• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi cuối kỳ 2 môn Ngữ Văn 8 năm học 2021 - 2022

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi cuối kỳ 2 môn Ngữ Văn 8 năm học 2021 - 2022"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2021 - 2022

Thời gian: 90 phút.

Ngày kiểm tra: 12/05/2022 Phần I (7,0 điểm): Trong “Chiếu dời đô”, Lí Công Uẩn đã viết:

“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”

(Trích SGK Ngữ văn 8, tập II, trang 49) 1. Văn bản “Chiếu dời đô” ra đời trong hoàn cảnh nào ? Hoàn cảnh đó có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm ?

2. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về cố đô của nước Việt ta (ghi rõ tên tác giả).

3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.

4. Dựa vào những hiểu biết về tác phẩm, em hãy viết một đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 12 câu để chứng minh rằng quyết định dời đô của Lí Công Uẩn là sáng suốt và đúng đắn, trong đoạn văn có sử dụng một câu nghi vấn (gạch chân và chỉ rõ).

Phần II (3,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

CHIM CHÀNG LÀNG

Chàng Làng vẫn thường kiêu ngạo và hãnh diện về tiếng hót của mình hơn hẳn đồng loại. Một hôm, nhân có đủ bạn bè họ nhà chim, chú đậu tót trên cành cao rồi ưỡn ngực, vươn cổ cất tiếng hót. Chú hót say sưa và tiếng hót rất hay, khi thì giống giọng của sáo đen, sáo sậu; khi là giọng của chiền chiện, sơn ca; khi là giọng của chích choè, hoạ mi... Ai cũng khen phục tài bắt chước giống thật của chú. Cuối buổi biểu diễn, một chú chim sâu đề nghị: “Bây giờ anh hãy hót tiếng riêng của anh cho bọn em nghe nào!”. Vừa bí vừa xấu hổ, Chàng Làng cất cánh bay thẳng, không dám ngoái cổ lại. Bởi vì xưa nay, Chàng Làng chỉ quen nhại theo, bắt chước chứ đâu chịu luyện cho mình một giọng hót riêng.

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

2. Xét về mục đích nói, câu in đậm trong văn bản trên thuộc kiểu câu gì, thực hiện hành động nói nào ?

3. Từ văn bản trên kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến sau: Hãy khiêm tốn và ham học hỏi !

……… Hết ………

Ghi chú: Điểm phần I: 1 (1,0 điểm); 2 (1,0 điểm); 3 (1,5 điểm); 4 (3,5 điểm) Điểm phần II: 1 (0,5 điểm); 2 (0,5 điểm); 3 (2,0 điểm)

(2)

UBND QUẬN LONG BIÊN

TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC 2021 - 2022 Thời gian: 90 phút.

Ngày kiểm tra: 12/05/2022

Phần Câu Nội dung Điểm

I (6,5 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm)

- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1010, Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội ngày nay).

- Ý nghĩa :

+ Là một quyết định trọng đại, đúng đắn và sáng suốt của Lí Công Uẩn

+ Thể hiện ý chí độc lập, tự cường của dân tộc, mở ra một thời kì hưng thịnh của đất nước.

0,5 đ 0,5 đ

Câu 2 (1,0 điểm)

- Nội dung: Lí Công Uẩn đưa ra những lí do chọn thành Đại La là kinh đô mới.

- Văn bản: Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh).

0,5 đ 0,5 đ

Câu 3 (1,5 điểm)

- Biện pháp tu từ: Liệt kê (Ở vào nơi trung tâm … phong phú tốt tươi)

- Tác dụng: Nhấn mạnh đầy đủ các điều kiện thuận lợi để thành Đại La có thể chọn làm nơi đóng đô: vị trí địa lí, địa hình, thuận tiện trong giao lưu, phát triển kinh tế, xã hội.

0,5 đ 1,0 đ

Câu 4 (3,5 điểm)

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Hình thức:

- Đúng kiểu đoạn văn tổng – phân – hợp.

- Đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Có sử dụng câu nghi vấn (gạch chân và chú thích đầy đủ).

2. Nội dung: biết bám vào văn bản, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật (thể văn biền ngẫu, phép liệt kê, kết hợp giữa lí và tình) để chứng minh quyết định dời đô của Lí Công Uẩn là sáng suốt và đúng đắn:

- Dời đô là việc làm thường xuyên xảy ra trong lịch sử và đem lại lợi ích lâu dài.

- Hai nhà Đinh, Lê đóng đô một chỗ khiến triều đại không lâu bền, vạn vật không thích nghi.

- Dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La bởi thành Đại La có đủ điều kiện thuận lợi để chọn làm nơi đóng đô.

 Việc dời đô là việc làm đúng đắn, trên tuân theo mệnh trời, dưới hợp với ý dân, thể hiện khát vọng độc

0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ

1,0 đ

1,0 đ

(3)

DUYỆT ĐỀ

Người ra đề Tổ trưởng CM Ban giám hiệu

Nguyễn Thu Thuỷ Lê Triệu Oanh Đặng Sỹ Đức lập, tự cường và phát triển lớn mạnh của dân tộc.

II (3,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0,5 đ

Câu 2 (0,5 điểm)

- Kiểu câu: Câu cầu khiến.

- Hành động nói: Điều khiển, yêu cầu.

0,25 đ 0,25 đ

Câu 3 (2,0 điểm)

Đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Hình thức: Đảm bảo dung lượng theo yêu cầu của đề;

lập luận chặt chẽ; lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng phù hợp;

diễn đạt mạch lạc, rõ ý, đúng chuẩn chỉnh tả, ngữ pháp tiếng Việt.

2. Nội dung:

- Giải thích thế nào là khiêm tốn, ham học hỏi.

- Vai trò, ý nghĩa của khiêm tốn, ham học hỏi.

- Bàn luận mở rộng.

- Liên hệ bản thân và rút ra bài học nhận thức, hành động.

(Lưu ý: GV căn cứ vào bài làm, sự sáng tạo, thuyết phục của HS để cho điểm hợp lí)

0,5 đ

1,5 đ

Tổng điểm (Phần I + Phần II) 10,0 đ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim

- Đặc điểm sáng tác: Thơ ông tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong

Hãy kể tên một văn bản khác em đã học trong chương trình Văn 6, kì II một văn bản cũng sử dụng ngôi kể như vậy?. Chỉ ra và nêu tác dụng của một hình ảnh so sánh được

Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn,trong suy nghĩ: tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng

Không chỉ tạo ra một người kể chuyện là người khác, trong các truyện ngắn của mình, Nam Cao còn đem lại sự phong phú cho ngôn từ của người kể chuyện bằng cách đưa

Hãy kể tên hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả.. Viết một đoạn văn quy nạp khoảng 13->15 câu

Trong một bài thơ khác của chương trình Ngữ văn lớp 7 cũng sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ, em hãy ghi lại những câu thơ đó và cho biết tên bài thơ, tên tác giả...

Dùng cái “không” để làm nổi bật cái “có” là một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc được các nhà văn sử dụng trong tác phẩm của mình?. Hãy kể tên một tác phẩm trong chương