• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 32

Ngày soạn : 29/4/2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 2 tháng 5 năm 2018 To¸n

LuyÖn tËp

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố cách thực hiện phép chia, viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân; tìm tỉ số phần trăm.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia và tìm tỉ số phần trăm.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính bảng, PHTM

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1.Kiểm tra bài cũ(4') - Y/c HS lên bảng tính.

216,72 : 4,2 0,273 : 0,26 - Nêu quy tắc chia 1STP cho 1STP, - Gv nhận xét.

2.Bài mới.

a, Giới thiệu bài. (1')

b, Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài1(11')

- HS tự thực hiện phép chia.

- HS lên bảng chữa bài và nêu cách làm.

- GV nhận xét củng cố lại cách chia.

Bài 2(7')

- HS tự tính rồi nêu cách tính.

- GV và HS nhận xét bài làm. Củng cố lại cách tính nhẩm.

Bài 3(7')

- Y/c HS thực hiện như mẫu.

- GV và HS chữa bài.

- HS nhắc lại cách tính.

Bài 4(7')(Máy tính bảng)

- GV y/c HS đọc bài toán làm vào máy tính bảng, điền đúng / sai.

A. 150% B. 60%

C. 66% D. 40%

- GV chữa bài cho HS.

- Củng cố cách tính tỉ số phần trăm.

3.Củng cố, dặn dò.(3')

- HS lên bảng làm.

- HS lên bảng làm bài.

- HS tự làm bài rồi chữa bài.

- HS tự nhẩm kết quả rồi đại diện phát biểu lại cách tính nhẩm.

- HS làm bài vào vở.

- Đại diện HS lên bảng làm bài.

- KQ: 3,5; 0,2; 1,5; 0,125

- HS thảo luận, làm vào máy tính bảng

- HS gửi bài. Giải thích cách làm - KQ: D. 40%

(2)

- HS nhắc lại các kiến thức cơ bản - GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS về ôn bài và xem trước bài sau.

______________________________________________

Tập đọc ÚT VỊNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn với giọng châm rãi, thong thả( đoạn đầu)

2. Kĩ năng: Hiểu được các từ ngữ trong bài, ý nghĩa của câu chuyện Ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.

3. Thái độ: HS học tập tấm gương của chị út Vịnh có ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định an toàn giao thông , tinh thần dũng cảm cứu em nhỏ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

tranh minh bài đọc SGK. Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1.Kiểm tra bài cũ(4')

- y/c HS đọc thuộc bài thơ Bầm ơi kết hợp trả lời câu hỏi SGK.

- Gv nhận xét.

2.Bài mới

a) Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn HS luyện đọc .(10') - Y/c 1, 2 em học giỏi đọc bài.

- GV chia 4 đoạn đọc.

- Mời 4 em nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm . - GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó.

- GV đọc diễn cảm toàn bài c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.(12')

- Y/c HS đọc thầm , đọc lướt nội dung và trả lời các câu hỏi.

- Mời đại diện HS trả lời.

- Để trả lời đúng câu 5, GV có thể giúp các em trả lời một số câu hỏi phụ để toát nội dung câu hỏi SGK.

- Mời HS nêu nội dung chính của bài.

-GV tóm ý chính ghi bảng.

* GD QTE: - Quyền được kết bạn và hi sinh cho bạn.

-Bổn phận chấp hành luật giao thông.

d) Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.

(12')

- 3 HS đọc, lớp theo dõi nhận xét.

- 1 em đọc bài. Lớp theo dõi.

- HS đọc nối tiếp ( mỗi em 1 đoạn), lớp nhận xét bạn đọc.

- HS luyện đọc cặp.

- Cặp báo cáo.

- 1 em đại diện nêu câu hỏi để các bạn trao đổi và trả lời.

- Đại diện vài em phát biểu.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của

(3)

- GV tổ chức hướng dẫn HS đọc dc bài văn.

- Tổ chức thi đọc dc một đoạn trong bài.

Đoạn : Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu...gang tấc.

- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn nhóm bạn đọc tốt.

3.Củng cố, dặn dò(3')

- Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài.

- Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương của chị út Vịnh và nhắc nhở HS chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông đường sắt.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau

GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của từng bạn.

- HS thi đọc giữa các tổ . Mỗi tổ đại diện 2 em tham gia đọc

_______________________________________________________

Tập làm văn

ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Lập dàn ý của bài văn tả cảnh - một dàn ý với những ý riêng của mình.

2.Kĩ năng:Trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh- trình bày rõ ràng mạch lạc tự nhiên, tự tin.

3.Thái độ: Ý thức học tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Viết 4 đề văn lên bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Yêu cầu HS trình bày dàn ý bài văn tả cảnh.

- Nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn HS luyện tập : Bài tập 1(15'):

- Yêu cầu HS đọc nội dung của bài tập.

- Yêu cầu HS chọn 1 trong 4 đề bài - Cho 1HS đọc gợi ý SGK.

- Cho HS lập dàn ý theo đề đã chọn-GV theo dõi, giúp đỡ.

- GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh các dàn ý Bài tập 2(17'):

- Yêu cầu 1HS đọc nội dung BT2

Hoạt động của trò - 2 HS đọc dàn ý

- 2Hs lần lượt đọc nội dung của bài tập, lớp đọc thầm SGK.

- HS chọn 1 trong 4 đề bài - 1HS đọc gợi ý SGK.

- Dựa vào gợi ý SGK, HS lập dàn ý của một đề bài đã chọn

(4)

- Hướng dẫn HS trình bày miệng dàn bài trong nhóm .

- Đại diện HS trình bày trước lớp

- Gv nhận xét, bổ sung, tuyên dương 3.Củng cố dặn dò(3')

- Cấu tạo của bài văn tả cảnh - Nhận xét chung

- Dặn: Chuẩn bị bài sau.

- 1HS đọc to nội dung BT2

- HS trình bày miệng dàn bài văn tả cảnh theo nhóm 2.

Đại diện HS trình bày trước lớp - Lớp trao đổi thảo luận thảo luận về cách sắp xếp trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt…

- Bình chọn người trình bày hay

___________________________________________

___________________________________________

Địa lí

ĐỊA LÍ ĐÔNG TRIỀU

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS nắm được điều kiện tự nhiên-xã hội Thị xã Đông Triều về vị trí địa lí, diện tích, dân số, khí hậu, các hoạt động kinh tế của thị xã Đông Triều.

2.Kĩ năng: Quan sát, chỉ trên bản đồ.

3.Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tài liệu về Thị xã Đông Triều. PHTM, Máy tính bảng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

Kể tên các đại dương trên thế giới?

- Nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b) Vị trí địa lí(12')

* PHTM: Yêu cầu Hs sử dụng máy tính bảng vào mạng tìm vị trí địa lí của thị xã Đông Triều.

- GV giới thiệu cho HS vị trí địa lí thị xã Đông Triều

Đông Triều là thị xã cửa ngõ phía tây của tỉnh, nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh (Toạ độ 21001’

đến 21013’ vĩ độ bắc và từ 106026’ đến 106043’ kinh độ đông). Thị xã cách thành phố Hạ Long 78km, cách thành phố Uông Bí 25km.

cách Hà Nội 90km.

- Phía bắc giáp huyện Sơn Động và Lục Nam tỉnh Bắc Giang bằng vòng cung núi Đông Triều.

- Phía tây giáp huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương,

Hoạt động của trò - 2HS lên bảng, lớp nhận xét

- HS sử dụng máy tính bảng để vào mạng tìm vị trí địa lí của Thị xã Đông Triểu

- Quan sát và chỉ - Nghe

(5)

ranh giới là sông Vàng Chua,

- Phía nam giáp huyện Kinh Môn cũng thuộc Hải Dương bằng sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc.

- Phía đông nam giáp huyện Thuỷ Nguyên thuộc thành phố Hải Phòng, ranh giới cũng là sông Đá Bạc và huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương.

- Phía đông giáp thành phố Uông Bí, ranh giới là sông Tân Yên.

Đông Triều giáp những tỉnh và huyện nào?

c) Diện tích, dân số(6')

- Diện tích:Tổng diện tích tự nhiên là 397,2 km2 - Dân số: 163.984 người.

d) Khí hậu(6')

Khí hậu Đông Triều tương đối ôn hoà. Có hai hướng gió mùa chính: Gió Đông Nam và Gió mùa Đông Bắc.

d) Các ngành kinh tế chính(8')

Kể tên các ngành kinh tế chính ở huyện Đông Triều mà em biết?

GV kết luận: thị xã Đông Triều có khá nhiều thuận lợi cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khai thác khoáng sản (than atraxit)

3.Củng cố dặn dò(3') - Củng cố bài

- Nhận xét giờ

- Dặn: Chuẩn bị bài sau

- Trả lời

- nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khai thác khoáng sản

____________________________________

____________________________________

Khoa học Khoa học MÔI TR

MÔI TRƯỜƯỜNGNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Khái niệm ban đầu về môi trường.

2.Kĩ năng: Nêu một số thành phần của môi trường địa phương.

3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, hs có ý thức bảo vệ môi trường

*GDMTBĐ: - Biết: Vai trò của môi trường tự nhiên (đặc biệt là biển, đảo) đối với đời sống của con người

- Tác động của con người đến môi trường (có môi trường biển, đảo)

- Có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong cuộc sống hàng ngày.

- Nhận biết các vấn đề về môi trường

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(6)

- Hình trang 128, 129 SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Kể tên một số loài thực vật có hoa thụ phấn nhờ côn trùng.

- Kể tên một số loài động vật đẻ con.

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Các hoạt động

Hoạt động 1(16'): Môi trường là gì ? - Cho HS đọc thông tin SGK.

- Thế nào là môi trường (hay môi trường bao gồm những thành phần nào)?

- Yêu cầu HS quan sát H1, 2, 3, 4 thảo luận tìm ra các hình tương ứng với các thông tin

- Gọi Hs trình bày

- GV tổng hợp và nêu: các thành phần trong hình 3, 4 là môi trường nhân tạo; các thành phần trong hình 1, 2 là môi trường tự nhiên.

Hoạt động 2(16'): Một số thành phần của môi trường địa phương.

- Em đang sống ở đâu, làng quê hay đô thị?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi:

Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn đang sống.

- Gọi Hs trình bày

- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.

3.Củng cố dặn dò(3')

- Thế nào là môi trường ?( nước, không khí, ánh sáng, đất, thực vật, động vật, con người, nhà, làng xóm, nương rẫy…)

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài: Tài nguyên thiên nhiên.

Hoạt động của trò - 2HS trả lời.

- 1HS đọc thông tin SGK – lớp theo dõi

Môi trường bao gồm các thành phần tự nhiên và những thành phần do con người tạo ra.

- HS quan sát H1, 2, 3, 4 thảo luận nhóm 2 tìm ra các hình tương ứng với các thông tin.

- Vài HS trình bày, lớp nhận xét, sửa chữa. Đáp án: hình 1-c; hình 2-d; hình 3-a; hình 4-b.

- Ở làng quê.

- HS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi.

- Đại diện các nhóm trình bày.

Lớp nhận xét ,bổ sung .

_________________________________________________________________

Ngày soạn: 1/5/2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 3 tháng 5 năm 2018 Toán

LUYỆN TẬP

(7)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS củng về cách thực hiện tìm tỉ số phần trăm của hai số ; thực hiện phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành về tìm tỉ số phần trăm và cách cộng, trừ tỉ số phần trăm.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1.Kiểm tra bài cũ.(4') - HS chữa bài tập số 4 - Gv nhận xét.

2.Bài mới.

a, Giới thiệu bài. (1')

b, Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1 (11')

- Yêu cầu HS tự làm bài rồi đại diện chữa bài.

- GV và HS nhận xét đánh giá. Củng cố lại cách thực hiện tìm tỉ số phần trăm của hai số.

Bài 2 (7')

- Y/c HS tự làm bài rồi chữa bài.

- GV giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài.

- Gv và HS chữa bài.Củng cố lại cách cộng, trừ tỉ số phần trăm.

Bài 3 (7')

- Gv yêu cầu HS nêu đầu bài toán.

- HS xác định yêu cầu của bài và làm bài.

- GV nhận xét.

Bài 4 (7')

- Gv yêu cầu HS nêu đầu bài toán, tìm cách làm bài.

- GV nhận xét.

- GV chữa bài cho HS.

3.Củng cố dặn dò: (3')

- Y/c HS nhắc lại nội dung kiến thức đã ôn.

- Nxc tiết học.

- Dặn HS về xem bài và ôn lại nội dung bài.

- 1 HS lên bảng làm.

- HS làm việc cá nhân vào vở., đại diện HS chữa bài.

- KQ: 80%; 125%; 120%; 166%;

120

- HS tự làm bài vào vở và lên bảng chữa bài.

- KQ: 52,3%; 21,8%; 91,7%

- HS làm việc cá nhân vào vở, sau đó đại diện làm bảng lớp.

- KQ: a, 80%; b, 125%.

- HS làm bài vào vở và lên bảng chữa bài. KQ:

Số sp đã làm: 520x 65 : 100 = 338 Phải làm số sp: 520 –338 = 182

Luyện từ và câu

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU PHẨY)

(8)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ được tác dụng của dấu phẩy và sử dụng thành thạo dấu phẩy trong câu.

2. Kĩ năng: Củng cố kiến thức về dấu phẩy, nắm được tác dụng của dấu phẩy, biết phân tích chỗ sai trong cách dùng dấu phẩy , biết chữa lỗi dùng dấu phẩy.

3.Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng đúng dấu phẩy trong câu.

II. ĐỒ Ù D NG D Y H CẠ : B ng ph , v b i t p ti ng vi t.ả ụ ở à ậ ế ệ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(4')

- Y/c HS chữa bài 3 của giờ trước.

- 3 em viết ba câu văn có sử dụng 3 dấu phẩy với 3 tác dụng đã học.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài.(1')

b. Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1. (19')

- HS đọc kĩ y/c của bài 1.

- Mời một em đọc bức thư đầu và trả lời : Bức thư đầu của ai ?

- Y/c HS đọc lại mẩu chuyện vui Dấu phẩy, dấu chấm và điền dấu cho phù hợp.

- Gv mời HS đọc lại mẩu chuyện vui và trả lời câu hỏi

- GV chốt lại câu trả lời đúng .

- HS nêu lại tác dụng của dấu phẩy trong từng trường hợp.

Bài 2(13')

- HS đọc kĩ bài, xác định yêu cầu của bài . - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập . HS làm bài vào vở bài tập và chữa bài

- GV cho Hs đọc lại đoạn văn của mình 3.Củng cố, dặn dò.(3')

- Tác dụng của dấu phẩy?

* GD QTE: - Quyền được tham gia hoạt động vui chơi.

- GV nhận xét tiết học, biểu dương.

- Y/c HS ôn bài, ai chưa hoàn thành thì tiếp tục làm , chuẩn bị bài sau.

- 1 em chữa bài, lớp nhận xét.

- 1 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS làm vở bài tập.

- 2 nhóm đại diện làm bảng phụ rồi chữa bài.

- 2 hs trả lời.

- HS đọc bài tự suy nghĩ rồi làm bài theo hướng dẫn.

- Đại diện 3 em chữa bài và nêu tác dụng của dấu phẩy.

________________________________________________________________

Ngày soạn: 1/5/2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 4 tháng 5 năm 2018 Toán

ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ ĐO THỜI GIAN

(9)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về phép cộng, phép trừ, nhân, chia về số đo thời gian.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành tính và giải bài toán 3. Thỏi độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III. C C HO T Á Ạ ĐỘNG D Y- H CẠ

(10)

________________________________________________

Lịch sử

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG: HANG 73 YÊN ĐỨC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nắm được vì sao có tên gọi Hang 73.

2. Kĩ năng: HS biết được địa điểm, đường tới di tích.

- HS nắm và nêu được các nhân vật lịch sử.

3. Thái độ: HS có ý thức phát huy truyền thống của dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tư liệu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1.Kiểm tra bài cũ(4')

- HS đọc bài thu hoạch Nhà bia Yên Dưỡng.

- Gv nhận xét 2.Bài mới

HĐ1: Giới thiệu bài(1').

HĐ 2: Giới thiệu về Hang 73(16') - Tên gọi di tích.

- Địa điểm, đường tới di tích.

- Sự kiện, nhân vật lịch sử.

HĐ3: Thực hành viết thu hoạch(16').

Tại sao gọi là Hang 73.

3. Củngcố, dặn dò(3') - Liên hệ giáo dục HS .

-GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà kể cho người thân nghe.

-Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- 2, 3 HS lên bảng.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS tự hoàn thành bài của mình.

______________________________________________

Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống BÀI 8: CÂU HÁT VÍ DẶM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Cảm nhận rõ tình yêu sâu sắc của Bác Hồ với những làn điệu dân ca nói riêng, quê hương, đất nước nói chung

2 . Kĩ năng: Nhận thấy được việc trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa dân tộc là một cách thể hiện tình yêu quê hương, đất nước

3. Thái độ: Biết cách thể hiện tình yêu quê hương đất nước bằng những việc làm vụ thể

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống – Bảng phụ ghi mẫu – Thẻ chơi trò chơi - Phiếu học tập ( theo mẫu trong tài liệu)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Bài cũ: (3’)

- Khi đất nước ta thống nhất, nhân dân ta sống cuộc sống như thế nào?

(11)

- 2 HS trả lời - GV nhận xét 2. Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của

HS 1. Giới thiệu bài(1’)

2. Hoạt động 1: (12’)

- GV đọc câu chuyện “ Câu hát ví dặm ” cho HS nghe.

HDHS làm phiếu học tập. Khoanh tròn vào trước đáp án đúng 1. Đồng chí Mai Tư và Minh Huệ đã hát những thể loại dân ca nào?

a) Hát dặm, hát ví phường vải, hát ru miền Trung b) Hát xoan, hát quan họ

c) Hát ca trù, hò Huế

2. Bác Hồ đã làm gì khi nghe những câu hát ấy?

a) Phê bình các đồng chí hát sai b)Nhắc lời bài hát, sửa lại cho đúng c)Hát lại những câu đó.

3. Những việc làm trên của Bác thể hiện điều gì?

a) Bác yêu dân ca, yêu quê hương đất nước

b) Bác mong muốn thế hệ trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc c) Cả a và b

2.Hoạt động 2: (10’)

+ Viết ra giấy và đọc cho nhau nghe những câu hát trong bài sau khi đã được Bác Hồ góp ý

+ Câu chuyện trên có ý nghĩa gì?

+ Chia sẻ cảm nhận của em về không khí buổi biểu diễn mừng thọ Bác 79 tuổi.

3.Hoạt động 3: (10’)Thực hành, ứng dụng-

-Chia sẻ với bạn trong nhóm một thể loại dân ca em đã học hoặc đã tìm hiểu

+ Em thích nhất làn điệu dân ca nào? Vì sao?

+Tiết âm nhạc hôm nay các em học một bài dân ca. Đến giờ ra chơi, một bạn trong lớp đã hát “chế” bài dân ca vừa học. Là thành viên trong lớp, em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn.

4.Củng cố, dặn dò:(4’)

+ Câu chuyện trên có ý nghĩa gì?

Nhận xét tiết học Về chuẩn bị bài sau.

-HS lắng nghe

-HS làm phiếu học tập

-HS trả lời cá nhân

-HS thực hiện theo yêu cầu

- HS trả lời cá nhân

-Thảo luận nhóm - Chia sẻ trong nhóm

-HS trả lời cá nhân

___________________________________________________________

Tập đọc

NHỮNG CÁNH BUỒM

I. MỤC TIÊU

(12)

1. Kiến thức: Đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi, dịu dàng trầm lắng, diễn tả được tình cảm của người cha với con ; ngắt giọng đúng nhịp thơ.

2. Kĩ năng: Hiểu được ý nghĩa bài thơ : Cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học

* GD QTE: - Quyền được ước mơ về một tương lai tươi đẹp hơn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh, bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Y/c HS đọc bài út Vịnh và trả lời một số câu hỏi.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a) Giới thiệu bài: (1')

b) Hướng dẫn HS luyện đọc(10') - Y/c 1 em đọc bài.

- 5 em nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài thơ.

- GV hướng dẫn HS đọc đúng, phát âm đúng một số từ ngữ khó.

- Lần 2: 5 em đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ

- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu toàn bài.

c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.(12')

- Y/c HS đọc thầm , đọc lướt bài và trả lời câu hỏi.

- Mời đại diện HS trả lời.

- GV kết luận, nhận xét và tổng kết từng câu..

- Y/c HS nêu nội dung của bài.

- Gv tóm tắt ghi bảng nội dung chính.

d) Hướng dẫn đọc diễn cảm.(12') - GV mời 5 em đọc nối tiếp toàn bài .

- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm khổ thơ 2,3. chú ý đọc đúng lời các nhân vật: Lời của con ngây thơ, háo hức, khao khát hiểu biết; lời cha: ấm áp, dịu dàng.

- Từng tốp 3 HS thi đọc diễn cảm 2 khổ thơ - GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn bạn đọc hay .

- 3 em đọc và trả lời câu hỏi trong nội dung bài.

- 1 em đọc, lớp theo dõi.

- 5 HS đọc, lớp theo dõi.

- HS đọc nối tiếp ( mỗi em 1 đoạn), lớp nhận xét bạn đọc.

- HS đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.

- HS luyện đọc cặp.

- Cặp báo cáo.

- HS chú ý theo dõi.

- 1 em đại diện nêu câu hỏi để các bạn trao đổi và trả lời.

- Đại diện vài em phát biểu.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của từng bạn.

- HS thi đọc giữa các tổ . Mỗi tổ cử 1 bạn đại diện tham gia

(13)

3.Củng cố, dặn dò(3')

- Nêu nội dung ý nghĩa của bài.

- Liên hệ về mơ ước của HS trong lớp.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- 2 em nêu.

__________________________________________________

Toán

ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về tính chu vi, diện tích một số hình đã học ( hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện tính chu vi, diện tích một số hình đã học.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1.Kiểm tra bài cũ.(4')

- HS lên bảng tính: 2 giờ 15 phút = ……giờ 4giờ 54 phút = ……giờ 1,7 giờ = ……

giờ……phút - Gv nhận xét.

2.Bài mới.

a,Giới thiệu bài. (1')

b, Hướng dẫn HS ôn tập các kiến thức về tư chu vi và tính diện tích một số hình.(12') - Y/c HS thảo luận cặp đôi viết lại công thức tính chu vi, diện tích một số hình đã học ( hình vuông, hình chữa nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn).

- Gv kết luận và ghi bảng.

c, Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1(5')

- GV Y/c HS tìm hiểu yc bài và tự làm bài.

- Y/c HS nêu lại cách tính chu vi , diện tích hình chữa nhật.

- Gọi HS lên bảng chữa bài.

- GV và HS củng cố lại cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.

Bài 2(5')

- Y/c HS tìm hiểu bài và nêu cách làm bài.

- GV và HS nhận xét , củng cố lại cách tính diện tích hình thang.

Bài 3(5')

- 3 HS lên bảng làm bài.

- HS thảo luận viết công thức tính chu vi , diện tích.

- Đại HS lên bảng viết các công thức tính diện tích và chu vi một số hình đã học.

- HS làm bài vào vở, đại diện HS lên bảng chữa bài.

- ĐA: a, (80 + 120) x 2 = 400m b, 80 x 120 = 9600m2

- HS thực hiện vào vở trên các loại số.

Đại diện chữa bài.

- KQ: (40 + 60) x 40 :2 = 2000m2

(14)

- HS nêu yêu cầu bài toán và thảo luận cặp đôi nội dung bài.

- Tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài.

- GV và HS cùng nhận xét và chữa bài.

- GV thu vở chữa bài cho HS.

Bài 4(5')

- HS nêu yêu cầu bài toán và thảo luận cặp đôi nội dung bài.

- Tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài.

- GV và HS cùng nhận xét và chữa bài.

- GV củng cố tính S hv, S hình tròn.

3.Củng cố, dặn dò.(3')

- Y/c HS nhắc lại công thức tính chu vi, diện tích ( hình vuông, hình chữa nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn).

- Dặn HS về ôn bài - Xem trước bài sau .

- HS thảo luận theo nhóm đôi và tìm cách làm.

- Đại diện hs lên bảng chữa bài.

- KQ: S: 10 x 10 = 100cm2

Cạnh: 100 : 10 x 2 = 20cm.

- HS thảo luận theo nhóm đôi và tìm cách làm.

- Đại diện hs lên bảng chữa bài.

- Hs làm bài

- KQ: a, 64; b, 64 – 50,24 = 13,76

__________________________________________________

Sinh hoạt

NHẬN XÉT TUẦN 32

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1.Ô.Đ.T.C.

2.Nhận xét chung trong tuần.

a.Lớp trưởng nhận xét-ý kiến của các thành viên trong lớp.

b.Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp.

- Chuyên cần: ...

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

...

...

(15)

- Mặc đồng phục:...

- Đội viên thực hiện việc đeo khăn quàng:...

...

*Học tập

...

...

...

...

*Các hoạt động khác:

- Lao động: ...

- Thực hiện ATGT: ...

...

3. Phương hướng tuần tới:

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp.

- Nhắc nhở HS bảo vệ sức khỏe trong những ngày giao mùa.

- Tuyên truyền việc thực hiện đảm bảo an ninh, trật tự an toàn trong

trường .Thực hiện tốt đã kí cam kết, thực hiện tốt ATGT, VSATTP. BVMT.

Phòng dịch bệnh..., không chơi trò chơi bạo lực..

- Tích cực chăm sóc công trình măng non.

- Lao động theo sự phân công.

4. Chương trình văn nghệ.

(16)

Tập làm văn

TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài ; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.

2. Kĩ năng: HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật theo đề bài đã cho, xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả cây cối.

3. Thái độ:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng ghi hệ thống 1 số lỗi mà HS thường mắc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1.Kiểm tra bài cũ(4')

(17)

- Y/c 1, 2 HS đọc dàn bài văn tả cảnh về nhà các em đã hoàn chỉnh .

- GV nhận xét.

2.Bài mới

a) Giới thiệu bài.(1')

b,GV nhận xét kết quả bài làm của HS.

(12')

* Nhận xét chung về kết quả bài viết.

+ Những ưu điểm chính:

- HS đã XĐ được đúng trọng tâm của đề bài

- Bố cục : (đầy đủ, hợp lí), ý (đủ,phong phú, mới lạ), cách diễn đạt ( mạch lạc, trong sáng)

* Những thiếu sót hạn chế:

- Dùng từ đặt câu chưa chính xác, đặc biệt khi sử dụng nhân hoá, so sánh chưa hợp với chi tiết hình ảnh của con vật. Một số bài viết sai lỗi chính tả nhiều...

c,Hướng dẫn HS chữa bài.(10') - GV trả bài cho từng HS

- 2 HS nối tiếp đọc yc 2, 3, 4 của tiết trả bài văn tả con vật.

* Hướng dẫn HS chữa lỗi chung .

GV viết một số lỗi về dùng từ, chính tả, câu chưa đúng hs lên bảng chữa.

d)HS học tập 1 số đoạn văn hay(10') - GV đọc 1 số đoạn văn, bài văn có ý sáng tạo riêng để HS tham khảo.

- Y/c viết lại một đoạn văn cho hay hơn.

3.Củng cố dặn dò:(3')

- Nêu cấu tạo bài văn tả con vật.

- GV nx tiết học.

- Y/c các em về nhà chuẩn bài sau.

- 2 em nhắc lại.

- HS theo dõi.

- HS đại diện trả lời.

- Một số HS lên bảng chữa, dưới lớp chữa vào vở bài tập..

- HS trao đổi tìm ra cái riêng, cái hay và tự viết lại đoạn văn, vài em đại diện đọc đoạn văn mới viết lại..

______________________________________________

(18)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

[r]

Hỏi theo kế hoạch, nhà máy dự định sản xuất bao nhiêu ô tô?.. Hỏi trường Vạn Thịnh có bao nhiêu

Muốn viết thương dưới dạng tỉ số phần trăm, ta làm như thế nào ?.. Tiết học

Tính số học sinh nữ của trường đó... Tính số học sinh nữ của

Số học sinh cấp II gấp 4 lần số học sinh cấp I.. Số học sinh cấp II gấp 4 lần số học sinh

VÒ nhµ «n tËp vµ chuÈn bÞ

Cách 2: Tính phần trăm thể tích nước đá sau khi tăng thêm so với thể tích nước đá ban đầu, sau đó tính thể tích khối nước đá (hay nước sau khi đóng băng).. Sau khi

Từ tỉ lệ bản đồ, bản vẽ tính được thực tế: Muốn tìm tỉ lệ xích của một bản vẽ hoặc một bản đồ ta tìm tỉ số khoảng cách giữa hai điểm tương ứng trên bản vẽ hoặc bản