• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phần 2: 4 câu sau: Tâm trạng của tác giả

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Phần 2: 4 câu sau: Tâm trạng của tác giả"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

QUA ĐÈO NGANG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG

(?) Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả của bài thơ?

(?) Bài thơ ra đời dựa vào nguồn cảm hứng như thế nào?

(?) Bài thơ thuộc thể thơ gì? Nêu bố cục bài thơ?

(?) Hãy chỉ ra biện pháp tu từ, nghệ thuật dùng từ của tác giả trong mỗi dòng thơ? Những biện pháp nghệ thuật đó góp phần diễn tả nội dung, ý nghĩa gì ở từng dòng thơ?

I.TÌM HIỂU CHUNG

1.Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan – Nguyễn Thị Hinh.

2. Tác phẩm:

2.1. Hoàn cảnh sáng tác: Trên đường từ Bắc Hà vào Huế nhận chức “Cung trung giáo tập” dưới triều đại vua Tự Đức 2 qua Đèo Ngang với tâm trạng cô đơn cuả người phụ nữ góa chồng bà viết bài thơ này.

2.2. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.

2.3. Bố cục:

Phần 1: 4 câu đầu: Khung cảnh Đèo Ngang lúc chiều tà.

Phần 2: 4 câu sau: Tâm trạng của tác giả.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1/ Khung cảnh Đèo Ngang lúc chiều tà.

- Từ ngữ gợi tả, điệp từ, phép đối -> không gian thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ.

- Đảo ngữ, từ láy gợi tả, phép đối -> con người nhỏ bé nhưng không lưu mờ vì có sự sống.

2/ Tâm trạng tác giả:

- Phép đối, từ ngữ gợi cảm xúc, từ tượng hình, tượng thanh -> nỗi nhớ nhà, nhớ nước da diết.

- Phép đối, đại từ -> tâm trạng cô đơn, lạc lõng, tự ôm nỗi niềm.

III. TỔNG KẾT: Ghi nhớ SGK.

(2)

BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG

(?) Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả của bài thơ?

(?) Bài thơ ra đời dựa vào nguồn cảm hứng như thế nào?

(?) Bài thơ thuộc thể thơ gì? Nêu bố cục bài thơ?

(?) Hãy chỉ ra biện pháp tu từ, nghệ thuật dùng từ của tác giả trong mỗi dòng thơ? Những biện pháp nghệ thuật đó góp phần diễn tả nội dung, ý nghĩa gì ở từng dòng thơ?

I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: Nguyễn Khuyến 2. Tác phẩm:

2.1. Hoàn cảnh sáng tác: Nhân dịp Dương Khuê – người bạn đồng khoa đến chơi sau nhiều năm xa cách.

2.2. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.

2.3. Bố cục: 3 phần

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1/ câu đầu: Lời chào đón bạn khi đến chơi nhà.

- Từ ngữ gợi tả, xưng hô thân mật -> Lời chào đón vui mừng, cởi mở khi bạn đến chơi.

2/ 6 câu sau: Tình huống và khả năng tiếp đãi bạn.

* Tình huống khi bạn đến nhà

Cách nói phủ định đùa vui -> tình huống trớ trêu không người, không món ngon tiếp đãi.

* Khả năng tiếp đãi

- Bút pháp đối lập, liệt kệ, chơi chữ -> không có món ngon tiếp đãi.

* Cảm xúc của tác giả: Lạc quan, yêu đời giữa cảnh thiếu thốn, yêu thiên nhiên, sống trọng tình cảm.

3/ câu cuối: Tình bạn thắm thiết.

Đại từ ngôi I, ngôi II -> sự hòa hợp, tình bạn chân thành thắm thiết.

III. TỔNG KẾT

(3)

ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I LỚP 7 2021 – 2022 I. VĂN BẢN

1/ Hãy kể và nêu tên tác giả những văn bản nhật dụng đã được học.

2/ Hãy nêu những chủ đề ca dao đã được học.

3/ Đặc trưng của kiểu văn bản nhật dụng được thể hiện cụ thể như thế nào trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” – Khánh Hoài.

II. TIẾNG VIỆT

1/ Xác định các từ láy, phân loại từ láy trong khổ thơ sau?

Gió may nổi bờ tre buồn xao xác Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay

(Sang thu – Anh Thơ) 2/ Xác định từ ghép, phân loại từ ghép trong khổ thơ sau?

Cả đời mẹ vẫn theo con

Nắng mưa sương gió mãi còn đeo mang Muối dưa nghịch cảnh trái ngang Thơm tho trong sạch đàng hoàng yên vui

Xua đi bao cảnh bùi ngùi Vì ta có mẹ đậm mùi nghĩa nhân

Dũa mài rèn luyện bản thân Giữ gìn khí phách bình an mạnh lành

(Lục bát Mẹ - Phan Hạnh) III. LÀM VĂN

Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ về tình cảm anh em.

(4)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I LỚP 7 2021 – 2022 (45 PHÚT) I. VĂN BẢN

a/ Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Thời học sinh là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Chính vì vậy, những kỉ niệm gắn bó với tuổi thần tiên ấy cũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm khảm chúng ta.

Và với tôi, mà không, với rất nhiều người nữa, ngày khai trường đầu tiên sẽ là hồi ức tươi đẹp nhất, để lại ấn tượng sâu sắc nhất.

Đó là một buổi sáng mùa thu trời trong xanh. Mẹ gọi tôi dậy từ sáng sớm, rồi lại tất bật chuẩn bị cho tôi; nào quần áo đồng phục, sách vở, rồi nấu bữa ăn sáng cho cả nhà. Con đường hôm nay thật đông đúc và nhộn nhịp, tôi nghe mẹ bảo, hôm nay, các bạn, các anh các chị cũng đi khai giảng như tôi.

Câu hỏi: Nội dung đoạn trích trên gợi nhắc đến văn bản nào đã được học trong chương trình Ngữ Văn 7 HKI? Nêu tên tác giả của văn bản đó? ( 0,5 điểm).

b/ Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài, em Thủy đã khóc trong những hoàn cảnh nào? Hãy nêu ý nghĩa lần em Thủy khóc trong lúc “chia tay lớp học”? (1,5 điểm).

II. TIẾNG VIỆT

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn Rồi rong ruỗi trên nẻo đường lặng lẽ Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị...

Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu.

(Mùa thu và mẹ - Lương Đình Khoa) a/ Xác định những từ láy trong đoạn thơ trên? (1 điểm)

b/ Hãy nêu tác dụng của cách sử dụng từ láy trong đoạn thơ trên? (1 điểm) III. LÀM VĂN

Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về “Vai trò của giáo dục” đối với con người trong cuộc sống (6 điểm).

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Từ nội dung đoạn ngữ liệu trên cùng hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi, nêu suy nghĩ về ý nghĩa của niềm hi vọng trong

Câu 5: Ý nào không nói lên đặc sắc về mặt nghệ thuật của đoạn trích Trong lòng mẹ.. Giàu chất

Nêu đúng 3-4 thuật ngữ đạt 0,5 điểm, chỉ đúng1- 2 thuật ngữ đạt 0,25 điểm Câu 2: Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích là:.. - Phép lặp: lặp các từ như Dolly,

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ

- Về nội dung, để viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh chú bé liên lạc trong bài thơ Lượm, cần bám sát với nội dung sau: ( 1 điểm)A. + Lượm là

c.Dưới đây là câu mở đầu của một đoạn văn cảm nhận về bốn câu thơ đầu đoạn trích “ Cảnh ngày xuân ” của Nguyễn Du, một bạn học sinh viết:.. “ Chỉ bằng vài nét chấm phá đơn

Các tác giả hồi kí văn học Việt Nam sau 1985 sử dụng chất liệu kí ức mà cụ thể là kí ức tuổi thơ như sự nhắc nhớ về một đoạn đời quan trọng, có ảnh hưởng tới vai trò thẩm

Hãy kể tên hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả.. Viết một đoạn văn quy nạp khoảng 13->15 câu