• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tập đọc: Tuổi ngựa (lớp 4)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tập đọc: Tuổi ngựa (lớp 4)"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 27/12/2020 Ngày dạy: 30/12/2020 GV: Lê Thị Minh Hương

TẬP ĐỌC : TUỔI NGỰA

(Trích) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Hiểu ND: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4) 2. Kĩ năng: Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ,

- Đọc diễn cảm được bài thơ. Học thuộc lòng bài thơ.

3. Thái độ: GD HS tình yêu thương cuộc sống; yêu mẹ, biết ơn mẹ.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

5. Phương pháp, kĩ thuật

- Quan sát, thảo luận nhóm, hỏi - đáp,…

- Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, trình bày 1 phút, tia chớp,…

II. CHUẨN BỊ:

1.GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 149/SGK, máy chiếu, tranh ảnh…

2.HS: SGK, bút chì, vở nháp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (3p)

- - 1HS điều khiển cho lớp hát và vận độngtheo bài hát Trên ngựa ta phi nhanh.

- - Giới thiệu: Trên đường gập ghềnh, ngựa phi nhanh, nhanh. Bài hát thật vui nhộn phải không các em? Hòa nhịp cùng bài hát chúng ta cứ ngỡ mình đang trên lưng ngựa, gập ghềnh trên những nẻo đường xa. Và có một bạn nhỏ với nhiều ước mơ và tình cảm rất dễ thương. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã viết lại những cảm xúc ngọt ngào ấy qua những vần thơ trong bài Tuổi Ngựa mà hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

- 1 HS hát

- HS lắng nghe

- HS ghi đề bài

(2)

- - GV ghi đề bài - Gọi 1 HS đọc bài

- Hỏi: Bài thơ gồm có mấy khổ?

* - Cô mời nhóm…đọc nối tiếp 4 khổ , lớp đọc thầm, dùng bút chì gạch chân dưới từ khó đọc

- GV ghi lên bảng các từ khó đọc

* Cô mời nhóm…. đọc nối tiếp lớp theo dõi và cho cô biết khi đọc bài này cần ngắt, nghỉ ở chỗ nào?

- Nói: bài này các em đọc với giọng nhẹ nhàng, hào hứng; trải dài ở khổ thơ 2-3.

* cô mời nhóm …lớp đọc thầm để tìm hiểu các từ ở chú giải

- các em đọc nối tiếp các từ ở chú giải - Hỏi vài em từ ở chú giải

* Các em đọc lại bài thơ theo cặp - Nhận xét – tuyên dương

- GV đọc lại cả bài

- 1HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe

- Bài thơ gồm có 4 khổ

- HS nối tiếp đọc lần 1lớp đọc thầm và phát hiện các từ ngữ khó (chỗ, sẽ, xôn xao, triền núi, loá,...)

- HS đọc

- HS đọc nối tiếp lần 2 theo nhóm - Ngắt sau dấu phẩy và cuối mỗi dòng thơ và nghỉ hơi ở cuối mỗi khổ thơ.

-HS đọc nối tiếp các từ chú giải theo nhóm đôi

Gọi 2 nhóm đọc lại cả bài- lớp nhận xét

Chuyển: Các em vừa luyện đọc để biết được tính cách và tình cảm của cậu bé tuổi Ngựa chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của bài.

3.Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: HS hiểu: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ (trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4) Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp

- GV Các em đọc thầm câu hỏi suy nghĩ, thảo luận và trả lời.

- Gọi 1 HS điều khiển - GV lắng nghe, hỗ trợ HS + Bạn nhỏ tuổi gì?

+ Mẹ bảo tuổi ấy tình nết như thế nào?

+“Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu?

- HS làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét

- Đại diện các nhôm trả lời + Bạn nhỏ tuổi Ngựa.

+ Tuổi Ngựa không chịu ở yên một chỗ mà thích đi.

+ “Ngựa con” rong chơi khắp qua miền Trung du xanh ngắt, qua những cao nguyên đất đỏ, những rừng đại ngàn đến triền núi đá.

(3)

+ Điều gì hấp dẫn “ ngựa con” trên những cánh đồng hoa?

+ Trong khổ cuối "ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì?

*Chốt: Bao nhiêu cảnh đẹp của đất nước đã hấp dẫn ngựa con nào màu trắng bạt ngàn của hoa mơ, hương thơm ngạt ngào của hoa huệ , những cánh đồng hoa cúc đầy nắng và gió nhưng “ngựa con” vẫn không quên mẹ. Núi sông cách trở “ngựa con” vẫn tìm đường về với mẹ điều đó chứng tỏ.

Ngựa con là một chú bé rất yêu mẹ và hiếu thảo phải không các em?

+ Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào?

- Cô giành cho các em 1 phút để suy nghĩ và chia sẽ với bạn cùng bàn.

GV chốt: Cô khen các em có những ý tưởng phong phú và sáng tạo. Các em đã tưởng tượng ra một bức tranh đầy màu sắc và thể hiện được tình cảm của cậu bé đối với mẹ .

+ Các em đọc lướt lại toàn bài và cho cô biết bài thơ này nói lên điều gì?

- GV chốt lại nội dung

+ Trên những cánh đồng hoa: màu sắc trắng lóa của hoa mơ, hương thơm ngạt ngào của hoa huệ, gió và nắng vôn xao trên cánh đồng tràn ngập hoa cúc dại.

+ Tuổi con là tuổi đi nhưng mẹ đừng buồn, dù đi xa cách núi cách rừng, cách sông, cách biển, con cũng nhớ đường về tìm mẹ

 Vẽ cậu bé đang phi ngựa trên cánh đồng đầy hoa, trên tay cậu là một bó hoa nhiều màu sắc và trong tưởng tượng của cậu chàng kị sĩ nhỏ đang trao bó hoa cho mẹ.

 Vẽ một cậu bé đứng bên con ngựa trên cánh đồng đầy hoa cúc dại, đang đưa tay ngang trán, dõi mắt về phía xa xăm ẩn hiện ngôi nhà.

- - HS trình bày trong nhóm, trước lớp

- HS nêu nội dung

*ND: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.

- 2 HS đọc lại nội dung bài

* Chuyển: Các em đã tìm hiểu nội dung của bài bây giờ các em sẽ luyện đọc diễn cảm và HTL bài thơ.

3. Luyện đọc diễn cảm - Học thuộc lòng (8-10p)

* Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài. Học thuộc lòng bài thơ.

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

Gọi 4 HS đọc nối tiếp bài thơ - 4 HS đọc lớp đọc thầm- lớp nhận xét

(4)

- Các em sẽ luyện đọc diễn cảm 1 khổ của bài thơ. (GV đưa khổ 2)

- Các em nghe cô đọc và xem cô đã nhấn giọng ở những từ nào? Khổ thơ này đọc như thế nào?

- Gọi 2 HS đọc lại

- GV nhận xét tuyên dương

- Các em đọc thầm và HTL bài thơ trong thời gian 2 phút

GV gọi 1HS điều khiển các bạn đọc Nhận xét- tuyên dương

4. Củng cố, dăn dò (2 phút)

- Cậu bé tuổi Ngựa trong bài thơ có tinh cách gì đáng yêu?

Chốt: Đúng rồi cậu bé tuổi rất yêu mẹ và ước mơ đi tới những miền đất lạ, những chân trời xa xôi để hiến dâng và lao động sáng tạo.

Hỏi: Còn các em có ước mơ gì? Để thực hiện ước mơ đó các em phải làm gì?

Chốt: Cô thấy ước mơ của các em rất đẹp. Thực hiện được ước mơ đó là các em đã thể hiện được tình yêu của mình đối với bố mẹ rồi đấy các em ạ.

Nhận xét giờ hoc:

- Dặn dò: Về nhà tiếp tục HTL bài thơ và chuẩn bị bài Kéo co.

HS nêu các từ GV đã nhấn giọng 2 HS đọc - lớp nhận xét

- HS đọc thầm thuộc bài thơ - HS xung phong đọc thuộc

HS: Cậu bé giàu mơ ước, giàu trí tưởng tượng./ Cậu bé không chịu ở yên một chỗ, muốn đi đây, đi đó/ Cậu bé yêu mẹ, đi đâu cũng tìm đường về với mẹ…

-HS: Em muốn đi nhiều nơi/ em muốn có việc làm để giúp mẹ…

- Chăm học, vâng lời thầy cô, vâng lời bố mẹ,…

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Biết viết 3-4 câu thể hiện tình cảm của em đối với người thân.. - Tự tìm đọc một bài thơ, câu chuyện về tình cảm

- - Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm huyết tương Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm huyết tương và huyết cầu1. và

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GiỜ THI GiẢNG.. MÔN: ĐẠO ĐỨC LỚP

Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu

* Cái đẹp của bài thơ này còn là tình cảm sâu xa của người phụ nữ miền núi luôn gắn bó với núi rừng, nương rẫy, luôn yêu thương con cái và yêu thương bộ đội, một

Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh1.

Kết hợp GV nêu: Tuần trước, các em đã đọc truyện Sự tích cây vú sữa và bài thơ Mẹ nói về tình thương yêu của mẹ đối với con.. Vậy con cái cần có tình cảm như

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính qua đoạn trích từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:.. Sông Mã xa rồi Tây