• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải pháp về cơ chế chính sách

CHƢƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU

3.2. Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khai tác tài nguyên phát

3.2.1. Giải pháp

3.2.1.3. Giải pháp về cơ chế chính sách

* Cơ chế chính sách quản lý

Trên cơ sở đánh giá vị trí ngành du lịch trong tổng thẻ phát triển kinh tế – xã hội, huyện cần tạo đƣợc hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động du lịch phát triển

Cần có kế hoạch kết hợp thƣờng xuyên giữa các cơ quan ban ngành trên địa bàn tỉnh, huyện trong việc xây dựng các văn bản pháp qui, cơ chế chính sách cho hoạt động và công tác quản lý du lịch trên địa bàn huyện.

Tạo các cơ chế chính sách phối hợp liên ngành, xây dựng các văn bản cam kết, qui định liên ngành để phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện qui hoạch và tổ chức khai thác du lịch.

* Cơ chế chính sách thu hút đầu tƣ

Vân Đồn là huyện có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng việc khai thác các nguồn tài nguyên phát triển du lịch vẫn chƣa tƣơng xứng với tài nguyên hiện có. Vì vậy huyện cần phải tăng cƣờng thu hút đầu tƣ để khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đƣa ngành du lịch của huyện ngày càng phát triển. Khai thác trên cả hai góc độ: khai thác các loại tài nguyên, các điểm du lịch đã đƣợc khai thác và các loại tài nguyên, các điểm du lịch tiềm năng.

Đối với các loại tài nguyên, điểm du lịch đã đƣợc khai thác cần phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng để đảm bảo việc khai thác tài nguyên đƣợc thuận lợi và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách. Trong đó các nguồn tài nguyên vẫn phải đƣợc bảo tồn tránh hiện tƣợng xây dựng các công trình kĩ thuật xâm hại đến nguồn tài nguyên.

Đối với các loại tài nguyên ở dạng tiềm năng muốn đƣa vào khai thác cần phải nghiên cứu kĩ về nhu cầu của du khách cũng nhƣ việc thu hút đầu tƣ để xây dựng thành các điểm du lịch. Khi nghiên cứu phải đƣa ra đƣợc các sản phẩm du lịch độc đáo có sức thu hút khách du lịch tránh việc khai thác tràn lan và phải chú ý đến việc bảo vệ môi trƣờng.

Cần ƣu tiên đầu tƣ vào việc bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, trùng tu các di tích lịch sử văn hóa đang bị xuống cấp. Tránh sự đầu tƣ dàn trải.

Cần có các chính sách ƣu đãi thu hút đầu tƣ: có thể miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu, giảm % trong một số năm tiếp theo, một số ƣu đãi về lãi suất ngân hàng, tạo điều kiện trong việc làm các thủ tục hành chính…

Vận dụng một cách linh hoạt, triêt để luật đầu tƣ trong nƣớc, luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, chính sách ƣu đãi riêng đối với vùng biên giới hải đảo. Có chính sách thuế, chính sách giá đất hấp dẫn và cạnh tranh thu hút vốn đầu tƣ.

Xác lập về mặt pháp lý, quyền sử dụng khai thác đất đai, tài nguyên du lịch đối với các dự án đầu tƣ du lịch tại địa phƣơng ổn định lâu dài để các nhà đầu tu yên tâm.

Khuyến khích các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào lĩnh vực nhƣ: xây dựng khu vui chơi giải trí hiện đại, khách sạn hiện địa và tiện nghi, khu du lịch sinh thái nghỉ dƣỡng biển đảo chất lƣợng cao…để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, mua sắm của du khách đặc biệt là khuyến khích đầu tƣ cho công tác bảo vệ môi trƣờng cảnh quan.

* Cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực

Thƣờng xuyên tiến hành điều tra đánh giá, phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên làm trong ngành của địa phƣơng hoặc của quốc gia. Dựa trên kết quả điều tra tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ khác nhau, theo các chuyên ngành cho phù hợp.

Tổ chức đào tạo lại và đào tạo ngày càng tốt hơn cán bộ công nhân viên ngành du lịch dƣới hình thức tại chỗ, đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt và lâu dài của ngành du lịch.

Để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong huyện cần biến đổi theo hƣớng tăng dần số ngƣời đi học PTTH, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học để tăng nhanh đội ngũ lao động kĩ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của huyện; tăng tỉ trọng số ngƣời tham gia lực lƣợng lao động, nhất là số ngƣời làm việc trong ngành du lịch, thƣơng mại, dịch vụ, giảm tỉ lệ thất nghiệp và thời gian không có việc làm, giữ mức an toàn cho phát triển kinh tế – xã hội. Phát triển nguồn nhân lực cần đi vào các hƣơng sau:

- Trƣớc hết nhanh chóng xây dựng lực lƣợng đáp ứng nhu cầu xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội khu kinh tế tổng hợp và du lịch, dặc biệt là đội ngũ quản lý và tƣ vấn.

- Đào tạo đội ngũ giáo viên cho hệ thống phổ thông, dạy nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Đào tạo đội ngũ quản lý doanh nghiệp, các chủ hội gia đình, công nhân lành nghề đặc biệt thuộc lĩnh vực du lịch – thƣơng mại.

- Có chính sách gửi ngƣời đi đào tạo tại những cơ sở đào tạo có chất lƣợng trong và ngoài nƣớc, thu hút nhân tài từ khắp các nơi về làm việc.

- Xây dựng chƣơng trình giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết về ngành du lịch,

- Tăng cƣờng hợp tác trao đổi chuyên môn nghiệp vụ giữa các cán bộ nhân viên ngành du lịch trong huyện với địa bàn khác qua việc tổ chức hội nghị, hội thảo…