• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Độ tan của một chất trong nước (mới 2022 + Bài Tập) - Hóa học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Độ tan của một chất trong nước (mới 2022 + Bài Tập) - Hóa học 8"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 41: Độ tan của một chất trong nước I. Chất tan và chất không tan

1. Tính tan của một chất

- Có chất không tan và có chất tan trong nước.

- Có chất tan nhiều và có chất tan ít trong nước.

- Ví dụ: Tiến hành thí nghiệm 1, cho lượng nhỏ canxi cacbonat vào nước cất lắc mạnh. Lọc lấy nước lọc. Nhỏ vài giọt nước lọc lên tấm kính sạch. Làm bay hơi nước từ từ cho đến hết. Sau khi bay hơi nước trên tấm kính không để lại dấu vết.

Làm thí nghiệm 2 tương tự thí nghiệm 1 nhưng thay canxi cacbonat bằng muối ăn thì thấy trên tấm kính có vết mờ.

⇒ Muối ăn tan trong nước còn canxi cacbonat thì không.

Hình 1: Thí nghiệm về tính tan của chất 2. Tính tan của một số axit, bazơ, muối trong nước

- Hầu hết axit đều tan trong nước, trừ axit silixic (H2SiO3).

- Phần lớn các bazơ đều không tan, trừ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, còn Ca(OH)2 ít tan.

- Tính tan của muối:

+ Những muối natri, kali đều tan.

+ Những muối nitrat đều tan.

+ Phần lớn các muối clorua, sunfat tan được.

+ Phần lớn muối cacbonat không tan.

Lưu ý: Tra tính tan của axit, bazơ, muối ở bảng tính tan – phần cuối sách giáo khoa hóa học 8.

II. Độ tan của một chất trong nước 1. Định nghĩa

- Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ nhất định.

Ví dụ: Ở 25oC, độ tan của đường là 204 gam, của NaCl là 36 gam.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

(2)

a) Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ.

- Trong nhiều trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn cũng tăng theo.

Số ít trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tăng lại giảm.

Hình 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn b) Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất.

- Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu ta giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

Hình 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất khí

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Định nghĩa: Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là: số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định. Những yếu

[Mức độ 1] Hệ thống bảng viết trong các phòng học của trường THPT X được thiết kế dạng trượt hai bên như hình vẽ.. Khi cần sử dụng khoảng không ở giữa, ta

Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định sau sửa chữa đối với phương tiện đo tổng chất rắn hoà tan trong nước của trạm

Người soát lại Người

Khi nhiệt độ của môi trường tăng, áp suất tăng thì độ tan của một chất khí cũng tăng.. Độ tan của một chất khí tăng khi nhiệt độ giảm,

Viết các phương trình điện li và tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch... Cô cạn dung dịch thu được m gam

Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chấte. Sự nóng chảy bắt đầu từ phút

Với c{c cơ sở các phân tích trên, chúng tôi chọn l|m đối tượng BaTiO 3 làm vật liệu nền kết hợp chất chảy LBO để hạ nhiệt độ thiêu kết theo công thức BaTiO 3 + x %kl LBO