• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Chất (mới 2022 + Bài Tập) - Hóa học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Chất (mới 2022 + Bài Tập) - Hóa học 8"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 2: Chất I. Chất có ở đâu?

1. Vật thể

- Tất cả những gì thấy được, kể cả bản thân cơ thể mỗi chúng ta là vật thể.

- Vật thể được phân loại thành: vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo:

+ Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.

Ví dụ: Cây mía, đá vôi, khí quyển, nước biển …

Hình 1: Một số vật thể tự nhiên - Vật thể nhân tạo do con người tạo ra.

Ví dụ: Ấm đun bằng nhôm, bàn bằng gỗ, lọ hoa bằng thủy tinh,…

Hình 2: Một số vật thể nhân tạo 2. Chất có ở đâu?

- Các vật thể tự nhiên gồm có một số chất khác nhau. Ví dụ:

+ Thân cây mía có đường, nước, xenlulozơ … + Đá vôi có thành phần chính là canxi cacbonat.

- Các vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu. Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất. Ví dụ:

+ Gỗ gồm xenlulozơ là chính.

+ Thép gồm có sắt và một số chất khác.

(2)

⇒ Ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Có những chất có sẵn trong tự nhiên, có những chất do con người điều chế được như: chất dẻo, tơ, sơi tổng hợp, thuốc nổ, dược phẩm …

II. Tính chất của chất

Mỗi chất có những tính chất vật lí và tính chất hoá học nhất định.

- Tính chất vật lí: trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu, mùi vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi,…

- Tính chất hóa học: là khả năng biến đổi thành chất khác. Ví dụ: khả năng phân hủy, tính cháy,…

- Các cách nhận biết:

+ Quan sát: giúp nhận ra tính chất bên ngoài như màu sắc, trạng thái.

Hình 3: Đường là chất rắn

+ Dùng dụng cụ đo: xác định nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng,..

Hình 4: Đo nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh + Làm thí nghiệm: xác định tính tan, dẫn điện, dẫn nhiệt,…

Hình 5: Thử tính dẫn điện của chất - Lợi ích của việc hiểu biết tính chất của chất:

(3)

+ Nhận biết chất, phân biệt chất này với chất khác.

+ Biết cách sử dụng chất.

+ Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất.

III. Chất tinh khiết 1. Hỗn hợp

- Hỗn hợp: là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.

Ví dụ: Nước biển, nước khoáng, nước muối,… là hỗn hợp do có lẫn một số chất tan.

Hình 6: Nước khoáng 2. Chất tinh khiết

- Chất tinh khiết: là chất không có lẫn chất khác

Ví dụ: Nước cất là chất tinh khiết do không có lẫn chất khác.

Hình 7: Nước cất - Chất tinh khiết có những tính chất nhất định.

Ví dụ: Chỉ nước tinh khiết mới có tonc = 0oC, toS = 100oC, D = 1 g/cm3 … Với nước tự nhiên các giá trị này đều sai khác nhiều ít tùy theo các chất khác có lẫn nhiều hay ít.

3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp

- Cách tách chất ra khỏi hỗn hợp: dựa vào sự khác nhau của tính chất vật lý.

Ví dụ: Tách muối ra khỏi dung dịch muối bằng cách đun nóng dung dịch cho nước bay hơi.

(4)

Hình 8: Tách muối ra khỏi dung dịch muối ăn

- Một số phương pháp tách chất dựa vào tính chất vật lý của chất như: chưng cất, cô cạn, lọc …

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Từ nhiều năm qua, Bộ Quốc phòng cùng các cơ quan chức trách và một số tổ chức hợp tác quốc tế đã triển khai thực hiện nhiều dự án, chương trình khảo sát, rà phá,

Để làm tốt các bài tập về clo và hợp chất của clo học sinh cần nắm vững các tính chất hóa học của clo.. + Clo không phản ứng trực tiếp

- Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta, trong cơ thể sinh vật và trong hầu hết các loại lương thực, thực phẩm, trong các loại đồ dùng và ngay trong cơ thể con người?.

- Những nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon.. Trật tự liên kết giữa các nguyên

- Axit sunfuric được dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất giặt rửa tổng hợp, tơ sợi hoá học, chất dẻo, sơn màu, phẩm nhuộm, dược phẩm, chế

Có kết tủa ngay, lượng kết tủa tăng dần qua một cực đại rồi sau đó tan trở lại hết.. Một lúc mới có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần qua một

Loại thủy tinh nào sau đây được sản xuất bằng cách nấu chảy silic đioxit tinh khiết.. Thủy tinh

- Nhận biết khí amoniac bằng quỳ tím ẩm, quỳ hóa xanh.. - Dễ bị