• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ngân hàng câu hỏi Địa lý 6_học kỳ 2_ năm học 2020-2021

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Ngân hàng câu hỏi Địa lý 6_học kỳ 2_ năm học 2020-2021"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGÂN HÀNG CÂU HỎI HỌC KỲ 2 ĐỊA LÝ 6 Câu 1: (NB) Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải đặt nhiệt kế như thế nào?

   A. Ngoài trời nắng, cách mặt đất 3m    B. Nơi mát, cách mặt đất 1m

   C. Ngoài trời, sát mặt đất

   D. Trong bóng râm, cách mặt đất 2m.

Đáp án: D

Câu 2:  (NB)Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 3 lần trong ngày vào các thời điểm:

   A. 9 giờ, 16 giờ, 24 giờ    B. 6 giờ, 14 giờ, 22 giờ    C. 5 giờ, 13 giờ, 21 giờ    D. 7 giờ, 15 giờ, 23 giờ Đáp án: C

Câu 3: (TH) Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào    A. 12 giờ trưa

   B. 13 giờ trưa    C. 11 giờ trưa    D. 14 giờ trưa Đáp án: B

Câu 4: (TH) Tại sao có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước:

   A. Do trên mặt đất có động thực vật sinh sống.

   B. Do lượng nhiệt chiếu xuống đất và nước khác nhau.

   C. Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.

   D. Do nước có nhiều thủy hảo sản cần nhiều không khí để hô hấp.

Đáp án: C

Câu 5: (TH) Điều nào không đúng khi nói về sự thay đổi của nhiệt độ    A. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.

   B. Nhiệt độ không khí thay đổi theo màu đất.

   C. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.

   D. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.

Đáp án: B

Câu 6: (TH) Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 mét vì:

   A. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.

   B. Không ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.

   C. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

   D. Bảo quản nhiệt kế để sử dụng lâu hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người đo.

Đáp án: A

Câu 7: (TH) Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền;

ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

   A. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.

   B. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.

   C. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.

   D. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.

Đáp án: D

(2)

Câu 8: (VD) Giả sử có một ngày ở thành phố Hà Nội, người ta đo đưực nhiệt độ lúc 5 giờ được 22oC, lúc 13 giờ được 26oC và lúc 21 giờ được 24oC. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?

   A. 22oC.

   B. 23oC.

   C. 24oC.

   D. 25oC.

Đáp án: C

Câu 9: (TH) Nhiệt độ không khí cao nhất ở A. Cực và cận cực

B. Khu vực ôn đới

C. Khu vực hai chí tuyến D. Khu vực xích đạo Đáp án: D

Câu 10: (NB) Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí như thế nào?

A. Càng tăng B. Càng giảm C. Không thay đổi D. Luôn biến động Đáp án: B

Câu 11: (TH) Thời tiết là hiện tượng khí tượng A. xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi.

B. xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.

C. xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.

D. xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.

Đáp án: B

Câu 12: (TH) Khí hậu là hiện tượng khí tượng A. xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi B. xảy ra trong một ngày ở một địa phương C. lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó D. xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa Đáp án: C

Câu 13: (NB) Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ lệ lớn nhất là    A. khí Cacbonic.    B. khí Nitơ.

   C. hơi nước.    D. Ôxi.

Đáp án: B

Câu 14: (NB) Tầng khí quyển nằm sát mặt đất là    A. tầng đối lưu.

   B. tầng ion nhiệt.

   C. tầng cao của khí quyển.

   D. tầng bình lưu.

Đáp án: A

Câu 15: (TH) Khối khí lạnh hình thành ở đâu?

   A. Biển và đại dương.    B. Đất liền.

   C. Vùng vĩ độ thấp.    D. Vùng vĩ độ cao.

Đáp án: D

Câu 16: (TH) Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt là    A. đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.

   B. bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.

   C. đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.

(3)

   D. bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.

Đáp án: C

Câu 17. (TH) Tại sao ở các dãy núi cao có sự khác nhau về nhiệt độ dưới chân núi và trên đỉnh núi?

A. Càng lên cao nhiệt độ càng tăng.

B. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

C. Nhiệt độ tăng mạnh khi xuống dốc.

D. Trên cao nhận được bức xạ nhiều hơn.

Đáp án: B

Câu 18: (NB) Trên thế giới, khu vực có lượng mưa từ 1000-2000mm phân bố ở  A.  hai cực.        B.  chí tuyến.         

C. các vùng vĩ độ cao. D.  hai bên xích đạo.

Đáp án: D

Câu 19: (TH) Tại sao không khí có độ ẩm?

A. Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

B. Do mưa rơi xuyên qua không khí.

C. Do không khí chứa nhiều mây        

D. Do không khí chứa một lượng hơi nước nhất định.

Đáp án: D

Câu 20: (NB) Sự bão hòa hơi nước là  A. không khí chứa lượng hơi nước nhiều.  

B. không khí không chứa một lượng hơi nước nào.

C. không khí đã chứa một lượng hơi nước tối đa. 

D. hơi nước trong không khí đọng lại thành những hạt nước. 

Đáp án: C

Câu 21: (NB) Lượng mưa trung bình của một tháng được tính  A. lấy lượng mưa của các tháng trong năm cộng lại . 

B. lấy lượng mưa của các ngày trong tháng cộng lại. 

C. lấy lượng mưa của các ngày trong tháng cộng lại chia cho số ngày. 

D. lấy lượng mưa của các tháng trong năm cộng lại chia cho 12.

Đáp án: C

Câu 22: (NB) Lưu vực của một con sông là gì?

   A. Vùng hạ lưu của sông.

   B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.

   C. Vùng đất đai đầu nguồn.

   D. Chiều dài từ nguồn đến cửa sông.

Đáp án: B

Câu 23: (TH) Chi lưu là gì?

   A. Lượng nước chảy ra mặt cắt ngang lòng sông

   B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông    C. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính    D. Các con sông đổ nước vào con sông chính.

Đáp án: C

Câu 24. (TH) Độ muối của nước biển và đại dương là do A. Hoạt động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra.

B. Sinh vật sống trong các biển và đại dương tạo ra.

C. Động đất núi lửa ngầm dưới đấy biển và đại dương sinh ra.

D. Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.

Đáp án: D

Câu 25. (TH) Nguyên nhân sinh ra thủy triều?

(4)

   A. Động đất ở đáy biển.      B. Núi lửa phun.

   C. Do gió thổi.      D. Sức hút Mặt Trăng và Mặt Trời.

Đáp án: D

Câu 26. (TH) Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do:

   A. Gió       B. Động đất    C. Núi lửa phun      D. Thủy triều Đáp án: A

Câu 27. (NB) Hai thành phần chính của lớp đất là:

A. Hữu cơ và nước. B. Nước và không khí C. Cơ giới và không khí. D. Khoáng và hữu cơ Đáp án D

Câu 28. (TH) Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất tốt nhất dùng để trồng cây lúa là:

A. Đất cát pha. B. Đất xám

C. Đất phù sa bồi đắp. D. Đất đỏ badan Đáp án C

Câu 29. (NB) Lớp vỏ sinh vật là:

A. Sinh vật quyển. B. Thổ nhưỡng.

C. Khí hậu và sinh quyển. D. Lớp vỏ Trái Đất.

Đáp án A

Câu 30. (NB) Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu so với thực vật:

A. Nhiều hơn thực vật. B. ít hơn thực vật C. Tương đương nhau. D. Tùy loài động vật.

Đáp án B

Câu 31. (TH) Một số loại cây trồng tiêu biểu ở miền khí hậu nhiệt đới ẩm là:

A. Dừa, cao su. B. Táo, nho, củ cải đường C. Thông, tùng. D. Chà là, xương rồng Đáp án A

====== Hết ======

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Người phương Tây cổ đại sáng tạo ra lịch (dương lịch) dựa trên cơ sở nào?( Chu kì vòng quay của Trái Đất quanh Mặt

- Bắc Mỹ đang áp dụng các phương thức khai thác tài nguyên đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp: đa canh, luân canh bảo vệ tài nguyên đất, kết hợp chăn nuôi

- Người nông dân Việt Nam giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, gắn bó với đất đai; khi có chính sách thích hợp khuyến khích sản xuất thì người nông dân phát

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùngA. cần lao động có trình

Câu 21: Loại cây công nghiệp được trồng nhiều ở vùng đất cát pha duyên hải vùng Bắc Trung Bộ là.. cây lạc

Khi hạ cánh xuống mặt đất, đường bay của máy bay tạo một góc nghiêng so với mặt đất.. Nếu phi

- Do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tình trạng thiếu việc làm là nét đặc trưng của khu vực nông

Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 15kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực nào trong số các lực sau đây.. Thước nào thích hợp dùng để đo chiều dài