• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khoa học lớp 4 Bài 41: Âm thanh | Giải bài tập Khoa học 4

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Khoa học lớp 4 Bài 41: Âm thanh | Giải bài tập Khoa học 4"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 41: Âm thanh

Trả lời câu hỏi 1 trang 82 SGK Khoa học 4: Bạn có thể nghe âm thanh phát ra từ đâu?

Trả lời

+Âm thanh do con người gây ra: tiếng nói, tiếng hát, tiếng khóc của trẻ em, tiếng cười, tiếng động cơ, tiếng đánh trống, tiếng đàn, lắc ống bơ, mở sách, …

+Âm thanh thường nghe được vào buổi sáng sớm: tiếng gà gáy, tiếng loa phát thanh, tiếng kẻng, tiếng chim hót, tiếng còi, xe cộ, …

+Âm thanh thường nghe được vào ban ngày: tiếng nói, tiếng cười, tiếng loa đài, tiếng chim hót, tiếng xe cộ, …

+Âm thanh thường nghe được vào ban đêm: tiếng dế kêu, tiếng ếch kêu, tiếng côn trùng kêu, …

Trả lời câu hỏi 2 trang 82 SGK Khoa học 4: Sử dụng các vật có trong hình, làm cách nào để phát ra âm thanh?

Trả lời

(2)

Có các cách sau:

+Cho hòn sỏi vào trong ống bơ và dúng tay lắc mạnh.

+Dùng thước gõ vào thành ống bơ.

+Dùng 2 hòn sỏi cọ vào nhau.

+Dùng kéo cắt 1 mẫu giấy.

+Dùng lược chải tóc.

+Dúng bút để mạnh lên bàn.

+Cho bút vào hộp rồi cầm hộp lắc mạnh…

Trả lời câu hỏi 3 trang 83 SGK Khoa học 4: Rắc ít vụn giấy lên mặt trống. Gõ trống và quan sát. Mặt trống có rung động không?

Trả lời

+Khi rắc giấy vụn lên mặt trống mà không gõ thì mặt trống không rung, các mẩu giấy không chuyển động.

(3)

+Khi rắc giấy vụn lên mặt trống và gõ lên mặt trống, ta thấy mặt trống rung lên, các mẩu giấy chuyển động nảy lên và rơi xuống vị trí khác và trống kêu

Trả lời câu hỏi 4 trang 83 SGK Khoa học 4: Bạn có thấy gì khác khi gõ mặt trống mạnh hơn?

Trả lời

Khi gõ mạnh hơn thì các mẩu giấy chuyển động mạnh hơn, trống kêu to hơn.

Trả lời câu hỏi 5 trang 83 SGK Khoa học 4: Bạn có thấy gì khác khi đặt tay lên mặt trống khi gõ?

Trả lời

Khi đặt tay lên mặt trống đang rung thì mặt trống không rung và trống không kêu . Trả lời câu hỏi 6 trang 83 SGK Khoa học 4: Đặt tay vào cổ như hình 4, khi nói bạn có cảm giác gì?

Trả lời

(4)

Khi nói, em thấy dây thanh quản ở cổ rung lên.

Nội dung chính Bài 41: Âm thanh

Có rất nhiều âm thanh xung quanh ta. Hằng ngày, hàng giờ tai ta nghe được những âm thanh đó. Âm thanh do các vật rung động phát ra. Khi mặt trống rung động thì trống kêu.

Khi dây đàn rung động thì phát ra tiếng đàn. Khi ta nói, không khí từ phổi đi lên khí quản làm cho các dây thanh rung động. Rung động này tạo ra âm thanh. Khi sự rung động ngừng cũng có nghĩa là âm thanh sẽ mất đi. Có những trường hợp sự rung động rất nhỏ mà ta không thể nhìn thấy trực tiếp như: 2 viên sỏi đập vào nhau, gõ tay lên mặt bàn, sự rung động của màng loa, … Nhưng tất cả mọi âm thanh phát ra đều do sự rung động của các vật.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nếu phải sống trong điều kiện nhiệt độ không thích hợp mà cơ thể không tự điều chỉnh được hoặc không có những biện pháp nhân tạo để khắc phục, mọi sinh vật sẽ chết,

Chỉ có những vật như mặt trống, dây đàn khi phát ra âm thanh mới rung động, còn các vật như hòn đá, cục sắt khi phát ra âm thanh không hề có rung động.. Hòn đá khi phát

Tương tự như vậy, khi rung động lan truyền tới tai ta sẽ làm màng nhĩ rung động, nhờ đó ta có thể nghe thấy được âm thanh. Âm thanh không chỉ truyền được qua không

Đ Sử dụng các vật ngăn cách có thể làm giảm tiếng ồn.. S Tiếng ồn chỉ làm ta mất tập trung vào công việc chứ không làm ảnh hưởng tới sức khỏe. S Khi ở trong nhà

Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì: Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang

Với một chiếc ghế quay mượn ở văn phòng nhà trường, hãy thiết kế một hoạt động đóng vai nhằm chứng minh chuyển động người ta nhìn thấy được của Mặt Trời, của các

- Hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất: Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự

a) Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất vì Trái đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời luôn chỉ chiếu sáng được một nửa, nửa còn lại không được chiếu sáng.. b) -