• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 18 Ngày soạn:4 /1/2019

Ngày giảng: Thứ 2, ngày 7/1/2019

Tập đọc

ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I ( tiết 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - HS Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài;

nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

* HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/1phút

2. Kĩ năng:

- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học (theo tốc độ khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.

Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HK1 3. Thái độ: - HS Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: - Tranh minh họa bài tập đọc phóng to

- Bảng phụ ghi sẵn câu văn đoạn văn cần luyện đọc.

HS: VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Ổn định (3’)

B. Bài mới

1) Kiểm tra tập đọc (15’)

- Kiểm tra 1/4 số học sinh cả lớp: Gọi HS lên bốc thăm chọn bài, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong thì tiếp nối lên bốc thăm yêu cầu.

- Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.

- HS đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.

2) Lập bảng tổng kết : 18’

-Yêu cầu hs lập bảng tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm

" Có chí thì nên " và " Tiếng sáo diều "

- Gọi hs đọc yêu cầu.

+ Những bài tập đọc nào là truyện kể trong hai chủ đề trên ?

- Hát

- Từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc.

- HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.

- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.

- 1 Học sinh đọc.

+ Ông trạng thả diều, “Vua tàu thuỷ "

Bạch Thái Bưởi, Người tìm đường lên các vì sao, Văn hay chữ tốt, Chú đất nung, Trong quán ăn “Ba cá bống”, Rất nhiều mặt trăng.

(2)

+ Bài Ông trạng thả diều của tác giả nào?

+ Hãy nêu nội dung chính của bài?

+ Nhân vật chính trong truyện là ai?

- Yêu cầu HS làm bài trong nhóm.

- Gọi đại diện các nhóm nhận xét bổ sung

3) Củng cố dặn dò: 3’

* Nhắc về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học từ tuần 11 đến nay nhiều lần để tiết sau tiếp tục kiểm tra.

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- Dặn dò học sinh về nhà học bài

+ Trinh Đường

+ Ca ngợi Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học

+ Nguyễn Hiền

- Hs thảo luận nhóm 4.

- Đại diện các nhóm báo cáo

- Về nhà tập đọc lại các bài tập đọc nhiều lần.

- Học bài và xem trước bài mới.

Toán

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - HS Biết dấu hiệu chia hết cho 9 .

2. Kĩ năng: - HS Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.

3. Thái độ: - HS Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: - Bảng phụ, vở ô ly.

HS: VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Yêu cầu hs chữa bài tập số 5/SGK - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2; 5 - Nhận xét bài làm học sinh.

B. Bài mới:

1) Giới thiệu bài ( 2’)

2) Dấu hiệu chia hết cho 9 (12’) - Hỏi học sinh bảng chia 9 ?

- Ghi bảng các số trong bảng chia 9 9, 18, 27, 36, 45, 54, 63, 72, 81, 90.

- Yêu cầu cả lớp cùng tính tổng các chữ số ở mỗi số.

- Em có nhận xét gì về tổng các chữ số của số đó?

- 1hs chữa bài, cả lớp theo dõi nhận xét.

- 2 hs nêu

- 2 HS đọc bảng chia 9.

- Tính tổng các số trong bảng chia 9.

18 = 1 + 8 = 9.

27 = 2 + 7 = 9.

81 = 8 + 1 = 9 …..

- Các số này đều có tổng các chữ số là số chia hết cho 9.

(3)

- Đưa thêm một số ví dụ các số có 2 hoặc 3, 4 chữ số để học sinh xác định.

- Ví dụ : 1234, 136, 2145, 405, 648…

- Dấu hiệu nào để nhận biết các số chia hết cho 9.

3) Luyện tập: 18’

Bài 1:

- Gọi HS nêu đề bài xác định yêu cầu - Yêu cầu hs làm bài

- Giáo viên nhận xét

C2 kĩ năng nhận diện các số chia hết cho 9 dựa vào dấu hiệu chia hết.

Bài 2:

- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài, lớp làm vào vở. Gọi một em lên bảng sửa bài.

- Gọi hs nhận xét bài bạn.

+ Những số này vì sao không chia hết cho 9 ?

C2 kĩ năng nhận diện các số không chia hết cho 9.

Bài 3:

- HS đọc đề, tự làm bài, lớp nhận xét bài làm của bạn.

C2 kĩ năng tự lập các số chia hết cho 9 dựa vào dấu hiệu chia hết

Bài 4:

- HS đọc đề. HS tự làm bài.

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.

- Cả lớp nhận xét bài làm của bạn.

C. Củng cố- Dặn dò: 3’

- Hãy nêu qui tắc về dấu hiệu chia hết cho 9.

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- Dặn về nhà học và làm bài.

- Dựa vào nhận xét để xác định

- Số chia hết 9 là : 136, 405, 648 vì các số này có tổng các chữ số là số chia hết cho 9 - " Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9"

- HS nhắc lại qui tắc

- HS nêu, xác định nội dung đề bài, nêu cách làm.

- Lớp làm vào vở. Hai hs làm bài trên bảng.

Những số chia hết cho 9 là: 99, 108, 5643, 29385.

- HS đọc đề bài. Một em lên bảng sửa bài.

* Số không chia hết cho 9 là : 96, 7853, 5554, 1097.

+ Vì các số này có tổng các chữ số không phải là số chia hết cho 9.

- Viết hai số có ba chữ số chia hết cho 9 - 1 HS đọc. Cả lớp làm bài vào vở.

- HS nhận xét, đổi vở kiểm tra

- Tìm chữ số thích hợp viết vào ô trống để được số chia hết cho 9.

- HS cả lớp làm bài vào vở.

- HS nhận xét.

- Về nhà học bài, làm các bài tập còn lại.

Ngày soạn: 5/1/2019

Ngày giảng: Thứ 3, ngày 8/1/2019

Toán

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - HS Biết dấu hiệu chia hết cho 3.

2. Kĩ năng: - HS Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản

(4)

- Bài tập cần làm : bài 1, bài 2.

3. Thái độ: - HS Rèn cho hs khả năng tính toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: - Bảng phụ, HS: SGK, vở ô ly III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9 - Yêu cầu hs chữa bài tập 4 B. Bài mới:

1) Giới thiệu bài (1’)

2)Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 3 (13’)

- Yêu cầu hs thực hiện 63 : 3 = ? 123 : 3 = ?

- yêu cầu hs tính tổng các chữ số ở số bị chia

GV: ta thấy 9 : 3; 6 : 3 - Yêu cầu hs thực hiện 91 : 3 125 : 3

- Yêu cầu hs tính tổng các chữ số ở SBC - Hày lấy tổng đó chia cho 3 và rút ra nhận xét.

- Gợi ý rút ra quy tắc về số chia hết cho 3.

- Giáo viên ghi bảng quy tắc yêu cầu HS nhắc lại quy tắc

- Những số nào thì không chia hết cho 3?

- GVKL dấu hiệu chia hết cho 3 3) Luyện tập: (17’)

Bài 1 :

- Gọi HS đọc đề bài xác định nội dung - Yêu cầu hs nêu cách làm bài tập

? Dựa vào đâu mà con biết các số đó chia hết cho 3 ?

- Giáo viên nhận xét

C2 kĩ năng nhận biết các số chia hết cho 3 dựa vào dấu hiệu.

Bài 2 :

- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài

- Gọi một em lên bảng làm bài, cả lớp

- 2 hs trả lời, 1hs làm bài tập 4 - Cả lớp theo dõi

- HS thực hiện 63 : 3 = 21 123 : 3 = 41 - 6 + 3 = 9

1 + 2 + 3 = 6 - Hs thực hiện 91 : 3 = 30 (dư 1) 125 : 3 = 41 (dư 2) - HS tính: 9 + 1 = 10 1 + 2 + 5 = 8

- Các tổng đó chia cho 3 dư 1 và 2

*Quy tắc: Những số chia hết cho 3 là những số có tổng các chữ số là số chia hết cho 3.

- Những số không chia hết cho 3 thì cũng có tổng không chia hết cho 3

+ Tìm các số chia hết cho 3 trong dãy số

+ 1HS đứng tại chỗ nêu cách làm + Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 3 - 2 hs làm bảng lớp, cả lớp làm VBT Số chia hết cho 3 là: 231; 1872; 92313

- Tìm số không chia hết cho 3 trong dãy số

(5)

làm vở

+ Những số này vì sao không chia hết cho 3?

- Nhận xét bài làm học sinh.

C2 kĩ năng nhận biết các số không chia hết cho 3 bằng cách loại trừ các số chia hết cho 3

Bài 3

- Gọi HS đọc đề.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét và cho điểm HS.

C2 kĩ năng lập số chia hết cho 3 dựa vào dấu hiệu chia hết

C. Củng cố - Dặn dò: 3’

- Hãy nêu qui tắc về dấu hiệu chia hết cho 3.

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- Dặn về nhà học và làm bài.

- Số không chia hết cho 3 là: 502, 6823, 55553, 641311.

- Vì các số này có tổng các chữ số không phải là số chia hết cho 3.

- HS khác nhận xét bài bạn.

- 1 HS đọc.

- Viết ba số có 3 chữ số chia hết cho 3 - HS cả lớp làm bài vào vở.

Các số chia hết 3 là : 150, 321, 783.

- Vài em nhắc lại nội dung bài học - Ve nhà học bài và làm các bài tập còn lại.

Luyện từ và câu

ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I ( tiết 3) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- Tiếp tục kiểm tra đọc của học sinh

- Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt câu hỏi xác định bộ phận câu đã học: Làm gì ? Thế nào ? Ai ? (BT2)

2. Kĩ năng: Rèn đọc cho HS 3. Thái độ : - Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc .

- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A . Ổn định ( 2’)

B. Bài mới: 35’

1. Giới thiệu bài

Nêu mục đích yêu cầu giờ học.

2. Kiểm tra tập đọc & học thuộc lòng - Yêu cầu hs bốc thăm chọn bài.

- Gv đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài.

- Gv nhận xét.

- Hát

- Hs chú ý lắng nghe.

- Học sinh bốc thăm chọn bài.

- Hs chuẩn bị trong 1 phút.

- Hs đọc bài và trả lời câu hỏi.

(6)

3. Hướng dẫn làm bài:

Bài tập 2:

- Yêu cầu hs nhắc lại kiến thức đã học:

+ Danh từ là gì ? + Động từ là gì ?

+ Tính từ là gì ?

- Yêu cầu hs đọc thầm đoạn văn và suy nghĩ làm bài.

- Gv theo dõi, uốn nắn giúp đỡ học sinh làm bài.

- Gv chốt lại lời giải đúng.

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Phân biệt động từ, danh từ, tính từ ? Lấy ví dụ ?

- Nhận xét tiết học - Về nhà làm bài.

- Chuẩn bị bài sau.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

+ Là những từ chỉ sự vật ...

+ Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái..

+ Là những từ chỉ màu sắc, kích thước, tính chất sự vật.

- Học sinh đọc thầm đoạn văn.

- 2 hs lên làm bảng phụ.

- Hs tự làm bài vào vở bài tập.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

Đáp án:

Danh từ: buổi chiều, xe, thị trấn, nắng, phố huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, Hmông, Tu Dí, Phù Lá.

Động từ: dừng lại, chơi đùa.

Tính từ: nhỏ, vàng hoe, chặt chẽ.

* Đặt câu hỏi:

+ Buổi chiều, xe làm gì ? + Nắng phố huyện thế nào ? + Ai chơi đùa trước sân ? - 2 học sinh trả lời.

- Lớp nhận xét.

Kể chuyện

ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I ( tiết 4) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Kiểm tra đọc hiểu những bài tập đọc đã học ở học kỳ I 2. Kĩ năng: - Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 80 chữ /15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ 4 chữ (Đôi que đan)

* HS khá, giỏi viết đúng và tương đối đẹp bà CT (tốc độ trên 80 chữ /15 phút); hiểu nội dung của bài.

3. Thái độ: - Hs Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: - Bảng phụ.

HS: VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(7)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1) Kiểm tra đọc: 20’

- Kiểm tra 6

1

số học sinh cả lớp.

- Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc.

- Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.

- Nêu câu hỏi về nội dung đoạn học sinh vừa đọc.

- Theo dõi và nhận xét.

- Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.

2) Bài tập: 17’

Nghe viết bài “Đôi que đan”

- GV đọc toàn bài thơ, HS theo dõi trong SGK

- GV đọc cho HS viết bài - GV đọc cho HS soát bài - GV nhận xét bổ sung.

3) Củng cố - dặn dò : 3’

- Thu bài để nx

- Nhận xét đánh giá tiết học.

-Hs lần lượt lên bốc thăm chọn bài, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong thì tiếp nối lên bốc thăm yêu cầu.

- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.

- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.

- HS theo dõi, thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS đọc thầm bài thơ, tìm hiểu nội dung bài thơ.

- Hs viết bài

- HS theo dõi để soát lại bài.

- HS nghe Khoa học

KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau bài HS biết:- Làm thí nghiệm để chứng tỏ:

+ Cần có nhiều không khí thì càng có nhiều ô – xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.

+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.

2. Kĩ năng: - Nêu được ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đến sự cháy: Thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn…

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- HS chuẩn bị 2 cây nến bằng nhau .

- GV: 2 lọ thuỷ tinh ( 1 lọ to, 1 lọ nhỏ ) - 2 lọ thuỷ tinh không có đáy để kê III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp (2’)

2. Hoạt động khởi động (3’) - Không khí có ở đâu ?

- Không khí có những tính chất gì ?

- HS trả lời.

(8)

- Không khí có vai trò như thế nào đối với đời sống ?

3. Bài mới (30’)

* Hoạt động 1 : Vai trò của ô-xi đối với sự cháy

- Gv làm thí nghiệm 1 yêu cầu hs quan sát và nêu hiện tượng xảy ra.

+ Theo em tại sao cây nến trong lọ thuỷ tinh to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ thuỷ tinh nhỏ ?

+ Qua thí nghiệm này chúng ta đã chứng minh được ô - xi có vai trò gì ? + Kết luận: Ô-xi duy trì sự cháy

* Hoạt động 2: Cách duy trì sự cháy - GV dùng một lọ thuỷ tinh không có đáy úp vào 1 cây nến gắn trên đế kín và yêu cầu hs dự đoán xem hiện tượng gì sẽ xảy ra ?

+ Kết quả của thí nghiệm này như thế nào?

+ Theo em vì sao cây nến lại chỉ cháy được trong thời gian ngắn như vậy ? - GV thay đế gắn của cây nến yêu cầu hs lại qua sát hiện tượng

+ Vì sao cây nến có thể cháy bình thường?

Ta thấy : Khi sự cháy xảy ra khí ni - tơ và khí các - bo - níc nóng lên và bay lên cao. Do có chỗ lưu thông với bên ngoài nên không khí ở bên ngoài tràn vào lọ tiếp tục cung cấp ô - xi để duy trì sự cháy. Cứ như vậy sự cháy diễn ra liên tục.

+ Vậy để duy trì sự cháy cần phải làm gì ? Tại sao lại phải làm như vậy ? GVKL: Để duy trì sự cháy cần phải liên tục cung cấp không khí. Không khí cần phải được lưu thông thì sự cháy mới diễn ra liên tục được.

* Hoạt động 3: Ứng dụng

- Yêu cầu hs hoạt động nhóm quan sát

- HS quan sát, trao đổi và phát biểu ý kiến.

+ Cả 2 cây nên cùng tắt.

+ Cả 2 cây nến vẫn cháy bình thường.

+ Cây nến trong lọ thuỷ tinh to sẽ cháy lâu hơn so với cây nến trong lọ thuỷ tinh nhỏ vì có nhiều ô xi hơn.

- Ô-xi duy trì sự cháy

- HS lắng nghe và quan sát.

+ Cây nến sẽ tắt.

- là do lượng ô - xi trong lọ đã cháy hết mà không được cung cấp tiếp.

- Cây nến cháy bình thường

+ Cây nến có thể cháy bình thường là do được cung cấp ô - xi liên tục . + Đế gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô - xi nên cây nến đã cháy được liên tục.

+ Lắng nghe và quan sát GV mô tả.

+ Để duy trì được sự cháy liên tục ta cần phải cung cấp không khí. Vì trong không khí có chứa ô - xi.

- Các nhóm trao đổi thảo luận trong

(9)

hình 5/71 và trả lời câu hỏi.

+ Bạn nhỏ đang làm gì ?

+ Bạn làm như vậy để làm gì ?

- Gọi các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung để hoàn chỉnh.

- GV chấm điểm trực tiếp cho mỗi nhóm.

4. Củng cố dặn dò (5’)

+ Khí ô - xi và khí ni tơ có vai trò gì đối với sự cháy ?

+ Làm cách nào để duy trì sự cháy ? - GV nhận xét tiết học.

nhóm sau đó cử đại diện trình bày.

- Bổ sung cho nhóm bạn.

- HS trả lời

Địa lí

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Đề do nhà trường ra) Ngày soạn: 6/1/2019

Ngày giảng: Thứ 4, ngày 9/1/2019

Tập đọc

ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (tiết 5) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Kiểm tra học sinh đọc hiểu các bài tập đọc đã học ở học kỳ I 2. kĩ năng: - Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện ; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền (BT2)

3. Thái độ: - Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu viết sẳn từng bài tập đọc và học thuộc lòng.

- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra tập đọc (18’)

- Kiểm tra 1/4 số học sinh cả lớp: Lần lượt từng hs lên bốc thăm bài tập đọc - Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.

- HS đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đoc để tiết sau kiểm tra lại.

2. Hướng dẫn hs làm bài tập: 19’

- Gọi hs nêu yêu cầu bài tập - Gv phân tích đề bài:

+ Có mấy cách mở bài? Nêu các cách đó.

- Lần lượt từng em khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút.

- Hs lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.

- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.

- 1 hs nêu yêu cầu bài tập:Cho đề tập làm văn sau: Kể chuyện ông Nguyễn Hiền.

(10)

+ Có mấy cách kết bài? Đó là những cách nào?

- Yêu cầu hs viết:

a) Phần mở bài theo kiểu gián tiếp.

b) Phần kết bài theo kiểu mở rộng.

- GV nhận xét bổ sung.

3) Củng cố dặn dò: ( 3’) - Nhận xét đánh giá tiết học.

- Dặn dò học sinh về nhà học bài chuẩn bị cho tiết kiểm tra

+ Có 2 cách mở bài: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

+ Có 2 cách kết bài: kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.

- HS làm bài vào vở.

- Lần lượt đọc bài của mình, HS khác nhận xét bổ sung.

- Về nhà tập đọc lại các bài tập đọc nhiều lần.

- Học bài và xem trước bài mới.

Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - HS Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 , vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.

2. Kĩ năng: - HS vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 , vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.Bài tập : bài 1, bài 2, bài 3.

3. Thái độ: HS Yêu môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: - Bảng phụ.

HS: Vở ô ly, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Yêucầu hs nêu dấu hiệu chia hết cho 3 - Yêu cầu hs chữa bài tập 4

- Gv nhận xét B. Bài mới (32’) 1) Giới thiệu bài

2) Luyện tập, thực hành Bài 1

- Gọi HS đọc đề, yêu cầu hs tự làm bài vào vở.

- Yêu cầu hs nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.

- Tại sao các số này lại chia hết cho 3 ? Chia hết cho 9 ?

- Nhận xét

C2 kĩ năng nhận biết số chia hết cho 3, 9 dựa vào dấu hiệu.

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, lớp theo dõi để nhận xét.

- 1 HS đọc.

- Hs làm bài - 2 hs nhắc lại

+ Chia hết cho 3: 4563, 2229, 66861, 3576

+ Chia hết cho 9 : 4563 , 66861.

+ Số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là : 2229, 3576

- HS nhận xét, đổi chéo vở để kiểm tra.

- 1 HS đọc.

(11)

Bài 2

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - HS tự làm bài.

- Gọi HS đọc bài làm.

- GV nhận xét .

C2 kĩ năng lập số dựa vào dấu hiệu chia hết

Bài 3

- Yêu cầu HS đọc đề.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi 2 HS đọc bài làm.

- Yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm của bạn.

- GV nhận xét.

C2 về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 Bài 4

- Gọi hs nêu yêu cầu - Yêu cầu hs làm bài - Nhận xét

C. Củng cố, dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết học sau.

+ Tìm số thích hợp điền vào ô trống để được các số:

a/ chia hết cho 9 : 945 b/ Chia hết cho 3 : 225

c/ Vừa chia hết cho 2 và chia hết cho 3 : 762

- 2 - 3 HS nêu trước lớp.

- HS nhận xét, đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.

- 1 HS đọc.

Câu nào đúng câu nào sai:

a/ Số 13465 không chia hết cho 3 b/ Số 70009 không chia hết cho 9 c/ Số 78435 không chia hết cho 9 d/ Số có chữ số tận cùng là số 0 thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5

- 2 HS đọc bài làm.

- HS nhận xét, đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.

- HS nghe

Lịch sử

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Đề do nhà trường ra)

Chính tả

ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Kiểm tra đọc - hiểu: những bài tập đọc đã học trong học kỳ I 2. Kĩ năng : - Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2) ; bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3)

3. Thái độ : - Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV : - Phiếu viết sẳn từng bài tập đọc và học thuộc lòng.

- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT 3.

HS : VBT, SGK

(12)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1) Ổn định (2’)

2) Kiểm tra đọc và HTL (18’) - Kiểm tra 1/4 số học sinh cả lớp: Gọi HS lên bốc thăm chọn bài, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong thì tiếp nối lên bốc thăm yêu cầu.

- Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.

- HS đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đoc để tiết sau kiểm tra lại.

3) Bài tập ( 17’) Bài tập1:

- Yêu cầu hs đặt câu với những từ thích hợp để nhận xét về các nhân vật em đã biết qua các bài đọc.

a) Nguyễn Hiền

b)Lê - ô - nác - đô đa - vin - xi c) Xi - ôn - cốp – xky

d) Cao Bá Quát e) Bách Thái Bưởi - GV nhận xét bổ sung.

Bài tập 2:

- Gọi hs nêu yêu cầu bài tập

- yêu cầu hs chọn các câu thành ngữ, tục ngữ trong các tình huống

a) Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao?

b) Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn?

c) Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác?

- GV nhận xét bổ sung 4) Củng cố dặn dò: (3’)

* Nhắc về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học.

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- Dặn dò học sinh về nhà học bài

- Hát

- Từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc.

- HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.

- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.

- Hs tiếp nối đặt câu.

- HS làm bài vào vở bài tập + 3 - 5 HS trình bày.

+ Nhận xét, chữa bài.

- HS tìm các thành ngữ, tục ngữ phù hợp với các tình huống rồi trình bày trước lớp.

a) Có chí thì nên

Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững

Có công mài sắt, có ngày nên kim b) Thua keo này ta bày keo khác Lửa thử vàng, gian nan thử sức Thất bại là mẹ thành công c) Hay lo bền chí câu cua

Dù ai câu trạch, câu rùa mặc ai.

- Về nhà tập đọc lại các bài tập đọc nhiều lần.

- Học bài và xem trước bài mới.

(13)

Ngày soạn: 7/1/2019

Ngày giảng: Thứ 5, ngày 10/1/2019

Tập làm văn

ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I ( tiết 6) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.

2. Kĩ năng: - Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: quan sát một đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn.

3. Thái độ: - Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ HS: VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A . Ổn định ( 2’)

B. Bài mới:( 35’) 1. Giới thiệu bài

Nêu mục đích yêu cầu giờ học.

2. Kiểm tra đọc và học thuộc lòng - Gv yêu cầu hs bốc thăm bài tập đọc.

- Yêu cầu hs đọc + gv đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài.

- Gv nhận xét.

3. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 2:

- Gv hướng dẫn hs thực hiện yêu cầu:

a, Quan sát một đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý:

- Gv yêu cầu hs nêu lại những điều cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật.

- Yêu cầu hs quan sát, lập dàn ý.

- Lắng nghe hs trình bày dàn ý, nhận xét, chữa bài cho các em.

b, Viết phần mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng.

- Gv theo dõi, hướng dẫn hs nếu các em gặp khó khăn.

- Gv nhận xét, chữa bài cho học sinh.

- Hát

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Hs bốc thăm bài, chuẩn bị trong 1 phút.

-Hs đọc bài + trả lời câu hỏi.

- Hs xác định yêu cầu bài: Đây là dạng văn miêu tả đồ vật (đồ dùng học tập) rất cụ thể của em.

- 1 hs đọc nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật trên bảng phụ.

- Hs chọn một đồ dùng học tập để quan sát.

- Từng hs quan sát đồ dùng học tập của mình, ghi lại kết quả quan sát vào vở nháp rồi chuyển thành dàn ý.

- Hs phát biểu ý kiến. Một số em trình bày dàn ý của mình trước lớp.

- Hs viết bài.

- Hs đọc bài làm của mình.

- Lớp nhận xét, chữa bài, hoàn thiện bài

(14)

- Ghi điểm một số bài viết tốt.

C. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật ?

- Nhận xét tiết học

- Về nhà làm bài.- Chuẩn bị bài sau.

của mình.

- 2 học sinh trả lời.

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - HS Biết vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản

2. Kĩ năng: - HS Học sinh vận dụng làm được các bài tập : 1, 2, 3.

3. Thái đô: - HS Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ, HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9, cho ví dụ ?

- Gv nhận xét.

B. Bài mới: 32’

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn hs làm bài trong Sgk.

Bài tập 1:

Trong các số sau, số nào chia hết cho 2, 3, 5, 9 ?

- Yêu cầu hs làm việc cá nhân, gv theo dõi, giúp đỡ hs khi cần.

- Gv củng cố bài.

C2 về dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 Bài tập 2

Trong các số sau, số nào chia hết cho ...

- Gv lưu ý hs số chia hết cho cả 2 & 5 sẽ có chữ số tận cùng là 0. Số chia hết cho 2 & 3 phải là số chẵn có tổng các chữ số chia hết cho 3. Số chia hết cho 9 cũng chia hết cho 3.

- Gv củng cố bài.

C2 về kết hợp giữa các dấu hiệu chia hết

- 2, 3 hs trả lời..

- Lớp nhận xét.

- Hs tự làm vào vở bài tập.

- Nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

a, 4568; 2050; 35766; b, 2229; 35766 c, 7435; 2050. d, 35766.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh tự làm bài trong Sgk.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

- Nhận xét, chữa bài.

Đáp án:

a, 64620; 5270;

b, 57234; 64620.

c, 64620.

(15)

Bài tập 3:

- Tìm thích hợp điền vào chỗ trống:

- Gv hướng dẫn hs làm bài dựa vào dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

- Gv củng cố bài.

C2 kĩ năng lập số mới dựa vào dấu hiệu chia hết

Bài tập 4

- Yêu cầu hs tính từng giá trị của biểu thức, sau đó xem xét kết quả là số chia hết cho những số nào trong các số 2 &

5.

- Gv củng cố bài.

C2 kĩ năng tính giá trị biểu thức rồi xét xem sô nào chia hết cho 2, 5 dựa vào dấu hiệu chia hết

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 ? - Nhận xét giờ học.

- Về nhà làm bài tập 1, 2, 3. Sgk - Chuẩn bị bài sau.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài.

Đáp án:

a, 528; 558; 588. c, 240.

b, 603; 693. d, 354.

- Nhận xét bài bạn - 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài.

- Nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

a, 6395 chia hết cho 5.

b, 1788 chia hết cho 2.

c, 450 chia hết cho 2 và 5.

d, 135 chia hết cho 5.

- 2 học sinh trả lời.

Khoa học

KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - HS Biết không khí cần cho sự sống.

2. Kĩ năng: - HS Nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật phải cần không khí để thở thì mới sống được.

3. Thái độ: - Hs Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình 72, 73. Sgk

- Sưu tầm tranh ảnh về người bệnh được thở bằng ô - xi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Không khí cần cho sự cháy như thế nào ? - Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (2’) 2. Nội dung (28’)

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người

* Mục tiêu: Nêu dẫn chứng để chứng minh con người cần k2 để thở. Xác định vai trò

Hoạt động của giáo viên - 2 học sinh trả lời.

- Lớp nhận xét.

(16)

của khí ô - xi trong k2 đối với sự thở & việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống

* Tiến hành:

- Gv yêu cầu hs làm theo hướng dẫn ở mục Thực hành tr 72 Sgk.

- Yêu cầu hs nêu cảm giác của mình khi nín thở.

- Yêu cầu các em dựa vào tranh ảnh để nêu vai trò của k2 đối với đời sống con người &

ứng dụng của kiến thức này trong y học &

đời sống.

Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật và động vật.

* Mục tiêu: Nêu dẫn chứng để chứng minh động vật và thực vật đều cần không khí để thở.

* Tiến hành:

- Gv yêu cầu hs quan sát hình 3, 4 và trả lời câu hỏi Sgk:

+ Tại sao sâu bọ và cây trong hình bị chết ? Gv: cần lưu ý giảng cho học sinh biết không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa. (Vì cây h2 thải ra khí các bô níc, hút khí ô xi, làm ảnh hưởng đến sự h2 của con người).

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô - xi.

* Mục tiêu: Xác định vai trò của ô - xi đối với sự thở & việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống

* Tiến hành:

- Yêu cầu hs quan sát hình 5, 6 Sgk theo cặp.

- Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước ?

- Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan ?

- Yêu cầu hs trình bày kết quả quan sát, thảo luận các câu hỏi:

+ Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật ? - Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở ?

- Trong trường hợp nào người ta phải thở

- Học sinh đọc mục hướng dẫn thực hành trong Sgk, nêu nhận xét.

- Học sinh tự do phát biểu.

- Học sinh nêu vai trò của không khí đối với đời sống con người.

- Học sinh quan sát hình trong Sgk.

- Hs phát biểu ý kiến.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Hs quan sát tranh ảnh Sgk.

- Bình ô - xi người thợ lặn đeo ở sau lưng.

- Máy bơm không khí vào nước.

- Học sinh tự do phát biểu.

- Những người thợ lặn, thợ lò làm việc trong các hầm lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu, ...

(17)

bằng ô - xi ?

*Kết luận: Người, động vật, thực vật muôn sống được cần có ô - xi để thở.

3. Củng cố, dặn dò:3’

- K2 cần cho sự sống như thế nào ? - Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài.

- Ô - xi

- 2 học sinh trả lời.

- HS trả lời

Luyện từ và câu

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 7) (Đề do nhà trường ra)

Thực hành toán

ÔN TẬP DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2,5,3,9 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.

2. Kĩ năng- Có kỹ năng nhận biết các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.

3. Thái độ: - HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Vở thựcc hành Tiếng Việt và toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Y/s nêu lại các dấu hiệu chia hết hco 2,3,5,9.

2. Dạy bài mới.

Bài 1:

- Y/c hs đọc đề bài:

Trong các số 3312; 3333; 4185; 9102;

13 230.

a) Các số chia hết cho 2 là:...

b) Các số chia hết cho 5 là:...

c) Các số chia hết cho 3 là:...

d) Các số chia hết cho 9 là:...

e) Các số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 2 là:...

- Y/c 5 hs lên bảng là bài, hs dưới lớp làm vào vỏ.

- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

a) Các số chia hết hco 2 là: 3312, 9102, 13 230.

b) Các số chia hết cho 5 là: 4185, 13 230.

-3 HS nêu

- hs đọc đề bài.

- hs lên bảng làm bài.

(18)

c) Các số chia hết cho 3 là: 3333, 13 230, 4185, 9102

d) Các số chia hết cho 9 là: 4185, 13 230

e) Các số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 2 là: 12 230, 9102.

Bài 2:

- Y/c hs đọc đề bài:

Viết số thích hợp vào chỗ trống để:

a) 23 chia hết cho 9

b) 451 Chia hết cho 3 và 2.

c) 13 chia hết cho 3 và 5.

- Y/c hs tự làm bài vào vở.

- Nhận xét và chốt lại kết quả đúng.

a) Số cần điền là: 4.

b) Số cần điền là: 2.

c) Số cần điền là: 0.

- hs đọc đề bài - hs làm bài

Bài 3:

- Y/c hs đọc đề bài:

Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.

a) Số 2307 chia hết cho 3 và 9.

b) Số 90 312 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

c) Số 7802 và 4926 đều chia hết cho 2.

d) Các số 300, 840, 7120 chia hết cho 2, 3 và 5.

- Y/c hs tự làm bài vào vở.

- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

a) S b) S c) Đ d) S 3, Củng cố dặn dò (3’)

- GV nhận xét

- hs đọc đề bài.

- hs làm bài

HĐNGLL Đạo đức Bác Hồ

BÀI 5: NHỚ ƠN THẦY CÔ THEO GƯƠNG BÁC HỒ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Biết và hiểu được ý nghĩ của Bác Hồ về vai trò của thầy, cô giáo, sự vinh quang của nghề dạy học.

2. Kĩ năng:- Có ý thức và hành động đúng đối với thầy, cô giáo: trân trọng, biết ơn và làm theo lời dạy của thầy cô giáo.

(19)

3. Thái độ: - Biết ơn thầy, cô giáo II.CHUẨN BỊ:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. KT bài cũ:5’

- Tại sao phải quý trọng thời gian? 2. Bài mới: Nhớ ơn thầy cô theo gương Bác Hồ

2.Các hoạt động:35’

- Giới thiệu bài Hoạt động 1:

-GV đọc tài liệu (Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống trang/18)

- Đối với những người làm nghề dạy học, Bác Hồ có những ý nghĩ và tình cảm như thế nào?

- Bác Hồ đã nghĩ gì về vai trò của các thầy cô giáo?

.Hoạt động 2:

GV cho HS thảo luận nhóm 4 câu hỏi:

- Em hiểu thế nào về ý kiến của Bác Hồ: Những người thầy giáo tốt, dù không được thưởng huân chương nhưng vẫn là những người anh hùng?

Hoạt động 3:

- Em hãy kể một vài việc làm của em hoặc của các bạn trong lớp thể hiện sự biết ơn các thầy cô giáo?

- Em hãy viết thư đến thầy, cô giáo nhân ngày 20/11.

Nhận xét

3. Củng cố, dặn dò: 3’

Em làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy cô giáo?

- Nhận xét tiết học

-2 HS trả lời

-HS lắng nghe -HS trả lời cá nhân

-Hoạt động nhóm 4 - Đại diện nhóm trả lời - Các nhóm khác bổ sung

-Hoạt động cá nhân - HS làm trên giấy nháp -Vài HS đọc cho cả lớp nghe

-HS trả lời

Ngày soạn: 28/12/2017

Ngày giảng: Thứ 6, ngày 5/1/2018

Tập làm văn

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Đề do nhà trường ra)

Toán

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Đề do nhà trường ra)

(20)

SINH HOẠT TUẦN 18 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

2. Kĩ năng: Nhận lỗi và sửa lỗi.

3. Thái độ: Yêu thích môn học Giáo dục học sinh mặc ấm khi đến trường.

* Dạy thực hành kĩ năng sống . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Những ghi chép trong tuần.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên A. ổn định tổ chức.

- Yêu cầu học sinh hát tập thể một bài hát.

B. Tiến hành sinh hoạt:

1. Nêu yêu cầu giờ học.

2. Đánh giá tình hình trong tuần:

a. Các tổ trưởng nhận xét về hoạt động của tổ mình trong tuần qua.

b. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung tình hình chung của lớp.

c. Giáo viên nhận xét, tổng kết chung tất cả các hoạt động.

Ưu điểm:

- Nề nếp: Duy trì tốt nề nếp đi học đều, ôn bài 15 phút và đọc báo đội

- Học tập:

+ Đa số các em có ý thức ôn tập kiến thức để chuẩn bị cho bài thi cuối học kì I

+ Tích cực hưởng ứng xây dựng nhiều đôi bạn cùng tiến :

- LĐVS: Thực hiện tốt lao động theo điều động, biết giữ vs trường, lớp học sạch sẽ.

VS cá nhân gọn gàng trước khi đến lớp.

- Hoạt động khác: Thực hiện tốt các phong trào do trường, lớp phát động.

Một số hạn chế:

- Vẫn còn hiện tượng nói chuyện riêng 3. Phương hướng tuần tới.

- Duy trì nề nếp học tập tốt.

- Tiếp tục ôn luyện và thi cuối học kì I - Trang trí lớp để chấm lớp sạch lớp đẹp - Chuẩn bị để tham gia HĐNGLL: Ngày tết quê em.

Hoạt động của học sinh - Học sinh hát tập thể.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Hs chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.

- Hs lắng nghe rút kinh nghiệm bản thân.

- Học sinh rút kinh nghiệm cho bản thân mình.

(21)

D. SINH HOẠT CHUYÊN ĐỂ: Hoạt động ngoài giờ lên lớp (20’) Kĩ năng sống

BÀI 11. NHẬN THỨC BẢN THÂN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:- Hiểu được lợi ích khi nhận thức đúng về bản thân.

2. Kĩ năng:- Nhận thức đúng về bản thân mình.

3. Thái độ:- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống II. ĐỒ DÙNG :

- Tranh SGK. Tài liệu KNS: ( T44 - 47) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Bài cũ:3’

- Nêu những biểu hiện của người biết chịu trách nhiệm về bản thân ?

- Vì sao mỗi chúng ta cần biết tự chịu trách nhiệm về bản thân mình ?

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới:15’

1. Giới thiệu bài

2. HĐ 1: Đọc truyện: Sự hối tiếc muộn màng - GV yêu cầu HS thảo luận – BT1.

- Vì sao Hiếu không đăng kí vào đội tuyển thi học sinh giỏi của trường ?

- Có những cách nào để nhận thức bản thân ? BT2: Đánh dấu x vào ô trống ở ý em chọn ? - Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS đọc trước lớp. GV cùng lớp nhận xét.

BT3: Viết ra những điểm tốt và chưa tốt của em?

BT4: Viết ra 3 đức tính tốt của em ?...

3. HĐ 2: Bài học

- HS đọc và nêu nội dung bài học (T46, 47) 4. HĐ3: Đánh giá

- HS tự đánh giá.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Vận dụng kiến thức đã học làm những việc nên làm để nhận thức đúng về bản thân, biết được ích lợi của việc nhận thức đúng về bản thân.

-Chuẩn bài 12: Sức mạnh của sự đoàn kết

- HS nêu.

- Nhận xét bạn.

- HS lắng nghe, suy nghĩ thảo luận.

- HS làm BT trong SGK - Đại diện nhóm trình bày.

- HS chọn ý và đánh dấu x ô trống trước ý chỉ ra những lợi ích khi nhận thức đúng về bản thân.

- HS làm việc cá nhân.

- TB trước lớp, bạn nhận xét, bổ sung thêm.

- HS đọc nối tiếp bài học/46, 47 - HS tự đánh giá mình.

- HS nêu lại nội dung bài học.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi và đồn Đống Đa Quang Trung chỉ huy quân xông vào như vũ bão,.. tiêu diệt

Hưng Đạo Vương không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người?. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng

Trong thế giới loài chim có rất nhiều chim, chúng cất tiếng hót cho chúng ta nghe, bắt sâu bảo vệ mùa màng. Vì vậy chúng ta phải biết yêu quý và

Bài 1: Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu văn sau, đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được...

Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh. Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn

a) Diện tích toàn phần của hình M gấp mấy lần diện tích toàn phần của hình N?. b) Thể tích của hình M gấp mấy lần thể tích của

Trả lời: Khi rót nước vào phích có một lượng không khí bên ngoài tràn và, nếu đậy nút ngay lại thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên nở ra và làm

Câu 25: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 23, thời gian làm 3 phút) Người ta quy ước chiều dòng điện là chiều chuyển động của các:.. điện