• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐÁNH GIÁ NGUỒN NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THAN SINH HỌC (BIOCHAR) VÀ TRO BAY VÀ NHU CẦU XỬ LÝ ĐẤT Ô NHIỄM KIM LOAI NẶNG

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐÁNH GIÁ NGUỒN NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THAN SINH HỌC (BIOCHAR) VÀ TRO BAY VÀ NHU CẦU XỬ LÝ ĐẤT Ô NHIỄM KIM LOAI NẶNG "

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐÁNH GIÁ NGUỒN NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THAN SINH HỌC (BIOCHAR) VÀ TRO BAY VÀ NHU CẦU XỬ LÝ ĐẤT Ô NHIỄM KIM LOAI NẶNG

DO KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Đặng Văn Minh1*, Dương Thị Minh Hòa2, Văn Hữu Tập3, Mai Thị Lan Anh3, Nguyễn Nhật Hiếu2

1Đại học Thái Nguyên, 2Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên,

3Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là điều tra thực trạng nguồn nguyên liệu, phát sinh và thành phần của than sinh học cũng như nguồn tro bay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nguồn nguyên liệu rơm rạ của tỉnh Thái Nguyên ước tính là 360807 tấn/năm có thể sản xuất 108242 tấn than sinh học.

Lượng tro bay điều tra tại 2 nhà máy nhiệt điện lớn của Thái Nguyên ước tính 312617 tấn/năm.

Than sinh học sản xuất từ rơm rạ và tro bay tại Thái Nguyên đều co tính kiềm cao, độ dẫn điện lớn

>1990 µS/cm, Eh cao, đặc biệt có hàm lượng kim loại nặng rất thấp, đáp ứng tiêu chuẩn để xử lý kim loại nặng trong đất. Nghiên cứu cũng xác định được thực trạng diện tích và mức độ ô nhiễm của đất do khai khoáng. Đánh giá tiềm năng cao của việc sử dụng các vật liệu này để xử lý kim loại nặng trong đất ô nhiễm do khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Từ khóa: than sinh học, tro bay, rơm rạ, Đất sau khai thác khoáng sản, kim loại nặng, ô nhiễm đất

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Môi trường bị ô nhiễm do các hoạt động khai khoáng và tuyển quặng đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Hiện nay, rất nhiều biện pháp đã được sử dụng để xử lý ô nhiễm, giải quyết hậu quả môi trường liên quan đến các hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lý.

Trong đó một số phương pháp truyền thống đã được ứng dụng thực tế như sử dụng thực vật hấp thụ [13]. Trong những năm gần đây sử dụng than sinh học có nguồn gốc thực vật để hấp phụ kim loại nặng trong đất đang được quan tâm nhiều trên thế giới [12], [15], [5], [7], [8]. Ngoài ra sử dụng một số vật liệu có diện tích bề mặt lớn như tro bay, khoáng vật đất [9], [10], [11] cũng là lựa chọn tốt để xử lý đất bị ô nhiễm kim loại nặng.

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, than sinh học, tro bay được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: công nghiệp, nông nghiệp, môi trường như làm phân bón cải tạo đất; làm chất đốt thay than đá, dầu mỏ; làm vật liệu xây dựng; làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và làm vật liệu xử lý môi trường ô nhiễm.

*Tel: 0912 334310, Email: minhdv@tnu.edu.vn

Tỉnh Thái Nguyên có diện tích đất bị ô nhiễm do khai khoáng lớn. Việc nghiên cứu nguồn nguyên liệu để sản xuất than sinh học từ sản phẩm phụ nông nghiệp như rơm rạ, xác định nguồn tro bay phát sinh trong các nhà máy nhiệt điện tại Thái Nguyên là rất cần thiết cho việc sử lý kim loại nặng trong đất ô nhiễm. Vì vậy mục tiêu chính của nghiên cứu này là (1) điều tra, nghiên cứu về thực trạng nguồn nguyên liệu để sản xuất và thành phần, tính chất của than sinh học, tro bay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; (2) Xác định được thực trạng đất ô nhiễm kim loại nặng và tiềm năng của việc sử dụng các vật liệu này để xử lý kim loại nặng trong đất ô nhiễm do khai thác khoáng sản trên địa bàn.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung: Nghiên cứu nguồn tro bay và nguồn sản xuất than sinh học từ rơm rạ trên;

xác định đăc điểm tính chất của tro bay và than hoạt tính cũng như khả năng sử dụng các vật liệu này để sử lý đất ô nhiễm kim loại nặng do khai khoáng tại Thái Nguyên

Phương pháp:

- Thu thập số liệu về tình hình phát sinh tro bay tại Công ty nhiệt điện Cao Ngạn và Công

(2)

ty cổ phần nhiệt điện An Khánh; số liệu về diện tích, sản lượng lúa của tỉnh Thái Nguyên tại Niêm giám thống kê.

- Phương pháp quy đổi, lấy mẫu than sinh học và tro bay:

+ Mẫu tro bay được lấy ngày 22/6/2016, tại thời điểm lấy mẫu, Công ty nhiệt điện Cao Ngạn đang hoạt động bình thường. Tro bay được lấy trực tiếp tại hệ thống lọc bụi tĩnh điện của Công ty nhiệt điện Cao Ngạn, ngay khi vừa thu được và chưa xả ra ngoài môi trường. Tro bay tại thời điểm lấy có nhiệt độ cao, khô.

+ Tính toán lượng rơm rạ tại tỉnh Thái Nguyên: Căn cứ vào diện tích lúa và sản lượng lúa thu hoạch để ước tính khối lượng rơm rạ và quy đổi lượng than sinh học từ rơm rạ đó theo phương pháp tính của Hoàng Anh Lê (2013) [2], Trần Sỹ Nam và cộng sự (2014) [4]. Than sinh học được sản xuất từ rơm rạ bằng phương pháp đốt ở nhiệt độ cao 400-5000C dựa trên nguyên lý: big roo operating principles.

- Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu đất:

Mẫu đất để xác định các chỉ tiêu kim loại nặng được lấy tuân thủ theo TCVN 4046:

985. Các mẫu đất được lấy tại các vị trí khác nhau trên đất ruộng và đất tại bãi thải nằm trong vùng chịu tác động của khu vực nghiên cứu, trong đó:

+ MĐ1: Mẫu đất cạnh miệng ống xả của bãi thải, nơi chịu tác động trực tiếp từ hoạt động tuyển quặng chì, kẽm của mỏ chì kẽm Làng Hích.

+ MĐ2: Mẫu đất được lấy tại giữa bãi thải mỏ chì kẽm Làng Hích.

+ MĐ3: Đất ruộng khu vực chịu ảnh hưởng của bãi thải mỏ chì kẽm Làng Hích cách bãi thải 100m.

+ MĐ4: Đất ruộng ở tầng canh tác cách bãi thải chì kẽm Làng Hích 200m

+ MĐ5: Đất vườn chè ven bãi thải chì kẽm Làng Hích.

+ MĐ6: Cống thải phân xưởng tuyển trong Nhà máy chì kẽm Làng Hích.

+ MĐ7: Cạnh khu suối chảy từ khu mỏ chì kẽm Làng Hích.

+ MĐ8: Bãi thải cũ mỏ chì kẽm Làng Hích.

+ MĐ9: Đất cạnh bãi thải cũ mỏ chì kẽm Làng Hích.

+ MĐ10: Đất hồ thải hiện tại, cạnh bể thoát nước mỏ chì kẽm Làng Hích.

Mẫu đất được lấy đến độ sâu 20cm so với tầng đất mặt. Khối lượng đất lấy tại mỗi điểm lấy mẫu đất khoảng 1 kg. Trên cùng một địa điểm nghiên cứu lấy 3 mẫu rồi trộn đều nhau lẫy mẫu chung đại diện. Các mẫu đất sau khi lấy được đựng vào các túi riêng có nhãn mẫu.

Mẫu đất sau khi lấy về được đem phơi khô không khí và loại bỏ đá, sỏi rồi rây qua rây 2mm. Phần hạt nhỏ hơn 2mm được chia thành các phần nhỏ để lấy mẫu đại diện, mẫu đại diện được đựng trong bình chuyên dụng để bảo quản.

- Phương pháp phân tích một số thành phần hóa học của than sinh học và tro bay, phân tích thanh phần kim loại nặng trong trong đất, than sinh học và tro bay :

+ pH: Được chiết bằng dung dịch KCl 1N, đo bằng máy pH meter.

+ EC (µS/cm): Xác định bằng máy do EC.

+ Eh (mV): Đo máy đo Eh metter.

+ Hàm lượng kim loại nặng (Cd, Zn, Pb) trong đất (lấy mẫu tại mỏ chì kẽm Làng Hích, Đồng Hỷ, Thái Nguyên) và trong các vật liệu hấp phụ sản xuất tại Thái Nguyên (tro bay và than sinh học) được xác định bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS.

Công phá mẫu bởi hỗn hợp HClO4 và HNO3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tình hình phát sinh và thành phần tính chất của tro bay nhà máy nhiệt điện

Tro bay của các nhà máy nhiệt điện được phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu (than đá) và được thu lại qua hệ thống lọc bụi tĩnh điện.

Lượng tro bay phát sinh phụ thuộc vào thành phần của than đầu vào và hiệu suất đốt của lò đốt. Lượng tro bay của các nhà máy nhiệt điện được thể hiện tại bảng 1.

(3)

Bảng 1. Nguồn tro bay của các nhà máy nhiệt điện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Nguồn phát

sinh

Lượng tro bay (tấn/năm) 2014 2015 2016 Nhiệt điện

Cao Ngạn 111.353 106.876 139.119 Nhiệt điện

An Khánh - - 173.448

Tổng - - 312.567

(Nguồn: Kết quả điều tra) Tổng lượng tro bay phát sinh hàng năm của 02 nhà máy rất lớn, năm 2016 là 312.567 tấn.

Lượng tro này một phần được sử dụng làm nguyên liệu còn lại được tập kết tại bãi thải của Nhà máy. Tại Công ty nhiệt điện Cao Ngạn, một phần tro bay được sử dụng làm nguyên liệu cho nhà máy xi măng La Hiên, một phần tro bay được tập kết tại bãi thải Đồng Giếng To, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên để làm nguyên liệu cho nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích một số thành phần, đặc tính của tro bay. Kết quả phân tích được thể hiện tại bảng 2.

Bảng 2. Thành phần, tính chất của tro bay TT Thành

phần Đơn vị Kết quả phân tích

1 pH - 10,05 ± 0,14

2 EC µS/cm >1990

3 Eh mV 42,47 ± 2,03

4 Pb mg/kg 1,44 ± 0,04

5 Zn mg/kg 1,91 ± 0,04

6 Cd mg/kg 0,13 ± 0,02

Ghi chú: Giá trị trung bình ± SD (độ lệch chuẩn của mẫu, n = 3) Kết quả phân tích tại bảng 2 cho thấy:

- pH của tro bay có giá trị cao, dao động ở mức 10,05, như vậy tro bay có tính kiềm, có khả năng trung hòa được những vùng đất có pH thấp.

- Độ dẫn điện EC của tro bay rất lớn, >1990 µS/cm, chứng tỏ tro bay có độ dẫn điện cao.

- Thế oxy hóa khử của tro bay ở mức thấp, dao động ở mức 42,47 mV,

- Kim loại nặng Pb, Zn, Cd: Tro bay có chứa kim loại nặng nhưng với hàm lượng rất nhỏ, cụ thể Pb bằng 1,44 mg/kg; Zn bằng 1,91

mg/kg và Cd bằng 0,13 mg/kg. Kết quả phân tích trên đấy so sánh với quy chuẩn Việt Nam về hàm lượng KLN trong đất thì rất là nhỏ và an toàn cho việc sử dụng làm nguyên liệu để xử lý kim loại nặng trong đất.

Nguồn nguyên liệu rơm rạ và thành phần tính chất của than sinh học sản xuất từ rơm rạ

Than sinh học là một sản phẩm giàu các bon thu được khi nhiệt phân các vật liệu hữu cơ như gỗ, phân chuồng, lá cây, phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ) ở nhiệt độ tương đối thấp (<7000C) trong điều kiện thiếu và không thiếu oxy [14]. Nguồn nguyên liệu rơm rạ để sản xuất than hoạt tính tại Thái Nguyên rất lớn (Bảng 3).

Bảng 3. Lượng rơm rạ phát sinh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Đơn vị: tấn Địa điểm Sản lượng

lúa

Lượng rơm rạ* Thành phố Thái

Nguyên 25.639 29.741,2

Thành phố Sông Công 14.811 17.180,8 Huyện Định Hóa 43.600 50.576,0 Huyện Võ Nhai 23.825 27.637,0 Huyện Phú Lương 32.925 38.193,0 Huyện Đồng Hỷ 38.004 44.084,6 Huyện Đại Từ 70.409 81.674,4 Huyện Phú Bình 63.798 74.005,7 Thị xã Phổ Yên 52.919 61.386,0 Tổng số 365.930 424.478,8 Ghi chú: * Lượng rơm rạ phát sinh = Sản lượng

lúa x Tỷ lệ rơm: lúa; Tỷ lệ rơm:lúa tính theo phương pháp của Trần Sỹ Nam và CS (2014)=1,16 [4]

Hiện nay, lượng rơm rạ này một phần được trả lại sinh khối cho đất, một phần được người dân thu gom, sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi và một phần người dân xử lý bằng phương pháp đốt. Việc đốt rơm rạ phát thải vào bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Chính vì vậy cần có giải pháp tận dụng, tái sử dụng lượng rơm rạ này. Việc sử dụng rơm rạ làm than hoạt tính là giải pháp tốt. Theo các nghiên cứu cho thấy cứ 1 tấn rơm khô sản xuất được 300 - 350 kg than sinh học, thì lượng than sinh học được sản xuất ra theo tính toán ở bảng 4.

(4)

Bảng 4. Tiềm năng sản xuất than sinh học từ rơm rạ tại tỉnh Thái Nguyên

Đơn vị: tấn Địa điểm Lượng

rơm rạ khô**

Lượng than sinh học tương

ứng Thành phố Thái Nguyên 25.280 7584 Thành phố Sông Công 14.604 4381 Huyện Định Hóa 42.990 12897 Huyện Võ Nhai 23.491 7047 Huyện Phú Lương 32.464 9739 Huyện Đồng Hỷ 37.472 11242

Huyện Đại Từ 69.423 20827

Huyện Phú Bình 62.905 18871 Thị xã Phổ Yên 52.178 15653 Tổng số 360.807 108.242

** Lượng rơm rạ khô = Lượng rơm rạ tươi * tỷ trọng khô của phụ phẩm; Tỷ trọng khô của phụ phẩm tính theo phương pháp của Hoàng Anh Lê và CS (2013) = 0,85 [2].

Tổng lượng than sinh học được sản xuất từ rơm rạ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 108.242 tấn/năm. Lượng than sinh học này sẽ là một nguồn nguyên liệu cực sẵn có để cải tạo những vùng đất bạc màu, ô nhiễm.

Bảng 5. Thành phần, tính chất của than sinh học sản xuất từ rơm rạ

TT Thành phần Đơn vị Kết quả phân tích

1 pH - 11,14 ± 0,16

2 EC µS/cm >1990

3 Eh mV 166,97 ± 3,60

4 Pb mg/kg 0,80 ± 0,02

5 Zn mg/kg 1,64 ± 0,06

6 Cd mg/kg 0,20 ± 0,02

Ghi chú: Giá trị trung bình ± SD (độ lẹch chuẩn của mẫu, n = 3) Kết quả bảng 5 cho thấy:

- Than sinh học giống tro bay có pH rất cao, bằng 11,14.

- Độ dẫn điện (EC) của than sinh học rất cao,

> 1990 µS/cm

- Thế oxy hóa khử (Eh) của than cao hơn của tro bay, bằng 166,97 mV.

- Hàm lượng kim loại nặng rất nhỏ, Pb bằng 0,08 mg/kg; Zn bằng 1,64 mg/kg và Cd bằng 0,20 mg/kg. Hàm lược kim loại nặng độc hại này là rất thấp nếu so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam về hàm lượng kim loại nặng trong đất.

Khả năng ứng dụng than hoạt tính và tro bay để xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng tại Thái Nguyên

Khai thác khoáng sản là hoạt động phổ biến và mang lại lợi nhuận kinh tế lớn cho tỉnh Thái Nguyên. Theo thống kê trong thời gian gần đây tại tỉnh Thái Nguyên có 66 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động khai khoáng, với tổng số mỏ được cấp giấy phép khai khoáng là 85. Tổng diện tích khai thác khoáng sản xấp xỉ 3192 ha (Đặng Văn Minh và cộng sự, 2011) [3]

.

Bảng 6. Phân tích mức độ ô nhiễm kim loại trong đất mỏ chì kẽm Làng Hích (mg/kg) Kí hiệu

mẫu Zn Pb Cd As

MĐ1 1682,5 2626 86,12 1367

MĐ2 1455 2137 98,83 625

MĐ3 634,13 2193 23,06 1700

MĐ4 328,01 178 3,84 453

MĐ5 190,3 209 0,597 127

MĐ6 15610 19724 394 2176

MĐ7 12353 7092 109 1648

MĐ8 774 431 4,39 151

MĐ9 9097 3727 92,77 1283 MĐ10 4517 1320 52,80 2963 QCVN 03

MT:2015/

BTNMT/

Đất NN

200 70 1,5 15

(Nguồn: Kết quả phân tích) Mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong đất tại các mỏ khai thác khoáng sản là rất cao. Điển hình như tại mỏ Chì - Kẽm Làng Hích, Đồng Hỷ, Thái Nguyên cho thấy: So với QCVN 03- MT:2015/BTNMT hàm lượng As vượt tiêu chuẩn cho phép từ 8,5 đến 197,53 lần; hàm lượng Pb vượt 6 đến 282 lần; hàm lượng Cd vượt 2,56 đến 262 lần; hàm lượng Zn vượt 1,6 đến 78,1 lần (Bảng 6).

Việc áp dụng biện pháp sinh học để phục hồi đất bị ô nhiễm sau khai khoáng tại vùng này là rất khó khăn do tình trạng đất bị đào xới và rất nghèo dinh dưỡng. Vì vậy việc sử dụng than sinh học và tro bay là giải pháp phù hợp, vừa hấp phụ nhanh kim loại nặng, vừa có khả năng cải thiện các tính chất đất. Hơn nữa nguồn nguyên liệu để sản xuất than sinh học và tro bay lại rất phong phú tại Thái Nguyên.

(5)

KẾT LUẬN

Lượng tro bay phát sinh từ Công ty nhiệt điện Cao Ngạn và Công ty cổ phần nhiệt điện An Khánh rất lớn (312617 tấn/năm). Tro bay có tính kiềm, có độ dẫn điện cao, thế oxy hóa khử thấp, có kim loại nặng nhưng hàm lượng rất nhỏ, Pb bằng 1,44 mg/kg; Zn bằng 1,91 mg/kg và Cd bằng 0,13 mg/kg. Tương tự, tiềm năng sản xuất than sinh học từ rơm rạ tại Thái Nguyên cũng rất lớn với 108242 tấn/năm. Than sinh học có pH rất cao, pH = 11,14; có độ dẫn điện cao >1990 µS/cm; Có Eh cao hơn của tro bay, bằng 166,97 mV; có kim loại nặng với một lượng rất nhỏ. Thái Nguyên có diện tích mỏ lớn, mức độ ô nhiễm cao. Khả năng sử dụng tro bay và than sinh học để xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng do khai thác khoáng sản tại Thái Nguyên là rất tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty nhiệt điện Cao Ngạn (2016), Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong việc quản lý tro, xỉ nhiệt điện.

2. Hoàng Anh Lê, Nguyễn Thị Thu Hạnh, Lê Thùy Linh (2013), “Ước tính lượng khí phát thải do đốt rơm rạ tại đồng ruộng trên địa bàn tỉnh Thái Bình”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Các Khoa học trái đất và Môi trường, tập 29, số 2 (2013), tr.

26-33.

3. Đặng Văn Minh, Bùi Thanh Hải, Đào Văn Biên, Nguyễn Duy Hải (2011), “Đánh giá chất lượng đất sau khai thác khoáng sản tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa Học Đất Việt Nam, Số 36-2011.

4. Trần Sỹ Nam, Nguyễn Thị Huỳnh Như, Nguyễn Hữu Chiếm, Nguyễn Võ Châu Ngân, Lê Hoàng Việt và Kjeld Ingvorsen (2014), “Ước tính lượng và các biện pháp xử lý rơm rạ ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 32(2014), tr. 87-93.

5. Ahmad M., A. U. Rajapaksha, J. E. Lim, M.

Zhang, N. Bola (2014), “Biochar as a sorbent for

contaminant management in soil and water: A review”, Chemosphere, 99 (2014), pp. 19-33.

7. Beesley L., M. Marmiroli (2011), “The immobilisation and retention of soluble arsenic, cadmium and zinc by biochar”, Environmental Pollution, 159.2(2011), pp. 474-480.

8. Bian R., D. Chen, X. Liu, L. Cui, L. Li, G. Pan, D. Xie (2013), “Biochar soil amendment as a solution to prevent Cd-tainted rice from China:

results from a cross-site field experiment”, Ecological Engineering, 58(2013), pp. 378-383.

9. Biniak S., M. Pakuła, G. S. Szymański, A.

Światkowski (1999), “Effect of activated carbon surface oxygen-and/or nitrogen- containing groups on adsorption of copper (II) ions from aqueous solution”, Langmuir 15.18 (1999), pp. 6117-6122.

10. Ciccu R., et al. (2001), Heavy metal immobilization using fly ash in soils contaminated by mine activity, International Ash Utilization Symposium, May. 2001.

11. Sitarz-Palczak, Elżbieta, and Jan Kalembkiewicz. "Study of remediation of soil contamined with heavy metals by coal fly ash." Journal of Environmental Protection 3.10 (2012), p. 1373.

12. Fellet G., M. Marmiroli, L. Marchiol (2014),

“Elements uptake by metal accumulator species grown on mine tailings amended with three types of biochar”, Science of the Total Environment, 468(2014), pp. 598-608.

13. Kibria M. G., K. T. Osman, M. J. Ahmed (2006), “Cadmium and lead uptake by rice (Oryza sativa L.) grown in three different textured soils”, Soil Environ, 25.2, pp. 70-77.

14. Lehmann J., and Joseph S. (2009), Biochar for Environmental Management, Mapset Ltd, Gateshead, UK, 2009, pp. 1-9. www.biochar- international.org/images/Biochar_book.

15. Xu X., Xinde Cao, Ling Zhao, Hailong Wang, Hongran Yu, Bin Gao (2013), “Removal of Cu, Zn, and Cd from aqueous solutions by the dairy manure-derived biochar”, Environmental Science and Pollution Research, 20.1, pp. 358-368.

(6)

SUMMARY

STUDY MATERIAL SOURCES TO PRODUCE BIOCHAR AND FLY ASH AND ITS POTENTIAL USE TO REMEDIATE HEAVY METAL IN

CONTAMINATED SOILS AFTER MINING IN THAI NGUYEN PROVINCE

Dang Van Minh1*, Duong Thi Minh Hoa2, Van Huu Tap3, Mai Thi Lan Anh3, Nguyen Nhat Hieu2

1Thai Nguyen University, 2University of Agriculture and Forestry – TNU,

3University of Sciences - TNU

Main objective of this study if to evaluate sources to produce biochar and fly ash and their chemical properties in Thai Nguyen province. Rice straw in Thai Nguyen province is about 360807 ton/year that can produce 108242 ton biochar. Fly ash in 2 Electrical thermal plants in Thai Nguyen is 312617 ton/year. This rice straw biochar and fly ash is alkaline, EC>1990 µS/cm, high Eh, especial low concentration of heavy metals. These properties of fly ash and biochar meet criteria for application for heavy metal removal in the soils. This study also indicated high level of soil contaminated by heavy metals in Thai Nguyen and therefore, this is high potential to use these materials to remediate mining soil contaminated by heavy metals.

Keywords: Biochar, Fly ash, Straw, Former mining soil, Heavy metal, Soil pollution

Ngày nhận bài: 12/5/2017; Ngày phản biện: 01/7/2017; Ngày duyệt đăng: 30/9/2017

*Tel: 0912 334310, Email: minhdv@tnu.edu.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

sau khi phân lập và xác định được kiểu hình đa kháng, tiến hành xác định kiểu huyết thanh (serovar) của chúng bằng các phản ứng ngưng kết trên phiến kính và trong

TOC gần như không có tương quan với các thông số khác ngoại trừ với OH - (âm, ở mức trung bình). Kết quả tương đồng với nghiên cứu của Zhou et al. Kết quả tương

Trong những năm vừa qua, nhà máy đã có những chính sách, hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nhà máy từ khâu tuyển dụng lao động đầu vào, đào

Xác định và xây dựng kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu hợp lý: để lập được một kế hoạch nguyên vật liệu một cách chính xác cần phải căn cứ vào kế hoạch

b) Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ. - Nhà máy nhiệt điện Uông Bí. - Cảng xuất khầu

Tiến hành thu thập hình ảnh, thông tin về một số sản phẩm của công nghệ vi sinh vật phổ biến và nổi bật như rượu, bia, sữa chua, chất kháng sinh, vaccine,… qua thực

Đây là một nguồn tiềm năng rất lớn chưa được khai tác, còn bị lãng phí… Doanh nghiệp thương mại có thể tận dụng ưu thế của mình về vốn, về nguyên vật liệu,

Thí nghiệm xử lý vật liệu sinh học để tạo thảm cỏ chứng tỏ sự thiết lập mối quan hệ cộng sinh của Rhizobium và Arbuscular mycorrhizae trên cây chủ mang lại