• Không có kết quả nào được tìm thấy

TÀI CHÍNH VĨ MÔ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TÀI CHÍNH VĨ MÔ"

Copied!
80
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

MUÏC LUÏC

TÀI CHÍNH VĨ MÔ

3.

Những thành tựu kinh tế 3 quý đầu năm 2015 và định hướng kinh tế Việt Nam 2016 Bùi Thị Mai Anh - CQ50/11.11

6.

Tín dụng chính sách - Cơ hội lớn cho người nghèo

Lê Thị Lan Phương - CQ50/11.18; Phạm Hoàng Minh - CQ50/02.02

9.

Thị trường bán lẻ Việt Nam 2015: Sức ép lớn từ nguồn cung

Trần Thị Quỳnh Thơ - CQ50/02.01

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

12.

Luật Ngân sách 2015 với những đổi mới trong quy trình về bội chi ngân sách địa phương Bùi Thị Liên - CQ50/01.03

17.

Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình doanh nghiệp xã hội

Lê Thị Lộc Hà - CQ51/18.02

20.

Kết thúc đàm phán TPP - Những thỏa thuận nào đã đạt được?

Ngọ Quỳnh Hương - CQ51/11.03

23.

Nâng cao năng lực xử lý nợ xấu cho VAMC

Lê Thị Thu Nga - CQ50/11.08

27.

Tìm hiểu về các kênh huy động vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước

Nguyễn Hữu Hưng - CQ52.15.04

32.

ODA - Vay hay không vay?

Nguyễn Thị Hương - CQ50/08.03

36.

Đàm phán thành công Hiệp định TPP cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Nguyễn Thị Vân Anh - CQ50/11.14

39.

Nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của vốn đầu tư

Trần Khoa Ninh - CQ51.01.03

42.

AEC - Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam

Nguyễn Thị Trắc - CQ51/05.03

CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ

46.

Ngành chế biến gỗ trước thách thức hội nhập

Hoàng Thị Dung - CQ50/02.02

51.

Thực trạng giá sữa ở Việt Nam hiện nay

Phùng Thị Thanh Huyền - CQ50/11.09

(2)

55.

Tăng cường vận động và thu hỳt ODA cho nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn Việt Nam Vũ Thị Lệ Hằng - CQ50/08.03

58.

Gia nhập TPP - Cơ hội và thỏch thức lớn cho ngành dệt may Việt Nam

Đỗ Minh Đức - CQ51/62.01

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

60.

Quan hệ hợp tỏc và hiệu quả của thương mại nụng nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc trong khuụn khổ FTA

Đồng Huyền Trang - CQ50/08.03

63.

Tỏc động của đầu tư nước ngoài đến nền kinh tế Việt Nam

Ngụ Thị Hương Thảo - CQ51/11.01

67.

Tăng cường quản lý nhà nước về nhập khẩu rau quả Trung Quốc

Nguyễn Thị Lan Hương - CQ51/11.02

71.

Tiềm năng xuất khẩu hàng húa sang Bangladesh

Phạm Thị Trang - CQ51/08.04

74.

Áp dụng tiờu chuẩn Halal - Chỡa khúa mở cửa vào thị trường người Hồi giỏo của doanh nghiệp Việt Nam

Vũ Thị Thanh Trà - CQ50/21.11

VẤN ĐỀ SỰ KIỆN

60. “

Kế toỏn sỏng tạo” - Vấn đề cần quan tõm của người làm nghề kế toỏn

Nguyễn Kim Anh - CQ50/22.03

thể lệ Gửi bài

Bài viết ngắn gọn, rõ ràng, đánh máy trên một mặt giấy A4 (độ dài không quá 5 trang, lề trái bằng 3,5cm, lề phải bằng 2cm, lề trên + dưới 3,0cm, cỡ chữ 14, khoảng cách dòng tối thiểu là 1,3cm), đánh số trang; các ký hiệu, công thức và hình vẽ phải chính xác, đúng quy định,

đánh số và ghi rõ vị trí đặt hình, tiêu đề bài báo viết bằng chữ in hoa, họ và tên tác giả, số điện thoại... được đặt ngay dưới dòng tiêu đề sát với lề phải của trang 1.

Tư liệu nước ngoài và dẫn liệu cần ghi rõ xuất xứ (tên tác giả, tên ấn phẩm, nhà xuất bản, năm xuất bản; báo chí phải ghi rõ số ra ngày, tháng, năm; tên trang web và tên chuyên mục của trang web. v.v...).

Không nhận những bài viết đã đăng trên các ấn phẩm khác ở trong và ngoài Học viện.

Bài viết và ý kiến trao đổi xin gửi về:

Ban Quản lý Khoa học - Học viện Tài chính

Điện thoại: 04. 3933 6122; Fax: 04.3933 1865; Email: noisansvnckh@gmail.com

(3)

Những thành tựu kinh tế 3 quý đầu 2015 và định hướng kinh tế Việt Nam 2016

Bùi Thị Mai Anh - CQ50/11.11 hặng đường kinh tế Việt Nam năm 2015 đã đi được hơn 3 quý đầu mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nhưng chúng ta đã thực hiện có kết quả bước đầu các bước đột phá chiến lược tái cơ cấu kinh tế gắn liền với mô hình tăng trưởng, đảm bảo ổn định kinh tế chính trị xã hội, nâng cao uy tín vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, từ đó hứa hẹn tương lai tăng trưởng sáng cho kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2015 và mục tiêu trong năm 2016.

Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 2015: tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ

Năm 2015 chúng ta đề ra 14 chỉ tiêu cho phát triển kinh tế xã hội tại Nghị quyết Quốc hội bao gồm: tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP), tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim nghạch xuất khẩu, tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế ­ xã hội so với GDP, chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI), tạo việc làm, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, số giường bệnh trên 1 vạn dân, tỷ lệ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lí nước thải tập trung, tỷ lệ che phủ rừng. Tính đến thời điểm hiện tại, theo phân tích báo cáo chúng ta dự kiến có 13 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, chỉ có 1 chỉ tiêu tỷ lệ che phủ rừng là không đạt kế hoạch.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,4% so với 12/2014, bình quân 9 tháng tăng 0,74%

so với cùng kì, tăng thấp nhưng không có biểu hiện lạm phát. Tiêu dùng trong nước, sức mua và tổng cầu tăng mạnh: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã loại trừ yếu tố giá tăng 9,1% cao hơn nhiều so với các năm trước. Đây là năm có mức giá tăng thấp nhất so với cùng kì trong 15 năm qua.

Tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt 120,7 tỉ USD, tăng 9,6% so với cùng kì 2014; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 124, 6 tỉ USD, tăng 15,9% so với cùng kì 2014. Nhập siêu khoảng 3,9 tỷ USD, bằng 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong giới hạn quốc hội cho phép dưới 5%)

Tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 10,78% (cùng kì 2014 tăng 6,62%), cao hơn gần 1% so với tốc độ tăng tiền gửi; cho thấy có sự cải thiện khá rõ nét trong việc khai thông nguồn vốn tín dụng cho phát triển đầu tư kinh doanh.

Tổng thu ngân sách Nhà nước thực hiện 9 tháng ước đạt 683.000 tỷ đồng, bằng 75% dự toán năm, tăng 7% so với cùng kì. Thu dầu thô và thu cân đối từ hoạt động xuất

C

(4)

nhập khẩu đạt thấp, chỉ bằng 55,7% và 70,5% dự toán năm, chủ yếu do giá dầu thô và giá của 1 số mặt hàng xuất nhập khẩu giảm mạnh.

Tổng chi ngân sách Nhà nước ước đạt 823,97 nghìn tỷ đồng, bằng 71,8% dự toán, tăng 7,8% so với cùng kì. Bội chi ngân sách Nhà nước ước khoảng 140,97 nghìn tỷ đồng, bằng 62,4% dự toán năm.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng đầu năm ước thực hiện đạt 909 500 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kì năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 9,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kì năm trước (cùng kì tăng 3,2%), vốn ODA và vay ưu đãi giải ngân ước đạt 3.300 triệu USD.

Nhìn chung, chúng ta đã đạt được 1 số những đột phá chiến lược :

 Tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, khắc phục đầu tư dàn trải, đề cao trách nhiệm của Bộ ngành, địa phương và chủ đầu tư. Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội chuyển dịch tích cực, trong đó đầu tư công giảm từ 35,5% năm 2010 xuống còn khoảng 30% năm 2015, đầu tư của dân cư và doanh nghiệp trong nước tăng từ 36,1% lên 42%.

 Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tập trung tổ chức lại sản xuất. Dự kiến cuối 2015 có khoảng 1.500 xã đạt chuẩn, chiếm 16,8%

 Tái cơ cấu công nghiệp, dịch vụ.

 Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo phòng chống giảm nhẹ thiên tai.Tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, khoáng sản. Quan tâm bảo vệ, phát triển rừng; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học. Tỉ lệ cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng được xử lý đạt 92,5% vượt chỉ tiêu đề ra (kế hoạch 5 năm là 85%, năm 2015 là 90%).

 Chủ động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Chủ động tham gia đóng góp trách nhiệm trên diễn đàn ASEAN, ASEM, APEC... tổ chức thành công Đại hội đồng liên minh nghị viện thế giới IPU­132.

Mặc dù vẫn còn những hạn chế như là năng suất lao động, chất lượng, sức cạnh tranh còn thấp, bội chi tăng, tình hình nợ xấu còn nhiều vướng mắc, doanh nghiệp trong nước và khu vực nông nghiệp, xuất khẩu nông sản đang khó khăn; nhập siêu tăng trở lại...

nhưng nhìn chung tình hình kinh tế Việt Nam những tháng cuối cùng còn lại của năm 2015 sẽ tiếp tục theo chiều hướng tích cực.

Mục tiêu, triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2016

Từ tình hình thực tiễn 2015 và triển vọng kinh tế thế giới, trong nước, dự báo về tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2016 được xây dựng trên 2 kịch bản chính

Kịch bản 1, nền kinh tế tiếp tục được duy trì ổn định và tiếp đà phát triển, hiệu quả đầu tư trong nước tiếp tục được cải thiện.

Kịch bản 2, nền kinh tế phát triển mạnh nhờ những động lực phát triển kinh tế, hiệu quả đầu tư trong nước tiếp tục cải thiện, các chính sách hỗ trợ tăng trưởng, tham gia các hiệp định tự do thương mại.

(5)

Dự báo tăng trưởng của 1 số chỉ tiêu kinh tế Việt Nam trong 2016

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu kinh tế Kịch bản 1 Kịch bản 2

1. Tăng trưởng GDP 6,70 7,10

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 3,31 3,43

Công nghiệp và xây dựng 8,05 8,32

Dịch vụ 6,75 7,36

2. Cơ cấu GDP 100 100

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 17,55 17,25

Công nghiệp và xây dựng 41,67 41,91

Dịch vụ 40,78 40,84

3. Thương mại

Tốc độ tăng xuất khẩu 13,2 15,64

Tốc độ tăng nhập khẩu 17,61 19,05

4. Vốn đầu tư

Vốn đầu tư/GDP 31 32

5. CPI bình quân năm 5,1 6,0

6. Tốc độ tăng tiêu dùng cuối cùng 6,37 6,75

7. Tốc độ tăng tiêu dùng cá nhân 6,42 6,87

8. Cơ cấu tiêu dùng 100 100

Tiêu dùng tư nhân 92,45 93,03

Tiêu dùng chính phủ 7,55 6,97

9. Tăng trưởng tín dụng 13 15

10. Tăng trưởng tiềm năng 6,95 7,33

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt ra mục tiêu 2016 tăng trưởng GDP 6,7%; lạm phát 5%, đạt ở mức cao nhất 5 năm. Dự kiến tổng thu cân đối NSNN 980 nghìn tỷ đồng, tổng chi NSNN khoảng 1.237 nghìn tỷ đồng.Như vậy năm 2016 dự kiến chi ngân sách vượt thu khoảng 257 nghìn tỷ đồng, bội chi NSNN 5% GDP tương đương 2015. Dự kiến khả năng huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội 2016 khoảng 1.589 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 31% GDP. Xuất khẩu dự kiến đạt khoảng 182 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2015, nhập khẩu khoảng 188 tỷ USD, tăng khoảng 9,9%. Nhập siêu 2016 ước tính khoảng 6 tỷ USD. Tỉ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu dự kiến ở mức 5%. “Kinh tế Việt Nam tiếp tục đà phục hồi ổn định với tốc độ tăng trưởng cao hơn 2015” ­ Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.

Như vậy, qua đánh giá phân tích, báo cáo của các ban ngành Bộ, các chuyên gia kinh tế có thể thấy tình hình kinh tế Việt Nam 2015 có nhiều bước tiến, hứa hẹn cho tương lai kinh tế 2016 và những năm sau sẽ phát triển theo hướng tích cực hơn.

Tài liệu tham khảo:

http://www.tinkinhte.com.vn : Bài viết “Lên kế hoạch cho kinh tế Việt Nam 2016”

http://www.tinkinhte.com.vn : Bài viết “Triển vọng kinh tế năm 2016”

http://www.vietnamplus.com.vn : Bài viết “Tình hình kinh tế- xã hội 2015: Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch”

(6)

Tín dụng chính sách - Cơ hội lớn cho người nghèo

Lê Thị Lan Phương - CQ50/11.18 Phạm Hoàng Minh - CQ50/02.02 ín dụng chính sách là một công cụ điều tiết của Nhà nước nhằm kích thích nền kinh tế cũng như thúc đẩy, hỗ trợ sự phát triển của một nhóm đối tượng được chính sách hướng tới. Tín dụng chính sách cho hộ nghèo phát triển sản xuất là một cấu phần quan trọng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Việt Nam. Chính sách này đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước để cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tình hình triển khai tín dụng chính sách

Tính đến nay, các chương trình tín dụng chính sách đã được thực hiện tại Việt Nam tròn 20 năm (1995­2015). Thời gian qua, hệ thống chính sách tín dụng không ngừng được hoàn thiện, góp phần quan trọng vào hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, đặc biệt là người nghèo tiếp cận được tới nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, nâng cao điều kiện sống.

Kết quả cụ thể mà chương trình tín dụng chính sách đạt được gồm:

Thứ nhất, đã thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo để cho vay các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tách hoạt động tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại. Đến nay, NHCSXH đang thực hiện cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Các chương trình tín dụng được thực hiện cho hộ nghèo vay vốn mà không phải thế chấp tài sản với thủ tục đơn giản, thuận lợi với thời gian ngắn nhất.

Thứ hai, tập trung huy động các nguồn lực tài chính trong xã hội để thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi, cơ bản đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách Xã hội, đến nay, đã có trên 25,5 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội với tổng doanh số cho vay trên 285 nghìn tỷ đồng.

Vốn tín dụng đã góp phần giúp trên 3,6 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên 11 triệu lao động. Thời gian cho vay cũng phù hợp với phương thức sản xuất kinh doanh của hộ nghèo.

T

(7)

Thứ ba, công tác kiểm tra, giám sát thực hiện nghiêm túc bảo đảm cho vay đúng đối tượng và sử dụng vốn đúng mục đích được thực hiện ở các cấp. Nội dung giám sát, kiểm tra là thông tin về đối tượng và tình hình sử dụng vốn, trả lãi, trả nợ của đối tượng được NHCSXH quản lý tốt trên hệ thống máy tính. Việc giám sát, kiểm tra vay vốn có đúng là hộ nghèo không, sử dụng vốn đúng mục đích. Đồng thời công tác thống kê lập báo cáo của NHCSXH có thông tin đầy đủ, kịp thời và chi tiết.

Thứ tư, mô hình tín dụng chính sách của Việt Nam đã cho thấy những ưu việt riêng có. Mô hình cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội dựa trên mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng với cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể chính trị ­ xã hội.

NHCSXH cho người nghèo trực tiếp vay vốn thông qua sự giám sát của cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể chính trị ­ xã hội như: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên từ Trung ương cho tới địa phương.

Những tổ chức đoàn thể chính trị ­ xã hội này đã gắn bó với người dân thông qua các tổ tiết kiệm, tổ vay vốn…

Bên cạnh kết quả trên, công tác triển khai tín dụng chính sách vẫn còn một số tồn tại và thách thức cụ thể như:

Về nguồn vốn: Do phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn cấp từ Trung ương nên khó chủ động được nguồn vốn, chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong điều kiện Ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn, việc cân đối để đảm bảo nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi và hỗ trợ lãi suất là nỗ lực lớn của Đảng và Nhà nước, tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích, đúng đối tượng được thực hiện chưa thật sự hiệu quả.

Về chính sách hỗ trợ, tư vấn, tuyên truyền: NHCSXH và các tổ chức chính trị ­ xã hội chưa làm tốt công tác hướng dẫn, giúp đỡ người nghèo cách làm ăn và sự phối hợp giữa vốn vay với khuyến nông, khuyến lâm. Công tác tuyên truyền tuy đã được đẩy mạnh nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Do vậy, vẫn còn một bộ phận hộ nghèo chưa hiểu và chấp hành tốt quy định trong vay trả.

Ngoài ra, lãi suất cho vay chưa linh hoạt, do đó mức ưu đãi còn thấp. Lãi suất cho vay được Ngân hàng Nhà nước tính toán trên cơ sở chỉ số kinh tế vĩ mô, điều kiện cho hộ nghèo phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên lãi suất tín dụng cho hộ nghèo hiện nay dường như ít tính ưu đãi hơn do chưa linh hoạt giảm lãi suất như các ngân hàng thương mại. Cụ thể, trong thời gian 2013­2015, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đã được điều chỉnh giảm đáng kể so với trước đây, trong đó lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức 7% ­ 9%/năm. Trong khi đó, lãi suất cho vay đối với người nghèo được điều chỉnh nhưng chậm và không nhiều từ 3,6 ­ 7,2%.

(8)

Về lực lượng cán bộ tín dụng: Vẫn còn thiếu cán bộ tín dụng, đặc biệt tại những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng nhiều đối tượng, do đó các cán bộ vẫn phải luân phiên hoặc 1 cán bộ phụ trách nhiều địa bàn. Trình độ quản lý, nghiệp vụ làm dịch vụ ủy thác của cán bộ tổ chức Hội đoàn thể trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của tổ viên còn hạn chế, công tác tập huấn của các tổ chức chính trị ­ xã hội cho cán bộ Hội, cho Tổ tiết kiệm và vay vốn còn chưa được nhiều, chưa chủ động.

Về phía hộ nghèo và các đối tượng được hưởng chính sách: Việc lập danh sách hộ nghèo chưa thật sự công khai minh bạch và có quy trình rõ ràng. Đặc biệt, việc xác nhận cho các đối tượng vay vốn, nhiều địa phương triển khai khác nhau, có nơi thì quá chặt chẽ, ngược lại có nơi thì lỏng lẻo. Tại một số địa phương vẫn có tiêu cực, sai sót trong việc xác định hộ nghèo. Phổ biến hiện tượng người dân tìm đủ mọi cách để được công nhận thuộc diện hộ nghèo nhằm hưởng chính sách tín dụng ưu đãi; trông chờ vào hỗ trợ mà không có nỗ lực vươn lên thoát nghèo.

Từ đó dẫn đến kết quả giảm nghèo tuy nhanh nhưng chưa bền vững. Có nơi tỷ lệ hộ nghèo còn trên 50%, cá biệt có xã còn trên 90%. Đặc biệt, cứ trên 3 hộ thoát nghèo thì có 1 hộ tái nghèo và phát sinh người nghèo mới, mà nguyên nhân chính là do nhiều hộ nghèo không biết sử dụng nguồn vốn vay để làm gì.

Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn tín dụng chính sách

Để hạn chế những tồn tại trên, đặc biệt là giúp các hộ gia đình, người nghèo thoát nghèo bền vững, cần triển khai thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, xã hội hóa nguồn vốn tín dụng chính sách, đồng thời huy động các nguồn lực tài chính trong xã hội, đặc biệt là các nguồn lực từ tư nhân, để thực hiện nhiều hơn nữa các chương trình tín dụng ưu đãi, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Ngân sách nhà nước chỉ nên coi là bước đệm để sau đó ngân hàng và các doanh nghiệp xã hội triển khai xã hội hóa nguồn vốn tín dụng cho vay.

NHCSXH tiếp tục cải tiến thủ tục vay vốn; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc duy trì và thực hiện nghiêm túc công tác giao dịch lưu động tại xã, đảm bảo việc giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm…

Hai là, phải biến tín dụng chính sách thành sản xuất hàng hóa, có như vậy mới khắc phục được tình trạng hộ nghèo vay vốn không biết để làm gì. Thực tế, hiện nay những người nông dân nghèo không chỉ cần vốn vay, họ còn cần thêm các chính sách dạy nghề gắn với hỗ trợ sản xuất. Do đó, cần có những chính sách hỗ trợ dạy nghề, hướng dẫn cách làm ăn và tạo cơ hội việc làm cho người nghèo. Có như vậy, người nghèo mới thật sự thoát nghèo một cách bền vững.

Ba là, tăng thêm dư nợ tín dụng cho người nghèo, đồng thời, mở rộng đối tượng được tiếp cận với nguồn vốn của NHCSXH. Sửa đổi và bổ sung các đối tượng và phương

(9)

thức tiếp cận vốn tín dụng chính sách trong các chương trình giảm nghèo trong thời gian tới. Về đối tượng vay vốn, cần phải rà soát lại các đối tượng để tập trung nguồn lực, tạo bước đột phá tiếp tục hỗ trợ thiết thực các đối tượng chính sách, trước hết là hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay giải quyết việc làm, hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở… Mở rộng các chính sách hỗ trợ đối với hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, để họ không rơi xuống ngưỡng nghèo đói và cũng là động lực để các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, cần hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp tín dụng ưu đãi đối với họ.

Bốn là, giải ngân tín dụng chính sách phải gắn với quy hoạch sản xuất của địa phương, dựa trên thế mạnh của địa phương. Giảm dần các chính sách hỗ trợ không hoàn lại, thay vào đó gắn với điều kiện và có quy định thời gian hoàn trả. Ngoài ra, quá trình xây dựng chính sách cũng cần có sự phối hợp, lồng ghép có hiệu quả với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư;

nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng hiệu quả của từng địa phương tới hộ gia đình nghèo nhằm giúp hộ nghèo nhanh chóng vươn lên thoát nghèo.

Năm là, nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và của các tổ chức đoàn thể chính trị ­ xã hội trong công tác thống kê, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo để tạo điều kiện cho các đối tượng này kịp thời vay vốn.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ hơn nữa với NHCSXH trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách. Thực hiện nghiêm túc công tác bình xét cho vay đảm bảo công khai, dân chủ từ thôn, bản. Việc xác nhận đối tượng phải được Ban giảm nghèo các xã, phường thị trấn xét duyệt chặt chẽ. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành đối với tín dụng chính sách… cũng cần được tăng cường.

Sáu là, cần thay đổi chính ý thức của người nghèo, để họ có ý thức tự tôn, tự vươn lên thoát nghèo, tránh tâm lý ỷ lại hoàn toàn vào Nhà nước. Cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để mọi người dân đều nắm bắt được các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định của Ngân hàng Chính sách Xã hội về tín dụng ưu đãi.

Thông tin tuyên truyền cần phải chính xác, cụ thể, dễ hiểu để tạo nhận thức đúng đắn cho những đối tượng được hoặc không được hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo.

Tài liệu tham khảo:

Trang http://vietnamnet.vn/, bài viết: “Tín dụng chính sách tạo ‘cần câu’ cho hộ nghèo”;

Trang http://ilssa.org.vn/, bài viết: “Một số vấn đề về chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo phát triển sản xuất”.

(10)

Thị trường bán lẻ Việt Nam 2015:

Sức ép lớn từ nguồn cung

Trần Thị Quỳnh Thơ - CQ50/02.01 án lẻ là tất cả các hoạt động liên quan đến việc bán sản phẩm vật chất và dịch vụ trực tiếp cho người sử dụng cuối cùng nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân, gia đình và tổ chức mà không kinh doanh.

Thị trường bán lẻ là thị trường ở đó diễn ra hoạt động bán lẻ. Những người bán lẻ và người tiêu dùng là hai tác nhân chính của thị trường, tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa trong một khuôn khổ pháp lý nhất định.

Cho đến nay, ngành bán lẻ Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển theo hướng hội nhập quốc tế và giàu tiềm năng nhờ dân số 90 triệu người cũng như cơ cấu dân số trẻ.

Tại hội thảo Chính sách đầu tư và xu hướng phát triển của ngành bán lẻ Việt Nam do Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam tổ chức ngày 3/10/2014, đại diện một số doanh nghiệp cho rằng, tuy thiếu vốn đầu tư nhưng nhìn chung các doanh nghiệp đang tăng tốc độ huy động vốn để tiếp tục phát triển hạ tầng, cơ sở bán hàng tạo nên không khí sôi nổi cho thị trường bán lẻ trong suốt năm 2014 và quý I/2015 bất chấp nhu cầu tiêu dùng ảm đạm.

Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam 2015

Theo cam kết, khi gia nhập WTO, bắt đầu từ năm 2015, Việt Nam sẽ cho phép thành lập các công ty bán lẻ 100% vốn đầu tư nước ngoài. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia tham gia vào thị trường Việt Nam nhiều hơn, khiến các DN trong nước chịu nhiều thách thức cạnh tranh. Bên cạnh những DN trong nước đã xây dựng được thương hiệu như Hapro, Saigon Co­op, Citymart, Fivimart,... còn có những DN nước ngoài đang hoạt động khá thành công tại Việt Nam thời gian qua như Metro, Big C, Lotte, Parkson,... "Miếng bánh" thị phần không chỉ dành riêng cho những DN trên mà còn chứng kiến hàng loạt các "đại gia" có tiếng trên thế giới trong lĩnh vực bán lẻ đã và đang tìm cách thâm nhập thị trường Việt Nam. Cụ thể, công ty Power Buy, một công ty kinh doanh chuỗi điện máy hàng đầu Thái­lan thuộc Tập đoàn Central Group đã mua lại 49% cổ phần của Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim (đơn vị đang sở hữu một chuỗi trung tâm kinh doanh hàng điện máy lớn trong nước). Tiếp đến là các tập đoàn có tiếng như Berli Jucker (Thái­lan), Katasimaia, AEON (Nhật Bản), Wal­Mart (Hoa Kỳ), Auchan (Pháp), Fairprice (Xin­ga­po),... khiến cho "cuộc chiến" cạnh tranh trên thị trường bán lẻ càng trở nên khốc

B

(11)

liệt. Đề cập những thách thức mà DN trong nước phải đối mặt, Phó Tổng giám đốc Liên minh HTX Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co­op) Nguyễn Anh Đức cho biết, thế mạnh của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài so với DN bán lẻ trong nước là vốn, công nghệ, mức độ chuyên nghiệp và đặc biệt là hệ thống chuỗi xuyên quốc gia rất mạnh. Với hệ thống bán lẻ, quy mô phát triển chuỗi đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là sự kết nối liên thị trường quốc tế sẽ bù đắp, hỗ trợ cho nhau.

Trong bối cảnh cạnh tranh như vậy, điều tất yếu các DN phải chọn cách đi riêng để tồn tại. Những tháng đầu năm 2015 các nhà bán lẻ nội và ngoại đều có những hoạt động tích cực. Vingroup sau khi mua lại hệ thống siêu thị Oceanmart và đổi tên thành Vinmart đã mở thêm hệ thống bán lẻ hàng công nghệ ­ điện máy Vinpro với 4 trung tâm tại Vincom Thủ Đức, Vincom Đồng Khởi (TP. Hồ Chí Minh) và VMM Times City và VMM Royal City (Hà Nội); Hiwaysupercenter với nhận diện thương hiệu mới là Sapomart, mở thêm địa điểm mới tại các quận trung tâm Hà Nội. Hai “đại gia” bán lẻ đến từ Thái Lan là JBC và Central Group cùng thâm nhập thị trường Việt Nam. BJC lựa chọn Family Mart với nhận diện thương hiệu mới là B’mart (bao gồm việc mua lại 94 cửa hàng tiện lợi của Family Mart và mở mới 300 cửa hàng đến năm 2018). Central Group thì kết hợp với hệ thống mua sắm Nguyễn Kim với mục tiêu trở thành nhà bán lẻ hàng điện ­ máy ­ đồ công nghệ hàng đầu ở Việt Nam. Tập đoàn AEON (Nhật Bản) hợp tác cùng Fivimart. Citimart để đưa Việt Nam thành thị trường bán lẻ quan trọng thứ hai của AEON tại Đông Nam Á.

Việc thị trường xuất hiện thêm nhiều nhà bán lẻ mới sẽ tác động như thế nào đến cân đối cung ­ cầu khi Vingroup, Lotte tìm phương án kinh doanh trên chính diện tích mà mình đã đầu tư thì những tập đoàn chuyên phân phối bán lẻ mới xuất hiện như AEON, Sovico lại tìm kiếm địa điểm đầu tư xây dựng mặt hàng bán lẻ cho hệ thống của mình khiến sự cạnh tranh trong phân khúc này ngày càng đan xen phức tạp.

Điều đáng nói là dù các TTTM đã đưa ra đủ các “chiêu” để thu hút khách đến mua sắm lẫn khách thuê mặt bằng, nhưng kết quả mang lại không được như mong đợi. Số lượng khách hàng đến mua sắm tại các siêu thị và TTTM nhất là tại các TTTM hạng sang ngày càng giảm, cộng với đó là tỷ lệ lấp đầy mặt bằng bán lẻ tại các TTTM gặp nhiều khó khăn. Điều này đã buộc các TTTM phải cơ cấu lại gian hàng, thậm chí phải đóng cửa vì hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài ngày càng tăng.

Tại Hà Nội, hoạt động của các TTTM gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ như: TTTM Grand Plaza (đường Trần Duy Hưng ­ Hà Nội) sau thời gian hoạt động được hơn 4 năm (từ tháng 7/2010) đã liên tục phải tái cơ cấu nhằm thu hút cả khách thuê gian hàng lẫn người mua hàng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh tại TTTM Grand Plaza ngày càng giảm, do không có khách nên các gian hàng buộc phải dời đi. Điều này đã khiến TTTM này buộc phải đóng cửa năm 2013 và chưa có cơ hội trở lại thị trường.

(12)

Có lẽ thông tin gây “sốc” nhất trên thị trường bán lẻ trong thời gian qua là TTTM Parkson Landmark (đường Phạm Hùng ­ Hà Nội) tuyên bố đóng cửa trong khi khách thuê vẫn duy trì tỷ lệ lấp đầy 100% diện tích mặt bằng và khách đến mua sắm bình thường. Lý do TTTM Parkson Landmark phải đột ngột đóng cửa, theo những thông tin được đơn vị quản lý hé lộ là vì trong suốt 3 năm hoạt động, TTTM này chưa khi nào đạt được kết quả kinh doanh như kỳ vọng.

Không chỉ có vậy, tại TTTM Lotte Center (Liễu Giai ­ Hà Nội) từng được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những trung tâm mua sắm, giải trí thu hút được sự chú ý của người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Thế nhưng, sau thời gian đi vào hoạt động được vài tháng, TTTM này đìu hiu vắng khách do thiếu khu vui chơi giải trí, thiếu rạp chiếu phim, thiếu những thương hiệu nổi tiếng, khu ẩm thực nghèo nàn, giá cả đắt đỏ.

Nhìn chung, thị trường bán lẻ 2015­2016 sẽ phải đối mặt với một lượng nguồn cung rất lớn.

Đề xuất giải pháp phát triển đối với doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Thứ nhất, thúc đẩy tốc độ phát triển thị trường bán lẻ bằng hình thức thương mại điện tử.

Sự xuất hiện của phương thức bán hàng qua mạng thông qua các trang web và sàn giao dịch điện tử đã mang lại cho người tiêu dùng nhiều thuận lợi, tiện ích như tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, có cơ hội chọn lựa sản phẩm phù hợp tốt hơn mua hàng trực tiếp.

Các doanh nghiệp cần tận dụng hiệu quả và lợi ích của phương thức bán hàng qua kênh thương mại điện tử. Cụ thể, điện tử hóa các sản phẩm, giá cả, dịch vụ của chính doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp cần xây dựng các trang bán hàng qua mạng, sàn giao dịch điện tử theo hướng minh bạch về giá, dễ tiếp cận thông tin sản phẩm, phương thức thanh toán thuận tiện... Tạo dựng niềm tin đối với người tiêu dùng đối với hình thức mua hàng qua mạng, tránh những mặt trái hiện nay của thương mại điện tử như bán hàng mang tính vì lợi nhuận đơn thuần, cung cấp sai thông tin về mẫu mã, giá cả, chất lượng sản phẩm.

Thứ hai, bắt kịp xu hướng, nhu cầu thị hiếu tiêu dùng của khách hàng.

Nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng đa dạng, phong phú và đòi hỏi cao hơn, theo đó, người sản xuất cũng phải nhạy bén, nắm bắt thị hiếu để kịp thời đáp ứng. Một số mặt hàng của Việt Nam đã chiếm lĩnh thị trường như đồ nhựa, dệt may, da giày, nông ­ thủy sản. Đồ thủ công mỹ nghệ cũng được ưa chuộng trong nước và quốc tế, đưa doanh số tiêu thụ lên rất cao. Đó là do sự nhạy bén trong kinh doanh, chuyển hướng nhanh, phát huy tiềm năng thế mạnh vùng miền và tay nghề. Người dân hiện có mức sống khác nhau, người sản xuất, phân phối phải căn cứ vào nhu cầu để cung cấp, mặt hàng nào tiêu thụ

(13)

nhiều, cần sản xuất đại trà; mặt hàng nào kén khách hàng, cần làm kỹ để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.

Thứ ba, đa dạng hóa các kênh phân phối.

­ Xây dựng và củng cố các hệ thống phân phối lớn trên phạm vi cả nước, đồng thời, tổ chức và phát triển mạng lưới phân phối nhỏ của địa phương, của các tập đoàn, tổng công ty ngành hàng.

­ Thiết lập và phát triển mối liên kết trong quá trình lưu thông từ sản xuất, xuất nhập khẩu đến bán buôn và bán lẻ thông qua các quan hệ trực tuyến hoặc quan hệ đại lý, mua bán.

­ Kết hợp thương mại truyền thống với thương mại hiện đại.

Thứ tư, phân khúc thị trường, mở rộng về khu vực nông thôn

Có một thực tế ở bán lẻ Việt Nam là dù có trên 70% dân số đang sinh sống ở các vùng nông thôn, nhưng lâu nay, thị trường này dường như còn bị các doanh nghiệp bán lẻ bỏ ngỏ. Nếu xét về nhu cầu mua sắm, tiềm năng thị trường nông thôn là rất lớn, có khi còn lớn hơn cả ở các thành thị. Hiện nay, đời sống tại các vùng nông thôn đã được nâng lên đáng kể, nhất là ở những khu vực có tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá cao. Một nghiên cứu mới nhất của Công ty nghiên cứu thị trường TNS về thị trường nông thôn Việt Nam cho thấy, có tới 95% gia đình nông thôn được hỏi cho biết sẵn sàng mua tivi, 92% có thể mua bếp điện hoặc bếp gas, 30% muốn mua tủ lạnh, máy giặt và 9% muốn mua máy vi tính. Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ doanh nghiệp, thị trường nông thôn Việt Nam đang chiếm 70% lượng tiêu thụ hàng hoá nói chung, số hộ gia đình và số lượng các cửa hàng bán lẻ truyền thống cũng phân bố tập trung ở vùng nông thôn tới 70%.

Tuy nhiên, các kênh bán lẻ hiện đại thì xuất hiện rất ít và lẻ tẻ. Mặt khác do thị trường nông thôn cơ sở vật chất chưa phát triển hầu như không phải là đích đến của các nhà bán lẻ nước ngoài nên có thể nói đây là thị trường tiềm năng mà ít bị cạnh tranh.

Tài liệu tham khảo:

http://www.hiephoibanle.com/news/3836/2015---nam-day-co-hoi-va-thach-thuc-voi-nganh- ban-le-Viet.html

http://baocongthuong.com.vn/thi-truong-ban-le-viet-nam-2015-nhung-cuoc-canh-tranh- khoc-liet.html

http://tapchitaichinh.vn/Thi-truong-Gia-ca/Thuc-day-nganh-ban-le-Viet-Nam-bang-thuong- mai-dien-tu/56944.tctc

(14)

Luật Ngân sách 2015

với những đổi mới trong quy định về bội chi ngân sách địa phương

Bùi Thị Liên - CQ50/01.03 uật ngân sách Nhà nước (NSNN) 2015 ra đời, có hiệu lực từ năm ngân sách 2017 đưa ra một số vấn đề mới trên cơ sở đánh giá những điểm hạn chế của luật NSNN hiện hành đã nhận được những đánh giá tích cực. Luật NSNN 2015 với những điểm mới trong phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NSTW và NSĐP, mối quan hệ giữa các cấp ngân sách, thẩm quyền quyết định NSĐP,… Trong đó, lần đầu tiên luật NSNN mới quy định về bội chi NSĐP là một cấu phần trong bội chi NSNN đã góp phần tăng cường kiểm soát bội chi NSNN.

Tiền đề cho sự ra đời của bội chi ngân sách địa phương

Bội chi NSNN trong một năm là số chênh lệch thu lớn hơn chi của năm đó. Trong những năm qua, Việt Nam thực hiện quản lý ngân sách theo Luật NSNN 2002 được Quốc hội thông qua ngày 16/12/2002, có hiệu lực từ năm ngân sách 2004. Theo đó, bội chi NSNN là bội chi NSTW được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi NSTW và tổng số thu NSTW của năm ngân sách (NSĐP được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu NSĐP). Theo quan niệm của phần lớn các quốc gia trên thế giới, bội chi NSNN của họ cũng được coi là bội chi NSTW. Có thể nhầm tưởng có sự tương đồng trong quá trình quản lý ngân sách của Việt Nam so với thế giới tuy nhiên về bản chất có sự khác nhau rõ rệt. Điểm khác biệt này xuất phát từ cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước. Ở các quốc gia trên thế giới, các địa phương hoạt động theo hình thức tự chủ, do đó mà việc xác định bội chi NSTW là bội chi NSNN không làm thay đổi bản chất của chỉ tiêu này. Tuy nhiên, bộ máy nhà nước Việt Nam được tổ chức quản lý từ trên xuống theo hai cấp TW và ĐP với nguồn kinh phí chủ yếu phục vụ cho quá trình hoạt động là từ NSNN. Chính vì vậy việc xác định bội chi NSNN là bội chi NSTW không phản ánh đầy đủ được bản chất của hoạt động thu, chi NSNN.

Theo luật NSNN hiện hành, các khoản NSNN cấp cho NSĐP để hoàn thành các dự án được gọi là huy động, về bản chất nó cũng giống như một khoản vay nợ. Khi hạch toán, NSTW sẽ hạch toán vào nguồn bù đắp bội chi, NSĐP sẽ hạch toán vào nguồn thu NSĐP huy động theo khoản 3 Điều 8 Luật NSNN 2002. Trong đó nêu rõ: “Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Mức dư nợ từ nguồn

L

(15)

vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh”.

Vấn đề đáng đề cập đến ở đây là hiện nay, các địa phương vay vốn đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật NSNN tương đối lớn và chưa được quản lý chặt chẽ. Với nhiều địa phương, đây là điều kiện để tăng cường cải thiện cơ sở vật chất, tạo điều kiện phát triển kinh tế. Vấn đề đặt ra là trong khi nguồn vốn NSNN chưa được tận dụng hết, trong khi NSNN phải đi vay thì NSĐP lại trong tình trạng kết dư ngân sách. Bên cạnh đó, với các khoản vay không cân đối vào ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc TW tạo nên các khoản thu chi ngoài ngân sách và khi đến hạn, ngân sách địa phương không có nguồn để thanh toán gốc và lãi. Chính vì thế, để đảm bảo tính thống nhất đòi hỏi bội chi NSNN phải bao gồm cả bội chi NSĐP.

Bội chi Ngân sách địa phương trong Luật NSNN 2015

Nhằm xóa bỏ những hạn chế trong vấn đề bội chi NSNN hiện hành, Luật NSNN 2015 lần đầu tiên quy định về bội chi NSĐP tại khoản 5, khoản 6 Điều 7 Luật NSNN 2015. Nếu như luật NSNN 2002 quy định cho phép ngân sách cấp tỉnh được phép huy động, bản chất là vay nhưng không quy định là bội chi thì trong Luật NSNN 2015 quy định việc NSNN được phép bội chi cụ thể tại mục a, khoản 5, Điều 7. Cụ thể: “Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định”

Bên cạnh đó để tránh tình trạng vay nợ một cách tràn lan cũng như việc quản lý chặt chẽ các khoản vay nợ, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ vay cũng như an toàn nợ quốc gia văn bản đã có quy định chặt chẽ trong việc khống chế nợ vay. Khác với việc khống chế mức huy động trên số chi đầu tư xây dựng cơ bản như trong luật ngân sách hiện hành, để khuyến khích các địa phương tăng thu Luật NSNN 2015 đã không chế mức vay nợ trên tổng số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp. Nội dung này được quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật NSNN 2015 như sau:

a) Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp.

b) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;

c) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20%

số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.

Việc đổi mới trong quy chế này đã góp phần thúc đẩy tính chủ động của NSĐP. Địa phương muốn vay nhiều phục vụ nhu cầu cải thiện cơ sở vật chất, phát triển kinh tế ­ xã hội thì đồng nghĩa với việc phải nâng cao trách nhiệm trong việc huy động nguồn thu vào NSNN. Cơ chế này ra đời đã xóa sổ tư tưởng ỷ lại vào nguồn kinh phí NSNN cấp theo cơ chế xin cho đồng thời nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm của cấp chính quyền địa phương trong việc quản lý nguồn tài chính của mình.

(16)

Các vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện quy định về bội chi NSĐP

Để các chính sách đi vào thực tiễn phát huy được kỳ vọng của những nhà hoạch định chính sách khi xây dựng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Việc xây dựng quy định về bội chi NSĐP muốn đạt được những kết quả tích cực thì cần được quản lý một cách chặt chẽ trên nhiều phương diện khác nhau.

Thứ nhất, cần hoàn thiện, đổi mới và tăng cường giám sát một cách chi tiết cụ thể hơn các bước trong quản lý chu trình ngân sách. Đảm bảo chất lượng trong quy trình dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách. Xây dựng phương án phân bổ ngân sách các cấp cũng như giám sát quá trình thực hiện.

Thứ hai, về phân chia nguồn thu. Luật NSNN 2015 khống chế mức vay nợ trên tổng số nguồn thu NSĐP được hưởng từ đó các quy định về phân chia và quản lý nguồn thu này có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động nguồn vốn vay của địa phương. Cần có những quy định một cách cụ thể hơn về các khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP đảm bảo tính công bằng. Đối với các khoản thu thuế từ các Doanh nghiệp hoạt động theo hình thức tổng công ty có chi nhánh đóng trên các địa bàn khác nhau thực hiện nộp thuế tại trụ sở chính cần có sự phân chia các tỷ lệ một cách hợp lý đảm bảo hài hòa giữa các địa phương tránh tình trạng chênh lệch quá lớn gây ra những bất công trong xã hội.

Thứ ba, về quản lý vay nợ của NSNN. Cần đưa ra những tỷ lệ cụ thể về mức dư nợ các khoản vay của cả NSTW và NSĐP, cũng như việc xây dựng kế hoạch trả nợ cần được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm tránh việc mất khả năng thanh toán. Bên cạnh đó, để tăng tính chủ động, hiệu quả của khoản vay cần xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bên liên quan. Cần quy kết trách nhiệm đối với từng cá nhân cũng như việc xử lý vi phạm tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”

Thứ tư, về điều hành ngân sách giữa các cấp ở địa phương. Trong Luật NSNN 2015 quy định bội chi NSĐP chỉ bao gồm bội chi ngân sách cấp tỉnh, kết dư ngân sách tỉnh được ưu tiên cho trả nợ trong khi với ngân sách cấp huyện và cấp xã nguồn kết dư ngân sách được chuyển sang năm sau. Chính vì thế, nhằm đảm bảo các mục tiêu về bội chi NSĐP, duy trì nợ ở mức độ hợp lý cũng như quản lý nợ công của quốc gia đặt ra yêu cầu sự linh hoạt của chính quyền cấp tỉnh trong điều tiết tỷ lệ giữa các cấp ngân sách.

Kết luận

Bội chi NSĐP là điểm nhấn quan trọng trong Luật NSNN 2015. Trong điều kiện hiện nay, mức thâm hụt ngân sách ngày một tăng cao cũng như sự thiếu thống nhất trong cách thức xác định mức bội chi của Việt Nam so với Quốc tế đã tạo ra những đánh giá sai lầm. Sự ra đời của quy định này góp phần quan trọng trong kiểm soát bội chi NSNN cũng như đánh giá một cách chính xác hơn việc quản lý ngân sách ở Việt Nam nhằm đưa ra những hướng đi mới trong tương lai.

Tài liệu tham khảo:

Luật NSNN 2002 (Luật số 01/2002/QH11) Luật NSNN 2015 (Luật số 83/2015/QH13)

Giáo trình “Lý thuyết quản lý tài chính công”, NXB Tài chính

Những điểm mới trong luật NSNN 2015, tạp chí tài chính số 8 kỳ 1-2015

(17)

Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình doanh nghiệp xã hội

Lê Thị Lộc Hà - CQ51/18.02 oanh nghiệp xã hội (DNXH) là một xu thế mới xuất hiện ở Việt Nam và đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Theo Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) cả nước có gần 200 doanh nghiệp hoạt động theo mô hình, mục tiêu của DNXH và có khoảng 165.000 tổ chức có tiềm năng trở thành DNXH.

Vậy DNXH là gì?

Trên thế giới có nhiều định nghĩa cũng như có các quan điểm khác nhau về DNXH.

Theo tổ chức OECD thì “DNXH là những tổ chức xã hội được hình thành dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau, vận dụng tinh thần doanh nhân nhằm theo đuổi cùng lúc cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế. DNXH thường cung cấp các dịch vụ cộng đồng trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, môi trường.”. Bên cạnh đó CSIP của Việt Nam cũng đưa ra quan điểm: “DNXH là một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các doanh nhân xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể. DNXH lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu xã hội, môi trường và mục tiêu kinh tế”… và còn rất nhiều các khái niệm và quan điểm khác nữa. Mặc dù các khái niệm, quan điểm đa dạng nhiều chiều nhưng nhìn chung DNXH là một mô hình tổ chức có các đặc điểm then chốt sau: (i) Đặt mục tiêu sứ mệnh vì xã hội lên hàng đầu ngay từ khi mới thành lập. (ii) Tiến hành hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng lành mạnh để đạt được mục tiêu xã hội đó. (iii) Tái phân phối phần lớn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trở lại cho tổ chức cộng đồng và mục tiêu xã hội. Hơn nữa tất cả đều cho thấy doanh nghiệp xã hội là hình thức doanh nghiệp tối ưu, nó không chỉ góp phần giải quyết các khó khăn cho doanh nghiệp mà còn tạo thuận lợi và cải thiện về xã hội, môi trường, góp phần phát triển doanh nghiệp cũng như nền kinh tế theo hướng bền vững.

DNXH mang lại những tác động gì?

Thứ nhất, DNXH cung cấp các dịch vụ nhằm cải thiện cuộc sống cho người nghèo, người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số…Ví dụ như Trung tâm Tư vấn Giáo dục người khiếm thính (CED) tại TP. Hồ Chí Minh cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, giáo dục, tư vấn chuyên biệt dành người khiếm thính.

Thứ hai, DNXH tạo việc làm, nâng cao năng lực và tạo các cơ hội cải thiện cuộc sống cho những người có hoàn cảnh đặc biệt và bị lề hóa. DNXH Tre Xứ Thanh đã đầu tư sản xuất các giống thuỷ cầm, gia cầm chất lượng để cung cấp cho đồng bào thiểu số phía Tây Thanh Hoá giúp họ thoát nghèo. Ngoài ra, DN cũng tư vấn kĩ thuật, tiêu thụ sản phẩm

D

(18)

và liên kết ươm mầm cho các doanh nghiệp vi mô trong lĩnh vực nông nghiệp tại những thôn bản vùng sâu có tỉ lệ nghèo cao. KOTO hay trường Hoa Sữa là những mô hình thành công cung cấp các chương trình dạy nghề và giáo dục hiệu quả, tạo cơ hội nghề nghiệp cho trẻ vị thành niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Việt Nam.

Thứ ba, tạo ra các tác động xã hội, môi trường, DNXH đưa ra các giải pháp sáng tạo cho những lĩnh vực mới và ít được đầu tư như năng lượng mới, tái chế,…VeXeRe hiện là hệ thống đặt vé xe trực tuyến và cổng thông tin vé xe khách lớn nhất tại Việt Nam, khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện công cộng, từ đó giảm ô nhiễm môi trường do khói xăng khói xe gây ra. Ngoài ra còn giảm được các tệ nạn móc túi, vé chợ đen tại các bến xe. Hay SolarServe ­ một doanh nghiệp tư nhân tại Đà Nẵng nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, thúc đẩy việc ứng ụng các nguồn năng lượng tự nhiên vào cuộc sống, đặc biệt là cộng đồng nghèo và người dân sinh sống tại các vùng có nạn phá rừng.

Như vậy có thể thấy đóng góp của DNXH cho nền kinh tế cũng như xã hội của đất nước là rất lớn và toàn diện. Có thể nói, DNXH biến mối đe dọa thành cơ hội, biến gánh nặng thành lợi ích. Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, xu hướng tái cơ cấu, thắt chặt chi tiêu, cắt giảm nợ công của Chính Phủ và các vấn đề xã hội, môi trường ngày càng gia tăng và trở lên phức tạp lại thêm một lần nữa chứng tỏ việc phát triển mô hình DNXH là hết sức cần thiết. Song DNXH vẫn còn là một hình thức rất mới ở Việt Nam, điều này khiến cho việc xây dựng và vận hành DNXH gặp hàng loạt những khó khăn.

Những khó khăn của DNXH

Thứ nhất, nhận thức về DNXH còn rất hạn chế

DNXH chưa được nhà nước thừa nhận. Không những vậy, đối với các bên liên quan như người dân, các phương tiện thông tin đại chúng hay ngay cả các doanh nghiệp truyền thống cũng chưa tiếp nhận và thấu hiểu bản chất, mục tiêu, vai trò của DNXH đối với đời sống kinh tế xã hội của nước ta. Từ bấy lâu nay trong tiềm thức của họ luôn cho rằng không có sự tồn tại trong cùng một tổ chức của các hoạt động thương mại, vì mục tiêu lợi nhuận với các hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Một số khác lại hay nhầm lẫn DNXH với các tổ chức từ thiện, nhân đạo, các chương trình xã hội… Thế nên sau khi đăng ký chuyển đổi từ các Quỹ, tổ chức, trung tâm sang hình thức công ty thấy rằng nguồn tài trợ đã giảm sút rõ rệt. Nguyên nhân là do các nhà tài trợ nghĩ việc chuyển sang hình thức công ty đã chứng tỏ tổ chức đó đã lớn mạnh, đủ vốn để phát triển nên không cần phải tài trợ nữa. Chính khó khăn này lại tạo ra rào cản cho DNXH trong việc thu hút và tiếp cận các nguồn đầu tư tài chính.

Thứ hai, chưa có một khung phổ pháp lý dẫn đến các khó khăn trong việc thành lập cũng như vận hành DNXH

 Khó khăn trong việc thành lập.

Khung khổ pháp lý cho loại hình tổ chức xã hội ở Việt Nam chưa hoàn thiện, còn nhiều quy định chồng chéo cũng như rườm rà về quy trình thủ tục... Việc đăng ký kinh

(19)

doanh dưới hình thức doanh nghiệp thì khá đơn giản nhưng vấn đề mấu chốt nằm ở chỗ DNXH phải làm sao để thống nhất và đáp ứng quyền lợi cho các nhà đầu tư khác nhau tham gia DNXH với các mục tiêu đa dạng. Ngoài ra, một số mô hình có thể lựa chọn việc kết hợp giữa mô hình tổ chức phi chính phủ (NGO) với doanh nghiệp để tối đa hóa những thuận lợi của mỗi mô hình song việc không có quy định rõ ràng về vấn đề sở hữu và điều hành giữa hai mô hình đã ngăn cản sự kết hợp này.

 Khó khăn trong vận hành phát triển.

DNXH gặp rất nhiều vướng mắc trong việc vận hành khi khung phổ pháp lý chưa hoàn thiện. Thể hiện rõ ở các vấn đề liên quan đến tài chính như quy định nhận viện trợ, tài trợ, các quy định về thuế… Hiện nay, Nhà nước chưa có những quy định cụ thể về nhận tài trợ và những quy định của Nhà nước chỉ miễn thuế TNDN khi thực hiện khoản tài trợ để làm các hoạt động từ thiện trong lĩnh vực giáo dục, y tế… trong giới hạn cho phép của Nhà nước.

Thứ ba, thiếu vốn và khả năng tiếp cận các nguồn tài chính còn yếu

Các DNXH ở Việt Nam còn rất non trẻ và được thành lập chủ yếu từ các ý tưởng của các cá nhân nên số vốn ban đầu hoàn toàn do sự đóng góp của các thành viên. Do đó vốn khởi sự của DNXH thường không lớn. Mặt khác, DNXH hoạt động với mục tiêu không vì lợi nhuận nên khả năng sinh lời ít, độ rủi ro lại cao nên các DNXH cũng rất khó trong việc tiếp cận vốn đầu tư thương mại cũng như vốn vay từ các ngân hàng.

Thứ tư, các khó khăn liên quan đến nguồn nhân lực

+ Chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu ổn định, năng suất lao động thấp. Nguồn nhân lực của DNXH chủ yếu là những người yếu thế trong xã hội như người nghèo, người khuyết tật, trẻ em… là nguồn nhân lực có chất lượng thấp, chưa qua đào tạo. Mặt khác tính ổn định thấp do các yếu tố về nhận thức, sức khỏe… của người lao động. Do đó không thể đòi hỏi năng suất lao động của họ phải cao ngay được và cũng phải tính đến các trường hợp bỏ việc hay không đáp ứng yêu cầu.

+ Chi phí đầu tư cho nhân sự lớn hơn bình thường: Gồm các chi phí về đào tạo, nâng cao nhận thức, chi phí chăm sóc sức khỏe, chi phí cơ hội… Ví dụ như một DNXH có nhân lực là các đối tượng đặc biệt như người khuyết tật, nhiễm HIV thì các chi phí này còn gia tăng hơn nữa do cần phải chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như đảm bảo điều kiện sống cho các nhân công này.

+ Khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự quản lý phù hợp. Việc tìm được một nhân sự quản lý thực sự thấu hiểu sứ mệnh và mục tiêu của DNXH là hết sức khó khăn. Người quản lý không những phải có trình độ quản lý tốt, khả năng kinh doanh tốt, công tác xã hội tốt mà còn đòi hỏi họ cần có “tâm”. Hơn nữa nguồn tài chính để trả lương cho các nhân sự cấp cao ở DNXH là hạn chế, khó có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp truyền thống. Chính vì vậy mà việc tìm kiếm nhân sự quản lý còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ năm, sự kết hợp giữa các DNXH trong nước và quốc tế còn chưa đủ mạnh cũng như thiếu các dẫn chứng về những DNXH đã thành công là thách thức trong việc

(20)

nâng cao nhận thức của xã hội nói chung và các cơ quan nhà nước nói riêng, kìm hãm sự phát triển rộng rãi của mô hình này.

Một số giải pháp

Một là, Nhà nước cần đưa ra một khái niệm chính thức về DNXH trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam. Cá nhân tôi nhận thấy khái niệm này cần phải giải quyết được các yêu cầu: khái niệm phải rõ ràng, dễ hiểu; đặc điểm chủ yếu là gì? Mục tiêu cụ thể mà Nhà nước muốn ở DNXH là gì?

Hai là, cần ban hành một Nghị định về DNXH. Trước tiên cần xây dựng hoàn thiện khung phổ pháp lý dành riêng cho các DNXH. Ở giai đoạn đầu thì thiết nghĩ ban hành một Nghị định cấp Chính phủ là hợp lý.Việc này làm nền tảng cho việc thể chế hóa DNXH, vừa để thăm dò dư luận cũng như chuẩn bị luật hóa lĩnh vực này.

Ba là, cần có các chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ các DNXH như:

 Đẩy mạnh công tác truyền thông dưới nhiều hình thức như trang web, phương tiện thông tin đại chúng để truyền tải, giải thích khái niệm cũng như các vấn đề liên quan đến DNXH.

 Thiết lập một cơ quan chuyên trách để quản lý, khuyến khích phát triển DNXH.

 Miễn giảm thuế cho DNXH, ưu tiên khi đấu thầu các dịch vụ công.

 Thành lập quỹ khuyến khích; trao giải thưởng, vinh danh các DNXH thành công và phát triển ở quy mô lớn.

 Thực hiện chuẩn hóa, xếp loại đánh giá DNXH theo các tiêu chí nhất định, cụ thể, minh bạch nhằm giảm thiểu bất bình đẳng, hiện tượng lách luật…

 Dự thảo “Luật phát triển DNXH”, ban hành những quyền lợi ưu đãi dành cho DNXH đầu tư vào các hoạt động xã hội có đóng góp vào quỹ khuyến khích DNXH

 Hỗ trợ tài chính cho DNXH để mở rộng quy mô tác động xã hội. Ví dụ hỗ trợ 40%

lương cho 1 người khuyết tật mà DNXH đó tạo việc làm, hỗ trợ 25% tiền thuê mặt bằng…

 Hỗ trợ nâng cao năng lực, đào tạo các kỹ năng quản lý doanh nghiệp, tài chính, nhân sự… cho DNXH.

Tài liệu tham khảo:

http://tbdn.com.vn/doanh-nghiep-xa-hoi-doi-mat-voi-nhieu-kho-khan-n6539.html http://m.tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi---binh-luan/ky-vong-tu-mo-hinh- doanh-nghiep-xa-hoi-46375.html

http://vietq.vn/nhung-kho-khan-cua-doanh-nghiep-xa-hoi-d21247.html

http://csip.vn/vi/announcement/cau-hoi-thuong-gap-chuong-trinh-ho-tro-doanh-nghiep-xa- hoi-2014

Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam - Khái niệm, bối cảnh, chính sách.

(21)

Kết thúc đàm phán TPP -

Những thỏa thuận nào đã đạt được?

Ngọ Quỳnh Hương - CQ51/11.03 iệp định TPP được coi là một hiệp định mang tính bước ngoặt của thế kỷ XXI.

Hiệp định bao gồm 30 chương, không chỉ đề cập đến các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, mà còn cả những vấn đề mới như thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước.

Tổng quan về TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans­Pacific Partnership Agreement ­ TPP) có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (còn gọi là Hiệp định P4 có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 quốc gia: Singapore, Chile, New Zealand và Brunei). Tính đến tháng 12/2014, Hiệp định TPP đã có 12 nước chính thức tham gia đàm phán và dự định sẽ kết thúc đàm phán và ký kết vào năm 2015. Năm 2009, Việt Nam tham gia đàm phán với tư cách là thành viên liên kết, đến cuối năm 2010 đã chính thức tham gia đàm phán Hiệp định.

Ngày mùng 5/10, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm, Australia, Brunie, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Newzealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam, đã tuyên bố kết thúc đàm phán TPP.

Bộ Công Thương cho biết, có 5 đặc điểm chính làm TPP trở thành một hiệp định mang tính bước ngoặc của thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu.

Thứ nhất, tiếp cận thị trường một cách toàn diện. Hiệp định TPP cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế về căn bản đối với tất cả thương mại hàng hóa và dịch vụ và điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội và lợi ích mới cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng của các nước thành viên.

Thứ hai, tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết. Hiệp định TPP tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng, cũng như thương mại không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực hiện mục tiêu về tạo việc làm, nâng cao mức sống, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới cũng như mở cửa thị trường trong nước.

Thứ ba, giải quyết các thách thức mới đối với thương mại. Hiệp định TPP thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh thông qua việc giải quyết các vấn đề mới, trong đó bao gồm việc phát triển nền kinh tế số và vai trò ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu.

H

(22)

Thứ tư, bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại. Hiệp định TPP bao gồm các yếu tố mới được đưa ra để bảo đảm rằng các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể hưởng lợi từ thương mại.

Thứ năm, nền tảng cho hội nhập khu vực. Hiệp định TPP được ra đời để tạo

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến hình thái của phôi như phôi có nhiều mảnh vụn tế bào, phôi có kích thước các phôi bào không đồng đều, phôi bào đa nhân, phôi có số

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chia khách hàng thành các nhóm dựa trên tiêu thức doanh số mua vào, từ đó phân tích đánh giá của khách hàng trong những nhóm khác nhau đối với

- Yêu cầu số 2: Việc theo dõi và kiểm soát thu chi có vai trò đối với việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân là: Đây là căn cứ để xác định các định mức cho các

Biết rằng nếu ta thêm vào bên phải của số đó một chữ số 2 thì ta được số mới. Biết rằng nếu xoá đi chữ số 8 ở hàng đơn vị của số lớn

KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ... Tỉ số của hai số

• Tài khoản này dùng để phản ánh tổng số chênh lệch thu, chi của các hoạt động hay còn gọi là thặng dư (thâm hụt) lũy kế của đơn vị tại ngày lập báo cáo tài chính và việc

Mức độ tự chủ tài chính = Tổng nguồn thu ngoài ngân sách/ tổng chi thường xuyên Bên cạnh đó để phản ánh hiệu quả hoạt động của trường đại học công lập trong điều kiện tự

Đường cong trong hình vẽ bên dưới là đồ thị của hàm số nào dưới