• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tiếng Việt lớp 5 Tuần 10 trang 70, 71 Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 7 | Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 chi tiết

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tiếng Việt lớp 5 Tuần 10 trang 70, 71 Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 7 | Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 chi tiết"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 7 - Tuần 10 trang 70, 71

Đọc thầm bài thơ Mầm non (Tiếng Việt 5, tập một, trang 98). Dựa vào nội dung bài đọc, chọn đáp án đúng nhất :

Đọc thầm

Mầm non Dưới vỏ một cành bàng

Còn một vài lá đỏ Một mầm non nho nhỏ Còn nằm ép lặng im.

Mầm non mắt lim dim Cố nhìn qua kẽ lá Thấy mây bay hối hả Thấy lất phất mưa phùn Rào rào trận lá tuôn Rải vàng đầy mặt đất

Rừng cây trông thưa thớt Như chỉ cội với cành….

Một chú thỏ phóng nhanh Chẹn nấp vào bụi vắng Và tất cả im ắng

Từ ngọn cỏ, làn rêu….

Chợt một tiếng chim kêu:

- Chiếp, chiu, chiu ! Xuân tới!

Tức thì trăm ngọn suối Nổi róc rách reo mừng Tức thì ngàn chim muông Nổi hát ca vang dậy…

Mầm non vừa nghe thấy Vội bật chiếc vỏ rơi Nó đứng dậy giữa trời Khoác áo màu xanh biếc.

VÕ QUẢNG

(2)

Trả lời:

Em đọc kĩ bài.

Câu 1

Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào?

a) Mùa xuân b) Mùa hè c) Mùa thu d) Mùa đông

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ nội dung bài thơ rồi trả lời Trả lời:

Những chi tiết trong bài đều cho thấy mầm non nằm im mình vào mùa đông:

Dưới vỏ một cành bàng/Còn một vài lá đỏ

Thấy mây bay hối hả/Thấy lất phất mưa phùn/Rào rào trận lá tuôn/Rải vàng đầy mặt đất/Rừng cây trông thưa thớt/Như chỉ cội với cành…

Đáp án đúng: d. Mùa đông Câu 2

Trong bài thơ, mầm non được nhân hóa bằng cách nào?

a) Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.

b) Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non.

c) Dùng những đại từ chỉ người để chỉ mầm non.

Phương pháp giải:

Em đọc bài thơ và chỉ ra những từ ngữ nhân hóa mầm non. Ví dụ: nằm ép lặng im, mắt lim dim,...

Trả lời:

(3)

Trong bài thơ mầm non được nhân hóa bằng cách dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non

Một mầm non nho nhỏ/Còn nằm ép lặng im Mầm non mắt lim dim/Cố nhìn qua kẽ lá

Mầm non vừa nghe thấy/Vội bật chiếc vỏ rơi/Nó đứng dậy giữa trời/Khoác áo màu xanh biếc

Những từ gạch chân vốn là những từ được dùng để chỉ hoạt động của con người thì nay lại được dùng cho mầm cây

Đáp án đúng: a. Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non Câu 3

Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?

a) Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.

b) Nhờ sự im ắng của mọi vật trong mùa xuân.

c) Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá trong mùa xuân.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn thơ sau: Mầm non mắt lim dim... Nổi hát ca vang dậy.

Trả lời:

Mầm non nhận ra mùa xuân về nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân

Chợt một tiếng chim kêu:

- Chiếp, chiu, chiu! Xuân tới!

Tức thì trăm ngọn suối Nổi róc rách reo mừng Tức thì ngàn chim muông Nổi hát ca vang dậy…

Đáp án đúng: a. Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân Câu 4

(4)

Em hiểu câu thơ Rừng cây trông thưa thớt nghĩa là như thế nào?

a) Rừng thưa thớt vì rất ít cây.

b) Rừng thưa thớt vì cây không lá.

c) Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng.

Phương pháp giải:

Em đọc thêm những câu thơ trên:

Rào rào trận lá tuôn Rải vàng đầy mặt đất Rừng cây trông thưa thớt.

Trả lời:

Câu Rừng cây trông thưa thớt nghĩa là rừng thưa thớt vì cây không lá Đáp án đúng: b. Rửng thưa thớt vì cây không lá

Câu 5

Ý chính của bài thơ là gì?

a) Miêu tả mầm non.

b) Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.

c) Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.

Phương pháp giải:

Em đọc cả bài thơ và rút ra nội dung chính.

Trả lời:

Ý chính của bài thơ là miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên thông qua hình ảnh mầm cây cùng các sự vật từ khi mùa đông cho tới khi xuân sang

Đáp án đúng: c. Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên Câu 6

Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc a) Bé đang học ở trường mầm non.

(5)

b) Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.

c) Trên cành cây có những mầm non mới nhú.

Phương pháp giải:

Nghĩa gốc của từ mầm non: là búp hay chồi cây từ hạt, củ mới nhú ra.

Trả lời:

Từ mầm non được dùng với nghĩa gốc trong câu Trên cành cây có những mầm non mới nhú

Những câu còn lại là mượn tính chất non nớt của mầm cây để chỉ sự vật khác Đáp án đúng: c. Trên cành cây có những mầm non mới nhú

Câu 7

Hối hả có nghĩa là gì?

a) Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.

b) Mừng vui, phấn khởi vì được như ý.

c) Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Trả lời:

Hối hả có nghĩa là rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh Đáp án đúng: a. Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh Câu 8

Từ thưa thớt thuộc loại từ nào?

a) Danh từ b) Tính từ c) Động từ

Phương pháp giải:

Thưa thớt nghĩa là: ít, phân bố rời rạc, không đều.

(6)

Trả lời:

Từ thưa thớt là tính từ Đáp án đúng: b. Tính từ Câu 9

Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a) Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt b) Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách c) Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách Phương pháp giải:

Từ láy là phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu cả vần) giống nhau.

Trả lời:

Dòng chỉ gồm từ láy đó là: Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách Đáp án đúng: c. Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách

Câu 10

Từ nào đồng nghĩa với từ im ắng?

a) Lặng im b) Nho nhỏ c) Lim dim

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời.

Trả lời:

Từ đồng nghĩa với từ im ắng đó là: Lặng im Đáp án đúng: a. Lặng im

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mây - Những đảm mây lớn và đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió - Thổi giật, mát lạnh, mang theo hơi nước.. -

1) Em làm theo yêu cầu của bài tập. 3) Em làm theo yêu cầu của bài tập.. ⟶ Tai của cái ấm không dùng để nghe được. - Nghĩa của các từ mũi: đều chỉ bộ phận có đầu nhọn

- Chín trong câu “Nghĩ cho chín rồi hãy nói” (nghĩ chín) là ở trạng thái đã suy nghĩ kĩ và từ chín ở câu “Lúa ngoài đồng đã chín vàng” là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa

- Các đặc điểm đó quan hệ chặt chẽ với nhau, cho nhau, làm hiện rõ vẻ ngoài cùng tính tình của bà: dịu dàng, dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ, yêu đời và lạc quan.. - Những

- Không thể thay thế tinh ranh bằng những từ khác vì tinh ranh dùng để chỉ vừa khôn, vừa nghịch nhưng nghiêng về nghịch nhiều hơn. Cũng không thể dùng “khôn ngoan”

Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày

- Chiếc khăn đã ghi dấu ấn một chặng đường đấu tranh của dân tộc, nó là kỉ vật thiêng liêng mà viện bảo tàng đang cất giữ. - Em thầm biết ơn mẹ và biết ơn các chiến sĩ

- Cây màu xanh được trồng trong một chiếc túi nhỏ màu đen. Tuy bé nhưng nhìn cây rất cứng cáp và tràn đầy sức sống. - Thân cây chỉ nhỏ bằng ngón tay út của em, khoác