• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 30: Sự nhân lên của Virut trong tế bào chủ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Sinh học 10 Bài 30: Sự nhân lên của Virut trong tế bào chủ"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ

Virut không có cấu tạo tế bào nên người ta thường dùng thuật ngữ nhân lên thay cho thuật ngữ sinh sản.

I. CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUT

Chu trình nhân lên của virut bao gồm 5 giai đoạn: sự hấp phụ, xâm nhập, sinh tổng hợp, lắp ráp, phóng thích.

1. Sự hấp phụ

- Virut bám vào bề mặt tế bào vật chủ nhờ có gai glicôprôtêin hoặc prôtêin bề mặt tương thích với thụ thể bề mặt của tế bào.

2. Xâm nhập

- Đối với virut động vật: virut đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic.

- Đối với phagơ: enzim lizôzim phá huỷ thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất, vỏ nằm bên ngoài.

3. Sinh tổng hợp

- Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng

(2)

hợp axit nuclêic và prôtêin cho nó.

4. Lắp ráp

- Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo virut hoàn chỉnh.

5. Phóng thích

- Virut phá vỡ tế bào vật chủ để ồ ạt chui ra ngoài.

- Khi virut nhân lên nhưng không làm tan tế bào gọi là chu trình tiềm tan.

- Khi virut nhân lên làm tan tế bào gọi là chu trình sinh tan.

II. HIV/AIDS

1. Khái niệm về HIV

- HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người.

(3)

Sơ đồ cấu tạo của virut HIV

- Cơ chế gây bệnh của virut HIV: HIV có khả năng gây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch (tế bào limphô T4) → Số lượng các tế bào miễn dịch của cơ thể bị suy giảm → Khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy yếu tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh tấn công (vi sinh vật cơ hội) gây ra các bệnh cơ hội → Cơ thể chết vì các bệnh cơ hội này.

(4)

3. Ba con đường lây truyền HIV Có 3 con đường lây nhiễm HIV gồm:

- Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng,… đã bị nhiễm HIV.

- Đường tình dục không an toàn: quan hệ tình dục không có biện pháp phòng tránh với người bị nhiễm HIV.

- Từ mẹ sang con: mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi trong quá trình mang thai hoặc quá trình cho con bú.

3. Ba giai đoạn phát triển của bệnh

- Giai đoạn sơ nhiễm (giai đoạn cửa sổ): kéo dài 2 tuần – 3 tháng, không có triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ.

- Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1 – 10 năm, số lượng tế bào T – CD4 giảm dần.

- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: xuất hiện các bệnh cơ hội: sốt, tiêu chảy, viêm da, ung thư, sốt kéo dài, sút cân,… Cuối cùng là dẫn đến cái chết không tránh khỏi.

(5)

4. Biện pháp phòng ngừa

- Hiện nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu. Các thuốc hiện chỉ có thể làm chậm tiến trình dẫn đến bệnh AIDS.

- Biện pháp phòng ngừa HIV/AIDS: sống lành mạnh, vệ sinh y tế, loại trừ tệ nạn xã hội,…

(6)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nhóm bệnh nhân này được nghiên cứu mối liên quan giữa hoạt tính bệnh trước và sau điều trị với sự biến đổi nồng độ các cytokin và số lượng tiểu quần thể tế bào

- Giải thích kết quả quan sát được trong các thí nghiệm xác định sự có mặt của protein: Trong môi trường kiềm, phản ứng của ion Cu 2+ (CuSO 4 1%) với nguyên tử

- Tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ, tế bào bạch cầu là tế bào nhân thực. - Có kích thước lớn hơn.. B/Câu hỏi giữa bài I. b) Mang thông tin di truyền. c) Bộ

Từ các mẫu bệnh phẩm thu thập có kết quả PCR dương tính với virut đậu dê, 7 mẫu bệnh phẩm đã được lựa chọn đại diện cho các địa phương nghiên cứu để phân lập virut

Như vậy, các bệnh nhân nghiên cứu có kháng thể kháng synthetase có bệnh tiến triển nặng hơn rất rõ rệt và bị tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt

Kháng thể chống kháng nguyên của cơ thể được sản xuất và phản ứng kháng nguyên kháng thể tạo thành phức hợp miễn dịch, có thể kết hợp bổ thể, lắng đọng tại mô thành

T ất cả các cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị rất nhỏ bé, gọi là tế

- Khi tế bào lớn lên và đạt tới một kích thước nhất định thì chúng sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra các tế bào mới.. - Sự phân chia tế bào làm tăng số lượng tế bào