• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Hóa 10 Bài 22: Clo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Hóa 10 Bài 22: Clo"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 22: Clo I. Tính chất vật lí

- Ở điều kiện thường, clo là chất khí, màu vàng lục, mùi xốc, rất độc, nó phá hoại niêm mạc của đường hô hấp.

Hình 1: Khí clo - Khí clo nặng gấp 2,5 lần không khí (d = 71

29 2,5) và tan trong nước.

- Ở 20oC, một thể tích nước hòa tan được 2,5 thể tích khí clo. Dung dịch của khí clo trong nước gọi là nước clo có màu vàng nhạt.

- Khí clo tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzen, etanol, hexan, cacbon tetraclorua…

II. Tính chất hóa học

- Nguyên tử clo có độ âm điện lớn (3,16) chỉ sau F (3,98) và O (3,44). Vì vậy trong các hợp chất với các nguyên tố này clo có số oxi hóa dương (+1; +3; +5; +7), còn trong các trường hợp khác clo có số oxi hóa âm (-1).

- Khi tham gia phản ứng hóa học clo dễ dàng nhận thêm 1 electron:

Cl + 1e → Cl-

⇒ Tính chất hóa học cơ bản của clo là tính oxi hóa mạnh.

1. Tác dụng với kim loại

- Khí clo oxi hóa trực tiếp được hầu hết các kim loại tạo thành muối clorua. Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc không cao lắm, phản ứng xảy ra nhanh, tỏa nhiều nhiệt.

- Ví dụ:

2Na + Cl2 2NaCl t0 2Fe + 3Cl2

t0

2FeCl3

(2)

Cu + Cl2 t0

CuCl2

- Trong phản ứng với kim loại clo thể hiện tính oxi hóa.

Hình 2: Dây sắt cháy trong khí clo 2. Tác dụng với hiđro

- Ở nhiệt độ thường và trong bóng tối, khí clo hầu như không phản ứng với khí hiđro.

- Khi chiếu sáng hỗn hợp bởi ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng của magie cháy, phản ứng xảy ra và có thể nổ. Hỗn hợp nổ mạnh nhất khi tỉ lệ số mol giữa hiđro và clo là 1 : 1.

- Phương trình hóa học:

H2 + Cl2 2HCl as

- Trong phản ứng với H2, clo thể hiện tính oxi hóa.

Hình 3: Clo tác dụng với hiđro 3. Tác dụng với nước

- Khi tan trong nước, một phần khí clo tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit clohiđric và axit hipoclozơ.

- Phương trình hóa học:

0 1 1

2 2

Cl H O HCl HClO

 

Trong phản ứng trên clo vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.

- Phản ứng trên là phản ứng thuận nghịch do HClO là chất oxi hóa mạnh, có thể oxi hóa HCl thành Cl2 và H2O. Cũng do HClO có tính oxi hóa mạnh nên nước clo có tính tẩy màu.

- Chú ý: Thành phần của nước clo gồm: Cl2; HCl; HClO; H2O

(3)

Hình 4: Nhúng giấy quỳ tím vào nước clo

Mở rộng:

Ngoài ra, clo có thể tham gia một số phản ứng hóa học khác như:

- Tác dụng với dung dịch bazơ:

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O 3Cl2 + 6KOH  KClOt0 3 + 5KCl + 3H2O - Tác dụng với muối của các halogen khác Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3

- Tác dụng với chất khử khác 3Cl2 + 2NH3 N2 + 6HCl

Cl2 + SO2 + 2H2O H2SO4 + 2HCl III. Trạng thái tự nhiên

- Trong tự nhiên Clo có 2 đồng vị bền là 35Cl (75,77%) và 37Cl (24,23%) ⇒ Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5.

- Do hoạt động hóa học mạnh nên clo chỉ tồn tại trong tự nhiên ở dạng hợp chất, chủ yếu là muối clorua có trong nước biển và muối mỏ. Trong nước biển clo chiếm khoảng 2% khối lượng.

- Hợp chất khác của clo cũng phổ biến trong tự nhiên như cacnalit KCl.MgCl2.6H2O. Axit clohiđric cũng có trong dịch vị của người và động vật.

IV. Ứng dụng

Một số ứng dụng quan trọng của clo:

- Dùng để diệt trùng nước sinh hoạt.





(4)

- Tẩy trắng sợi, giấy, vải.

- Là nguyên liệu để sản xuất nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ (như nước gia – ven; clorua vôi;

dung môi điclo etan…). Sản phẩm hữu cơ chứa clo có ý nghĩa to lớn trong công nghiệp.

Hình 5: Sơ đồ về một số ứng dụng của khí clo V. Điều chế

1. Trong phòng thí nghiệm

- Phương pháp: Đun nóng nhẹ dung dịch HCl đậm đặc với các chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4,...

- Ví dụ:

MnO2 + 4HCl t0 MnCl2 + Cl2 + 2H2O

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 ↑ + 8H2O - Thu khí clo bằng cách đẩy không khí.

Hình 6: Điều chế clo trong phòng thí nghiệm

(5)

2. Trong công nghiệp

- Phương pháp: Điện phân dung dịch NaCl bão hòa (có màng ngăn xốp ngăn không cho khí Cl2 thoát ra tác dụng với NaOH tạo thành nước Gia-ven)

- Phương trình hóa học minh họa:

2NaCl + 2H2O dpddcmn 2NaOH + Cl2 + H2

Hình 7: Sơ đồ thùng điện phân dung dịch NaCl

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Sự phản xạ khuếch tán xảy ra ở hình a: Do ánh trăng chiếu xuống mặt hồ có gợn sóng làm tia phản xạ hắt tới mắt người quan sát không theo một hướng nhất định cho hình

Thể tích sau khi đem trộn bằng tổng thể tích các dung dịch đem trộn (giả sử trộn lẫn không làm thay đổi thể tích).. Tính giá trị

Tính nồng độ phần trăm của muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng (coi nước bay hơi trong quá trình đun nóng không đáng kể).. Tính nồng độ KCl

b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.. Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một

Khí clo oxi hóa trực tiếp hầu hết các kim loại tạo ra muối clorua, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc không cao lắm, tốc độ nhanh, tỏa nhiều nhiệt.. Natri nóng

Hình thành kiến thức mới 5 trang 75 SGK Hóa học 10: Hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử trong chất oxi hóa và chất khử trước và sau

- Những hoạt động trong hình 14.3 là những giải pháp có thể góp phần làm giảm lượng khí thải nhà kính, sử dụng nặng lượng tái tạo thay cho những năng lượng khai thác tự

a) Khí thải từ lò vôi chủ yếu là khí carbon dioxide, ngoài ra còn có một số khí độc hại khác. Các khí này thải ra ngoài môi trường sẽ làm ô nhiễm môi trường không