• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CHỦ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CHỦ"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGHIÊN CŨV-TRAO

ĐỔI MỚI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

CỦA CHÍNH PHỦ ĐÁP ÚNG YÊU CẨU XÂY DỤNG, HOÀN THIỆN NHÀ NUÓC PHÁP QUYỀN

HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

vũ HẢI NAM (*)

BÙI PHƯƠNG THẢO (* **)

ị*) TS; Vụ trưởng Vụ TỔ chức - Biên chế, Bộ Nội vụ

(**) Vụ Tồ chức- Biênchế, Bộ Nội vụ

Tóm tắt: Bài viết đánh giá thực tiễn quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ễ'hính phủ, quađó đưa ra một số giải pháp nhàm tiếp tục đổimới tổ chức và hoạt độngcủa Chính

hủ đáp ứng yêucầu xâydựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Từ khóa: Chính phủ; đổimới; hoạt động của Chính phủ; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tổ chức và hoạt động.

Abstract: This paper assesses the current situation of arranging and streamlining the drganization and operations of the Government, thereby proposes a number of solutions to promote the reform of organizationand operations of the Government and meetthe requirements on development and improvement of thesocialist rule-by-lawstate of Vietnam.

Keywords: Government; reform; operations of the Government; socialist rule-by-law state of Vietnam; organization andoperations.

Ngày nhận bài: 26/01/2022 Ngàybiên tập: 27/01/2022 Ngày duyệt đăng: 21/02/2022

T

rong hệ thống các cơ quan nhà nước ở Việt Nam, Chính phủ là quan hành chínhnhà nướccao nhất

dủa nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam. Mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ

quan khác của Nhà nước được đặt trong mối quan hệ tổng thể của hệ thống chính trị, dưới s ự lãnh đạocủaĐảng Cộng sản Việt Nam vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nJớc quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Thực hiện đường lối đổi mới từ năm 1986, vệc tiến hành cải cách cơ bản bộ máy nhà

ước theo hướng xây dựng Nhà nước pháp jyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do hân dân và vì Nhân dân đã được hiến định ong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung n

q N tr

năm 2001) và Hiến pháp năm 2013. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nêu rõ: “Tiếp tụcđổi mới tổ chức và hoạt động củaChính phủ theo hướngtinhgọn, hiệu lực, hiệu quả trên cơsởtổ chức hợp lý các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; phát huy đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nướccaonhất,thực hiện quyền hành pháp, là quan chấp hành của Quốc hội”<1).

1. Thực tiễn quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ qua các thời kỳ

1.1. Nhữngkếtquảđạt được

- Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ: tiếp tục đổi mới theo hướng tập trung vào quản lý vĩmô, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, luật pháp,cơchế, chính sách; nâng cao năng lựcdự báo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm soát quá trìnhtổ chức thực thi pháp luật.

TỐ CHỨC NHÀ Nlrác sô 02/2022

41

(2)

NGHIÊN cún-TRAO ĐỔI

- về chuyển đổi chức năng của Chính phủ: chuyển đổi tích cực và mở rộng phạm vi hoạt động đúng với thực thi quyền hành pháptrong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ vừa lập quy, vừa thực hiện quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực; tăng cường cung cấp dịch vụ công; hoạt động hỗ trợ các đối tượng trong kinh tế thị trường; nhất làtrường hợp thiên tai, đại dịch.

- Hiệu quả về tổ chức và hoạtđộng Chính phủ được kiểm chứng ở sự kế thừa, phát triển khóa sau cao hơn so với khóa trước: vừa giữ được sự ổn định cầnthiết, vừa điều chỉnh họp về tổ chức bộ máyvà cách thức hoạtđộng của Chính phủ trên sở sự đoàn kết, thống nhất cao và bản lĩnh của tập thể Chính phủ.

1.2. Một số hạn chế

Cơcấu chứcdanhvà số lượng thành viên Chính phủ tuy được duy trì tương đối ổn định nhưng chưa có sự tổng kết để có cơsở điều chỉnh cần thiết (đặc biệt chưalàm rõ được sở xác định sô' lượng Phó Thủ tướng Chính phủ cho hợplý). Cơcấu tổchức, sô' lượng bộ, cơ quan ngang bộ còn nhiều; cơ cấu tổ chức bên trong của cácbộ, cơ quan ngang bộ vẫn còn nhiều đầu mối; còn nhiều đơn vị chưa đáp ứng tiêu chí thành lập tổ chức và thiếu cân đối giữa loại hình tổ chức tham mưu với tổ chức thực thi trong cùng cơ cấu.

Tình trạng chồng lấn chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, vẫn còn một số lĩnh vực có sự đan xen, giao thoa trong quản lý giữa các bộ, ngành với nhau chưađược xử lýdứt điểm, chưa bảo đảmthực hiện nguyên tắc một việc chỉgiao cho mộtcơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính. Đặc biệt, hình tổ chức bộ quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực cần tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận, bảo đảm phù hợp giữa đối tượng quản lý ngành, lĩnh vực với chủ thể được giao quản tương ứng.

Về phân công, phối hợp giữa các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoạt động với tưcách thành viên Chính phủ chủ yếu hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành công việc thuộc bộ, ngành mình nên cần dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động thảo luận chung của tập thể Chính phủ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ. vấn đề phân

cấp, phân quyểntrong quản lýnhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vớicác bộ, ngành và với chính quyền địa phương, trên một sô' ngành, lĩnh vực chưa hợp lý (còn mang tính đồng đều giữa các địa phương, chưa tính tới đặcđiểm nông thôn, đô thị, hải đảo và khả năng quản lý, điều hành của từng cấp, từng ngành); và chưa gắn với cải cách thủ tục hành chính.

1.3. Nguyên nhân

Trong một sô' nhiệm kỳ Chính phủ còn thiếu nhất quán trong sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của Chính phủ và xử lý vấn đề chồng lấn chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, ngành do phải qua nhiều thể thức, quy trình pháp lý. Quy định củacác luật chuyên ngành dẫn tới sự chồng lấn chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, cơ quan ngang bộ hoặc làm cho chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ thiếu chuẩn xác.

Mặt khác, do thiết kê' cơ cấu tổ chức bên trong các bộ, cơ quan ngang bộ thiếu tiêu chí, điều kiện đối với từng loại hình tổ chức do yếu tô' tác động từ bên ngoài Chính phủ đối với một sô' trường hợp điểu chỉnh tổ chức; nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập vẫn chưa đủ rõ và còn khác nhau dẫn đến việc xây dựng thể chế, chính sách vàchỉ đạo, điều hành có mặt còn lúng túng, thiếu nhất quán,chưa thật sự phù hợp; tính chuyên nghiệp của bộ máy chuyên trách tham mưu, giúp việc Chính phủ trong từng lĩnh vực còn hạn chê'mộtsốmặt, chưa ngang tầmsự phát triển; nhất là việc chuẩn bị các đề án lớn ở cấp độtổng hợp và chuyên sâu;một bộ phận người đứng đầu cơ quan, tổ chức chưa quyết liệt trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo chủ trương của Đảng,vẫn còn tình trạng ngại vachạm, nể nang.

2. Quan điểm, mục tiêu, phương hương đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ trong thời gian tới

2.1. Quanđiểm

Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa của Nhân dân, doNhân dân và vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng để tiếp tục đổi mới tổ chứcvà hoạt động của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hiệu lực,

42

TỔ CHÚCNHÀ

Niróc

02/2022

(3)

NGHIÊN cún - TRAO flốl

hiệu quả trên cơ sở tổ chức hợp lý các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Tiếp tục đổi mớiChính phủ đồng bộ với đổi mới Quốc hội và cơquantư pháp trên quan điểm xây dựng Chính phủ dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trongsạch, vững mạnh, hoạtđộng công khai, minh bạch, sáng tạo, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả. Phát huy đầy đủ vịtrí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là quan chấp hành của Quốc hội.

2.2. Mục tiêu

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hợp lý, hiệu lực, liệu quả; phát huy đầy đủ vịtrí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ theo Hiến pháp quy định nhằm xây dựng Chính phủ dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch, phục vụ Nhân dân, tăng cường sự quản lý thông suốt từ Trung ương đến địa phương, trên cơ sở phân cấp, phân quyền hợp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.3. Phương hướng

Một là, xác định rõ vai trò, vị trí, chức Ìiăng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ rong việc thực hiện quyền hành pháp gắn 'ới việc hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền ực và mối quan hệ công tác giữa Quốc hội, cơ quan tư pháp với Chính phủ; đồng thời, phân định rành mạch hơn nhiệm vụ, quyển hạn của tập thể Chính phủ, từng thành viên Chính phủ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hai là, tiếp tục thực hiện mô hình tổ chức các bộ, cơ quan ngang bộ đa ngành, đa lĩnh Vực với quy mô hợp lý, phù hợp với trình độ, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.

Ba là, tập trungvào tổ chức thực thi quyền hành pháp tăng cường quản lý, điều hành đất nước pháttriển hiệu quả; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Í lính phủ trong việc xây dựng pháp luật,

chế, chính sách và chỉ đạo, điểu hành tổ ức thực hiện.

3. Nhiệm vụvà giải pháp đổi mớitổ chức hoạtđộng củaChính phủ

3.1. Hoàn thiện việc xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ trong Nhà nước pháp quyềnxã hộichủ nghĩa Việt Nam

Cần tiếp tục phân định và đề cao đúng vị trí, vai trò của Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa Việt Nam; xác định đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ trong quản lý, điều hành kinh tế, xã hội và những vấn đề quan trọng của đất nước; tăng cường phân quyền hơn nữa cho Chính phủ trong việc quyết định chính sách, cơ chế thích ứng với kinh tếthịtrường, hội nhập quốc tế và tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chức năng, thẩm quyền của Chính phủ trong mối quan hệ với Quốc hội và các cơquan tư pháp.

3.2. Nhiệm vụ, giải pháp đổi mới tổ chức của Chính phủ

Một là, hoàn thiện thiết chế Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo hướng tinh gọn sô' lượng thành viên Chính phủ; phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệmcủa tập thểChính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và thành viên Chính phủ là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang bộ.

Hai là, hoàn thiện mô hình và cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo hướng tiếp tục tinh gọn hợp lý cơ cấu tổ chức củaChính phủ trên sở mô hình tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực với quy mô phù hợpvới đối tượng và trình độ, năng lực chỉ đạo, quảnlý, điều hành;phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực trên nguyên tắc một việcchỉ giao một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính, các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm phối hợpthực hiện.

Ba là, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy bên trong các bộ, cơquan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; rà soát và điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để loại bỏ sự chồng chéo, trùng dẫm hoặc bỏ trống, bỏ sót nội dung đối tượng quản lý ngành, lĩnh vực; hoàn thiện các tiêu chí và điều kiện thành lập quan cấp bộ, tổng cục, cục, vụ, phòng ở Trung ương; cơ quan chuyên môn cấp sở, cấp phòng ở địa phương.

TỐ

CHứC NHÀ

Nlróc

02/2022 43

(4)

NGHIÊN CÚ1I-TRAO ĐỔI

3.3. Nhiệm vụ, giải pháp đổi mới hoạt động của Chính phủ

Một là, Chính phủ cần tập trung nhiều hơn vào quản lý vĩ mô, xây dựng thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; thực hiện quản lý nhà nước phù hợp với khả năng, nguồn lực và tính chuyên nghiệp của bộ máy tham mưu, giúp việc; tăng cường hiện đại hóa hành chính; xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạch định và thực thi thể chế, chính sách.

Hai là, đổi mới cơ chế phân công và phối hợp giữa các thành viên Chính phủ; quy chế làm việc, phương thứcchỉ đạo, điều hành của Chính phủ, bảo đảm sự quản lý thống nhất của tập thể Chính phủ và đề cao vai trò,trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo của từng thành viên Chính phủ; đổi mối quy chế làm việc của Chính phủ để tạo cơ sở hoàn thiện phương thức làm việccủa Chính phủ.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước giữa các cấp hành chính phù hợp với trình độ, năng lực của chủ thể tiếp nhận chuyển giao phân cấp, phân quyền, bảo đảm Chính phủ,Thủ tưổng Chính phủ không quyết định các vấn đề thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương đã được phân cấp, phân quyền.

Bốn là, tăng cường thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quản lý, điều hành các vấn để kinh tế, xã hội đối ngoại.

3.4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách kiểm soát quyển lực gắn với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của Chính phủ

Hoàn thiện cơ sở pháp lý và thực thi kiểm soát quyền lực từ trên xuống và từ dưới lên;

kiểm soát quyền lực ngang giữa các cơ quan trong cùng một cấp. Xác định phạm vi, cách thức thực thi chức trách, thẩm quyền trong kiểm soát quyền lực gắn với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên nguyên tắc không vùng cấm.

3.5. Tăng cường tính công khai, minh bạch và trách nhiệmgiải trình củaChính phủ Một là, giải trình trong tổ chức, hoạt động của các cơquan hành chính nhà nước gắn với kiểm soát quyền lực.

Hai là, xây dựng và áp dụng các quy tắc

ứng xử, đạođức nghề nghiệp; nâng caotrách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Nghiên cứu thực thi thiết chế văn hóa từ chức để thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XI về trách nhiệm nêu gương.

Ba là, minh bạch hóa trongxây dựng chính sách, pháp luậttheonguyên tắc: công khai tối đa, bí mật tối thiểu.

Bốn là, đảm bảo và phát huy sự giám sát, phản biệnxã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, cũng như của người dân trong xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện các chính sách./.

Ghi chú:

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb CTQG-ST, H.2021, tr.176.

Tài liêu tham kháo:

1. ĐảngCộng sản Việt Nam, Văn kiệnĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb CTQG-ST, H.2021.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghịquyết sô' 18-NQ/TW, Nghị quyết sô' 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hộinghị Trung ương lần thứ 6 khóa XII.

3. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946, năm 1959, năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), năm 2013.

4. Luật Tổ chức Chính phủ năm 1992, năm 2001, năm 2015(sửa đổi, bổ sungnăm 2019).

5. Viện Nghiên cứu lập pháp (2010), Các báo cáo chuyên đề của Đề tài "Phân công, phối hợp quyền lực và kiểm soát quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Đềtài KX.04-28/06-10).

6. Nguyễn Thị Thanh Dung, Nhà nước kiến tạo phát triển qua mô hình một sô' nước kinh nghiệm đối với ViệtNam, Đề tài khoa học cấp bộ do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, năm 2018.

7. Nguyễn Thị Kim Thoa, Phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền hành pháp theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, Đề tài khoa học cấp bộ, Bộ Tư pháp chủ trì, năm 2019.

44

TỐCHứC NHÀ

Nlróc số

02/2022

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người cần thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm như: sống gương mẫu, giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa

Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của các bộ phận trong nhà trường rõ ràng để tổ trưởng nắm được phạm vi, giới hạn, trách nhiệm của mình trong vấn đề quản lý, chỉ đạo

- Đề cao vai trò, trách nhiệm của ngời đứng đầu cấp ủy đảng, cơ quan trong việc đánh giá công chức về phẩm chất, năng lực, sở trường và bản lĩnh của

Yêu cầu a) Suy nghĩ và hành động của T thể hiện sự hiểu biết về quyền quyền và nghĩa vụ của công dân. Qua đó T đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện

Mọi công dân không phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.. công dân

Sau khi đã được phổ biến đầy đủ thông tin của chương trình vừa học vừa làm tại Israel từ phía nhà trường và đại diện của Trung tâm ARAVA/ AGROSTUDIES, Israel, tôi đã nắm và hiểu rõ các

Điều 2: Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm theo điều 16 Quy chế Công tác sinh viên trường Đại học Nông Lâm Tp.. Điều 3: Nhiệm k ỳ

Trách nhiệm của xã hội trong cung ứng dịch vụ giáo dục được thể hiện qua những nội dung cụ thể sau: Một là, tất cả tầng lớp nhân dân và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế,