• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
41
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 22/10/2021 Ngày giảng: 25/10/2021

Tập đọc TIẾNG RU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng, rành mạch; biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Đọc được bài thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp hợp lý.

- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.

- Giáo dục HS yêu quý và trân trọng việc làm của mỗi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Máy tính, bảng tương tác (tranh minh họa bài đọc, nội dung bài đọc) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Hoạt động mở đầu (3 - 5 phút)

- GV bắt nhịp cho cả lớp hát bài Trái đất này là của chúng mình.

+ Bài hát muốn nói với chúng ta điều gì?

- GV chiếu tranh minh họa bài đọc, giới thiệu bài mới.

- Ghi tên bài lên bảng.

2. Hoạt động khám phá kiến thức mới (22 phút)

*Luyện đọc

a. GV đọc, giới thiệu giọng đọc khái quát toàn bài.

b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng câu

- GV theo dõi, sửa lỗi phát âm cho HS: làm mật, yêu nước, nên,...

* Đọc từng khổ thơ trước lớp

- GV theo dõi kết hợp nhắc HS ngắt, nghỉ hơi đúng:

Con ong làm mật, / yêu hoa / Con cá bơi, / yêu nước; // con chim ca, /

yêu trời /

Con người muốn sống, / con ơi /

- Cả lớp hát.

+ Bài hát muốn nói với tất cả chúng ta rằng Trái đất là của chung tất cả mọi người. Chúng ta cùng chung sống trên trái đất, chúng ta cần phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau.

Đồng thời, cũng cần bảo vệ trái đất để nó luôn xanh tươi.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nghe đọc mẫu.

- HS đọc nối tiếp câu (2 lượt).

- HS sửa lỗi phát âm.

- 3 HS đọc nối tiếp mỗi em 1 khổ thơ (2 lượt).

- HS luyện đọc.

- Nhận xét, góp ý.

(2)

Phải yêu đồng chí, / yêu người anh em. //

- Giúp HS giải nghĩa từ: đồng chí, nhân gian, bồi

* Đọc từng khổ thơ trong nhóm

* Thi đọc nhóm

- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.

- Yêu cầu đọc toàn bài.

*Tìm hiểu bài

- GV yêu cầu HS đọc khổ thơ 1, trả lời câu hỏi:

+ Con ong, con cá, con chim yêu những gì?

Vì sao?

- GV chốt, tiểu kết, ghi bảng, và chuyển ý.

- GV yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 2, trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2?

- GV tiểu kết, ghi bảng, chuyển ý.

- GV yêu cầu HS đọc khổ thơ cuối, trả lời câu hỏi:

+ Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ?

- GV tiểu kết, ghi bảng, chuyển ý.

- Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ thứ nhất và nêu:

+ Câu lục bát nào trong khổ thơ thứ nhất nói lên ý chính của cả bài thơ?

* GV tổng kết: Bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (8 phút)

Học thuộc lòng bài thơ

- GV đọc diễn cảm bài thơ, hướng dẫn HS đọc khổ thơ 1.

- GV hướng dẫn HS đọc thuộc từng khổ thơ.

- Tổ chức cho HS thi đọc.

- Nhận xét, đánh giá.

- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng cả bài thơ.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

- HS dựa vào chú giải nêu.

- HS đọc nhóm đôi trong bàn.

- 2 nhóm thi đọc.

- Nhận xét, bình chọn.

- HS lắng nghe.

- HS đọc toàn bài.

- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm khổ thơ 2.

- Nhiều HS phát biểu.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.

- HS trả lời.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS đọc thầm khổ thơ 1.

- Vài HS phát biểu.

- HS lắng nghe, 2 HS nhắc lại.

- HS theo dõi SGK.

- HS học thuộc theo 4 mức độ T-N- N-T.

- HS thi đọc từng khổ thơ.

- Nhận xét, bình chọn.

- HS lắng nghe.

- 2, 3 HS đọc thuộc cả bài.

(3)

+ Giữa người thân, bạn bè các em cần cư xử như thế nào?

+ Em đã làm gì để thể hiện tình yêu thương anh em, bạn bè?

- GV nhận xét, động viên, khen ngợi.

- Dặn học thuộc lòng bài thơ.

- 2, 3 HS nêu.

- HS khác góp ý, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

Luyện từ và câu

TỪ NGỮ VỀ CỘNG ĐỒNG - ÔN TẬP CÂU AI LÀM GÌ?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng (BT1). Tìm được các bộ phận của câu trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? Làm gì? (BT3). Đặt được câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định (BT4).

- HS vận dụng được một số từ ngữ về cộng đồng để bày tỏ ý kiến tán thành và không tán thành về một thái độ ứng xử trong cộng đồng (BT2)

- Giáo dục HS tích cực tham gia các hoạt động trong trường, lớp. Yêu thích từ ngữ Tiếng Việt, viết câu đúng, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Máy tính, bảng tương tác (nội dung các bài tập) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Hoạt động mở đầu (3 - 5 phút)

- GV bắt nhịp cả hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết.

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10 phút) Bài tập 1. Xếp những từ nào vào mỗi ô trống trong bảng phân loại.

+ Cộng đồng nghĩa là gì?

+ Xếp từ cộng đồng vào cột nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp làm bài.

- GV yêu cầu các cặp báo cáo kết quả thảo luận.

* GV nhận xét, chốt lời giải đúng:

+ Những người trong cộng đồng: cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương.

- HS hát.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, ghi tên bài.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- 1 HS làm mẫu, cả lớp theo dõi.

+…là những người cùng sống trong 1 tập thể hoặc 1 khu vực gắn bó với nhau.

+…những người trong cộng đồng.

- HS thực hiện.

- Đại diện cặp trình bày trước lớp.

- HS khác nhận xét.

- 1, 2 HS đọc lại kết quả đúng.

(4)

+ Thái độ, hoạt động trong cộng đồng: cộng tác, đồng tâm

* GV kết luận: Cộng đồng là những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực gắn bó với nhau. Cùng sống trong một cộng đồng, một tập thể chúng ta cần hợp tác trong các hoạt động chung. Khi làm việc cùng cần đồng lòng, đồng tâm thì công việc mới đạt hiệu quả cao.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (18 phút) Bài tập 3. Tìm các bộ phận của câu

- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài: tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?; Làm gì?

* GV nhận xét, chốt lời giải đúng:

a) Đàn sếu / đang sải cánh trên cao.

b) Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ / ra về.

c) Các em / tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.

Bài tập 4. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm - GV nêu câu hỏi:

+ Ba câu văn được nêu trong bài tập được viết theo mẫu câu nào?

+ Nhận xét yêu cầu của bài tập 3 và bài tập 4?

* GV nhận xét, chốt lời giải đúng:

a) Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân?

b) Ông ngoại làm gì?

c) Mẹ bạn làm gì?

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 - 7 phút) Bài tập 2. Tán thành thái độ nào, không tán thành thái độ nào?

- GV giải nghĩa từ cật (trong câu Chung lưng đấu cật): lưng, phần lưng ở chỗ ngang bụng.

- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm rồi trình bày kết quả.

- Giúp HS hiểu thêm nghĩa của từng câu thành ngữ, tục ngữ:

a) Chung lưng đấu cật: đoàn kết, góp sức cùng

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- 3 HS làm bài trên bảng.

- HS khác nhận xét.

- 3 HS đọc lại kết quả.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS trả lời.

- HS nêu nhận xét.

- HS làm bài cá nhân.

- HS nối tiếp nêu miệng kết quả.

- HS chữa bài.

- 1 HS đọc nội dung bài tập.

- HS theo dõi, ghi nhớ.

- HS trao đổi theo cặp.

- Đại diện trình bày:

+ Tán thành: câu a, c + Không tán thành: câu b - Nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

(5)

nhau làm việc.

b) Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại: ích kỉ, thờ ơ, chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác.

c) Ăn ở như bát nước đầy: sống có tình, có nghĩa.

- Yêu cầu HS học thuộc 3 câu thành ngữ, tục ngữ.

+ Các con vừa biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm nào?

- Dặn HS sưu tầm thêm các câu thành ngữ, tục ngữ nói về thái độ ứng xử trong cộng đồng.

- HS học thuộc.

- HS trả lời.

- HS thực hiện.

Toán LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thực hiện được gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi một số lần. Vận dụng vào giải toán có nội dung liên quan gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi một số lần..

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học; yêu thích học toán.

- Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC:

- Giáo viên: Máy tính, bảng tương tác; máy chiếu ActiView (BT2) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Hoạt động mở đầu (3 - 5 phút) - Trò chơi: Đoán nhanh đáp số

+ GV tổ chức cho HS thi đoán nhanh đáp số:

7 gấp lên 5, 6, 7, 8, 9 lần;

30 giảm đi 5, 6, 3, 2 lần.

+ GV tổng kết trò chơi - Kết nối bài học.

- GV giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành SGK - tr.38 (18 - 20 phút)

Bài 1. Viết (theo mẫu)

- GV hướng dẫn, giải thích bài mẫu: 6 gấp 5 lần được 6 ¿ 5 = 30; 30 giảm 6 lần được 30: 6 = 5.

+ Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?

- HS tham gia chơi.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, ghi tên bài.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS theo dõi.

- 1 HS nêu, HS khác nhắc lại.

6

Gấp 5 lần 30

Giảm 6 lần 5

(6)

+ Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?

- GV hướng dẫn HS làm các phần còn lại:

+ Muốn gấp một số lên nhiều lần hoặc giảm đi một số lần, ta làm thế nào?

Bài 3

- GV hướng dẫn HS làm bài:

+ Đo độ dài đoạn thẳng AB.

+ Vậy giảm độ dài AB đi 5 lần thì được bao nhiêu cm?

+ Vẽ đoạn thẳng MN dài 2cm.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (12 - 15 phút) Bài 2

a) + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- GV kết hợp tóm tắt lên bảng:

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- GV chiếu bài của 1 HS lên bảng tương tác.

* GV nhận xét, chốt bài giải đúng:

Bài giải

Buổi chiều cửa hàng đó bán được số lít dầu là:

60: 3 = 20 (l)

Đáp số: 20l dầu.

+ Bài toán thuộc dạng toán nào?

b) Yêu cầu HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- GV kết hợp tóm tắt lên bảng:

- HS tự làm bài vào vở.

- HS nối tiếp nêu miệng kết quả.

- HS nhận xét, thống nhất kết quả.

- 1 HS nêu, HS khác nhắc lại.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS theo dõi.

- HS tự làm bài vào vở.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

- 1 HS đọc bài toán, cả lớp đọc thầm.

- HS trả lời.

- HS theo dõi.

- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp cùng làm.

- HS khác nhận xét.

- HS chữa bài.

- 1 HS nêu, HS khác nhắc lại.

- Thực hiện tương tự phần a.

- HS trả lời.

- HS theo dõi.

(7)

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- GV yêu cầu HS đọc bài giải.

* GV nhận xét, chốt bài giải đúng:

Bài giải

Trong rổ còn lại số quả cam là:

60 : 3 = 20 (quả)

Đáp số: 20 quả cam.

+ Nêu nhận xét 2 bài toán a và b?

+ Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?

+ Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?

- Dặn HS xem lại bài.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS chữa bài.

- 1HS nêu, HS khác nhắc lại.

- HS trả lời.

- HS thực hiện.

Ngày soạn: 22/10/2021 Ngày giảng: 26/10/2021

Toán

TÌM SỐ CHIA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được tên gọi của các thành phần trong phép chia. Tìm được số chia chưa biết. Vận dụng giải được các bài toán về tìm số chia.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học; yêu thích học toán.

- Phát triển cho HS năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.

II. ĐÒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bộ đồ dùng Toán; máy tính, bảng tương tác;

- Học sinh: Bộ đồ dùng Toán

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Hoạt động mở đầu (3 phút) - Trò chơi: Điền đúng - Điền nhanh + Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua điền đúng, điền nhanh.

- HS tham gia chơi trên bảng tương tác.

7 Gấp lên 3 lần 42 Giảm đi 6 lần 6 Gấp lên 4 lần 45 Giảm đi 5 lần

(8)

+ GV tổng kết - Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10 - 12 phút)

Hướng dẫn cách tìm số chia

- GV hướng dẫn HS lấy 6 hình vuông, xếp như hình vẽ (SGK - 39).

Nêu bài toán 1: Có 6 ô vuông chia thành 2 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy ô vuông?

+ Nêu phép tính để tìm số ô vuông mỗi nhóm?

+ Hãy nêu tên gọi của thành phần và kết quả trong phép tính chia 6 : 2 = 3.

Nêu bài toán 2: Có 6 ô vuông chia đều thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 ô vuông.

Hỏi chia được mấy nhóm như thế?

+ Nêu phép tính tìm số nhóm chia được?

+ 2 là gì trong phép chia?

+ 6,3 là gì trong phép chia?

- GV dùng bìa che lấp số chia 2, chẳng hạn:

+ Muốn tìm số chia (bị che lấp) ta làm thế nào?

* Kết luận: 2 = 6 : 3, hay có thể nói,

“số chia bằng số bị chia chia cho thương”

- GV nêu bài tìm x, biết 30 : x = 5 + Phải tìm gì?

+ x là thành phần nào trong phép chia?

+ 30; 5 là thành phần nào trong phép chia?

+ Muốn tìm số chia x, ta làm thế nào?

+ Vậy số chia bằng mấy?

- Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp cùng làm:

30 : x = 5 x = 30 : 5

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, ghi tên bài.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- 1 HS nêu lại bài toán.

+ 6 : 2 = 3 (ô vuông).

+ 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương.

- HS đọc lại.

+ 6 : 3 = 2 (nhóm).

+ Số chia

+ 6 là số bị chia; 3 là thương - HS quan sát.

+ 2 = 6 : 3.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- 2 HS nêu, HS khác nhắc lại.

- HS theo dõi, trả lời câu hỏi.

+ Phải tìm x.

+ x là số chia.

+ 30 là số bị chia; 5 là thương.

+ Lấy 30 : 5 + Bằng 6

- 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp cùng làm.

(9)

x = 6

+ Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta làm thế nào?

* Kết luận: Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.

- GV lưu ý HS cách trình bày bài.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành SGK - tr.39 (15 - 17 phút)

* GV sử dụng phần mềm SGK chiếu lên bảng.

Bài 1. Tính nhẩm

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

+ Nhận xét đặc điểm các phép tính từng cột?

- GV nhận xét.

Bài 2. Tìm x

- Yêu cầu HS xác định tên thành phần và kết quả của từng phép tính trước khi tính.

- Gợi ý làm bài:

+ Câu a, b, c, d có đặc điểm gì chung?

+ Muốn tìm số chia ta làm thế nào?

+ Câu e) có thành phần nào chưa biết?

+ Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?

+ Câu g) yêu cầu tìm gì?

+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?

- GV yêu cầu HS trao đổi làm bài theo nhóm 4.

- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

- 1 HS nêu, HS khác nhắc lại.

- HS theo dõi, ghi nhớ.

- HS nối tiếp nhau nhắc lại.

- HS theo dõi.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Cả lớp tự làm bài.

- HS nối tiếp nêu miệng:

35 : 5 = 7; 28 : 7 = 4; 24 : 6 = 4; 21 : 3 = 7 35 : 7 = 5; 28 : 4 = 7; 24 : 4 = 6; 21 : 7 = 3 - HS nêu nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS trả lời.

+ Đều có số chia chưa biết.

+ Lấy số bị chia chia cho thương.

+ Số bị chia chưa biết.

+ Lấy thương nhân với số chia.

+ Tìm thừa số chưa biết.

+ Lấy tích chia cho thừa số kia.

- Các nhóm trao đổi, làm bài.

- Đại diện nhóm trình bày.

a) 12 : x = 2 b) 42 : x = 6 x = 12 : 2 x = 42 : 6 x = 6 x = 7 c) 27 : x = 3 d) 36 : x = 4 x = 27 : 3 x = 36 : 4 x = 9 x = 9 e) x : 5 = 4 g) x ¿ 7 = 70 x = 4 ¿ 5 x = 70 : 7 x = 20 x = 10 - Nhóm khác nhận xét.

- Hs chữa bài.

(10)

4. Hoạt động vận dụng (5 - 8 phút) Bài 3. Trong phép chia hết, 7 chia cho mấy để được:

a) Thương lớn nhất?

b) Thương bé nhất?

- GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi làm bài tập.

+ Muốn thương lớn nhất thì số chia phải như thế nào?

+ Muốn thương bé nhất thì số chia phải như thế nào?

- GV lưu ý HS:

+ Muốn có thương lớn nhất thì số chia phải bé nhất và phép chia phải thực hiện được.

+ Dùng cách thử để chọn: Số chia không thể bằng 0 vì phép chia 7 : 0 không thực hiện được, số chia bằng 1 thì phép chia 7 : 1 = 7. Vậy trong phép chia hết, 7 chia cho 1 để được thương lớn nhất: 7 : 1 = 7.

+ Phần b) tương tự.

+ Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta làm thế nào?

- Dặn HS xem lại bài.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS trao đổi trong cặp đôi.

- 1, 2 HS trình bày cách làm trước lớp.

- Nhận xét, chữa bài.

+ Số chia phải bé nhất => Số chia là 1.

Ta có: 7 : 1 = 7.

+ Số chia phải lớn nhất => Số chia là 7.

Ta có 7 : 7 = 1.

- HS theo dõi.

- 2, 3 HS nêu.

- HS thực hiện.

Tập viết ÔN CHỮ HOA G I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết đúng chữ hoa G (1 dòng), C, Kh (1 dòng). Viết đúng tên riêng Gò Công (1 dòng) và câu ứng dụng: Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

(1 lần) bằng chữ cỡ chữ nhỏ.

- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều và thẳng hàng; viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở Tập viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Mẫu chữ hoa G; Máy tính, bảng tương tác, máy chiếu ActiView (Bài viết của HS)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS

(11)

1. Hoạt động mở đầu (5 phút) - Trò chơi: Viết nhanh - Viết đúng

- Tổ chức cho HS thi viết ra giấy nháp Ê-đê.

- GV nhận xét, động viên, khen ngợi.

- GV kết nối bài học - Giới thiệu bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (8 - 10 phút)

a. Luyện viết chữ hoa

+ Tìm các chữ viết hoa trong bài?

- GV gắn mẫu chữ hoa lên bảng, viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.

- GV yêu cầu HS viết.

- GV nhận xét, chỉnh sửa.

b. Luyện viết từ ứng dụng

- Gọi HS đọc từ ứng dụng: Gò Công.

- GV giới thiệu: Gò Công là một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, trước đây là nơi đóng quân của ông Trương Định - một lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp.

+ Nhận xét độ cao, khoảng cách các chữ?

- GV yêu cầu HS tập viết.

- GV nhận xét, chỉnh sửa.

c. Luyện viết câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

- GV giúp HS hiểu lời khuyên của câu tục ngữ:

Anh em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau.

- Yêu cầu viết các chữ: Khôn, Gà - GV nhận xét.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (20 phút)

*Hướng dẫn viết vào vở - GV nêu yêu cầu:

+ Chữ G: 1 dòng + Chữ C, Kh: 1 dòng

+ Tên riêng: 2 dòng + Câu tục ngữ: 2 lần.

- Nhắc HS ngồi viết đúng tư thế, đúng nét, độ

- HS tham gia chơi.

- HS thực hiện viết.

- HS kiểm tra chéo, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi.

- 1 HS nêu.

- HS theo dõi.

- 2 HS lên bảng, cả lớp viết nháp.

- Cả lớp nhận xét bài trên bảng.

- HS lắng nghe.

- 1, 2 HS đọc.

- HS lắng nghe.

- Quan sát và nêu.

- HS tập viết.

- HS đổi chéo vở nháp kiểm tra, nêu nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1, 2 HS đọc.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- 2 HS lên bảng, cả lớp viết nháp.

- Cả lớp quan sát, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi trong vở Tập viết.

- HS thực hiện.

(12)

cao và khoảng cách giữa các chữ. Trình bày câu ứng dụng đúng mẫu.

- GV yêu cầu HS viết bài.

*Nhận xét, đánh giá

- GV thu một số bài chiếu lên bảng tương tác.

- GV nhận xét từng bài về chữ viết, trình bày.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút) + Nêu những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm chia sẻ đùm bọc giữa các anh chị em.

- GV gọi các cặp báo cáo kết quả thảo luận.

- Dặn HS tiếp tục sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm chia sẻ đùm bọc giữa các anh chị em.

- HS viết vào vở nắn nót, trình bày sạch.

- HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở tập viết.

- HS quan sát, nhận xét.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- HS thảo luận cặp đôi.

- Đại diện cặp trình bày.

- HS lắng nghe, thực hiện.

Tập làm văn

KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Kể được một vài ý về một người hàng xóm theo gợi ý.

- Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu).

- Giáo dục HS yêu thương, quý mến và gắn bó với mọi người sống quanh mình.

* Giáo dục BVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong xã hội.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Máy tính, bảng tương tác chiếu các câu hỏi gợi ý.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Hoạt động mở đầu (3 - 5 phút)

- Cho HS nghe bài hát: “Tình làng nghĩa xóm”.

+ Nội dung bài hát Tình làng nghĩa xóm nói về điều gì?

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài mới: Trong tiết học hôm nay, gắn với chủ điểm Cộng đồng, mỗi em sẽ kể về một người hàng xóm mà em quý mến, sau đó viết lại những điều đã kể.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- HS đứng lên nghe, vỗ tay theo nhịp và múa phụ họa những động tác đơn giản theo lời bài hát.

- Nêu nội dung bài hát: Bài hát nói về tình cảm hàng xóm láng giềng luôn quan tâm, giúp đỡ chia sẻ vui buồn với nhau.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Ghi tên bài vào vở, mở SGK.

(13)

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15 phút)

Bài 1: Kể về một người hàng xóm mà em quý mến - GV chiếu gợi ý của bài tập lên bảng tương tác, yêu cầu HS đọc:

a) Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi?

b) Người đó làm nghề gì? Hình dáng, tính tình của người đó?

c) Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm đó như thế nào?

d) Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào?

- GV lưu ý HS: có thể kể theo sát gợi ý đó, có thể kể kỹ hơn về đặc điểm hình dáng, tính tình của người đó, tình cảm của gia đình em với người đó, tình cảm của người đó với gia đình em, không hoàn toàn lệ thuộc vào 4 câu hỏi gợi ý.

- GV yêu cầu HS kể mẫu.

- GV yêu cầu HS kể trong nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm kể trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Chúng ta nên cư xử với những người hàng xóm như thế nào? Em sẽ làm gì để giữ gìn tình cảm đó?

- GV nhận xét.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15 phút) Bài 2: Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu).

- GV nhắc HS chú ý viết giản dị, chân thật những điều vừa kể, có thể viết khoảng 5 câu hoặc nhiều hơn.

- GV yêu cầu HS viết bài.

- GV gọi một số HS đọc bài và yêu cầu HS khác nhận xét, rút kinh nghiệm.

- GV thu một số bài nhận xét và đánh giá chung.

- Lưu ý HS cách dùng từ và diễn đạt.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút) + Nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình hàng xóm láng giềng.

- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- 1 HS đọc to gợi ý, cả lớp đọc thầm.

- HS theo dõi, lắng nghe.

- 1 HS kể mẫu, lớp theo dõi.

- Từng cặp HS kể cho nhau nghe.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhận xét, bình chọn.

- HS lắng nghe.

* Vài HS phát biểu.

- HS khác góp ý, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe.

- HS viết bài.

- Vài HS đọc bài trước lớp.

- Nhận xét, bình chọn.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm 4.

- Đại diện nhóm trình bày.

+ Họ hàng xa, không bằng láng giềng gần.

+ Bán anh em xa, mua láng giềng gần...

- HS thực hiện.

(14)

- Dặn dò HS về nhà hoàn chỉnh và viết lại bài văn cho hay hơn; đọc lại bài văn của mình cho gia đình nghe.

Tự nhiên và Xã hội VỆ SINH THẦN KINH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.

- Phát hiện được những trạng thái tâm lý có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh.

- Kể được tên một số thức ăn, đồ uống,… nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.

- Có ý thức giữ gìn sức khỏe cho bản thân.

* Giáo dục BVMT: HS biết được một số việc làm có lợi, có hại cho thần kinh.

* Giáo dục BVTNMT BĐ: Biển cả có không khí trong lành, có nhiều cảnh đẹp rất có lợi cho sức khỏe khi vui chơi ngoài biển.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kỹ năng tự nhận thức;

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin;

- Kỹ năng quản lý thời gian.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HOC:

- Giáo viên: Máy tính, bảng tương tác (các hình vẽ SGK - 30, 31); 4 phiếu hình vẽ 8

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Hoạt động mở đầu (3 - 5 phút) - Trò chơi: Hộp quà bí mật

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi trả lời câu hỏi về nội dung bài Hoạt động thần kinh:

+ Theo em, bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học?

+ Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì?

- GV nhận xét, động viên, khen ngợi.

- Kết nối bài học:

+ Nên làm gì để bảo vệ cơ quan thần kinh?

+ Vậy chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (20 - 23 phút)

2.1. Những việc làm có lợi, có hại đối với cơ quan thần kinh

- HS cả lớp tham gia chơi trò chơi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát và thảo luận.

(15)

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 quan sát hình vẽ (SGK - 32) trên bảng tương tác, trả lời câu hỏi:

+ Đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình, nêu rõ mỗi nhân vật trong mỗi hình đang làm gì?

+ Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh?

- GV gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét.

- GV tổ chức cho cả lớp thảo luận các câu hỏi:

+ Những việc làm như thế nào thì có lợi cho cơ quan thần kinh?

+ Trạng thái nào có lợi cho cơ quan thần kinh?

* GV kết luận:

+ Những việc nên làm: H1, 2, 4, 5, 6.

+ Những việc không nên làm: H2, 3, 7.

2.2. Các chất gây hại cho cơ quan thần kinh - GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp quan sát hình 9 (SGK - 33), trả lời câu hỏi:

+ Chỉ và nói tên những thức ăn, đồ uống gây hại cho cơ quan thần kinh?

- GV gọi một số cặp trình bày kết quả thảo luận.

- GV nhận xét.

- GV đặt vấn đề để cả lớp cùng phân tích:

+ Trong một số thứ gây hại đối với cơ quan thần kinh, những thứ nào phải tuyệt đối tránh xa kể cả trẻ em và người lớn?

+ Tại sao cà phê, thuốc lá, rượu lại có hại cho cơ quan thần kinh?

+ Kể thêm những tác hại khác do ma tuý gây ra đối với sức khoẻ người nghiện ma tuý?

+ Ma túy vô cùng nguy hiểm, vậy chúng ta phải làm gì?

+ Nêu thêm tác hại của các chất gây nghiện đối với cơ quan thần kinh.

*BVMT: Việc sử dụng thuốc lá ngoài gây

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhận xét, góp ý, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- Cả lớp thảo luận, trả lời.

- Những công việc vừa sức, thoải mái, thư giãn có lợi cho cơ quan thần kinh.

- Khi chúng ta vui vẻ, được yêu thương…

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS làm việc theo cặp.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm khác góp ý, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS cùng phân tích.

- 1 số HS trình bày truớc lớp.

- Nhận xét, bổ sung.

- Vì chúng gây nghiện, dễ làm cơ quan thần kinh mệt mỏi.

- Người gầy gò, xanh xao…

sức khỏe giảm sút.

- Tránh xa ma túy, tuyệt đối không được dùng thử.

- HS nêu.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện theo yêu cầu.

- Đại diện nhóm lên trình diễn.

- Nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe.

- Nhiều HS phát biểu.

- Nhận xét, bổ sung.

(16)

hại cho bản thân người sử dụng mà còn gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan thần kinh của những người xung quanh.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (5 - 7 phút)

- GV chia lớp thành 4 nhóm, chuẩn bị 4 phiếu, mỗi phiếu ghi 1 trạng thái tâm lý, yêu cầu HS tập diễn đạt vẻ mặt: tức giận, vui vẻ, lo lắng, sợ hãi.

- GV yêu cầu các nhóm trình diễn trước lớp.

- GV nhận xét, động viên, khen ngợi.

- GV tổ chức cho cả lớp thảo luận câu hỏi:

+ Nếu một người luôn ở trong trạng thái tâm lý như vậy thì có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh?

+ Em rút ra được bài học gì qua hoạt động này?

- GV nhận xét.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút) + Em đã làm gì để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh?

- GV nhận xét, động viên, khen ngợi.

* Khi được bố mẹ cho đi du lịch ở biển, đảo em cảm thấy thế nào?

* BVTNMT BĐ: Biển không những có nhiều cảnh đẹp, có nhiều tài nguyên mà biển còn có bầu không khí trong lành có lợi cho sức khỏe. Vì vậy chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ không khí của biển luôn trong lành,...

- Dặn HS tuyên truyền, nhắc nhở mọi người trong gia đình mình và những người xung quanh cùng thực hiện giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.

- HS nêu.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS khác góp ý, bổ sung.

- HS lắng nghe.

* Vài HS nêu; HS khác nhận xét, góp ý.

* HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS thực hiện.

HĐNGLL:

Chủ đề: VÒNG TAY BẠN BÈ Âm nhạc

TIẾT 8 - ÔN TẬP BÀI HÁT: GÀ GÁY

(17)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát vận động phụ họa.

- HS biết hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát. Biết hát hòa giọng, đối đáp.

Gõ đệm thuần thục theo các cách đã học.

- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. Giáo dục HS biết yêu mến những làn điệu dân ca trên mọi miền đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, SGK, thanh phách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động:2’

- Gv đưa tranh minh họa

- Gv hỏi: Em hãy cho biết bức tranh vẽ cảnh vật trong bài hát nào mà các em mới được học? Em hãy hát bài hát đó?

- Gv mời hs nhận xét.

- Gv nhận xét, khen ngợi, giới thiệu vào bài mới.

2. Hoạt động luyện tập thực hành: 15’

* Ôn tập bài hát Gà gáy.

- Hs hát chính xác giai điệu và lời ca của bài hát.

- Hs biết cách hát đối đáp, hòa giọng.

* Ôn tập bài hát: Gà gáy Khởi động giọng:

- Gv cho hs khởi động bằng nguyên âm la.

- Cho Hs nghe băng hát mẫu

- Yêu cầu hs nhắc lại tình cảm, sắc thái của bài hát.

- Gv đàn cho cả lớp hát.

+ Nhận xét, sửa sai (nếu có) - Gv đệm đàn cho bàn, nhóm hát.

- Hướng dẫn hs hát đối đáp.

+ Mời Hs nhận xét.

+ Gv nhận xét, tuyên dương.

- Gv đệm đàn cho hs hát đối đáp theo tổ, nhóm, cá nhân.

+ Nhận xét

- Hs quan sát tranh.

- Hs trả lời: Bức tranh vẽ cảnh vật trong bài hát Gà gáy

- 1-2 Hs nhận xét.

- Lằng nghe, tiếp thu.

- Hs lắng nghe.

- Hs: Vui, linh hoạt

- Cả lớp hát toàn bộ bài hát.

- Nhóm thực hiện + Lắng nghe, tiếp thu.

- Bàn, nhóm hát

- Hát đối đáp theo hướng dẫn của Gv.

- Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện theo

(18)

- Gv đệm đàn, mời 2 hs lên bảng hát đối đáp.

+ Nhận xét.

+ Gv nhận xét, khen ngợi.

* Ôn gõ đệm:

- Gv hát và gõ đệm (theo nhịp) câu đầu của bài hát (gõ 2 lần)

- Gv hỏi: Cô giáo vừa gõ đệm theo cách nào?

- Gv nhắc lại cách hát kết hợp gõ đệm theo nhịp:

Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi ! x x x x

- Gv cho tổ 1 hát, tổ 2 gõ đệm theo nhịp và ngược lại

+ Gv sửa sai cho hs (nếu có)

- Gv cho nhóm, bàn hát và gõ đệm theo nhịp

- Gv nhận xét.

* Kết luận:

- Hs thuộc lời ca va hát đúng giai điệu bài hát.

- Hs thực hành hát kết hợp gõ đệm tương đối tốt.

3. Hoạt động hình thành kiến thức mới:14’

Tập biểu diễn bài hát.

- Hát kết hợp vận động phụ họa cho bài hát với 1 số động tác đơn giản.

- Biểu diễn bài hát theo nhiều hình thức - Gv hát và thực hiện các động tác vận động phụ họa cho bài hát.

- Gv hướng dẫn hs từng động tác đồng thời thực hành cùng hs.

- Gv cho hs lên bảng biểu diễn, vừa hát vừa vận động phụ hoạ.

chỉ định của Gv + Lắng nghe

- 2 Hs lên bảng hát.

+ 2 Hs nhận xét.

+ Lắng nghe.

- Quan sát và lắng nghe.

- Hs: Theo nhịp.

- Hs lắng nghe.

- Các tổ lần lượt hát và gõ đệm.

- Cá nhân thực hiện

- Nhóm, bàn hát và gõ đệm.

- Hs nhận xét

- Quan sát

- Thực hiện theo hướng dẫn - Hs cùng Gv hát và vận động.

- Tổ, nhóm thực hiện

- Hs biểu diễn bài hát theo hướng dẫn của gv.

- Hs biểu diễn theo nhóm, cá nhân - Hs nhận xét

- Hs trả lời

(19)

+ Gv sửa sai cho hs (nếu có)

* Kết luận:

- Hs tự tin biểu diễn bài hát

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: 4’

*Nghe nhạc:

- Hs biết thêm một bài hát dành cho thiếu nhi, giúp hs nghe và cảm nhận âm nhạc tốt hơn.

- Giúp học sinh nhớ lại nội dung bài học.

? Em nào cho biết bài hát này nói về nội dung gì?

- Gv đàn cho hs hát lại bài hát Gà gáy.

- Nhắc nhở học sinh về tập biểu diễn bài hát, chuẩn bị nội dung bài học giờ sau.

* Kết luận:

- Hs thuộc lời ca và hát đúng giai điệu bài hát.

- Hs thực hành hát kết hợp gõ đệm vận động phụ họa tương đối tốt.

- Hs hát

- Lắng nghe, tiếp thu.

- Hs nghe và lĩnh hội.

Ngày soạn: 22/10/2021 Ngày giảng: 27/10/2021

Toán

TIẾT 38: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thực hiện được gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi một số lần.

- Vận dụng vào giải toán có nội dung liên quan gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi một số lần..

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học; yêu thích học toán.

- Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Máy tính, bảng tương tác; máy chiếu ActiView (BT2) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Hoạt động mở đầu (3 - 5 phút) - Trò chơi: Đoán nhanh đáp số

+ GV tổ chức cho HS thi đoán nhanh đáp số:

7 gấp lên 5, 6, 7, 8, 9 lần;

30 giảm đi 5, 6, 3, 2 lần.

- HS tham gia chơi.

(20)

+ GV tổng kết trò chơi - Kết nối bài học.

- GV giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành SGK - tr.38 (18 - 20 phút)

Bài 1. Viết (theo mẫu)

- GV hướng dẫn, giải thích bài mẫu: 6 gấp 5 lần được 6 ¿ 5 = 30; 30 giảm 6 lần được 30: 6 = 5.

+ Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?

+ Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?

- GV hướng dẫn HS làm các phần còn lại:

+ Muốn gấp một số lên nhiều lần hoặc giảm đi một số lần, ta làm thế nào?

Bài 3

- GV hướng dẫn HS làm bài:

+ Đo độ dài đoạn thẳng AB.

+ Vậy giảm độ dài AB đi 5 lần thì được bao nhiêu cm?

+ Vẽ đoạn thẳng MN dài 2cm.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (12 - 15 phút) Bài 2

a) + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- GV kết hợp tóm tắt lên bảng:

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, ghi tên bài.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS theo dõi.

- 1 HS nêu, HS khác nhắc lại.

- HS tự làm bài vào vở.

- HS nối tiếp nêu miệng kết quả.

- HS nhận xét, thống nhất kết quả.

- 1 HS nêu, HS khác nhắc lại.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS theo dõi.

- HS tự làm bài vào vở.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

- 1 HS đọc bài toán, cả lớp đọc thầm.

- HS trả lời.

- HS theo dõi.

- 1 HS lên bảng làm bài, cả

(21)

- GV chiếu bài của 1 HS lên bảng tương tác.

* GV nhận xét, chốt bài giải đúng:

Bài giải

Buổi chiều cửa hàng đó bán được số lít dầu là:

60: 3 = 20 (l)

Đáp số: 20l dầu.

+ Bài toán thuộc dạng toán nào?

b) Yêu cầu HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- GV kết hợp tóm tắt lên bảng:

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- GV yêu cầu HS đọc bài giải.

* GV nhận xét, chốt bài giải đúng:

Bài giải

Trong rổ còn lại số quả cam là:

60 : 3 = 20 (quả)

Đáp số: 20 quả cam.

+ Nêu nhận xét 2 bài toán a và b?

+ Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?

+ Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?

- Dặn HS xem lại bài.

lớp cùng làm.

- HS khác nhận xét.

- HS chữa bài.

- 1 HS nêu, HS khác nhắc lại.

- Thực hiện tương tự phần a.

- HS trả lời.

- HS theo dõi.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS chữa bài.

- 1HS nêu, HS khác nhắc lại.

- HS trả lời.

- HS thực hiện.

Tập đọc

Tiết 17. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (1 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút). Trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài. Tìm được đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.

- Chọn được đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh.

- HSNK đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 55 tiếng/

phút)

- Rèn luyện phẩm chất yêu thiên nhiên, yêu văn hóa, lịch sử dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Phiếu ghi tên bài tập đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi Gọi tên - Những học sinh được gọi tên

(22)

- Kết nối vào bài Ôn tập

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (13p) 2.1. Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng

- GV yêu cầu HS (7 - 8 em) lên bốc thăm chọn bài tập đọc.

- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV yêu cầu 1, 2 HS đọc bài Đơn xin vào Đội.

+ Nhận xét về cách trình bày đơn?

2.2. Bài 2

- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập - Treo bảng phụ viết sẵn 3 câu văn.

- Hướng dẫn mẫu:

a) “Hồ nước như một chiếc gương hình bầu dục khổng lồ”.

+ Sự vật nào được so sánh với sự vật nào?

+ GV gạch dưới tên hai sự vật được so sánh với nhau:

hồ nước – chiếc gương - Yêu cầu HS làm bài - Yêu cầu HS nêu kết quả - Nhận xét, chốt lời giải đúng:

Hình ảnh so sánh Sự vật 1 Sự vật 2 a, Hồ nước như một

chiếc gương bầu dục khổng lồ

hồ nước

chiếc gương bầu dục khổng lồ b, Cầu Thê Húc cong

cong như con tôm

cầu Thê

Húc con tôm

c, Con rùa đầu to như trái bưởi

đầu con

rùa trái bưởi

=> Củng cố nhận biết các hình ảnh so sánh.

2.3. Bài 3

- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập

- GV yêu cầu HS chỉ ghi những từ cần điền ứng với

sẽ nêu tên một bài tập đọc đã học từ đầu kì theo yêu cầu của giáo viên.

- Từng HS lên bốc thăm, chọn bài tập đọc.

- Chuẩn bị bài (2 phút)

- HS đọc (theo chỉ định trong phiếu)

- HS trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, bổ sung.

* 1, 2 HS đọc.

- 1, 2 HS nêu.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS đọc nội dung, yêu cầu bài tập: Ghi lại tên các sự vật được so sánh với nhau trong câu.

- HS theo dõi mẫu.

- Hồ nước và chiếc gương.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS làm bài vào vở.

- HS nối tiếp phát biểu ý kiến.

- Nhận xét, bổ sung.

- Vài HS đọc lại kết quả đúng.

- Nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập: Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp điền vào chỗ chấm.

(23)

mỗi câu a, b, c (không cần chép cả câu)

- Chữa bài, chốt lời giải đúng:

a. Mảnh trăng non … lơ lửng giữa trời như một cánh diều.

b. Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo.

c. Sương sớm long lanh tựa những hạt ngọc.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(1p)

- Yêu cầu HS học thuộc những câu văn có hình ảnh so sánh; Chọn kể lại một câu chuyện đã học trong giờ học tới.

- HS tự làm bài.

- 3 HS lên bảng thi viết vào chỗ trống.

- Lớp nhận xét.

- 3 HS đọc lại kết quả.

Chính tả

ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 ( tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

1. Kiểm tra tập đọc

- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút).

- Trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài.

2. Đặt được 2 – 3 câu theo mẫu Ai là gì?

3. Hoàn thành được đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu.

- Rèn luyện phẩm chất cẩn thận, tỉ mỉ, lịch sự trong giao tiếp, yêu thích tham gia các hoạt động tập thể. Phát triển năng lực ngôn ngữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Phiếu ghi tên bài tập đọc, bảng tương tác III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (14p)

- Tổ chức trò chơi Hộp quà may mắn

- Cho cả lớp hát một bài, truyền tay nhau hộp quà có chứa phiếu ghi tên một số bài tập đọc. Mỗi lần GV yêu cầu dừng bài hát học sinh sẽ nhận một phiếu.

+ Hết bài hát, yêu cầu HS mở phiếu đọc nội dung - Kết nối bài học

2. Hoạt động luyện tập, thực hành 2.1. Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng

- GV yêu cầu HS đã có phiếu thực hiện nội dung yêu cầu

- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.

- GV nhận xét, đánh giá.

2.2. Luyện tập

Bài 2 (10p): Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì?

- GV nêu lại yêu cầu của bài, nhắc HS không

- Hát

- Đọc nội dung phiếu

- Từng HS đọc bài (theo chỉ định trong phiếu)

- HS trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- Cả lớp làm bài vào vở.

(24)

quên mẫu câu cần đặt Ai là gì?

- GV phát giấy khổ A4 cho 4, 5 HS.

- GV theo dõi và giúp đỡ những em học yếu.

- GV nhận xét, chốt những câu đúng:

+ Bố em là công nhân nhà máy điện.

+ Chúng em là những học trò chăm ngoan.

Bài 3: Hoàn thành Đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường theo mẫu:

- GV lưu ý HS: Thực hành viết một lá đơn theo đúng thủ tục.

+ Nội dung phần Kính gửi chỉ cần viết tên phường. Các em viết đơn vào vở bắt đầu từ phần tên đơn (Đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ), không viết phần quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày, tháng) - GV nhận xét: nội dung, hình thức trình bày đơn.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (1p) - Yêu cầu HS viết 3 câu theo mẫu Ai là gì? Giới thiệu về gia đình mình

- 4, 5 HS làm bài trên giấy.

- HS dán bài lên bảng, đọc kết quả.

- Nhận xét, chốt lời giải đúng.

- 2, 3 HS đọc lại câu đã đặt được.

- 2 HS đọc yêu cầu và mẫu đơn. Cả lớp đọc thầm.

- HS lắng nghe.

- HS tự làm bài.

- 4, 5 HS đọc đơn trước lớp.

- Nhận xét, góp ý.

Đạo đức

QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Kể được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. Giải thích được vì sao những người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

- Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.

- Phát triển cho học sinh phẩm chất nhân ái, trách nhiệm; năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực phát triển bản thân, năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN : - Kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ trước suy nghĩ, cảm xúc của người thân.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức.

III. ĐỒ DUNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh, bảng phụ - HS: Vở bài tập

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 p)

- GV bắt nhịp cho cả lớp hát bài: Cháu yêu

+ Bài hát nói lên điều gì?

- Giới thiệu bài mới: Trong gia đình chúng ta có ông bà, bố mẹ luôn yêu thương, chăm sóc chúng ta. Ngược lại chúng mình cần

- HS cả lớp cùng hát.

- Bài hát nói lên tình cảm yêu thương của bạn nhỏ dành cho bà của mình.

- HS lắng nghe.

(25)

thể hiện sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình mình như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

- Ghi tên bài lên bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10p)

2.1 Kể chuyện " Bó hoa đẹp nhất" (BT2) - GV kể truyện kết hợp tranh minh họa.

- HS thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi:

- Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ ?

- Vì sao mẹ Ly lại nói rằng bó hoa chị em Ly tặng mẹ là bó hoa đẹp nhất ?

- Qua câu chuyện trên em thấy con cháu cần phải có bổn phận gì đối với ông bà, cha mẹ?

- Sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ của em sẽ mang lại điều gì?

- GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét, rút ra kết luận: Con cháu có bổn phận chăm sóc ông à cha mẹ, sự quan tâm chăm sóc của con cháu sẽ khiến cha mẹ vui lòng.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (20p) 3.1 Liên hệ thực tế (BT1)

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để kể cho ban nghe về sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ đối với em và kể được những việc cần làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với ông bà, cha mẹ và mọi người trong gia đình.

- Đại diện một vài HS kể trước lớp.

- Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình dã dành cho em ?

- Em nghĩ gì về các bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta : phải sống thiếu tình yêu thương của cha mẹ và người thân ?

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận theo nhóm tổ.

- Chị em Ly đã hái hoa dại bó lại và tặng mẹ.

- Vì bó hoa là tình cảm của các con đối với mẹ.

- Con cháu phải có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và người thân trong gia đình.

- Sự quan tâm chăm sóc của em đối với ông bà, cha mẹ sẽ mang lại niềm vui cho ông bà, cha mẹ và mọi người trong gia đình.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận theo cặp

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Em thấy vui và hạnh phúc.

- Em thấy rất thương các bạn

(26)

- Vậy trẻ em có quyền gì?

- Kết luận: Chúng ta có quyền được ông bà cha mẹ yêu thương chăm sóc. Nhưng có một số bạn thiệt thòi không được hưởng điều đó, chúng ta cần thông cảm chia sẻ với bạn.

3.2 Đánh giá hành vi (BT3)

- GV chia nhóm và giao việc cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận về cách ứng xử của các bạn.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

*GVKL: Việc làm của các bạn trong tình huống a, c, d là thể hiện tình thương yêu và sự quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ.

Việc làm của các bạn trong tình huống b, d là chưa quan tâm đến bà, đến em nhỏ.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p) - Tổ chức cho HS hát, đọc thơ về gia đinh

- GV nhận xét tiết học.

- Trẻ em có quyền được sống với gia đình, được hưởng sự quan tâm chăm sóc của ông bà cha mẹ.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Cả lớp trao đổi thảo luận.

- HS hát (Cả nhà thương nhau, bàn tay mẹ, bố là tất cả...), đọc thơ (Thương ông..)

- HS lắng nghe.

Tập đọc - Kể chuyện

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (1 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút). Trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài. Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì?

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học 8 tuần đầu.

- Phát triển phẩm chất yêu thiên nhiên, trân trọng tình cảm gia đình, bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc, bảng tương tác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Tổ chức cho học sinh kể tên các bài tập đọc đã học.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành 2.1. Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng

- GV yêu cầu HS (7 - 8 em) lên bốc thăm chọn bài tập đọc.

- Thi kể tên các bài tập đọc đã học

- Từng HS lên bốc thăm, chọn bài tập đọc.

- Chuẩn bị bài (2 phút)

- HS đọc (theo chỉ định trong phiếu).

(27)

- GV đặt câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

- GV nhận xét, đánh giá.

2.2.Luyện tập

Bài 2 (10p) Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm + Các em đã học những mẫu câu nào?

+ Câu văn trong bài tập cấu tạo theo mẫu câu nào?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

a, Ai là hội viên của câu lạc thiếu nhi phường?

b, Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?

Bài 3 (10p) : Kể lại một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.

+ Nêu tên các truyện đã học trong các tiết Tập đọc, trong các tiết Tập làm văn và bài đọc thêm?

- GV mở bảng phụ đã viết đủ tên truyện đã học.

- GV hướng dẫn:

+ Nội dung: Em chọn kể truyện nào; 1 đoạn hay cả câu chuyện?

+ Hình thức: Kể theo phân vai hay kể theo lời một nhân vật?

- GV yêu cầu HS kể theo nhóm.

- Thi kể trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm

- Dặn HS về nhà tìm đọc các câu chuyện có chủ đền Cộng đồng

- HS trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm.

- HS nêu (Ai là gì? Ai làm gì?) - HS nêu (Ai là gì?)

- HS làm bài vào vở.

- Nhiều HS nối tiếp nêu.

- Nhận xét, bổ sung.

- 2, 3 HS đọc lại câu hỏi đúng.

- 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.

- 1 HS đọc lại tên các truyện đã học.

- HS theo dõi.

- 3, 4 HS nêu.

- HS trả lời các câu hỏi.

- HS suy nghĩ, tự chọn nội dung kể.

- HS kể theo bàn.

- 4, 5 HS thi kể trước lớp.

- Nhận xét, bình chọn

Thủ công

GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA ( tiết 2 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Gấp, cắt, dán được bông hoa.

- Gấp, cắt, dán được bông hoa năm cánh, bốn cánh, tám cánh. Các cánh của mỗi bông hoa tương đối đều nhau. Có thể cắt được nhiều bông hoa. Trình bày đẹp.

- Giáo dục HS hứng thú với giờ học gấp hình, yêu thích các sản phảm thủ công, thích đồ chơi thủ công do mình làm ra.

- Phát triển cho HS năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Mẫu hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh; giấy thủ công màu, kéo, hồ dán…

- Học sinh: Giấy thủ công màu, kéo, hồ dán, khăn lau tay; ống đựng bút bằng bìa.

(28)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Tổ chức cho lớp phó văn thể bắt nghịp cả lớp hát bài hát Những bông hoa, những bài ca.

- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng của HS.

- GV giới thiệu bài - Ghi tên bài lên bảng.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (28 phút) 2.2. HS thực hành gấp, cắt, dán bông hoa - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, nhắc lại các thao tác gấp, cắt để được hình bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.

- GV gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhắc: HS có thể cắt các bông hoa 4 cánh, 8 cánh có kích thước khác nhau để trình bày cho đẹp.

- GV cho HS quan sát một số mẫu hoa.

- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm.

- GV quan sát uốn nắn thêm cho HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.

2.2. Trưng bày sản phẩm

- GV nêu tiêu chí đánh giá sản phẩm.

- Tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm trên bảng.

- GV nhận xét đánh giá.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 - 7 phút)

- Tổ chức cho HS gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh và trang trí xung quanh cốc bằng

- HS cả lớp hát.

- HS kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo GV.

- HS lắng nghe, ghi tên bài vào vở.

- Các nhóm thảo luận.

+ Gấp, cắt bông hoa 5 cánh: Cắt tờ giấy hình vuông rồi gấp giấy giống như gấp ngôi sao 5 cánh sau đó vẽ và cắt theo đường cong mở ra sẽ được bông hoa 5 cánh.

+ Gấp, cắt bông hoa 4 cánh: Gấp tờ giấy hình vuông làm 8 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 4 cánh.

+ Gấp, cắt bông hoa 8 cánh: Gấp tờ giấy hình vuông thành 16 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 8 cánh.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS theo dõi.

- HS quan sát.

- HS thực hành theo nhóm.

- HS lắng nghe.

- HS trưng bày sản phẩm.

- Cả lớp nhận xét, bình chọn sản phẩm đẹp nhất.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện gấp, cắt và trang trí.

(29)

bìa mình đã chuẩn bị.

- Nhận xét, khen ngợi, tuyên dương những HS có sản phẩm trang trí đẹp, sáng tạo.

- Dặn HS tiếp tục gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh để trang trí góc học tập và chuẩn bị cho giờ học sau.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

Ngày soạn: 22/10/2021 Ngày giảng: 28/10/2021

Toán

GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG (1 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Làm quen với khái niệm về góc, góc vuông, góc không vuông. Sử dụng được ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông. Vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản (theo mẫu). Đọc được tên góc vuông, góc không vuông. Có kỹ năng phân biệt, nhận diện về góc, góc vuông, góc không vuông.

- Nêu được những vật dụng có góc vuông, góc không vuông.

- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, chăm chỉ. Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực thẩm mi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Ê-ke, thước kẻ - HS: Ê- ke, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3 phút)

- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng

- Quay kim trên mô hình đồng hồ, yêu cầu HS đọc giờ trên đó.

- Tổng kết trò chơi, tuyên dương những HS trả lời đúng và nhanh nhất.

- Yêu cầu HS quan sát mặt đồng hồ, kim đồng hồ và trả lời câu hỏi:

+ Khoảng trống giữa 2 kim đồng hồ được gọi là gì?

+ Có mấy loại góc? Đó là những loại nào? Dùng dụng cụ gì để nhận biết các loại góc?

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10 – 12 phút)

2.1 Giới thiệu về góc

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình như SGK

- HS tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Gọi là góc

Cả lớp

- Học sinh quan sát và nhận xét về hình ảnh của các kim đồng hồ trong sách giáo khoa.

(30)

- Hướng dẫn quan sát và đưa ra biểu tượng về góc.

- Đưa ra hình vẽ góc.

- Vẽ 2 tia OM, ON chung đỉnh gốc O.

Ta có đỉnh gốc O, cạnh OM, ON.

M O N

2.2 Giới thiệu góc vuông và góc không vuông

- Giáo viên vẽ một góc vuông và giới thiệu:

A

O B

Ta có góc vuông: đỉnh O, cạnh OA và OB.

- Vẽ tiếp 2 góc như SGK rồi giới thiệu đó là góc không vuông.

M

P N C

E D - Gọi HS đọc tên của mỗi góc.

2.3 Giới thiệu ê ke

- Cho học sinh quan sát cái ê ke lớn và nêu cấu tạo của ê ke.

- Hướng dẫn sử dụng ê ke - E ke dùng để làm gì?

- GV tổ chức HS thực hành đo ê-ke.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành(12 phút)

Bài 1

- Góc được tạo bởi hai cạnh xuất phát từ một điểm.

- Lớp quan sát góc vẽ trên bảng để nhận xét.

- Nêu tên các cạnh, đỉnh của góc.

- Học sinh quan sát

- Nhắc lại cách đọc tên góc - HS quan sát.

- HS quan sát.

- 2 HS đọc tên góc, cả lớp nhận xét bổ sung.

+ Góc đỉnh P, cạnh PN, PM.

+ Góc đỉnh E, cạnh EC, ED.

- Lớp quan sát để nắm về cấu tạo của ê ke.

- Quan sát

- Ê ke dùng để vẽ và để kiểm tra các góc vuông, góc không vuông.

- 2 HS lên bảng thực hành.

(31)

- Y/C HS tự làm.

a, Dùng ê ke để nhận biết góc vuông.

- Dùng ê ke kiểm tra trực tiếp 4 góc của hình chữ nhật.

+ Hình chữ nhật có mấy góc vuông?

b, Dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OA;

OB

- Góc vuông đỉnh M, cạnh MC; MD - GV hướng dẫn H

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau.... Trao đổi những việc em đã làm và

- Nguyên nhân dẫn đến bệnh thấp tim là do bị viêm họng, viêm a-mi-đan kéo dài hoặc do thấp khớp cấp không được chữa trị kịp thời, dứt điểm...

Hãy sưu tầm và giới thiệu các tranh ảnh, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, các câu chuyện, … về tình cảm gia đình, về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ, anh

Tình huống 1: Lan đang ngồi học trong nhà thì thấy em bé chơi trò chơi nguy hiểm ở ngoài sân ( như trèo cây, nghịch lửa, chơi ở bờ ao…).. Nếu em là bạn

Em đã làm được những việc gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc cha mẹ ?..

Ngược lại, em cũng có bổn phận quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em để cuộc sống gia đình thêm hòa thuận, đầm ấm,

Hôm nay là sinh nhật mẹ, Ly băn khoăn không biết nên tặng quà gì cho mẹ. Trong khi mẹ lúi húi nấu cơm dưới bếp. Ly bế em My ra ngõ chơi. Em My tụt xuống đất, chạy

Mỗi người chúng ta đều có một gia đình và được ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương, quan tâm chăm sóc..