• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
39
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 28 Ngày soạn: 21/3/2022

Ngày giảng: Thứ hai ngày 28/3/2022

Toán

Bài 83: KI-LÔ-MÉT (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết ki-lô-mét là đơn vị đo độ dài, ki-lô-mét viết tắt là km. Biết được quan hệ giữa li-lô-mét với các đơn vị đo độ dài đã học.

- Thực hiện được các phép tính với đơn vị mét và vận dụng giải quyết vấn đề thực tế.

- Biết ước lượng độ dài với đơn vị đo ki-lô-mét trong một số trường hợp đơn giản.

- Thông qua việc làm quen với đon vị đo độ dài mới (km); việc thực hiện các phép tính và ước lượng đơn vị đo độ dài, HS có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luân toán học, năng lực giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái có trách nhiệm trong các hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động 5’

1. Kể tên các đơn vị đo độ dài đã học.

2. Viết đơn vị đo độ dài thích hợp vào chồ chấm:

a. Bút chì dài 15...

b. Bàn học cao khoảng 8....

c. Chiều dài lóp học khoảng ...

d. Quãng đường tò Hà Nội đi Hải Phòng dài khoảng 90....

- YC HS nhận xét bài, GV nhận xét, khen thưởng.

- Lưu ý: Câu d là tình huống để GV khai thác vốn hiểu biết của HS. Từ đó, GV giới thiệu đơn vị đo độ dài mới.

- Gv đưa tranh SGK, yêu cầu HS quan sát và nói cho bạn nghe những thông tin biết được liên quan đến bức tranh.

- GV đặt vấn đề: Các em đã bao giờ nghe nói đến đơn vị đo độ dài ki-lô-mét chưa?

Hãy chia sẽ với bạn những thông tin em biết.

- HS nêu

- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm ra nháp.

- HS nhận xét bài bạn.

- HS quan sát tranh, trao đổi cùng bạn.

- HS ghi vở.

(2)

- Gv giới thiệu vào bài, ghi bảng 2. Hình thành kiến thức25’

- GV giới thiệu: Để đo những độ dài tương đối lớn như độ dài đường bộ, đường sắt, chiều dài con sông,... người ta thường sử dụng đơn vị đo độ dài ki-lô-mét.

- Ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài, viết tắt là km.

1km=1000m 1000m = 1km.

- YC HS đọc và ghi vào vở.

- GV lấy một vị trí có khoảng cách từ trường học đến vị trí đó là 1 km để giải thích cho HS cảm nhận được độ dài 1 km.

- HS lắng nghe

- HS đọc và ghi vở.

- HS lắng nghe.

3. Thực hành, luyện tập Bài 1: Mời HS đọc to đề bài.

- YC HS làm bài vào SGK - Tổ chức chữa bài:

+ Câu a: yêu cầu HS nêu đáp án và giải thích vì sao chọn đáp án đó?

+ Câu b: Yêu cầu HS nêu đáp án và hỏi vì sao không chọn đáp án còn lại?

- YC HS trong lớp nhận xét, bổ sung.

- GV nxét, đánh giá và chốt bài làm đúng.

- GV yêu cầu hs đổi chéo vở kiểm tra Bài 2

*Câu a: HS đọc yêu cầu.

- YC HS làm bài vào vở.

- Tổ chức cho HS chữa bài:

+Chiếu bài HS. YC hs cả lớp nhận xét.

+ Gv chốt đáp án đúng. Hỏi trong lớp bao nhiêu HS có KQ đúng.

- GV hỏi:

? Làm thế nào để tìm được kết quả của phép tính 200km + 140km?

? Tại sao con biết 45km : 5 = 9km

? Vậy khi thực hiện tính với đơn vị đo độ dài km có giống với đơn vị cm không?

=>Chốt cách thực hiện tính với đơn vị đo độ dài.

*Câu b: HS đọc yêu cầu.

- HS đọc đề bài.

- Hs thực hiện nhiệm vụ cá nhân - HS nêu

- HS nêu

- HS nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe.

- Đổi chéo vở ktra và sửa cho bạn.

- HS nêu

- HS làm bài vào vở.

- HS nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe.

- HS giơ tay - HS nêu - HS nêu - HS nêu

- HS lắng nghe - HS đọc

(3)

- YC HS làm bài vào vở.

- Tổ chức cho HS chữa bài:

+Chiếu bài HS. YC hs cả lớp nhận xét.

+ Gv chốt đáp án đúng.

- Gv hỏi:

? Tại sao con biết 1km > 300m + 600m

? Khi làm bài tập điền dấu >;<;= con cần lưu ý gì?

=>Chốt cách làm bài điền >,<,=

- HS làm bài vào vở.

- HS nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe.

- HS nêu - HS nêu 4. Vận dụng 4’

- GV chiếu hình ảnh về 1 số cột mốc như hình vẽ trong SGK và đố HS: Vị trí trong ảnh còn cách Hà Nội, lạng Sơn, Hà Nam bao nhiêu ki-lô-mét?

- GV nhận xét và chốt đáp án đúng.

- HS quan sát và nếu ra ý kiến.

- HS lắng nghe.

5. Củng cố - dặn dò 2’

Hỏi: Qua các tiết học hôm nay, chúng ta được biết kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

-HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

...

...

...

_________________________________________

Tự nhiên xã hội

BÀI 18: CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU, PHÒNG TRÁNH BỆNH SỎI THẬN (Tiết 1) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ và chức năng của cơ quan bài tiết nước tiểu

- Biết trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập, sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.Nhận biết được chức năng của cơ quan bài tiết qua việc thải ra nước tiểu.

- Thực hiện được việc uống nước đầy đủ, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

(4)

a. GV : Giáo án.Video, máy tính, ti vi ;Bộ thẻ Nếu, thì; bảng nhóm; băng dính.

b. HS :.VBT ; Sách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

HĐ của GV HĐ của HS

I. HĐ MỞ ĐẦU( 5’) 1. Khởi động:

* Slide1 Chiếu tranh

- GV tổ chức cho HS đặt câu hỏi để tìm hiểu về việc bài tiết nước tiểu.

2.Kết nối: GV dẫn dắt vấn đề: Chúng ta vừa đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu về việc bài tiết nước tiểu.

Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu về các bộ phận và chức năng của cơ quan bài tiết nước tiểu và một số cách phòng tránh bệnh sỏi thận. Chúng ta cùng vào Bài 18 - Cơ quan bài tiết nước tiểu, phòng tránh bệnh sỏi thận.

II. HĐ KHÁM PHÁ ( 28’)

Hoạt động 1: Xác định các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu

Bước 1: Làm việc theo cặp

*Slide2: GV yêu cầu HS quan sát “Sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu” trang 103 SGK, chỉ và nói tên từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.

Bước 2: Làm việc cả lớp

-HS quan sát tranh

- HS thảo luận cặp đôi và trả lời:

+ Tại sao hằng ngày chúng ta đi tiểu nhiều lần?

+ Cơ quan nào trong cơ thể tạo thành nước tiểu?

+ Trong nước tiểu có gì?

-Lắng nghe

- HS quan sát sơ đồ, chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.

- HS trình bày.

(5)

- GV mời một số HS lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về hình dạng và vị trí của hai quả thận trên cơ thể?

-GV cho HS đọc mục “Em có biết?” trang 103 SGK.

*Slide3- GV yêu cầu một số HS đọc phần kiến thức cốt lõi ở cuối trang 103.

Hoạt động 2: Chức năng các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu

Bước 1: Làm việc theo cặp

*Slide4-: GV yêu cầu HS quan sát “Sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu” trang 104 SGK, chỉ và nói chức năng từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời một số HS lên bảng chỉ và nói chức năng từng bộ phận cùa cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu cơ quan bài tiết ngừng hoạt động?

Slide4: GV cho HS đọc lời của con ong trang 104 SGK.

III. CỦNG CỐ -DẶN DÒ( 2’)

-Em có thắc mắc và hỏi thêm gì vên nội dung bài học - GV nhận xét giờ học

- Nhắc HS ôn và chuẩn bị tiết 2.

- HS trả lời: Nhận xét về hình dạng và vị trí của hai quả thận trên cơ thể:

+ Hình dạng: Thận có màu nâu nhạt, hình hạt đậu.

+ Hai quả thận đối xứng nhau qua cột sống.

-2HS

HS quan sát hình, chỉ và nói chức năng của từng bộ phận cơ quan bài tiết nước tiểu.

- HS trình bày: Cầu thận lọc máu và tạo thành nước tiểu - qua ống dẫn nước tiểu - tới bàng quang chứa nước tiểu - sau đó đưa nước tiểu ra ngoài.

- HS trả lời: Nếu cơ quan bài tiết ngừng hoạt động, thận sẽ bị tổn thương và lâu về sau sẽ bị hư thận, con người sẽ chết.

- 2HS

-HS phát biểu -2HS

IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

...

...

...

_________________________________________

(6)

Tiếng việt

BÀI 19: CẢM ƠN ANH HÀ MÃ ĐỌC (Tiết 1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc phân biệt giọng của người kể chuyện với giọng của các nhân vật: dê con, cún, cô hươu, anh hà mã.

- Hiểu nội dung bài: Cần phải nói năng lễ phép, lịch sự với mọi người.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực: nhận biết các nhân vật, NL giao tiếp nhóm, NL tự chủ, nắm bắt thông tin.

- Biết yêu quý bạn bè và người thân, có kĩ năng giao tiếp với mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Phần mở đầu

*Khởi động: (Hđ chung cả lớp) (3-5p)

- Gv mở video, yêu cầu hs nghe, hát và vận động theo nhạc

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV hỏi:

+ Em nói lời đáp như thế nào nếu được bạn tặng quà và nói: “Chúc mừng sinh nhật bạn!”

+ Nếu em chót làm vỡ lọ hoa của mẹ (trong tình huống 2) thì em sẽ nói với mẹ như thế nào?

* Kết nối: GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hình thành kiến thức mới: (40’)

* Đọc văn bản. 30’(Hđ cả lớp)

- GV đọc mẫu: phân biệt giọng đọc của từng nhân vật, giọng dê con từ hách dịch đến nhẹ nhàng, giọng anh hà mã thay đổi theo cách nói, giọng của cún con nhẹ nhàng lịch sự.

- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến chỗ lắc đầu, bỏ đi.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến phải nói “cảm ơn”

+ Đoạn 3: Còn lại.

- Y/c HS đọc đoạn lần 1

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: hươu, làng, lối, ngoan, xin lỗi, lịch sự...

- Luyện đọc câu khó:

+ Câu nói của cún lịch sự nhẹ nhàng: - Chào anh hà mã,/ anh giúp bọn em qua sông được không ạ?//

- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp và chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- 2-3 HS luyện đọc.

- 2-3 HS đọc.

(7)

+ Câu nói của dê con thể hiện sự nhẹ nhàng hối lỗi:

- Cảm ơn anh đã giúp.// Em biết mình sai rồi.//

Em xin lỗi ạ!//

- GV gọi HS đọc theo đoạn lần 2

- GV gọi HS đọc chú giải một số từ ngữ trong VB. (Có thể kết hợp khi trả lời câu hỏi, có liên hệ đặt câu)

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn

+ GV giúp đỡ̃ những HS gặp khó khăn khi đọc bài, khen ngợi nhưng HS đọc tiến bộ.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá thi đua.

- GV mời 1 HS đọc lại toàn bộ câu chuyện

- Gv theo dõi, quan sát giúp đỡ hs đọc yếu, nhận xét, tuyên dương.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV mời một HS đọc câu hỏi

- GV nêu yêu cầu, hs thảo luận, thống nhất câu trả lời

- Gọi hs chia sẻ kết quả trước lớp.

- GV và HS nx. GV, HS thống nhất

? Hươu đã làm gì khi nghe dê hỏi?

?Ý nào sau đây đúng với thái độ của hà mã khi cún nhờ đưa qua sông?

?Vì sao dê con thấy xấu hổ?

?Em học được điều gì từ câu chuyện này?

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Luyện tập, thực hành. (Luyện đọc lại) (Hđ chung cả lớp) 10-12’

- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

4. Hoạt động vận dụng (Luyện tập theo văn

- HS đọc nối tiếp đoạn (lần 2).

- Hs đọc chú giải

- HS thực hiện + HS luyện đọc đoạn

+ HS đọc từng đoạn theo nhóm cho đến hết bài.

+ Đại diện các nhóm đọc trước lớp.

- Hs đọc toàn bộ câu chuyện - HS lần lượt đọc.

- HS đọc câu hỏi

- Hs chia nhóm làm việc

- Đại diện Hs chia sẻ trước lớp.

- HS nhận xét - ...lắc đầu bỏ đi.

- đáp án C

- ...vì dê con nhận ra mình đã không nhớ lời cô dặn, đã không nói năng lịch sự, lễ phép...

- ...khi muốn nhờ người khác làm việc gì đó giúp mình, phải nói một cách lịch sự, lễ phép, phải cảm ơn một cách lịch sự.

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- 2-3 HS đọc.

(8)

bản đọc). 8-10’

Bài 1: Tìm trong bài những câu hỏi hoặc câu đề nghị lịch sự.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:Dựa vào bài đọc,nói tiếp các câu dưới đây - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.85.

- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.46.

- Gọi các nhóm lên thực hiện.

- GV NX và thống nhất câu TL:

a) Muốn ai đó giúp, em cần phải hỏi hoặc yêu cầu một cách lịch sự

b) Được ai đó giúp, em cần phải nói lời cảm ơn. - Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS đọc.

- HS hoạt động nhóm 4, đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả.

- 1 HS đọc.

- HS hoạt động nhóm

- Đại diện nhóm chia sẻ

IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

...

...

...

_________________________________________

Ngày soạn: 22/3/2022

Ngày giảng: Thứ ba ngày 29/3/2022

Toán

Bài 83: KI-LÔ-MÉT (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau khi học xong bài HS có thể

- HS nắm được ki-lô-mét là đơn vị đo độ dài, ki-lô-mét viết tắt là km. Biết được quan hệ giữa ki-lô-mét với các đơn vị đo độ dài đã học.

- Thực hiện được các phép tính với đơn vị mét và vận dụng giải quyết vấn đề thực tế.

- Thực hiện ước lượng độ dài với đơn vị đo ki-lô-mét trong một số trường hợp đơn giản. - Thông qua các hoạt độn n sát, so sánh, trao đổi, nhận xét, ước lượng sử dụng đơn vị đo ki-lô-mét trong bối cảnh thực tiễn, HS có cơ hội được phát triển N giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học. Kích thích trí tò mò của HS về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác, cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, ti vi trình chiếu hình ảnh

- 1 số tình huống thực tế có sử dụng đơn vị đo độ dài 1km, thẻ m, cm, dm, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌ:

(9)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS TIẾT 2

I.Mở đầu (3-5p)

- Cho HS hát bài: Trái đất này là của chúng mình.

- Cho HS chơi trò chơi đố bạn : Bạn đầu tiên đọc : 1m = 10 dm, sau đó nói tên bạn khác đọc 1km = 1000 m ,...

- Gv nhận xét

* Kết nối : dẫn dắt vào bài.

II. Luyện tập- thực hành ( 20-25p) Bài 3: Đọc bảng sau rồi trả lời câu hỏi:

Quãng đường Dài khoảng

Hà Nội - Vinh 300 km

Hà Nội – Lai Châu

450 km Hà Nội – Quảng

Ninh

153 km Hà Nội – Thanh

Hóa

150 km - Cho HS đọc yêu cầu bài.

- Cho HS thảo luận nhóm 4 : sau đó gọi các nhóm trình bày trước lớp.

- GV gọi HS Đọc thông tin về độ dài quãng đường từ Hà Nội đi một số tỉnh a) Trong các tuyến đường từ Hà Nội đi các tỉnh này, tuyến đường nào dài nhất?

b) Hà Nội đi Quảng Ninh xa hơn hay từ Hà Nội đi Vinh xa hơn?

- GV chốt đáp án và hỏi :

+Tại sao con biết tuyến đường Hà Nội – Lai Châu dài nhất trong các tuyến đường ?

+Tại sao Hà Nội đi Vinh lại xa hơn đi Quảng Ninh?

- Liên hệ với độ dài quãng đường ở một số địa danh của địa phương con rồi nêu

- Hs hát

- Hs thực hiện trò chơi

- 1HS đọc yêu cầu và làm bài - Đại diện các nhóm trình bày - 1 HS đọc.

a) Trong các tuyến đường từ Hà Nội đi các tỉnh này, tuyến đường Hà Nội – Lai Châu dài nhất

b.Từ Hà Nội đi Vinh xa hơn hay từ Hà Nội đi Quảng Ninh

+ Vì có số đo lớn nhất: 450km

+ Vì quãng đường từ HN đi Vinh có số đo 300km lớn hơn quãng đường từ HN đi QN153km.

- Vài HS tự nêu câu hỏi cho bạn trả lời + Từ TP Uông Bí đi TP Hạ Long là bao nhiêu km ?40(km)

(10)

nhận xét.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 4: Quan sát sơ đồ, trả lời câu hỏi:

Tùng nói rằng: “Quãng đường đi từ nhà mình đếm nhà Hân dài 1 km”. Theo em, Tùng nói có đúng không?

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV cho HS quan sát sơ đồ, chia sẻ thông tin biết được từ sơ đồ

- GV cho thực hiện theo cặp hoặc theo nhóm bàn:

- GV cho HS Thảo luận với bạn, đưa ra những lập luận chỉ ra lí lẽ, chứng cứ để nói rõ quan điểm có đồng ý với câu nói của Tùng không ?

+Vì sao em đồng tình với ý kiến của Tùng ?

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.

IV.Vận dụng ( 3-5p)

Bài 5: Thực hành ước lượng với đơn vị đo ki-lô-mét.

- HS thực hiện theo nhóm cùng nhau ước lượng khoảng cách từ trường học đến nhà của mình dài khoảng bao nhiêu ki-lô-mét?

-Gọi HS trình bày

-GV nhận xét, điều chỉnh cho phù hợp

*Củng cố-dặn dò

+ Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? Em thích nhất hoạt động nào

- Liên hệ về nhà, em tập ước lượng một sử dụng đơn vị đo độ dải ki-lô-mét.

+ Từ TP Uông Bí đi Hà Nội là bao nhiêu km ? (150km)

- Trình bày lại bài vào vở.

- HS đọc yêu cầu - Lớp quan sát hình vẽ

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- Đại diện HS trình bày

Quãng đường từ nhà Tùng đến nhà Hân dài:

300 + 100 + 100 + 200 + 300 = 1000 m = 1 km

Vậy Tùng nói đúng.

+ Vì 1000m=1km

- HS hoàn thành lại bài vào vở.

- HS thực hiện ước lượng.

- HS trình bày kết quả.

- HS nêu

- HS chú ý lắng nghe

(11)

IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

...

...

...

_________________________________________

Tiếng việt

CHỮ HOA M (kiểu 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ viết hoa M (kiểu 2) cỡ vừa và cỡ nhỏ.

- Viết đúng câu ứng dựng: Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa M (kiểu 2).

- HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

*) Tập viết:

1. Hoạt động mở đầu (3p)

- Gv cho cả lớp khởi động bằng 1 bài vận động tại chỗ để tạo không khí vui vẻ cho tiết học.

- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.Khám phá:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. 6p

- GV tổ chức cho HS nêu:

+ Độ cao, độ rộng chữ hoa M (kiểu 2).

+ Chữ hoa M (kiểu 2) gồm mấy nét?

- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa M (kiểu 2).

- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.

- YC HS viết bảng con.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.

- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.

- 1-2 HS chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS quan sát.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS luyện viết bảng con.

- 3-4 HS đọc.

(12)

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:

+ Viết chữ hoa M (kiểu 2) đầu câu.

+ Cách nối từ M (kiểu 2) sang u.

+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.

* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.

- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa M (kiểu 2) và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

...

...

...

_________________________________________

Tiếng việt

NÓI VÀ NGHE: CẢM ƠN ANH HÀ MÃ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết nói về các sự việc trong câu chuyện Cảm ơn anh hà mã dựa vào tranh minh họa và câu hỏi gợi ý dưới tranh; kể lại được đoạn mình thích hoặc toàn bộ câu chuyện.

- Nhớ và kể lại được nội dung theo trình tự câu chuyện.

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Phần mở đầu (5p)

* Khởi động

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, nói về sự việc trong từng tranh.

- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh và

- 1-2 HS chia sẻ.

- HS đọc yêu cầu - HS hđ nhóm 4

(13)

nhận diện các nhân vật, nói về sự việc trong tranh theo nhóm và trả lời theo CH gợi ý dưới mỗi tranh.

+ Trong tranh có những nhân vật nào?

+ Mọi người đang làm gì?

- GV quan sát các nhóm và hỗ trợ hs.

- Chốt ND sau mỗi tranh - Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Kể lại câu chuyện Cảm ơn anh hà mã

- YC HS dựa vào 4 tranh kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ nội dung câu chuyện.

- Gọi HS tập kể trước lớp đoạn mà con thích nhất; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- Gọi HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

* Hoạt động 3: Vận dụng:

- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

- Câu chuyện muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Đại diện 2-3 nhóm chia sẻ

- HS tập kể theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.

- 2-3hs kể trước lớp

- HS suy nghĩ cá nhân và TL

-...muốn được người khác giúp đỡ em phải hỏi hoặc đề nghị một cách lịch sự, được người khác giúp đỡ em phải nói lời cảm ơn.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

...

...

...

Tự nhiên xã hội

BÀI 18: CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU, PHÒNG TRÁNH BỆNH SỎI THẬN (Tiết 2) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Nhận biết các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ và nguyên nhân gây ra bện sỏi thận.

- Biết trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập, sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.Nhận biết được chức năng của cơ quan bài tiết qua việc thải ra nước tiểu.

- Thực hiện được việc uống nước đầy đủ, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

(14)

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. GV : Giáo án.Video, máy tính, ti vi ;Bộ thẻ Nếu, thì; bảng nhóm; băng dính.

b. HS :.VBT ; Sách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 2 I. HĐ MỞ ĐẦU( 5’)

1. Khởi động:Trò chơi Rung chuông vàng

+C1: Bộ phận nào không phải của cơ quan bài tiết nước tiểu

A. Thận ; B. Phổi; C.Bóng đái

+C2: Các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu là:

A.Thận; ống dẫn nước tiểu; ống đái, bóng đái, C. Thậ; ống đái, bóng đái

C. Mũi; thận; Ống đái.

-GV chốt , khen HS b. Kết nối

- GV giới trực tiếp vào bài Cơ quan bài tiết nước tiểu, phòng tránh bệnh sỏi thận (tiết 2).

II. HĐ KHÁM PHÁ

Hoạt động 3: Nhận biết sỏi thận có trong các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận

- GV giới thiệu với HS: sỏi thận là bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu.

Slide 1 GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 105 SGK và trả lời câu hỏi: Sỏi có ở những bộ phận nào của cơ quan bài tiết nước tiểu?

- GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?” ở trang 105 SGK và trả lời câu hỏi: Nêu nguyên nhân tạo thành sỏi trong cơ quan bài tiết.

Cả lớp tham gia chơi +C1: B

+C2: A

-Lắng nghe

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời: Sỏi có ở những bộ phận: thận, bàng quan.

- HS trả lời: Nguyên nhân tạo thành sỏi do các chất thừa, chất thải độc hại không được đào thải hết lắng đọng lại tạo

(15)

-GV nhận xét và chốt gọi HS nhắc lại( chiếu Slid2) III. HĐ VẬN DỤNG

*Slide 3

-Y/c HS lên q/sát bảng chỉ nói các bộ phận của cơ quan nước tiểu.

- Gọi đại diện lên bảng chỉ.

Q/sát điều chỉnh và chốt

IV.CỦNG CỐ -DẶN DÒ( 2’)

-Em có thắc mắc và hỏi thêm gì vên nội dung bài học - GV nhận xét giờ học

- Nhắc HS ôn và chuẩn bị tiết 3.

thành sỏi.

-Làm việc cặp đôi -3-4 HS thực hiện

IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

...

...

...

____________________________________________

ĐẠO ĐỨC

CHỦ ĐỀ 7: TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ

BÀI 13: TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ Ở NƠI CÔNG CỘNG ( TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng.

- Nêu được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng.

- Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng.

- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiểu và tham gia các hoạt động phù hợp.

- Hình thành kĩ năng tự bảo vệ.

- Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ tranh về kĩ năng tự bảo vệ theo Thông tư 43/2020/TT-BGDDT.

- Máy tính, ti vi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Phần mở đầu (3-5’)

- Hs hát và KĐ theo “Vũ điệu 5K”.

- Vì sao em cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- Hs hát và vận động theo bài hát.

(16)

- HS trả lời.

2. Hình thành kiến thức mới:

*HĐ 1:Khởi động

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ. Trong từng nhóm, HS lần lượt chia sẻ với các bạn:

+ Kể về một lần em gặp khó khăn ở nơi công cộng?

+ Khi đó em đã làm gì?

- GV nhận xét,kết luận.

- HS thực hiện chia sẻ trong nhóm.

- 1 số HS chia sẻ trước lớp.

- Hs nêu

- HS lắng nghe.

*HĐ 2: Khám phá

a. Tìm hiểu những tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng.

- GV cho HS quan sát tranh SGK-59, thảo luận nhóm 4, yêu cầu HS kể chuyện theo tranh.

- Mời đại diện nhóm chia sẻ câu chuyện.

- GV hỏi:

+ Vì sao em cần hỗ trợ trong các tình huống trên?

+ Kể thêm những tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng mà em biết?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV kết luận: Khi em bị hỏng xe, khi có người lạ đi theo em,… em cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh.

- HS thảo luận nhóm 4, kể chuyện theo tranh.

- HS chia sẻ.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

b. Tìm hiểu cách tìm kiếm sự hỗ trợ và ý nghĩa của việc tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng.

- GV cho HS quan sát tranh, đọc tình huống trong SGK-60.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi:

+ Khi bị lạc, Hà đã tìm kiếm sự hỗ trợ bằng cách nào?

+ Việc tìm kiếm sự hỗ trợ có ích lợi gì?

- Tổ chức cho HS chia sẻ.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV kết luận: Hà đã đã biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ bằng cách: ….

* Hoạt động tiếp nối 2-3’

- Khi gặp khó khăn ta cần làm gì?

- Nêu 1 số cách tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng?

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- 1-2 HS đọc tình huống.

- HS thảo luận theo cặp.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

- Hs nêu - Hs nêu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

(17)

...

...

...

____________________________________________

Ngày soạn: 23/3/2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 30/3/2022

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐỀ: GIAO TIẾP VÀ KẾT NỐI

BÀI 20: TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN-TƠ-NÉT (TIẾT 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng dấu câu.

- Trả lời được các câu hỏi của bài.

- Hiểu nội dung bài: biết được các phương tiện liên lạc khác nhau trong lịch sử, phương tiện liên lạc phổ biến hiện nay và tầm quan trọng của mạng in-tơ-nét trong đời sống.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phân biệt được các từ ngữ chỉ sự vật và các từ ngữ chỉ hoạt động.

- Biết sử dụng các phương tiện liên lạc hiện nay để thông tin liên lạc với bạn bè, người thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học, điện thoại...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1

1. Phần mở đầu

*Khởi động: (Hđ chung cả lớp) (3-5p) - GV cho lớp hoạt động tập thể.

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SHS, GV khuyến khích HS kết nối với những trải nghiệm trong cuộc sống, kể lại được một tình huống trong đỏ HS phải xa người thân, không thể trao đổi trực tiếp.

- GV có thể đặt ra các câu hỏi gợi ý như:

Người thân của em là ai?; Em xa người ấy khi nào?; Khi xa người ấy, em có cảm xúc gì?; Làm thế nào để em có thể ỉiên lạc với người ấy?;...

- GV gợi ý HS nêu về những phương tiện liên lạc được sử dụng phổ biến trong đời sống, tác dụng của chúng đối

- HS hát và vận động theo bài hát.

- HS quan sát tranh minh hoạ trong SHS, và hướng dẫn HS thảo luận dựa vào các gợi ý.

- Một số HS trả lời theo hiểu biết của cá nhân.

- HS trả lời:Thư, điện thoại,……

- HS lắng nghe

(18)

với cuộc sống con người.

-GV chốt nội dung.

* Kết nối: GV dẫn dắt, ghi bang 2. Hình thành kiến thức mới: (40’)

* Đọc văn bản. 30’(Hđ cả lớp) - GV đọc mẫu toàn VB.

- GV hướng dẫn kĩ cách đọc: Chú ý nhấn mạnh vào những từ chứa đựng những thông tin quan trọng nhất của VB như trao đổi thông tin, bổ câu, chai thuỷ tinh, gọi điện, in-tơ-nét.

+ Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ - GV cho HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu.

- HDHS chia đoạn : - GV cho HS chia VB thành các đoạn :

+ Đoạn 1: từ đầu đến khi ở xa

+ Đoạn 2: từ Từ xa xứa đến mới được tìm thấy,

+ Đoạn 3: phần còn lại.

- Y/c HS đọc nối tiếp đoạn lần 1

- Luyện đọc từ khó: GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có thể khó phát âm và dễ nhầm lẫn như trò chuyện, trao đổi, huấn luyện, in-tơ-nét,...

- GV hướng dẫn HS luyện đọc những cầu dài bằng cách ngắt câu thành những cụm từ. Nhờ cổ in-tơ-nét,/ bạn cũng có thể/ nhìn thấy/ người nói chuyện với mình,/ dù hai người/ đang ở cách nhau/

rất xa.;…

- GV gọi HS đọc theo đoạn lần 2

- GV gọi HS đọc chú giải một số từ ngữ trong VB. (Có thể kết hợp khi trả lời câu hỏi, có liên hệ đặt câu)

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.

-HS lắng nghe .

-HS lắng nghe

- HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu

- HS chia VB thành các đoạn

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS luyện phát âm một số từ ngữ có thể khó phát âm và dễ nhầm lẫn như trò chuyện, trao đổi, huấn luyện, in-tơ- nét,...

- HS luyện đọc những cầu dài bằng cách ngắt câu thành những cụm từ.

- HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2

- HS giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB

- HS thực hiện theo nhóm đôi.

+ HS luyện đọc theo nhóm:

(19)

+ GV giúp đỡ̃ những HS gặp khó khăn khi đọc bài, khen ngợi nhưng HS đọc tiến bộ.

- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.

- GV cùng HS nxét, đánh giá thi đua.

- Gọi HS đọc lại toàn bộ câu chuyện - Gv theo dõi, quan sát giúp đỡ hs đọc yếu, nhận xét, tuyên dương.

+ HS đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm cho đến hết bài.

+ Đại diện các nhóm đọc trước lớp.

- Hs đọc toàn bộ câu chuyện

TIẾT 2

* Trả lời câu hỏi 8-10’

- Gv yêu cầu 1hs đọc thầm các câu hỏi.

Câu 1: Thời xưa, người ta đã gửi thư bằng những cách nào?

- GV cho HS đọc câu hỏi

- GV nêu câu hỏi, HS đọc đoạn 1 để tìm câu trả lời.

+Câu 2:Vì sao có thể dùng bồ câu để đưa thư?

- Để trao đổi thông tin ngày nay người ta còn dùng cách nào, để tìm hiểu ta cùng qua câu hỏi tiếp theo.

+ Câu 3:Ngày nay, chúng ta có thể trò chuyện với người ở xa bằng những cách nào?

- GV nêu câu hỏi, HS đọc đoạn 2 để trả lời câu hỏi.

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV có thể đặt thêm câu hỏi: Ngoài những cách liên lạc trong bài đọc, em còn biết những cách nào khác nữa. GV cũng có thể chiếu lên bảng hình ảnh của những cách liên lạc khác xưa và nay như dùng ngựa để đưa thư, dùng lửa để làm tín hiệu liên lạc, trò chuyên qua các ứng dụng trên điện thoại di động,...

Câu 4. Nếu cần trò chuyện với người ở xa, em chọn phương tiện nào? Vì sao?

- GV cho HS tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi để thống nhất đáp án với cả nhóm.

- HS đọc câu hỏi

- HS đọc đoạn 1 để tìm câu trả lời:

Huấn luyện bồ câu để đưa thư hoặc bỏ thư vào những chiếc chai thủy tinh...

+ HS TL : Vì bồ câu nhớ đường rất tốt, có thể bay được đường dài… .

- HS lắng nghe.

- HS đọc đoạn 2 để trả lời câu hỏi: Ngày nay, chúng ta có thể viết thư, gọi điện hoặc trò chuyện qua in-tơ-nét.

- HS thống nhất câu trả lời.

-HS lắng nghe, trả lời

- HS tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi để thống nhất đáp án với cả nhóm.

(20)

- Để hướng dẫn HS trả lòi câu hỏi, GV có thể đưa ra các gợi ý: Em có người thân hoặc bạn bè nào ở xa?; Em thường liên lạc với người đó bằng cách nào?;

Em thích Hên lạc với người đó bằng cách nào nhất? Vì sao?;...

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời và thống nhất đáp án.

3. Luyện tập, thực hành. (Luyện đọc lại) (Hđ chung cả lớp) 10-12’

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

4. Hoạt động vận dụng (Luyện tập theo văn bản đọc). 8-10’

Bài 1:Xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp:Trò chuyện, bồ câu, chai thủy tinh, gửi, trao đổi, bức thư, điện thoại.

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.88.

- GV nêu luật chơi và hướng dẫn HS chơi.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh ai đúng.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:Nói tiếp để hoàn thành câu:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk và trả lời - Nhờ có in-tơ-nét bạn có thể (....)

- GV tổng kết các ý kiến phát biểu của HS, nhấn mạnh công dụng của in-tơ-nét và nhắc nhở HS sử dụng có hiệu quả

* Hoạt động tiếp nối 2-3’

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV cho HS nhận xét

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Chuẩn bị bài tiếp theo.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS lắng nghe - HS thực hiện.

- HS lắng nghe - HS thực hiện.

- HS đọc.

-HS lắng nghe - HS chơi.

a) Từ ngữ chỉ sự vật: bồ câu, chai thủy tinh, bức thư, điện thoại.

a) Từ ngữ chỉ hoạt động: trò chuyện, gửi, trao đổi.

- HS lắng nghe.

- HS đọc.

- HS nêu.

- HS lắng nghe.

- HS nêu.

- HS nhận xét - HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

...

...

...

____________________________________________

Toán

(21)

Bài 84: PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ )TRONG PHẠM VI 1000 (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Học xong bài này, HS:

- Thành thạo cách đặt tính và thực hiện tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 1000 - Vận dụng được kiến thức, kỹ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 1000. HS có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, ti vi, bài giảng PP

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu (3-5p)

- GV cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng

- GV giới thiệu trò chơi.

- Chọn đội chơi: Cô sẽ chọn ra 2 đội chơi, mỗi đội sẽ có 3 bạn chơi.

- GV nêu luật chơi: Cô đưa phép tính yêu cầu 2 đội chơi. Trong thời gian nhanh nhất, đội nào điền đúng kết quả thì đội đó dánh chiến thắng.

- Cho HS chơi.

- Gọi HS đánh giá và bình chọn đội thắng cuộc

- GV tổng kết trò chơi, chọn đội thắng cuộc và khen HS.

* GV dẫn dắt vào bài mới

- GV nói: Giờ trước chúng ta đã học phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000. Vậy để biết cách tính cộng số có 3 chữ số với số có 3 chữ số có nhớ trong phạm vi 1000 , tiết toán hôm nay như thế nào thì cô và các em cùng tìm hiểu nội dung Tiết 148:Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000 (Tiết 1) - GV đưa tên bài mới lên màn chiếu và ghi bảng tên đầu bài.

2. Hình thành kiến thức mới (15- 20P)

* Giới thiệu phép tính 719 + 234 và thao tác tìm kết quả

- GV cho HS quan sát bức tranh trong

- HS lắng nghe

- 2 đội - mỗi đội 3 HS + Đội Sơn Ca.

+ Đội Họa mi.

- HS lắng nghe

- HS chơi

- 1 HS đánh giá 2 đội chơi và bình chọn nhóm chơi tốt nhất.

- HS lắng nghe

- HS đọc nối tiếp tên đầu bài.

(22)

sách giáo khoa trên máy chiếu.

- GV cho HS thảo luận theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi :

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Yêu cầu HS đọc các thông tin có trong bức tranh

+ Từ các thông tin, hãy nêu thành một bài toán mà em biết?

- Yêu cầu HS nêu phép tính tìm số hành khách.

- GV gọi đại diện một nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

- GV cho học sinh nêu lại phép tính vừa tìm được:

- GV viết phép tính 719 + 234 = ? gọi HS lên bảng.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 nêu cách đặt tính và tính

a) Giới thiệu phép cộng.

- GV gọi đại diện nhóm nêu cách làm.

GV chốt lại các bước thực hiện phép tính : 719 + 234 = ?

B1 : Đặt tính B2 : Tính

- Thực hiện tính từ phải sang trái.

+ 9 cộng 4 bằng 13 viết 3 nhớ 1

+1 cộng 3 bằng 4 thêm 1 bằng 5 viết 5 +7 cộng 2 bằng 9, viết 9

- GV vừa viết lên bảng vừa nêu các bước cho HS nghe

- GV gọi một số HS nêu lại các bước thực hiện phép tính.

- Cả lớp cùng nêu.

- GV nêu phép tính : 567 + 316 = ? Yêu cầu HS thực hiện vào bảng con - GV quan sát và theo dõi, sửa chữa cho HS còn sai. Cả lớp cùng theo dõi đáp án của bạn trong video nhé

- GV chốt và khen ngợi HS .

- GV chốt : Phép tính 719 + 234: Đây là phép cộng dạng số có 3 chữ số với

- HS quan sát tranh

- HS thảo luận theo nhóm 4

+ Bức tranh vẽ một bạn nhỏ,một chiếc tàu hỏa và một chiếc máy bay.

+ có 719 hành khách, 234 hành khách.

tất cả có bao nhiêu hành khách ?

+ Một đoàn tàu có 719 hành khách, máy bay có 234 hành khách. Hỏi tất cả có bao nhiêu hành khách ?

- HS nêu phép tính: 719 + 234 = ? - Đại diện các nhóm trả lời và nhận xét.

- HS đọc: 719 + 234 = ? - HS quan sát, lên bảng làm

- HS thảo luận nhóm và nêu cách đặt tính và tính cho nhau nghe.

- Đại diện nhóm nêu cách làm trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS nêu lại các bước khi tính

-HS quan sát và lắng nghe

- HS : cộng từ phải sang trái. Cộng từ hàng đơn vị đến hàng chục, từ hàng chục đến hàng trăm.Viết các chữ số ở kết quả - tổng- thẳng cột với các số ở trên- các số hạng

- HS thực hiện

- HS lắng nghe

(23)

cho số có 3 chữ số trong phạm vi 1000 có nhớ

+ Vậy để thực hiện phép cộng số có 3 chữ số cho số có 3 chữ số các con làm thế nào?

+ Em cần ghi kết quả các phép tính dạng này ra sao?

- GV chốt và khen HS

* GV chuyển ý vào bài 1.

3. Hoạt động thực hành (10-15’) Bài 1 : Tính

- Yêu cầu HS mở SGK trang 68 để đọc thầm bài tập 1.

- Gọi HS đọc đầu bài + Bài tập 1 yêu cầu gì?

+Các phép tính này được viết như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài tập số 1 vào bảng con cá nhân.

- Gọi HS chia sẻ , mỗi hs một phép tính.

- Yêu cầu HS nêu ý kiến về bài làm của các bạn.

- GV chốt kết quả đúng

- Yêu cầu HS đổi phiếu kiểm tra bạn - GV biểu dương khen ngợi qua hoạt động làm phiếu.

- GV yêu cầu HS nêu cách tính của phép thứ nhất. (567 + 316)

+Vậy qua bài tập 1, các em cần chú ý gì khi thực hiện các phép tính này?

- GV chốt kiến thức chung:

+ Thực hiện cộng từ phải sang trái, thực hiện cộng từ hàng đơn vị đến hàng chục,từ hàng chục đến hàng trăm. lưu ý nhớ cộng thêm 1 chục vào hàng chục và hàng trăm.

+ Khi viết, ta viết các chữ số thẳng cột với nhau

Bài 2 : Đặt tính rồi tính

- GV yêu cầu một HS đọc đầu bài.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 4 HS làm bảng phụ

- GV đến từng em kiểm tra và nhắc

+ Cộng từ phải sang trái. Cộng từ hàng đơn vị đến hàng chục.

+ Viết các chữ số ở kết quả - tổng- thẳng cột với các số ở trên- các số hạng -HS lắng nghe

- HS mở Sách giáo khoa đọc thầm - 1 HS đọc to, cả lớp theo dõi.

- HS nêu

- HS nêu: được viết theo cột dọc - HS làm bài cá nhân

- 4 HS lên bảng trình bày trên bảng các .

- HS nêu ý kiến đánh giá bài của bạn - Đổi chiếu kiểm tra sau.

+ 7 cộng 6 bằng 13 viết 3 nhớ 1

+ 6 cộng 1 bằng 7 thêm 1 bằng 8 viết 8 + 5 cộng 3 bằng 8, viết 8

- HS nêu

- HS lắng nghe

- 4 HS làm bảng phụ. HS làm cá nhân - HS đọc đề bài

(24)

nhở HS còn lúng túng.

- Gv mời 4 HS lên chia sẻ bài của mình.

- GV yêu cầu HS đổi bài kiểm tra chéo và nêu cách làm cho bạn nghe.

- GV kiểm tra một vài nhóm và chốt đáp án đúng.

- GV chốt kiến thức chung:

+ Thực hiện cộng từ phải sang trái, thực hiện cộng từ hàng đơn vị đến hàng chục,từ hàng chục đến hàng trăm. lưu ý nhớ cộng thêm 1 chục vào hàng chục và hàng trăm.

+ Khi viết, ta viết các chữ số thẳng cột với nhau.

IV.Vận dụng (3-5’)

+Em hãy cho cô biết hôm nay các em đã làm quen với dạng phép tính nào?

- GV giới thiệu tên trò chơi: “Cây hoa điểm tốt”

- GV nêu luật chơi: 4 bạn 1 nhóm. Các nhóm sẽ cùng thi nhau viết thật nhanh phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 1000 vào bông hoa sau đó lên dán vào cây.

- Tổ chức cho HS chơi.

- Tổng kết trò chơi.

- GV nói kết thúc bài học: Như vậy cô và các em đã tìm hiểu xong bài: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000. Dựa vào kiến thức của tiết học này, các em hãy về nhà tìm hiểu trước các tình huống thực tế có liên quan đến phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000 để học tốt hơn tiết học sau.

- HS chia sẻ - HS đổi chéo bài

- HS lắng nghe

- HS trả lời - HS lắng nghe - HS lắng nghe

- HS thực hiện chơi - HS lắng nghe.

- HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

...

...

...

____________________________________________

Ngày soạn: 24/3/2022

Ngày giảng: Thứ năm ngày 31/3/2022

Tiếng việt

Chính tả (Nghe – viết)

(25)

Tiết 287:TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN-TƠ-NÉT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu, viết đúng một số từ ngữ khó viết: in-tơ-nét, trao đổi, huấn luyện

- Làm đúng các bài tập chính tả.

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

I. HĐ MỞ ĐẦU( 5’) 1.Khởi động

-Hát tập thể

2. Kết nối: Gv dẫn dắt và GT bài II. HĐ KHAM PHÁ

* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.

- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- GV hỏi:

+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?

- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.

+ in-tơ-nét, trao đổi, huấn luyện - GV đọc cho HS nghe viết.

- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.

Bài 2. trong sgk tr. 88.

- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr47.

+ eo: chèo thuyền, con mèo, nhăn nheo...

+oe: chim chích chòe, lập lòe, lóe sáng...

Bài3.HS đọc y/c ý a (88) - GV chữa bài, nhận xét.

III. CỦNG CỐ DẶN DÒ( 2’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc Hs về luyện viết.

- HS lắng nghe.

- HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS luyện viết bảng con.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS đổi chép theo cặp.

- 1 HS đọc.

- HS làm việc theo cặp - HS chia sẻ.

- HS làm việc theo nhóm, đại diện chia sẻ.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

...

...

...

(26)

____________________________________________

Toán

Bài 84: PHÉP CỘNG CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 1000 (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và hoàn thiện kỹ năng đặt tính rồi tính phép cộng các số có ba chữ số trong phạm vi 1000.

- Áp dụng phép cộng có nhớ vào bài toán có lời văn.

Thông qua thực hiện tính và tìm kết quả của phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000, HS có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luân toán học, năng lực giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán, hăng hái có trách nhiệm trong các hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên: Máy tính, máy chiếu,

2.Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

I. HĐ MỞ ĐẦU( 5’) 1.Khởi động

- GV kết hợp với quản trò điều hành trò chơi: Đố bạn:

+ND chơi quản trò nêu ra phép tính để học sinh nêu kết quả tương ứng:

424 + 215 706 + 72 263 + 620 124 + 53

2. Kết nối: Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.

- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

II. HĐ THỰC HÀNH Bài 3 (trang 69

- GV nêu yêu cầu của bài.

- Bài tập yêu cầu các em làm gì ? - YC 1 HS nêu cách đặt tính và tính.

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu nêu cách tính phép tính.

367 + 25 392 Nhận xét

- Yêu cầu HS làm vào bảng con

- Yêu cầu 2 em lên bảng chia sẻ kết quả.

- Yêu cầu học sinh nhận xét bài trên bảng.

- Nhận xét bài làm học sinh.

Chốt: Cách thực hiện tính. Lưu ý khi cộng số có 3 chữ số với số có 2 chữ số.

Bài 4 (trang 69)

- Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi.

- HS nhận xét (Đúng hoặc sai).

- Lắng nghe

- HS nhắc lại yêu cầu của bài.

- HS quan sát - 1 HS thực hiện

7 cộng 5 bằng 12, viết 2, nhớ 1

6 cộng 2 bằng 8, thêm 1 bằng 9, viết 9

Hạ 3 viết 3

-Trình bày cách làm -HS đối chiếu, nhận xét - HS nhận xét

(27)

-Yêu cầu HS đọc thầm yc.

- Bài 4 yêu cầu gì?

- YCHS đọc mẫu.

- Hướng dẫn học sinh tính theo mẫu.

- Y/c HS làm bài vào vở - Y/C 2 HS lên bảng làm - GV chữa bài, NX

-Y/C HS đổi chéo vở kiểm tra bài bạn

- Nêu cách thực hiện tính phép cộng các số có 3 chữ số với số có 1 chữ số

Chốt: Cách đặt tính và thực hiện tính. Lưu ý khi cộng số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.

Bài 5 (trang -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Y/C HS nêu lại cách đặt tính, thực hiện tính phép cộng có nhớ các số có ba chữ số.

- Y/C HS làm vở.

- GV chữa, chiếu bài làm HS.

-Nhận xét

Chốt: Cách đặt tính và thực hiện tính phép cộng số có 3 chữ số cộng với số có 2 chữ số và số có 3 chữ số cộng với số có 1 chữ số.

III. VẬN DỤNG (4’) Bài 6 (trang 69 - GV chiếu bài 6.

- Cô mời một bạn đọc to cho cô đề bài.

- Con hãy nói cho bạn cùng bàn của mình nghe xem - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV: Các con hãy suy nghĩ, xác định phép tính phù hợp và giải bài toán vào trong vở của mình. GV y/c HS làm vở.

- GV chiếu bài làm của HS1 - Y/c HS đọc bài làm của mình.

- Gọi HSNX

- GV chiếu bài HS 2

- Bạn nào có đáp án giống bạn? Giơ tay cô xem.

-2 bạn ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bạn giúp cô.

- Có bạn nào làm sai không?

Chốt: Cách giải toán có lời văn.

IV. Củng cố - dặn dò(2’)

-GV hỏi HS: Hôm nay, các em biết thêm được điều gì?

- Khi đặt tính và tính em nhắn bạn cần lưu ý những gì?

GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS đọc thầm…

- HS nêu (Tính theo mẫu) - Quan sát

- HS làm cá nhân -2 HS làm bảng lớp.

-Trình bày cách làm -HS đối chiếu, nhận xét - HS nêu. Nhận xét

- HS TL: Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính.

- HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS làm bài cá nhân.

- HS trình bày cách làm.

Nhận xét

- Đổi chéo vở kiểm tra và sửa cho bạn.

- HS quan sát - HS đọc đề bài - HS thực hiện y/cầu

- HS suy nghĩ làm vở - HS quan sát

- 2HS đọc.Lớp n/xét.

- HS đối chiếu và giơ tay nếu đúng.

-HS nêu ý kiến -HS lắng nghe

(28)

IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

...

...

...

____________________________________________

Ngày soạn: 25/3/2022

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 01/4/2022

Toán

Bài 85: LUYỆN TẬP (Trang 70) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách đặt tính và thực hiện được phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 1000. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Thông qua thực hiện tính và tìm kết quả của phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000, HS có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luân toán học, năng lực giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán, hăng hái có trách nhiệm trong các hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, 4 thẻ ong và 4 thẻ hoa (tương ứng bài 3) - Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động (5p)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vượt qua thử thách”

- HS nêu tình huống thực tế (đã chuẩn bị) liên quan đến phép cộng (có nhớ trong phạm vi 1000). Mời một bạn bất kì trong nhóm hoặc trong lớp thực hiện tính và trả lời câu hỏi đặt ra.

- Nhóm nào có nhiều tình huống hay, phép tính đúng thì thắng cuộc.

- Các tình huống mà các nhóm đưa ra đều có phép tính thuộc dạng …….. sau đó GV giới thiệu bài ……

B. Hoạt động thực hành, luyện tập (25p) Bài 1 (trang 70)

-Yêu cầu HS đọc thầm yc.

- Bài 1 yêu cầu gì?

- GV cho HS làm bài cá nhân (tính rồi viết kết quả phép tính)

- Một HS lên bảng thực hiện tính, nói cách

- Lớp chia thành 4 nhóm và chơi theo luật.

- HS trả lời và nghe GV giới thiệu bài.

- HS đọc thầm…

- HS nêu (tính)

- HS thực hiện tính rồi ghi kết quả.

- HS thực hiện.

(29)

làm cho các bạn nghe.

- HS làm xong đổi vở kiểm tra chéo.

- GV nhận xét đánh giá và kết luận:

209 597 143 625

+ 376 + 122 + 48 + 7 585 719 191 632

? Nhắc lại cách thực hiện tính công?

=>Chốt: cách thực hiện tính cộng.

- HS đối chiếu, nhận xét

- HS tl: Quy tắc cộng từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột.

Bài 2 (trang 70)

-Yêu cầu HS đọc thầm và làm bài vào vở.

- GV chiếu vở HS, yc HS đọc bài làm. Yc HS qs bài làm của bạn trên bảng.

- GV yc HS nói cách làm cho các bạn nghe.

- GV chữa bài trên vở HS, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính (nếu có).

285 164 216

+ 507 + 53 + 8 792 217 224 318 248 159

+ 142 + 25 + 6 460 273 165

=>Chốt: cách đặt tính và thực hiện tính cộng.

- HS đọc và làm bài cá nhân vào vở.

- Đổi chéo vở kiểm tra và sửa cho bạn.

- HS nêu (Đặt tính rồi tính) - HS dưới lớp theo dõi.

- HS nêu: Viết số hạng thứ nhất trước sau đó viết số hạng thứ 2 sau sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm; viết dấu cộng ở giữa hai số và đặt dấu gạch ngang ở dưới số hạng thứ hai thay cho dấu bằng; sau đó thực hiện tính từ phải sang trái.

Bài 3 (trang 70)

- Chiếu bài lên bảng, HS QS và đọc yêu cầu.

- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ong tìm hoa”. Lớp chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm cử ra 2 người chơi.

+ 4 HS làm 4 bông hoa tương ứng: 571, 728, 261, 900.

+ 4 HS # làm những chú ong chăm chỉ đi tìm phép tính tương ứng: 485 + 243; 248 + 13; 880 + 20; 562 + 9.

+ Dưới lớp HS hát hết câu: “Chị ong Nâu nâu nâu nâu, chị bay đi đâu đi đâu? Bác Gà Trống mới gáy, ông Mặt trời thức dậy, mà trên những cành hoa, em đã thấy chị bay” thì các bạn ong phải đứng nhanh vào cạnh bạn hoa có số đúng bằng kết quả phép tính mình tìm.

- GV và HS dưới lớp nhận xét đội nào về

- HS đọc yêu cầu (Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính).

- HS thảo luận: qs tranh, thực hiện tính phép tính của những chú ong, rồi nối với bông hoa tương ứng.

- Lớp tham gia chơi.

- Lớp QS, nhận xét….

(30)

chỗ nhanh nhất và kết quả đúng thì giành chiến thắng.

- Nhận xét, đánh giá, khen,….

=>Chốt: Cách thực hiện tính cộng.

- HS lnghe.

D. Hoạt động vận dụng Bài 4 (trang 70)

- Chiếu bài lên bảng, HS QS và đọc yêu cầu.

- GV ? bài toán hỏi gì?

- Muốn biết cửa hàng đó đã nhập về bào nhiêu quả bóng rổ thì em làm ntn? Yc HS thảo luận nhóm đôi để giải quyết bài toán TG 2’

- Yc HS trình bày bài giải vào vở, 1 HS lên bảng trình bày bài làm.

- HS đọc bài làm, chia sẻ cùng các bạn.

- Nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.

- Liên hệ thực tế với những tình huống liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 1000 trong cuộc sống.

- GV khen,….chốt bài.

- HS đọc yêu cầu.

- HS tl

- HS tl nói cho bạn nghe suy nghĩ của mình, đưa ra phép tính.

- HS làm bài cá nhân.

- HS đọc bài làm.

Bài giải

Cửa hàng đó đã nhập về số quả bóng rổ là:

185 + 72 = 257 (quả) Đáp số: 257 quả bóng rổ

- Lớp qsát, lnghe bài làm. Chia sẻ.

- Dự kiến chia sẻ:

+ Vì sao bạn làm phép tính cộng?

+ Ngoài câu trả lời của bạn ai có câu trả lời khác?

- HS lnghe.

- HS nêu.

- HS lắng nghe.

*Tiếp nối (3p)

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và học thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho csống?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS nêu ý kiến.

- HS lnghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

...

...

...

____________________________________________

Tiếng Việt

(31)

BÀI 20 : TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN-TƠ-NÉT (TIẾT 4) LUYỆN TẬP: MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ GIAO TIẾP, KẾT NỐI;

DẤU CHẤM, DẤU PHẨY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS phát triển được vốn từ về giao tiếp, kết nối. Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy.

- Rèn kĩ năng đặt câu giới thiệu được công dụng của đồ vật - Phát triển được khả năng giao tiếp, kết nối

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động mở đầu (5p)

* Khởi động

- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát.

* Kết nối

- GV giới thiệu. kết nối vào bài.

- GV ghi tên bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10p)

Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi bạn nhỏ trong tranh.

- GV cho HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV sử dụng bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.

- GV chiếu lên các bức tranh của BT.

- GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ.

- GV cho 2 – 3 HS lên trình bày kết quả, trước lớp .

- GV thống nhất câu trả lời đúng, nhận xét.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (20p)

Hoạt động 2. Nói tiếp để hoàn thành câu, nêu công dụng của đồ vật.

- GV gọi HS đọc to yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành câu.

- GV gọi một số nhóm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thông qua các hoạt động học tập : đọc, viết các số trong phạm vi 100 ; giải quyết bài toán gắn với tình huống thực tế và đo độ dài, HS có cơ hội được phát triển

- Thông qua việc thực hiện phép tính gồm cả đặt tính, trình bày, lí giải cách thực hiện bài tập của mình, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy và lập luận

[r]

TRƯỜNG TIỂU HỌC NHÂN CHÍNH.. Bài 4: Trên tuyến đường sắt Thống Nhất, quãng đường từ Hà Nội đến Đà Nẵng. dài 791km, quãng đường từ Đà Nẵng đến Thành phố Hồ Chí Minh

Bài 1c: Trong bảng đơn vị đo độ Trong bảng đơn vị đo độ dài (hoặc đơn vị đo khối lượng):.. dài (hoặc đơn vị đo

Vi ết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm

Tài khoản kế toán phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn

Bài 3: Một cửa hàng trong ba ngày bán được 1 tấn đường. Ngày thứ hai bán được gấp 2 lần