• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
25
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 18

Thời gian xây dựng kế hoạch: 31/12/2021 Thời gian thực hiện: 03, 04, 06/01/2022.

Lớp: 1A, 1B, 1C Buổi chiều :

Đạo đức:

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 I.Mục tiêu:

 Qua các bài đã học ở học kì II, giúp HS củng cố lại các kiến thức đã học và thực hành kĩ năng trong cuộc sống hằng ngày

 Giáo dục HS biết cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi và tạm biệt, bảo vệ vây và hoa nơi công cộng.

II/ Chuẩn bị:

-Một số câu hỏi để thảo luận.

III/ Hoạt động dạy và học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Bài cũ: (5 phút)

* Đi bộ dưới lòng đường là đúng hay sai quy định?

* Muốn qua đường, em phải đi cùng ai?

2.Bài mới: (27 phút) HĐ1: Tổ chức hái hoa

+ Khi em sơ ý làm rơi đồ chơi của bạn xuống đất, em phải làm gì, nói gì?

+ Trời mưa to, em không đem áo mưa, bạn cho em đi chung, em sẽ nói gì với bạn?

+ Được bạn cảm ơn khi em giúp đỡ bạn, em cảm thấy thế nào?

+ Khi gặp những người quen biết, em cần làm gì?

+ Em có nên chào hỏi ồn ào khi gặp người quen ở bệnh viện hoặc ở nhà hát không? Vì sao?

+ Trong trường có nhiều cây xanh, em có nên đu cành, bẻ lá không?

+ Khi thấy các bạn leo trèo cây, đu cành , bẻ lá em sẽ nói gì với các bạn?

+ Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng là thể hiện điều gì?

Hoạt động 2 : Liên hệ

- 2 HS

- Đại diện các nhóm hái hoa - Lớp nhận xét, bổ sung - Tự liên hệ bản thân - Tham

(2)

Cho HS tự liên hệ về những việc đã lthực hiện tốt và chưa tốt.

Hoạt động 3 : Trò chơi

Cho HS tham gia trò chơi “Cảm ơn và xin lỗi”

Kết luận chung 3.Củng cố : (3 phút) Nhận xét tiết học - Liên hệ giáo dục

IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( Nếu có)

………

………..………

………

--- Thời gian thực hiện: 04/01/2022.

Lớp: 1B Buổi chiều :

Toán:

Bài 46: CÁC SỐ ĐẾN 100 I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết số 100 dựa trên việc đếm tiếp hoặc đếm theo nhóm người.

- Đếm, đọc, viết số đến 100; Nhận biết được bảng các số từ 1 đến 100.

- Phát triển các năng lực toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh khởi động.

- Bảng các số từ 1 đến 100.

- Các phiếu in bảng các số từ 1 đến 100 như bài 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Hoạt động khởi động

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đếm tiếp”. GV nêu một số bất kì, nhóm HS đếm tiếp đến 100 thì GV có hiệu lệnh dùng lại.

- GV nhận xét tuyên dương.

- GV giới thiệu bài học.

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

1. Hình thành số 100

- GV gắn băng giấy lên bảng ( đã che số 100).

81 82 83 84 85 86 87 88 89 90

- HS chơi trò chơi.

- HS quan sát

(3)

91 92 93 94 95 96 97 98 99 - GV yêu cấu HS đếm theo các số trên băng giấy.

- GV cầm thẻ số 100 gắn vào ô trống rồi chỉ vào số 100.

- GV giới thiệu số 100. Giới thiệu 100 đọc là 100.

- GV giới thiệu cách viết số 100.

- GV yêu cầu HS gài thẻ số 100.

- GV nhận xét cho HS đọc lại.

C. Hoạt động thực hành – luyện tập Bài 1: Bảng các số từ 1 đến 100.

- GV treo bảng các số từ 1 đến 100 ở bài 1.

Phát phiếu cho HS yêu cầu HS đọc và điền các số còn thiếu ở ?.

1 ? 3 4 ? ? 7 8 ? 10

? 12 13 ? 15 16 ? 18 19 ? 21 22 ? 24 25 26 27 ? 29 30 31 ? 33 34 35 36 37 38 ? 40

? 42 43 44 45 46 47 48 49 ?

? 52 53 54 55 56 57 58 59 ? 61 ? 63 64 65 66 67 68 ? 70 71 72 ? 74 75 76 77 ? 79 80

? 82 83 ? 85 86 ? 88 89 ?

91 ? 93 94 ? ? 97 98 ? 10

0 - GV chữa bài và giới thiệu: Đây là Bảng các số từ 1 đến 100.

- GV có thể đặt thêm các câu hỏi để HS nhận ra đặc điểm của Bảng các số từ 1 đến 100.

+ Bảng này có bao nhiêu số?

+ Nhận xét các số hàng ngang. Nhận xét các số ở hàng dọc?

- GV chỉ vào Bảng các số từ 1 đến 100 giới thiệu các số từ 0 đến 9 là các số có 1 chữ số;

các số từ 11 đến 99 là các số có 2 chữ số.

- GV hướng dẫn HS nhận xét một cách trực quan về vị trí “ đứng trước”, “ đứng sau”

- HS đếm tiếp đến số 100.

- HS quan sát.

- HS đọc.

- HS lắng nghe.

- HS gài bảng số 100.

- HS đọc nối tiếp.

- HS thực hiện phiếu.

- HS lắng nghe.

- HS: Bảng có 100 số.

- Các số ở hàng ngang hơn kém nhau 1 đơn vị. Các số ở hàng dọc hơn kém nhau 10 đơn vị (1 chục) - HS lắng nghe.

- HS nhận xét, tự đặt câu hỏi cho nhau về Bảng các số từ 1 đến 100.

(4)

của mỗi số trong Bảng các số từ 1 đến 100.

Bài 2: Số?

- GV yêu cầu học sinh quan sát tranh và đọc số hoặc đặt thẻ số thích hợp vào mỗi ô ghi dấu “?”.

- GV yêu cầu học sinh đọc cho bạn nghe kết quả và chia sẻ cách làm.

- GV nhận xét Bài 3:

- GV cho HS quan sát mẫu: Bạn voi muốn đếm xem có tất cả bao nhiêu chiếc chìa khoá, bạn voi có cách đếm thông minh : 10, 20, … 90, 100.

- GV cho học sinh cùng đếm theo 10, 20, … 90, 100 rồi trả lời: “ Có 100 chiếc chìa khoá”

- GV yêu cầu HS thực hiện tương tự ở bức tranh cà rốt và tranh quả trứng.

- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn.

- GV nhận xét tuyên dương.

D. Hoạt động vận dụng

- GV yêu cầu học sinh nêu cảm nhận khi học xong bài này.

+ Trong cuộc sống, em thấy người ta dùng số 100 trong những tình huống nào?

- GV khuyến khích HS biết ước lượng số lượng trong cuộc sống.

E. Củng cố - Dặn dò:

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?

+ Từ ngữ toán học nào các em cần chú ý?

+ Các em nhìn thấy số 100 ở những đâu?

- Nhận xét giờ học.

- HS thực hiện lần lượt các động tác theo sự chỉ dẫn của GV.

- HS đọc.

- HS quan sát.

- HS đếm theo.

- HS đếm và chia sẻ với bạn: Có 100 củ cà rốt và có 90 quả trứng.

- HS lắng nghe

- HS có cảm nhận về số lượng 100 thông qua hoạt động lấy ra 100 que tính ( 10 bó que tính 1 chục).

- HS trả lời.

- HS trả lời theo hiểu biết của mình.

-Hs trả lời

IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( Nếu có )

………

………

………

--- Thời gian thực hiện: 04, 05/01/2022.

Lớp: 1A, 1B, 1C

(5)

Tự nhiên và xã hội:

Bài 12: CHĂM SÓC , BẢO VỆ CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI (T3) I. MỤC TIÊU

Sau bài học , HS đạt được:

* Về nhận thức khoa học:

- Nêu và thực hiện được một số việc phù hợp để chăm sóc , bảo vệ cây trồng:và vật nuôi

- Nêu được tình huống an toàn hoặc không an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật .

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh :

Biết cách quan sát , trình bày ý kiến của mình về hành động có thể gây mất an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật .

* Vận dụng kiến thức , kĩ năng đã học :

- Có ý thức chăm sóc , bảo vệ cây và các con vật .

- Có ý thức giữ an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật . II . ĐỒ DÙNG , THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Các hình ảnh trong SGK .

- Phiếu bài tập . Bảng phụ giấy A4 . III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MỞ ĐẦU

– Kiểm tra bài cũ : Kể tên các cây , con vật xung quanh em ,

- Liên hệ vào bài học mới “ Chăm sóc , bảo vệ cây trồng và vật nuôi ” . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 3

Hoạt động của GV Hoạt động HS

3. Một số cây và con vật có thể không an toàn khi tiếp xúc

KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 5 : Nhận biết một số cây và con vật có thể không an toàn khi tiếp xúc

* Mục tiêu

Nêu được một số cây và con vật có thể không an toàn khi tiếp xúc .

* Cách tiến hành:

Bước 1 : Tổ chức làm việc theo cặp

- GV hướng dẫn từng cặp HS thay nhau hỏi và trả lời . Cứ như vậy trao đổi cho đến hết 6 hình trong SGK .

Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm

- GV có thể hướng dẫn HS cách trình bày hoặc các

- Các nhóm trình bày và lắng nghe.

(6)

sáng tạo theo sáng kiến của từng nhóm . Bước 3 : Tổ chức làm việc cả lớp

- Hình 2 : Gai xương rồng đâm vào tay có thể gây viêm nhiễm , mưng mủ . mủ cây xương rồng có thể làm phồng rộp da và niêm mạc mắt .

- Hình 4 : Con chó không đeo rọ mõm : Sẽ rất nguy hiểm khi để chó chạy ngoài đường mà không đeo rọ mõm , chó có thể cắn người và truyền bệnh dại , ...

Gần đây có rất nhiều trường hợp trẻ em bị chó cắn chết .

- Hình 5 : Sâu róm có màu sắc sặc sỡ , có gai và lông để nguỵ trang và tự vệ . Khi bị chạm vào , chúng xù lên những chùm lông hoặc gai để tấn công . Gại sâu có dạng đầu nhọn hoặc phân nhánh , có thể gây độc trực tiếp hoặc nối với hạch chứa nọc độc chân . Những cái lông chích của sâu róm trông giống như sợi thuỷ tinh có thể gãy rời khỏi thân sâu , bám trên da người và gây triệu chứng ngộ độc . Lông sâu trên da không bị thoái biến đi mà mắc lại suốt cả năm sau khi bị ngộ độc , gây ra những cơn đau bất chợt trong suốt thời gian này , đặc biệt nguy hiểm khi ở mắt .

- Hình 6 : Con rắn có nọc rất độc , khi cắn có thể gây chết người .

Bước 4 : Củng cố - GV nhắc nhở HS :

+ Cần cẩn trọng khi tiếp xúc với một số cây và con vật .

+ Không ngắt hoa , bẻ cành cây vừa giữ vẻ đẹp của cây vừa tránh tiếp xúc với gai và nhựa của cây , có thể gây bỏng , phồng rộp , ...

+ Khi không may bị gai đâm , nhựa cây dính vào da , mắt ; các con vật cắn , ... cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch và nói ngay với bạn bè , người thân cùng trợ giúp .

-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tìm hiểu thêm các cây , con vật có xung quanh nhà , khu vực nơi em sống và vườn trường có thể gây nguy hiểm , không an toàn khi tiếp xúc . Ghi chép và chia sẻ với các bạn ở buổi học sau .

Hoạt động 6 : Tìm hiểu một số việc làm an toàn

- HS lắng nghe

- HS về nhà tìm hiểu thêm.

- HS làm việc theo nhóm đôi, lắng nghe cô hướng dẫn.

- HS trình bày.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Hs Lắng nghe.

- HS trình bày - HS lắng nghe

(7)

hoặc không an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật

* Mục tiêu:

Nhận biết được một số hành động có thể không an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi

- GV hướng dẫn từng cặp HS mô tả ý nghĩa của các hình trang 85 ( SGK ) và trao đổi việc làm nào là không an toàn, an toàn ? Vì sao ?

Bước 2 : Tổ chức làm việc nhóm

- Từng HS chia sẻ thêm một số hành động khác hay xảy ra đối với các em và ở địa phương gây mất an toàn khi tiếp xúc với cây cối và con vật .

- GV hướng dẫn mỗi nhóm làm một bảng cảnh báo về những việc làm không an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật .

Bước 3 : Tổ chức làm việc cả lớp

- Đại diện nhóm lên giới thiệu sản phẩm của nhóm . Các HS còn lại sẽ đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn .

- GV hỏi một số câu hỏi và giải thích thêm cho HS các câu hỏi sau :

+ Vì sao không nên kéo đuôi chó , mèo ? ( Vì : có thể bị chó , mèo cào hoặc cắn lại gây tổn thương da . Chó và mèo có thể gây bệnh dại , khi bị cắn cần phải theo dõi và phải đi tiêm phòng dại , ... ) + Vì sao không nên đùa nghịch trước đầu trâu , bò ? + Vì sao không nên chọc vào các tổ ong , tổ kiến ? Bước 4 : Củng cố

- HS nêu ngắn gọn : Sau phần học này , em rút ra được điều gì ?

- GV nhắc nhở HS :

+ Khi tiếp xúc với một số cây và con vật , chúng ta cần cẩn thận để tránh xảy ra những tổn thương đáng tiếc cho cơ thể và những người xung quanh . Chúng ta cần bác cho người thân và bạn bè giúp đỡ nếu bị thương khi tiếp xúc với cây hay con vật .

+ Đối với HS ở vùng nông thôn , miền núi , cần nhắc nhở thêm việc không che tổ kiến ; không chơi đùa trước các con vật như trâu , bò , ... để tránh bị

- HS đóng vai theo nhóm theo gợi ý.

- Các nhóm trình bày.

- HS thực hiện - HS lắng nghe.

(8)

húc có thể gây bị thương hoặc chết người.

+ Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tìm hiểu thêm các cây và con vật có xung quanh . nhà , khu vực nơi em sống và vườn trường có thể gây mất an toàn .

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Hoạt động 7 : Xử lí tình huống : Một số việc làm an toàn hoặc không an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật

Bước 1 : Tổ chức làm việc nhóm

- GV tổ chức từng nhóm đóng vai , xử lý tình huống như gợi ý trong SGK , khuyến khích HS xây dựng thêm kịch bản .

Bước 2 : Tổ chức làm việc cả lớp

- Từng nhóm bốc thăm lên đóng kịch thể hiện tình huống mà nhóm vừa thực hiện dựa trên tình huống trong SGK và nhóm bổ sung .

- Cử một số HS của nhóm khác đặt câu hỏi và nhận xét nhóm bạn .

Bước 3 : Củng cố

- HS nêu : Sau tình huống này , em đã rút ra được điều gì ?

GV nhắc lại: Chúng ta không tự ý ngắt hoa , bẻ lá và ăn những quả lạ mọc ở bên đường hay trong rừng . Khi không may bị thương do cây cối hoặc con vật gây ra cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch và báo ngay với bạn bè hoặc người thân gần nhất để trợ giúp .

IV . ĐÁNH GIÁ

- Cả lớp làm bài tập 6. Nếu đồng ý giơ tay k đồng ý thì không giơ tay.

3. Hoạt động nối tiếp.

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.c tập của HS .

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Thời gian thực hiện: 05/01/2022.

Lớp: 1C Buổi sáng:

(9)

Toán:

Bài 47: CHỤC VÀ ĐƠN VỊ ( T1 ) I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, hs đạt được các yêu cầu sau:

- Biết 1 chục bằng 10 đơn vị.

- Biết đọc, viết các số tròn chục.

- Bước đầu nhận biết cấu tạo số có hai chữ số.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết vấn đề các tình huống trong thực tế.

- Phát triển các năng lực toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- 10 khối lập phương, 10 que tính.

- Các thanh 10 khối lập phương hoặc bó 10 que tính.

- Bảng chục – đơn vị đã kẻ sẵn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Hoạt động khởi động

- Cho HS chơi trò chơi “ Hái táo” để tìm và đọc số tương ứng trên quả táo.

- GV nhận xét tuyên dương.

- GV giới thiệu bài mới: Chục và đơn vị.

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

1. Nhận biết 1 chục (qua thao tác trực quan) - GV hướng dẫn HS quan sát tranh và hỏi các bạn trong tranh đang làm gì?

- GV cùng HS thao tác trên khối lập phương.

- GV và HS cùng lấy 10 khối lập phương ghép thành một thanh.

+ 1 thanh gồm mấy khối lập phương

- 10 khối lập phương còn gọi là 1 chục khối lập phương.

+ 1 chục còn có cách gọi nào khác? Nêu cách viết số mười?

- GV viết số 10 lên bảng. Hướng dẫn số 10 là số có 2 chữ số là 1 và 0.

- GV cho HS đọc số.

2. Nhận biết các số tròn chục.

- GV và HS cùng thao tác tương tự như trên để nhận ra số lượng, đọc, viết các số tròn chục 20, 30, 40,…đến 90.

- HS chơi và đọc các số tương ứng trên quả táo.

+ Các bạn đang chơi xếp khối lập phương.

- 10 khối lập phương.

- 1 chục còn gọi là mười. Viết số 1 trước, số 0 viết sau.

- HS đọc: mười – một chục.

(10)

- GV hướng dẫn HS đếm theo chục. Từ 1 chục đến 9 chục và đọc theo thứ tự ngược lại. Yêu cầu HS đọc các số tròn chục theo thứ tự từ 10 đến 90 và ngược lại.

- GVKL: Các số tròn chục từ 10 đến 90 là những số có hai chữ số. Chữ số hàng đơn vị luôn là chữ số 0 và chữ số hàng chục tăng dần từ 1 – 9.

C. Hoạt động thực hành – luyện tập Bài 1:

- Hoạt động cá nhân làm bài tập:

a) Quan sát tranh và đếm xem có mấy chục que tính?

- GV hỏi: 6 chục còn được gọi là bao nhiêu?

b) Quan sát tranh và đếm xem có mấy chục cái bát?

- GV hỏi: 9 chục còn được gọi là bao nhiêu?

- GV nhận xét chữa bài.

Bài 2: Số?

- HS làm bài cá nhân bài tập 2 ( Viết số tròn chục thích hợp vào ô trống)

* Đáp án:

10 20 30 40 50 60 70 80 90 - Yêu cầu HS đọc kết quả bài làm của mình.

- GV chốt chữa bài.

Bài 3: Trò chơi “ Lấy cho đủ số đồ vật”

- GV tổ chức cho HS chơi trong nhóm 4.

- GV phổ biến luật chơi: Mỗi bạn lấy ra vài chục đồ vật và nói số lượng. Ví dụ: Có hai chục khối lập phương, có 1 chục bút màu, có 3 chục que tính…

- Tổ chức cho học sinh chơi.

- Gọi đại diện nhóm lên trình bày.

- GV nhận xét tuyên dương.

E. Củng cố - Dặn dò:

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Liên hệ thực tế: Một chục quả trứng gồm bao nhiêu quả?

- Nhận xét giờ học.

- HS đọc các số tròn chục.

- HS lắng nghe.

- HS: Có 6 chục que tính.

- Sáu mươi.

- HS: Có 9 chục cái bát.

- Chín mươi

- HS quan sát băng giấy để tìm ra quy luật của các số trên băng giấy.

- HS đọc bài làm.

- HS chơi trong nhóm.

- Biết về chục và đơn vị.

- Lắng nghe.

(11)

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Lớp: 1A

Tiếng việt:

Bài 5 : SINH NHẬT CỦA VOI CON I. MỤC TIÊU

Giúp HS :

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản , không có lời thoại , đọc đúng các vần oam , oám, oăm , ươ và các tiếng , từ ngữ có các vấn này ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát .

2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc ; hoàn thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn ; viết sáng tạo một câu ngắn .

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : sự quan tâm , giúp đỡ bạn bè ; khả năng làm việc nhóm ; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm , cảm xúc của bản thân .

II CHUÁN BI 1. Kiến thức ngữ văn

- GV nắm được đặc điểm của truyện đồng thoại ( truyện cho trẻ em trong đó loài vật và các vật vô tri được nhân cách hoá để tạo nên một thế giới thần kì , thích hợp với trí tưởng tượng của các em ) ; nội dung của VB Sinh nhật của voi con ; cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện . GV nắm được đặc điểm phát âm , cấu tạo các vần oam , oám, oăm , ươ, nghĩa của các từ ngữ khó trong VB ( ngoạm , tiết mục , ngủ ngoắc , mỏ khoảm , hơ vòi ) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này .

2. Kiến thức đời sống

- GV nắm được một số đặc tính của con vật sống trong rừng như : vẹt có mỏ khoằm , sóc và khi có đuôi dài , voi có vòi dài , gấu có thể ngoạm đồ ăn , thỏ thích ăn cà rốt . 3. Phương tiện dạy học Tranh minh hoạ ( tranh với con , khi vàng , sóc nâu , gấu đen , vệt mỏ khoằm , thỏ trắng ) hoặc máy tính có phần mềm dạy chữ , máy chiếu , màn hình , bảng thông minh .

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 3

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5.Chọn từ ngữ để hoàn thiện cảu và viết câu vào vở

(12)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp hoãn thiện cầu . GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả . GV và HS thống nhất câu hoàn thiện . ( Vân rất vui vì được đi chơi cùng các bạn . )

- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở . GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .

HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp hoãn thiện cầu

HS viết câu hoàn chỉnh vào vở

6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan

sát tranh . Yêu cầu HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh , có dùng các từ ngữ đã gợi ý - GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh .

- HS và GV nhận xét .

HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh , có dùng các từ ngữ đã gợi ý HS trình bày kết quả nói theo tranh .

7. Nghe viết

- GV đọc to cả hai câu . ( Các bạn chúc mừng sinh nhật với con . Nó hi vòi cảm ơn các bạn . )

- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết :

+ Viết lùi vào đầu dòng . Viết hoa chữ cái đầu câu , kết thúc câu có dấu chấm .

+ Chữ dễ viết sai chính tả ( sinh ) .

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách . Đọc và viết chính tả :

+ GV đọc từng câu cho HS viết . Mỗi cái cần đọc theo từng cụm tử ( Các bạn chúc mừng sinh nhật voi con . Nó huơ với cảm ơn các bạn ) . Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần . GV cần đọc rõ ràng , chậm rãi , phù hợp với tốc độ viết của HS .

+ Sau khi HS viết chính tả , GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi . + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi .

+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .

HS chú ý

HS viết

8. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Sinh nhật của voi con từ ngữ có tiếng chứa vần oăc , oac , uơ , ưa

- GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần - HS làm việc nhóm đôi để tìm và dọc

(13)

tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài . - HS nêu những từ ngữ tìm được . GV viết những từ ngữ này lên bảng .

- Một số ( 2 - 3 ) HS đánh vần , đọc trơn ; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ . Lớp đọc đóng thanh một số lần

thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần oăc , oac , uơ , ưa. Nêu những từ ngữ tìm được

9. Nói lời chúc mừng sinh nhật một người bạn của em - GV gợi ý cho HS ý tưởng ( Vào ngày sinh

nhật em muốn bạn chắc em như thế nào ? Em muốn chúc bạn điều gì nhân ngày sinh nhật bạn ? ... ) .

- GV cho HS thực hành nói lời chúc mừng sinh nhật theo nhóm đối .

- GV gọi một số HS trình bày kết quả . - GV lưu ý HS về cách nói lời chúc mừng sinh nhật bạn .

HS thực hành nói lời chúc mừng sinh nhật theo nhóm đối

10. Củng cố

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học . GV tóm tắt lại những nội dung chính .

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học . GV nhận xét , khen ngợi , động viên HS

HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu , thích hay không thích , cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào )

IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( Nếu có )

………

………

………

--- Thời gian thực hiện: 05/01/2022.

Lớp: 1C Buổi sáng:

Tiếng việt:

ÔN TẬP I. MỤC TIÊU

Giúp HS :

- Củng cố và nâng cao một số kiến thức , kĩ năng đã học trong bài Tôi và các bạn thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vấn khó vừa được học ; ổn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để nói về bản thân và bạn bẻ ; thực hành nói và viết sáng tạo về một chủ điểm cho trước ( bạn bè ) .

(14)

- Bước đầu có khả năng khái quát huy những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài .

II. CHUẨN BỊ

- Phương tiện dạy học : Tranh minh hoạ Nam nhở chim bồ câu gửi thư được phóng to hoặc thiết bị chiếu để trình chiếu hinh thay cho tranh in .

- Thiết bị chiếu cũng có thể dùng để trình chiếu các vấn HS cần luyện đọc . III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Tìm từ ngữ có tiếng chửa vần oac , oăc , oam , oăm.

- GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cẩn tim có thể đã được học hoặc chưa được học . Tuy nhiên , do các vần trên là những vần hiếm gặp nên HS chủ yếu tìm trong các văn bản đã học .

- GV nên chia các vần này thành 2 nhóm ( để tránh việc HS phải ôn một lần nhiều vẫn ) và HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vấn .

Nhóm vần thứ nhất :

+ HS làm việc nhóm đối để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần oac , oăc , oam , oăm .

+ HS nêu những từ ngữ tim được . GV viết những từ ngữ này lên bảng .

+ Một số ( 2 - 3 ) HS đánh vần , đọc trơn ; mỗi HS chỉ dọc một số từ ngữ . Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần .

Nhóm vần thứ hai :

+ HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần ươ , oach , oăng . + HS nêu những từ ngữ tìm được . GV viết những từ ngữ này lên bảng .

+ Một số ( 2 - 3 ) HS đánh vần , đọc trơn ; mỗi HS chỉ dọc một ngữ . Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần .

HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vấn .

2. Nam nhờ chim bồ câu gửi thư làm quen với một người bạn . Hãy giúp Nam chọn từ ngữ phù hợp để Nam giới thiệu mình .

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ . - GV hỏi :

Người gửi thư là ai ? Người nhận thư là ai ? Người chuyển thư là ai ?

- GV có thể giải thích thêm , nếu được huấn luyện , một số giống chim bồ câu có thể đưa

HS nói những gì quan sát được ( Nam , chim bồ câu đưa thư )

HS trả lời

(15)

thư trong khoảng cách xa . vậy , trước đây người ta có thể cùng chim bồ câu để đưa thư - HS làm việc nhóm đôi , trao đổi : Trong các từ ngữ đã cho thi những từ ngữ nào đã xuất hiện trong văn bản Tôi là học sinh lớp 1 ? ( đúng với Nam ) ; Những từ ngữ nào không có trong văn bản đỏ ? ( không đúng với Nam ) . Những từ ngữ Nam cần chọn để giới thiệu về mình là những từ ngữ xuất hiện trong văn bản đã học .

HS làm việc nhóm đôi , trao đổi

3. Tìm từ ngữ dùng để chỉ tình cảm bạn bè .

- GV có thể gợi ý : Trong các từ ngữ đã cho , từ ngữ nào em có thể dùng để chỉ tình cảm của em với một người bạn , VD : Có thể nói Em và Quang rất thân thiết với nhau . Thân thiết là từ ngữ dùng để chỉ tình cảm bạn bè . Có thể nói Em và Quang đã bỏng với nhau , nhưng đá bóng chỉ một hoạt động , một trò chơi , không phải là từ ngữ chỉ tình cảm . Những từ ngữ dùng để chỉ tình cảm bạn bè : thân thiết , gần gũi , quý mến , GV lưu ý HS , những từ ngữ này cũng có thể dùng để chỉ tình cảm giữa những người thân trong gia đình , giữa thầy cô và học sinh , ...

- GV có thể giải thích để HS hiểu rõ những từ ngữ như quý trọng , gắn bó , ... thường dùng để chỉ tình cảm bạn bè giữa những người bạn lớn tuổi ( gần bỏ : khó tách rời nhau , thưởng có quan hệ trong thời gian lâu

; quý trọng : quỷ và rất coi trọng ) .

- GV gọi một số HS trình bày , GV và HS nhận xét

- HS làm việc nhỏ đói để thực hiện nhiệm vụ

- HS tìm thêm những từ ngữ khác Có thể dùng để chỉ tình cảm bạn bè , chẳng hạn : yêu quy , quý trọng gắn bó ...

4. Nói về một người bạn của em

GV có thể gợi ý : Bạn ấy tên là gì ? Học lớp mấy ? Ở trường nào ? Bạn ấy thích chơi trò chơi gì ? Em hay chơi trò chơi gi với bạn ấy ? Tình cảm của em đối với bạn ấy thế nào ? ... Lưu ý , HS có thể chỉ chọn một số nội dung để nói , không nhất thiết phải nói hết các nội dung được gợi ý .

- HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ .

- Một số HS trình bày trước lớp , nói

(16)

- GV nhắc lại một số ý mà HS đã trình bày . - GV nhận xét , khen ngợi một số HS có ý tưởng hay , tình cảm chân thành .

về một người bạn . Một số HS khác nhận xét , đánh giá .

5. Giải các ô chữ để biết được tên người bạn của Hà GV nêu nhiệm vụ . Có thể yêu cầu 1 HS đọc

to câu lệnh .

- GV hướng dẫn HS cách thức điền từ ngữ theo hàng ngang . Từ ngữ cần điền vào ô chữ cũng là từ ngữ cần điền vào các câu gợi ý . Trong bài Tôi và các bạn , HS đã được học 5 văn bản . 5 câu gợi ý tương ứng với 5 văn bản đã học . Sau khi điền đủ 5 từ ngữ theo hàng ngang ( 1. giải thưởng , 2. sinh nhật , 3. đôi tai , 4. bạn , 5. học sinh ) , ở hàng dọc ( tô màu ) , HS sẽ nhìn thấy từ thanh . GV yêu cầu HS đọc từ này . Đây là tên người bạn của Hà . GV có thể hỏi thêm : Vậy tên người bạn mới của Hà là gì ?

HS đọc to câu lệnh .

HS điền từ ngữ theo hàng ngang

6. Củng cố

GV tóm tắt lại nội dung chính ; nhận xét , khen ngợi , động viên HS .

--- LUYỆN TẬP

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài 1. TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 1

1. Kết hợp từ ngữ ở A và B

A B

Bây giờ , em để biết thêm nhiều điều bổ ích Em rất thích đã biết đọc truyện tranh . Em đọc sách mẫu đồng phục của trường . - GV gọi một số ( 2 - 3 ) HS đọc lần lượt cột A và cột B.

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả trước lớp , nhận xét , thống nhất cấu trả lời , sau đó cho HS làm vào vở

2. Sắp xếp các từ ngữ thành cầu và viết vào vở

GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu :

+ thích , em , nhảy dây , chơi + em , đuổi bắt , thích , chơi , cũng + vui , thật là , đi học

- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đối . - Một số ( 2 - 3 nhóm trình bày kết quả . GV và HS

- HS làm việc nhóm , trao đổi về yêu cầu của bài .

HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng

- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng .

(17)

thống nhất phương án đúng . ( Em thích chơi nhảy dây . / Em cũng thích chơi đuổi bắt . / Đi học thật là vui . ) Bài 2. ĐÔI TAI XẤU XÍ

Sắp xếp các từ ngữ thành cầu và viết vào vở

- GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu :

+ lương , ở trên , lạc đà , có , bướu

+ cái vòi , voi con , dài , tổ GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đối . Một số ( 2 - 3 ) nhóm trình bày kết quả . GV và HS thống nhất phương án đúng . ( Lạc đã có bướu ở trên lưng . Voi Con có cái vòi dài . )

- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng .

HS sắp xếp các từ ngữ

- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng .

Bài 3. BẠN CỦA GIÓ

Sắp xếp các từ ngữ thành cầu và viết vào vở

- GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ thành cầu : gió , mây , thổi , bay .

- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đối . Một số ( 2 - 3 nhóm trình bày kết quả . GV và HS thống nhất phương án đúng . ( Gió thổi mây bay ) HS viết vào vở câu đã được sắp xếp đúng . ( 1 ) Do đặc điểm của tiếng Việt - một ngôn ngữ đơn lập , âm tiết tính - từ một số từ ngữ cho trước , có thể sắp xếp theo những trật tự khác nhau để tạo thành những cầu khác nhau . Vì vậy với dạng bài tập này , đôi khi có nhiều phương án đúng khác nhau và GV cần ghi nhận kết quả làm bài đủng của HS .

HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng

- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng .

Bài 4. GIẢI THƯỞNG TÌNH BẠN

Sắp xếp các từ ngữ thành cầu và viết vào vở GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu : + Cường , Kiên , là , và , đôi , bạn thân

+ Cúc , Nhung , và , nhảy dây , chơi

GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi . Một số ( 2 - 3 ) nhóm trình bày kết quả . GV và HS thống nhất phương án đúng . ( Cường và Kiên là đôi bạn thân hoặc Kiên và Cường là đôi bạn thân . Cúc và Nhung cùng chơi nhảy dây hoặc Nhung và Các cùng chơi nhảy dây )

HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng

- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng . Bài 5. SINH NHẬT CỦA VOI CON

Sắp xếp các từ ngữ thành cầu và viết vào vở

- GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu :

+ voi con , sinh nhật , các bạn , chúc mừng + các bạn , em , chơi cùng , giờ ra chơi , thường

- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi . Một số ( 2 - 3 ) nhóm trình bày kết quả . GV và HS thống nhất phương án đúng . ( Các bạn chúc mừng sinh nhật

HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng

- HS viết vào vở các câu

(18)

voi con./ Giờ ra chơi , em thường chơi cùng các bạn . ) đã được sắp xếp đúng . IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( Nếu có )

………

………

………

--- Tự nhiên và xã hội:

BÀI 13: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CÂY XANH VÀ CÁC CON VẬT ( T1 ) I.MỤC TIÊU:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức kĩ năng:

Sau bài học, HS đạt được:

* Về nhận thức khoa học:

- Kết nối được các kiến thức đã học về thực vật, động vật trong bài học và ngoài thiên nhiên.

- Biết sử dụng những đồ dùng cần thiết khi đi tham quan thiên nhiên.

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

- Quan sát, đặt được câu hỏi và trả lời câu hỏi về những cây và con vật nơi tham quan.

- Bước đầu làm quen cách quan sát, ghi chép, trình bày kết quả khi đi tham quan

* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

- Có ý thức giữ an toàn khi tiếp xúc với một số cây và các con vật.

- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của động vật và thực vật.

- Cân nhắc không sử dụng các đồ dùng bằng nhựa dùng một lần để bảo vệ môi trường.

2. Phẩm chất:

-Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn và chăm sóc cây cối - Chăm chỉ: Có thói quen cho bản thân

3. Năng lực:

3.1: Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết quan sát và trình bày ý kiến của mình về đặc điểm của cây xanh.

- Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết sử dụng những đồ dùng cần thiết khi đi tham quan thiên nhiên

- Nhân ái: Yêu thương , tôn trọng bạn bè, thầy cô 3.2: Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa hoc: Học sinh biết cách giữ gìn và bảo vệ cây cối và động vật.

- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội: Làm quen cách quan sát, ghi chép, trình bày kết quả.

(19)

- Năng lực vận dụng: Vận dụng kiến thức bài học để hoàn thành báo cáo kết quả sau khi đi tham quan.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Tranh ảnh minh họa bài học, một số tranh ảnh về cây cối và con vật. Phiếu quan sát.

2. HS: Vở bài tập TNXH 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số + Đồ dùng sách vở của HS trong tiết học.

1. Tiến trình dạy học.

- Kiểm tra bài cũ:

+ Em đã làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi?

+ Nhận xét.

- Trò chơi: Đố vui : “Cây gì? Con gì?”

+ GV cho HS lần lượt quan sát các tranh về cây cối và các con vật. Yêu cầu HS gọi đúng tên.

- Giới thiệu bài: Bài 13: Thực hành: Quan sát cây xanh và các con vật

+ HS trả lời + Lắng nghe - Chơi trò chơi

- Lắng nghe

* HĐ 1: Chuẩn bị khi đi tham quan thiên nhiên

a.Mục tiêu: Nêu được một số đồ dùng cần mang khi đi tham quan. Thực hiện một số nội quy khi đi tham quan.

b. Phương pháp: hoạt dộng nhóm,quan sát, vấn đáp, thuyết trình.

c.Cách tiến hành:

Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình - Cho HS quan sát tranh trang 86 (SGK) + Bức tranh vẽ gì?

+ Các bạn trong tranh đang làm gì?

- Cho HS quan sát tranh trang 87 (SGK) + Bức tranh vẽ gì?

+ Mọi người trong tranh đang làm gì?

Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm:

- Chia lớp thành 2 nhóm lớn.

- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm:

+ Nhóm 1: Quan sát tranh 1 + Nhóm 2: Quan sát tranh 2

HS thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi:

- Quan sát + HS trả lời + HS trả lời - Quan sát + HS trả lời + HS trả lời

- Lắng nghe

(20)

+ Khi đi tham, các bạn trong tranh đã mang theo những gì?

+ Vai trò của những đồ dùng đó là gì?

- Tổ chức HS hoạt động nhóm trong thời gian 3phút

Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm lên trình bày.

- Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương - GV hỏi:

+ Khi đi tham quan, cần lưu ý điều gì?

+ Để bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa, chúng ta nên đựng nước và đồ ăn bằng vật dụng gì?

Kết luận: Để bảo vệ môi trường, khi đi tham quan, chúng mình nhớ không nên sử dụng đồ nhựa dùng một lần như túi ni lông, chai đựng nước, ... Không tự ý hái hoa, bẻ cành hay trêu chọc các con vật.

Bước 4: Củng cố *GV hướng dẫn HS :

- Cách quan sát ngoài thiên nhiên: Quan sát từng cây, con vật, màu sắc, chiều cao, các bộ phận, ...

- Cách ghi chép trong phiếu quan sát: Ghi nhanh những điều quan sát được theo mẫu phiếu và những điều chú ý mà em thích vào phía dưới của phiếu để hoàn hiện sau

* GV lưu ý nhắc nhở HS:

+ Tuân thủ nội quy, hướng dẫn của GV, của nhóm trưởng.

+ Chú ý quan sát, chia sẻ, trao đổi với các bạn để phát hiện ra những điều thú vị hoặc những điều em chua biết để cùng nhau tìm ra câu trả lời và chia sẻ những hiểu biết của mình với các bạn trong nhóm cũng như học hỏi từ bạn, ...

- HS thảo luận nhóm đôi - HS trình bày

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ HS trả lời + HS trả lời

- Lắng nghe

- Lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

---

(21)

Hoạt động trải nghiệm:

BÀI 12: GIỮ VỆ SINH CÁ NHÂN I. MỤC TIÊU:

- Kể tên và nhận diện đươc những việc cần làm để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ;

- Thực hiện được một số việc làm thể hiện giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày phù hợp với lứa tuổi;

- Rèn luyện thói quen tự giác, tự lực, có trách nhiệm trong việc giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ hằng ngày.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Đồ dùng đánh răng, rửa mặt, rửa tay. Xô đựng nước và nước sạch.

- Truyện ngụ ngôn Gấu con bị sâu răng; bài hát Rửa mặt như mèo (sáng tác: Hàn Ngọc Bích); video, tranh ảnh hướng dẫn cách đánh răng, rửa mặt, các bước rửa tay.

2. Học sinh:

- Nhớ lại các kiến thức đã học của môn Đạo đức, TNXH về nội dung tự chăm sóc bản thân và giữ vệ sinh cá nhân.

- Mỗi HS chuẩn bị một khăn rửa mặt cá nhân;

- Thẻ 2 mặt: 1 mặt xanh và 1 mặt đỏ;

- Mỗi tổ chuẩn bị 2 đến 3 chậu nhựa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. KHỞI ĐỘNG

- Mở bài hát Rửa mặt như mèo (sáng tác:

Hàn Ngọc Bích) cho HS nghe.

- Đặt câu hỏi:

+ Bài hát nói về điều gì?

+ Những ai không muốn bị chê “Rửa mặt như mèo”?

- Nhận xét, giới thiệu bài.

- Hát theo và múa phụ họa.

- Trả lời cá nhân.

- Lắng nghe.

2.KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

Hoạt động 1: Chia sẻ những việc cần làm để giữ vệ sinh cá nhân

*Y/C HS nêu tên những việc mọi người thường làm hằng ngày để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

*Y/C HS quan sát tranh, suy nghĩ và chia sẻ trước lớp theo gợi ý:

+ Em đã tự làm được những việc nào để giữ vệ sinh cá nhân?

+ Kể lại cách em thực hiện 1 đến 2 việc giữ

- 2-3 HS nêu. HS khác nhận xét, bổ sung.

- Quan sát tranh, suy nghĩ trả lời theo gợi ý.

- Lần lượt HS trình bày, chia sẻ trước lớp.

- HS khác nhận xét và nêu cảm nghĩ của mình về việc bạn đã làm được.

- Thảo luận nhóm đôi, sắp xếp các bức tranh đúng quy trình

(22)

vệ sinh cá nhân mà em đã tự làm được (tên việc làm, thời gian làm việc đó trong ngày, tác dụng và các bước thực hiện việc đó) - Nhận xét, tuyên dương HS.

* Y/C HS quan sát nhóm hình 2 – hoạt động 1, thảo luận và sắp xếp các hình cho đúng trình tự rửa mặt.

- Kết luận các bước rửa mặt.

- NX, khen ngợi, động viên HS.

- Gọi HS trình bày quy trình các bước rửa tay.

Kết luận: Có nhiều việc các em cần làm để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ như: đánh răng, rửa mặt, rửa tay, chân, tắm gội. Mỗi việc giữ vệ sinh cá nhân có tác dụng và cách thực hiện khác nhau. Thường xuyên thực hiện đúng cách việc giữ vệ sinh cá nhân sẽ giúp cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho, khỏe mạnh.

rửa mặt (4 – 3 – 1 – 2 – 5: Vò khăn bằng nước sạch – Vắt khăn – Đặt khăn vào hai lòng bàn tay – Lau sạch mắt – Lau 2 bên má, trán, mũi, cằm).

- Đại diện 1 số nhóm trình bày.

- Giơ thẻ xanh (đồng tình), thẻ đỏ (không đồng tình).

- 2 HS trình bày.

- Lắng nghe.

3.THỰC HÀNH

Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt, rửa tay a, Thực hành rửa mặt

- Tổ chức cho HS lên bảng thực hiện các bước rửa mặt

- Nhận xét, tuyên dương.

b, Thực hành rửa tay

(GV tổ chức tương tự như thực hành các bước rửa mặt)

- NX chung kết quả thực hành, khen ngợi, động viên HS.

- 2-3 HS đại diện mỗi nhóm lên lần lượt thực hiện việc rửa mặt (chọn dụng cụ, đồ dùng, thực hiện các động tác rửa mặt).

- HS khác nhận xét

- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- Lắng nghe.

4.VẬN DỤNG

Hoạt động 3: Thực hiện các việc giữ vệ sinh cá nhân hàng ngày

- Y/C HS về nhà thực hiện các việc sau:

+ Tự giác rửa mặt, đánh răng, rửa tay chân, tắm gội để rèn luyện thói quen giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày.

+ Nhờ bố mẹ, người lớn hướng dẫn thêm những việc bản thân chưa tự làm được hoặc làm chưa đúng trong việc vệ sinh cá nhân.

- Lắng nghe và thực hiện.

- 1 số HS chia sẻ.

- Lắng nghe và nhắc lại: ĐT - CN

(23)

+ Nhờ bố mẹ, người thân đánh giá việc làm của mình để báo cáo vào giờ học sau.

* Tổng kết:

- Mời 1 số HS chia sẻ những điều học được và cảm nhận của các em sau khi tham gia các hoạt động.

- Đưa ra thông điệp và Y/C HS nhắc lại để ghi nhớ: Hằng ngày, các em cần thực hiện các công việc giữ vệ sinh cá nhân đúng cách để giữ cho cơ thể luôn thơm tho, sạch sẽ và mạnh khỏe.

5. Củng cố - dặn dò -Nhận xét tiết học

-Dặn dò chuẩn bị bài sau

-HS lắng IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( Nếu có)

………

………

………

--- Toán:

Bài 47: CHỤC VÀ ĐƠN VỊ ( T2 ) I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, hs đạt được các yêu cầu sau:

- Biết 1 chục bằng 10 đơn vị.

- Biết đọc, viết các số tròn chục.

- Bước đầu nhận biết cấu tạo số có hai chữ số.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết vấn đề các tình huống trong thực tế.

- Phát triển các năng lực toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- 10 khối lập phương, 10 que tính.

- Các thanh 10 khối lập phương hoặc bó 10 que tính.

- Bảng chục – đơn vị đã kẻ sẵn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Hoạt động khởi động

- Cho HS chơi trò chơi “ Hái táo” để tìm và đọc số tương ứng trên quả táo.

- GV nhận xét tuyên dương.

- GV giới thiệu bài mới: Chục và đơn vị.

- HS chơi và đọc các số tương ứng trên quả táo.

(24)

B. Hoạt động thực hành – luyện tập Bài 4: Nói ( theo mẫu)

- Yêu cầu HS quan sát mẫu trong SGK.

+ Có mấy thanh khối lập phương và có mấy khối lập phương rời?

+ 3 thanh và 2 khối rời ta có số bao nhiêu?

- Số 32 là số có mấy chữ số?

- GV nhận xét: Trong số 32, số 3 cho ta biết 3 chục khối lập phương, số 2 cho ta biết có 2 khối lập phương rời. Ta có thể viết như sau:

Chục Đơn vị

3 2

+ Số 32 gồm mấy chục và mấy đơn vị.

- GV cho HS nhắc lại cấu tạo số 32.

* HS làm theo cặp đôi tương tự theo mẫu mà GV đã hướng dẫn ở các ý a, b, c, d của bài tập.

- GV quan sát hướng dẫn HS làm bài, nhận xét.

- Cho HS cả lớp đồng thanh nói lại cấu tạo các số ở các ý.

Bài 5: Trả lời câu hỏi (cả lớp) - GV hỏi HS trả lời.

- Gọi HS nhận xét, tuyên dương.

D. Hoạt động vận dụng Bài 6:

- GV yêu cầu HS thử ước lượng và đoán nhanh xem mỗi chuỗi vòng có bao nhiêu hạt?

- GV cho HS đếm để kiểm tra dự đoán.

- GV cho HS thấy rằng trong cuộc sống

- HS: 3 thanh và 2 khối rời - HS: số 32

- Có 2 chữ số, số 3 đứng trước, số 2 đứng sau.

- Số 32 gồm 3 chục và 2 đơn vị - HS nhắc lại.

- HS làm bài.

Chục Đơn vị

2 4

- HS nói: Số 24 gồm 2 chục và 4 đơn vị.

- HS trả lời:

a) Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.

b) Số 49 gồm 4 chục và 9 đơn vị.

c) Số 80 gồm 8 chục và 0 đơn vị. d) Số 66 gồm 6 chục và 6 đơn vị.

- HS đoán và giải thích tại sao lại đoán được số đó.

- HS đếm.

(25)

không phải lúc nào chúng ta cũng đếm chính xác ngay được kết quả, có thể có một số trường hợp phải ước lượng để có thông tin ban đầu nhanh chóng.

E. Củng cố - Dặn dò:

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Liên hệ thực tế: Một chục quả trứng gồm bao nhiêu quả?

- Nhận xét giờ học.

- Biết về chục và đơn vị.

- Lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( Nếu có)

………

………

………

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Củng cố và nâng cao một số kiến thức , kĩ năng đã học trong bài Bài học từ cuộc sống thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học ; thực

- Củng cố và nâng cao một số kiến thức , kĩ năng đã học trong bài Bài học từ cuộc sống thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học ; thực

- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Bài học từ cuộc sống thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; thực

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về đọc để hiểu nội dung bài 2..

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về đọc để hiểu nội dung bài 2..

Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về tính giá trị biểu thức; giải toán có lời văn bằng hai phép tính.. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các

Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu

Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập