• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHƯƠNG III: THÂN

* Mục tiêu c ủa chương 1. Kiến thức

- Nêu được: Vị trí, hình dạng; phân biệt cành, chồi ngọn với chồi nách (chồi lá và chồi hoa). Phân biệt được các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò dựa vào cách mọc của thân.

- Trình bày được thân mọc dài ra do có sự phân chia của mô phân sinh (ngọn và lóng ở 1 số loài).

- Trình bày được cấu tạo sơ cấp của thân non: gồm vỏ và trụ giữa - Nêu được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ (sinh mạch) làm thân to ra.

- Nêu được chức năng mạch: mạch gỗ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá; mạch rây dẫn chất hữu cơ từ lá về thân, rễ.

2. Kĩ năng

*Kĩ năng bài học

- Biết làm thí nghiệm về sự dẫn nước và muối khoáng của thân, thí nghiệm chứng minh sự dài ra của thân.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận biết mẫu vật để phân loại thân trong không gian.

- Biết vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn, tỉa cành để giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế sản xuất.

*Kĩ năng sống

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi tìm hiểu về cấu tạo ngoài của thân và các loại thân.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng trong chia sẻ thông tin.

- Kĩ năng quản lí thời gian khi báo cáo.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ nhóm, lớp.

3. Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, tham gia hoạt động sản xuất.

4. Các năng lực hướng tới

- Năng lực quan sát, năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, Năng lực tự quản lí, năng lực tư duy.

Ngày soạn: 5/10/2020 Tiết: 12, 13,14,15,16, 19 Chủ đề 1: THÂN

I. Xác định vấn đề cần giải quyết

HS đã biết thân là bộ phận sinh dưỡng của cây.Từ thực tế HS biết được tùy đặc điểm người ta chia ra nhiều dạng cây. Nhưng cây lớn lên và to ra được là nhờ đâu? Tại sao người ta lại tỉa cành hay bấm ngọn một số loại cây còn là điều mới mẻ với học sinh. Vậy khi thực hiện chủ đề này sẽ giúp học sinh giải quyết các thắc mắc đó.

(2)

II. Lựa chọn nội dung bài học

Chủ đề bao gồm bài: Bài 13: Cấu tạo ngoài của thân Bài 14: Thân dài ra do đâu?

Bài 15: Cấu tạo trong của thân non Bài 16: Thân to ra do đâu?

Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân Bài 18: Biến dạng của thân

Thời lượng thực hiện chủ đề: 6 tiết III. Xác định mục tiêu bài học

III.I. Mục tiêu chủ đề

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

* Kiến thức

- Nêu được: Vị trí, hình dạng; phân biệt cành, chồi ngọn với chồi nách (chồi lá và chồi hoa). Phân biệt được các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò dựa vào cách mọc của thân.

- Trình bày được thân mọc dài ra do có sự phân chia của mô phân sinh (ngọn và lóng ở 1 số loài).

- Trình bày được cấu tạo sơ cấp của thân non: gồm vỏ và trụ giữa - Nêu được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ (sinh mạch) làm thân to ra.

- Nêu được chức năng mạch: mạch gỗ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá; mạch rây dẫn chất hữu cơ từ lá về thân, rễ.

* Kĩ năng Kĩ năng bài học

- Biết làm thí nghiệm chứng minh sự dài ra của thân.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận biết mẫu vật để phân loại thân trong không gian.

- Biết vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn, tỉa cành để giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế sản xuất.

Kĩ năng sống

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi tìm hiểu về cấu tạo ngoài của thân và các loại thân.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng trong chia sẻ thông tin.

- Kĩ năng quản lí thời gian khi báo cáo.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ nhóm, lớp.

* Thái độ

- Tích hợp giáo dục đạo đức: Giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ cây xanh, tìm hiểu về thế giới thực vật, ứng phó biến đổi khí hậu.

- Giáo dục ý thức bảo vệ cây trồng, tham gia hoạt động sản xuất.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

(3)

* Năng lực chung

- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:

+ Năng lực tự học: Tìm hiểu trước thông tin ở nhà.

+ Năng lực giải quyết vấn đề: giải thích các câu hỏi.

+ Năng lực tư duy, sáng tạo.

+ Năng lực tự quản lí, tự đánh giá.

- Nhóm năng lực quan hệ xã hội, gồm:

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Nhóm năng lực sử dụng công cụ hiệu quả, gồm:

+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Tìm kiếm các tư liệu liên quan.

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Trong diễn đạt và trình bày.

- Trải nghiệm: Tìm hiểu kiến thức, thông tin trong thực tế.

* Các năng lực chuyên biệt + Quan sát: Hình thái của thân.

+ Sưu tầm, phân loại: Các dạng thân.

+ Ghi chép, xử lí và trình bày số liệu: Phiếu học tập – Bảng nhóm.

+ Vận dụng kiến thức: có ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường.

+ Sử dụng ngôn ngữ: Định nghĩa, trình bày, mô tả, giải thích, kiến thức của bài.

+ Đo đạc: đo chiều cao của cây đậu qua các ngày.

+ Làm thí nghiệm về sự dài ra của thân.

IV. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu

BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHO CHỦ ĐỀ Nội

dung

Mức độ nhận biết Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp

Vận dụng cao Cấu tạo

ngoài của thân

Xác định được vị trí của thân, hình dạng than, bộ phận của thân, phân loại thân

Điểm giống nhau giữa thân và cành;

chồi hoa với chồi lá

Xác định được các bộ phận cấu tạo ngoài trên mẫu vật Thân

dài ra do đâu?

Giải thích được thân dài ra do đâu.

Giải thích trong trồng trọt người ta thường ngắt ngọn và tỉa cành đối với một số loại cây

(4)

Cấu tạo trong của thân

non

So sánh cấu tạo trong của rễ và thân, thân trưởng thành với thân non

Thân to ra do đâu?

Thân to ra do đâu?

Thế nào là dác?

Thế nào là ròng?

Vai trò của dác và dòng đối với thân

Dựa vào vòng gỗ hang năm biết được thời tiết của năm đó.

Vận chuyể n các chất trong thân

Sự to ra của thân do sự phân chia tế bào mô phân sinh ở tầng vỏ và tầng sinh trụ.

- Vẽ sơ đồ cấu tạo của thân non

- So sánh đặc điểm cấu tạo trong của thân non với cấu tạo trong của rễ

-nêu được các chức năng của các bó mạch:

Mạch gỗ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá;

Mạch rây dẫn chất hữu cơ từ lá về thân rễ

Cách xác định tuổi của cây

Biến dạng của thân

Biết được các biến dạng của thân

So sánh phân tích, khái quát đối chiếu giữa các loại thân với nhau

V. Biên soạn các câu hỏi, bài tập theo mức độ yêu cầu Bài tập Mức độ nhận biết:

Câu 1: Em hãy cho biết vị trí của thân? Hình dạng của thân.

Câu 2: Thân mang những bộ phận nào?

Câu 3: Có mấy loại thân chính? Cho ví dụ

Câu 4: Vị trí của chồi ngọn và chồi nách trên thân và cành?

Câu 4: Thế nào là dác? Thế nào là ròng?

Câu 6: Thân to ra do đâu?

Bài tập Mức độ thông hiểu:

Câu 7: Những điểm giống nhau giữa thân và cành?

Câu 8: Tìm sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa chồi hoa và chồi lá?

(5)

Câu 9: Giải thích vì sao thân dài ra được?

Câu 10: Khi trồng rau ngót, thỉnh thoảng người ta thường cắt ngang thân, làm như vậy có tác dụng gì?

Câu 11: Sự khác nhau về bó mạch của rễ và thân Câu 12: Tại sao thân non có thể quang hợp được?

Bài tập mức độ vận dụng thấp:

Câu 13: Xác định các bộ phận cấu tạo ngoài của thân trên mẫu vật của GV (cây bưởi con) và dạng thân của nó là gì?

Câu 14: So sánh cấu tạo trong của rễ (miền hút) và thân non ? Chúng có đặc điểm gì giống nhau

Câu 14: Cấu tạo trong của thân trưởng thành có gì khác cấu tạo trong của thân non?

Câu 16: Dác và ròng đối với đời sống của cây thì phần nào quan trọng hơn? Tại sao?

Bài tập vận dụng cao

Câu 17: + Khi mẹ bạn An trồng đỗ đen, An thấy lúc cây chuẩn bị ra hoa mẹ thường bấm ngọn. An không biết mẹ làm thế có tác dụng gì. Em hãy giải thích cho An?

+ Đồi keo nhà bạn Dũng, các cây keo thường được tỉa các cành phía dưới bị sâu hoặc phát triển kém. Theo em vì sao nhà bạn dũng làm vậy?

Câu 18: Giải thích vì sao thân dài ra được?

Câu 19: Hãy giải thích vì sao ?

1. Khi trồng đậu, bông, cà phê, trước khi cây ra hoa, tạo quả, người ta thường ngắt ngọn ?

2. Trông cây lấy gỗ, lấy sợi, người ta thường tỉa cành xấu cành bị sâu mà không ngắt ngọn

Câu 20: Tại sao quan sát vòng gỗ hằng năm của cây có thể xác định được đặc điểm thời tiết của năm đó?

VI. Thiết kế tiến trình dạy học VI.1. Chuẩn bị của giáo viên và HS:

1. Giáo viên: máy tính, máy chiếu.

Bảng phân loại thân cây, chuẩn bị các mẫu vật và thí nghiệm.

2. Học sinh

2.a. Mẫu vật: cành hồng, cành dâm bụt, cây mồng tơi, cây cải, cây cỏ mần trầu,…Phiếu học tập bảng SGK/44 theo nhóm

Stt Tên cây Thân đứng Thân leo Thân bò

T.gỗ T.cột T.cỏ T. quấn Tua cuốn 1

..

(6)

2.b. Chuẩn bị: Gieo hạt đậu vào khay đất ẩm cho đến khi ra lá thất thứ nhất, chon 6 cây cao bằng nhau, ngắt ngọn 3 cây, 3 cây không ngắt ngọn. Sau 3 ngày đo chiều cao của 6 cây ghi kết quả vào bảng:

Nhóm cây Chiều cao

Cây ngắt ngọn Cây không ngắt ngọn

2.c. Mẫu vật: Mỗi HS chuẩn bị một đoạn thân cây: Cành cây dâu bánh tẻ, cây xoan hoặc 1 đoạn cây thân gỗ đã già.

VI.2. Chuỗi các hoạt động học

Tiết chủ đề: 1 Tiết ppct: 12

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (14p) 1. Mục tiêu hoạt động:

- Kiến thức: Gợi cho HS hứng thú khi khám phá kiến thức về thân.

- Kĩ năng: Quan sát, ghi nhớ tích cực, quản lí thời gian, tự tin khi trình bày trước lớp.

2. Phương thức hoạt động:

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: dạy học nhóm, phương pháp trực quan, KWL - Hình thức: nhóm, trải nghiệm

- Phương tiện: Vườn cây tại trường 3. Tiến trình hoạt động:

(1) Giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS theo nhóm 4HS: Quan sát các cây trong trường ghi lại các thông tin mình biết được về thân cây vào cột K,W theo bảng (10p)

Những điều em đã biết (K)

Những điều em muốn biết (W)

Những điều em đã học được (L)

………

………

……… ……..

………..

………..

……….

- Học sinh lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ.

(2) HS thực hiện nhiệm vụ:

- Cá nhân HS Quan sát một số thân cây ghi lại những gì quan sát được (6p) sau đó các thành viên trong mỗi nhóm tập hợp ý kiến và ghi vào cột K, W

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu.

(3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

- GV đại diện 3 nhóm HS trình bày kết quả ghi chép được sau khi QS thân cây.

- HS nhóm khác lắng nghe, thảo luận thêm.

(4) Đánh giá:

(7)

- Thông qua quan sát, theo dõi HS thực hiện trong suốt quá trình học tập, GV đánh giá HS về ý thức học tập, khả năng sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ, khả năng giải quyết nhiệm vụ, khả năng hợp tác

GV: Thân là cơ quan sinh dưỡng của cây, có chức năng vận chuyển các chất trong cây và nâng đỡ tán lá. Vậy thân gồm những bộ phận nào? Có thể chia thân thành mấy loại ? Nhờ đâu mà thân to và dài ra? Trong thực tế khi trồng rau ngót thỉnh thoảng người ta thường cắt ngang thân, trồng bạch đàn lại tỉa cành làm như vây có tác dụng gì? Để trả lời các câu hỏi này cô cùng các em tìm hiểu chủ đề về thân.

A. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài của thân

Thao tác 1: Cấu tạo ngoài của thân ( 14p) 1. Mục tiêu hoạt động:

- Kiến thức: HS nêu được các bộ phận ngoài của thân. Phân biệt được hai loại chồi chồi nách và chồi ngọn.

- Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.

2. Phương thức hoạt động:

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: phương pháp trực quan, Vấn đáp - tìm tòi - Hình thức: cá nhân

- Phương tiện: mẫu vật cành hồng hoặc dâm bụt, máy tính, máy chiếu.

3. Tiến trình hoạt động:

(1) Giao nhiệm vụ:

+ Hoạt động cá nhân

+ Quan sát mẫu vật: thân cành từ trên xuống trả lời câu hỏi:

- Từ quan sát thực tế em hãy cho biết:?Vị trí của thân. Thân thường có hình gì?.

? Thân mang những bộ phận nào ?

?Những điểm giống nhau giữa thân và cành.

? Vị trí của chồi ngọn, chồi nách trên thân và cành?

? Chồi ngọn sẽ phát triển thành bộ phận nào của cây?

- GV kiểm tra bằng cách gọi HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 13.2 để trả lời câu hỏi.

? Có mấy loại chồi nách?

? Tìm sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa chồi hoa và chồi lá.

? Chồi hoa, chồi lá sẽ phát triển thành các bộ phận nào của cây?

Cá nhân HS trả lời

- Học sinh lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ.

(2) HS thực hiện nhiệm vụ:

- Cá nhân HS Quan sát mẫu vật kết hợp với kiến thức vừa trải nghiệm thực tế ghi lại những câu trả lời

- GV quan sát, trợ giúp HS khi cần.

(8)

(3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

- GV gọi HS trình bày kết quả ghi chép được sau khi QS mẫu vật và hình ảnh.

- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm.

(4) Đánh giá:

- Thông qua quan sát, theo dõi HS thực hiện trong suốt quá trình học tập, GV đánh giá HS về ý thức học tập, khả năng sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ, khả năng giải quyết nhiệm vụ. Chốt kiến thức

- Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.

+ Thân chính có hình trụ, trên thân có các thân phụ là cành.

+ Chồi ngọn: nằm ở đỉnh của thân chính và cành.

+ Chồi nách: nằm ở kẽ lá dọc thân và cành.

Chồi nách có 2 loại là chồi hoa và chồi lá.

+ Chồi hoa: mang các mầm hoa, sẽ phát triển thành hoa.

+ Chồi lá: có mô phân sinh ngọn, sẽ phát triển thành cành mang lá Thao tác 2: Các loại thân (10p)

1. Mục tiêu hoạt động:

- Kiến thức: HS phân biệt được các dạng thân đứng với nhau và với thân leo, bò.

- Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, xử lí thông tin, quản lí thời gian.

2. Phương thức hoạt động:

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: phương pháp trực quan, hoạt động nhóm - Hình thức: nhóm

- Phương tiện: mẫu vật 2.a; máy tính, máy chiếu.

3. Tiến trình hoạt động:

(1) Giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm:

+ HS đặt mẫu lên bàn theo nhóm, kết hợp QS H13.3 SGK tr.44 xếp các mẫu vật theo gợi ý của GV:

? Vị trí của thân trên mặt đất: nằm sát đất hay cao so với mặt đất?

? Độ cứng mềm của thân?

? Sự phân cành của thân: có cành hay không có cành?

? Thân đứng độc lập hay phải bám, dựa vào vật khác để leo lên cao? Nếu leo thì leo bằng cách nào: bằng thân quấn hay tua cuốn?

+ Sau khi phân loại mẫu vật của nhóm  hoàn thành bảng học tập SGK tr.44 - Học sinh lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ.

(2) HS thực hiện nhiệm vụ:

- Cá nhân HS Quan sát mẫu vật kết hợp QS H13.3 SGK tr.44 cá nhân HS hoàn thành bảng SGK/44 vào vở bài tập, sau đó tập trung thống nhất ghi vào phiếu của nhóm.

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu.

(3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

(9)

- GV gọi đại diện nhóm HS trình bày kết quả hoạt động - HS khác lắng nghe, thảo luận thêm.

(4) Đánh giá:

- Thông qua quan sát, theo dõi HS thực hiện trong suốt quá trình học tập, GV đánh giá HS về ý thức học tập, khả năng sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ, khả năng giải quyết nhiệm vụ, khả năng hợp tác. Chốt kiến thức

Gồm 3 loại thân:

- Thân đứng: + Thân gỗ: cứng, cao, có cành vd: ổi, mít, cam, ...

+ Thân cột: cứng, cao, không cành vd: cau, dừa..

+ Thân cỏ: mềm, yếu, thấp vd: cỏ mực, cỏ mần trầu...

- Thân leo: + Thân quấn: mồng tơi, + Tua cuốn: mướp, khổ qua ...

- Thân bò: mềm, yếu, bò lan sát mặt đất vd: rau má

Thao tác 3 (7 phút): Củng cố và giao nhiệm vụ tự học ở nhà cho học sinh.

*Củng cố: GV cho HS trả lời lấy điểm nội dung sau:

? Xác định các bộ phận cấu tạo ngoài của thân trên mẫu vật của GV (cây bưởi con) và dạng thân, rễ của nó là gì?

Gửi bài PHTM (hoặc chiếu)

BT1: Chọn từ thích hợp điền vào các chổ trống trong các câu sau:

Có 2 loại chồi nách: ……… phát triển thành cành mang lá, ……phát triển thành cành …….

Tuỳ theo cách mọc của thân mà chia làm 3 loại: Thân …….( thân ……., thân ……., thân ……..), thân ……….(thân ………, tua ……..) và thân ……..

BT2: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời sai.

a) Thân cây dừa, cây cau, cây cọ là thân cột

b) Thân cây bạch đàn, cây gỗ lim, cây bàng là thân gỗ c) Thân cây lúa, cây cải, cây ổi là thân cỏ

d) Thân cây đậu ván, cây bìm bìm, cây mướp là thân leo Đáp án: 1.- Chồi lá, chồi hoa, mang hoa hoặc hoa.

- Đứng, (gỗ, cột, cỏ), leo, (quấn, cuốn), bò.

*Về nhà:- GV Giao bài tập về nhà (chuyển vào mail của lớp và trường học kết nối):

+ học và làm bài tập SGK/44 + chuẩn bị như 2 c.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Do ếch ở trong lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới nên ếch không thể hô hấp bằng phổi đồng thời khả năng hô hấp qua da ở trong nước của ếch gần như bằng không (lượng

+ Tim 3 ngăn: Ếch xuất hiện vòng tuần hoàn phổi tạo thành hệ tuần hoàn kép, tim hình thành 3 ngăn với lực đẩy mạnh hơn, làm tăng hiệu quả cung cấp oxy và chất dinh

Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng.. * Tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động

Không những vậy Diếp cá còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để trị các bệnh ho, trĩ, viêm nhiễm đường tiết niệu, nhiễm trùng, v.v [1]…Công trình này nghiên cứu

Theá laø moät con chuoät ñaõ naèm goïn ngay trong vuoát cuûa noù…Nhieàu luùc toâi ñang hoïc baøi, chuù ta ñeán duïi duïi vaøo tay, muoán toâi vuoát ve boä loâng

3) Em quan sát kĩ xem tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành rồi trả lời. 4) Em điền vào bảng theo yêu cầu. Tìm những tiếng không có đủ cả 3 bộ phận.. b) Tiếng không

Cụ thể gồm các kiến thức: các văn bản truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười; các đơn vị tiếng Việt từ và cấu tạo của từ, nghĩa của từ, từ mượn, từ loại và cụm từ;

Kết quả đã mô tả và giải thích được đặc điểm cấu tạo giải phẫu của lá hoặc cành làm nhiệm vụ thay cho lá thích nghi với môi trường sống nhiều ánh sáng của các loài