiếc áo ấm áp ra nhà tạo mẫu còn gửi cho chúng ta những chiếc quần rất đẹp: gọi 1 trẻ lên

sau

đó bạn mặc lần lượt từng tay

và bạn kéo áo cho phẳng

– Vâng ạ – Trẻ lên mặc

– Trẻ quan sát và lắng nghe

-Có ạ

– Áo khoác của ban Nam, bạn Nữ

– Mặc vào mùa thu – Trẻ lên mặc

– Bạn mặc lần lượt tưng tay sau đó bạn kéo khóa lên và bạn kéo áo phẳng phiu

-Trẻ nhắc lại cách mặc áo

– Trẻ mặc

(27)

mặc quần. con đã mặc quần như thế nào?

– Bây giờ các con hãy nghe cô hướng dẫn kỹ hơn nhé: cũng như áo chúng mình phải xác đinh mặt phải mặt trái và phía trước phía sau của quần để mặc đầu tiên các con sẽ ngồi xuống ghế hoặc xuống gường để giữ thăng bằng không bị ngã rồi lần lượt mặc từng ống quần sau đó kéo lên và chỉnh cho quần thẳng và phẳng phiu.

– Bây giờ cô mời tổ 1 lên chọn cho mình một cái áo phông phù hợp với mình nhất và về chỗ của mình để mặc cho các bạn quan sát xem các con đã mặc đúng chưa?

– Tổ 2 chọn áo khoác – Tổ 3 chọn quần

– Các con vừa được mặc những gì? Cô thấy các con đã chọn được những chiếc áo, chiếc quần phù hợp và tự mặc rất giỏi, bạn nào cũng rất xinh rồi

– Các con đã sẵn sàng cho buổi trình diễn thời trang chưa?

– Vâng và buổi trình diễn thời trang mùa hè 2020 xin được bắt đầu

4.Củng cố giáo dục:

– Buổi trình diễn thời trang đến đây là kết thúc xin kính chúc các bạn lớp 4- 5 tuổi mạnh khỏe học tập tốt, xin chào và hẹn gặp lại.

5 Kết thúc

- Nhận xét –tuyên dương

- Cô cho trẻ chuyển hoạt động khác

– Con mặc từng ống và kéo lên

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ lên chọn và mặc quần áo

– Trẻ diễn thời trang – Trẻ vẫy tay chào

-Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ , kiến thức kỹ năng của trẻ)

………

………

………..

………..

………..

………

………..………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

=> Mùa hè là mùa nóng nhất trong năm và vào mùa hè thường mọi người hay đi tắm biển, mặc quần áo cộc và đội mũ khi ra nắng để tránh ánh nắng chói chang làm con người bị

=> Mùa hè là mùa nóng nhất trong năm và vào mùa hè thường mọi người hay đi tắm biển, mặc quần áo cộc và đội mũ khi ra nắng để tránh ánh nắng chói chang làm con người bị

hè thường mọi người hay đi tắm biển, mặc quần áo cộc và đội mũ khi ra nắng để tránh ánh nắng chói chang làm con người bị ốm đáy vì thế các con phải biết ăn mặc phù hợp

Áo quần sạch sẽ trông càng

- Khuya rồi sông mặc áo đen Nép trong rừng bưởi, lặng yên đôi bờ.. Sáng ra thơm đến

Quy trình giặt, phơi quần áo được tiến hành theo trình tự nào sau đây?. Khi là quần áo cần dụng

Cài lên màu áo hây hây ráng vàng Đêm thêu trước ngực vầng trăng Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên.. Khuya rồi, sông mặc

Cô-li-a cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng mới làm và kể ra cả những việc mình chưa bao giờ làm như giặt áo lót, áo sơ mi và quần.?. Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt