• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LỚP 11 Môn: Hóa học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LỚP 11 Môn: Hóa học "

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

Tổ Hóa học

ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LỚP 11 Môn: Hóa học

Thời gian làm bài: 180 phút Ngày thi: 25 tháng 11 năm 2019

Câu 1. (2 điểm)

1. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng trong các thí nghiệm sau:

a. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.

b. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.

c. Cho Fe3O4 vào dung dịch HI, sau đó cho vào dung dịch sau phản ứng một ít hồ tinh bột.

d. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4. 2. Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ sau đây:

a) NaCl + H2SO4 đặc, nóng →

b) Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO+ H2O c) KMnO4 + H2SO4 + HNO2

d) FeSO4 + KHSO4 + KMnO4

Câu 2. (2 điểm)

1. Cho dung dịch hỗn hợp chứa 0,2 mol MgCl2 và 0,1 mol FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Tính m.

2. Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức Y, một ancol đơn chức Z, một este tạo ra từ Y và Z.

Khi đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam X thì thu được 0,31 mol CO2 và 0,28mol H2O. Còn khi cho 6,2 gam X phản ứng vừa đủ với 50mL dung dịch NaOH 1M, đun nóng thì thu được 0,04mol Z. Tính thành phần % số mol của axit Y trong hỗn hợp X.

Câu 3. (2 điểm)

1. Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt sáu chất sau: Anđehit fomic, glixerin, glucozơ, phenol, tinh bột, ancol metylic.Viết các phương trình phản ứng.(các hoá chất và điều kiện phản ứng coi như có đủ).

2. Cho hỗn hợp gồm 3 chất rắn : Al2O3, SiO2 và Fe2O3 vào dung dịch chứa một chất tan A dư thì thu được một chất rắn B duy nhất. Hãy cho biết A, B có thể là những chất gì?

Cho ví dụ cụ thể và viết các phương trình hoá học minh hoạ.

Câu 4. (2 điểm)

1. Tính pH của dung dịch CH3COOH 0,5M. Cho Ka của CH3COOH = 1,8.10-5 2. So sánh và giải thích

a. Lực axit của HCOOH; CH3COOH và HOOC-COOH b. Lực bazơ của CH3NH2; C2H5NH2 và C6H5NH2

Câu 5. (2 điểm)

1. Cho hỗn hợp Y gồm ba kim loại K, Zn, Fe vào nước dư thu được 6,72 lít khí (đktc) và còn lại chất rắn B không tan có khối lượng 14,45 gam. Cho B vào 100 ml CuSO4 3M, thu được chất rắn C có khối lượng 16,00 gam. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong Y?

2. Đun nóng 0,1 mol một este no, mạch hở X ( không chứa nhóm chức nào khác) với 100 gam dung dịch MOH 20%. Phản ứng xong, cô cạn dung dịch thu được phần chất rắn A, ngưng tụ phần hơi thu được 89,2 gam chất lỏng. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 25,6 gam muối cacbonat và 25,3 gam hỗn hợp CO2, H2O.

a. Xác định M biết M là kim loại kiềm và trong A có chứa 1 muối của axit hữu cơ đơn chức.

b. Xác định công thức cấu tạo của X.

…………Hết……….

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài tập 1: Viết các phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển đổi sau( Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có). Tinh bột (1) Glucozơ (2) Rượu etylic

Lưu ý: Chất nguyên chất hay còn gọi là chất tinh khiết là chất không lẫn các chất khác, có tính chất vật lí và hóa học nhất định.. Số vật thể

Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển đổi sau (Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết mỗi dung

Phương pháp đáp ứng bề mặt (Response Surface Methodology - RSM) được sử dụng hiệu quả để tối ưu hóa các điều kiện của quá trình phản ứng xà phòng hóa (nồng

Giải thích và viết phương trình hoá học. Câu 10: Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm. Hãy nêu phương pháp làm sạch sắt. a) Viết PT phản ứng. b) Tính khối lượng các

A. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất đựng trong mỗi lọ trên.. 1) Viết phương trình phản ứng. 2) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. 1)

Phương trình pư điều chế axit axetic bằng pp lên men giấm, oxi hóa anđehit, oxi hóa ankan, đi từ metanol, nêu các ứng dụng của axit axeticA. Dùng những hóa chất nào

Câu 1: Trình bày tính chất hóa học của