• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa lễ hội tỉnh Hải Dương

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Chia sẻ "Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa lễ hội tỉnh Hải Dương"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

14/1/2016 Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa lễ hội tỉnh Hải Dương

data:text/html;charset=utf-8,%3Ctable%20class%3D%22contentpaneopen%22%20style%3D%22color%3A%20rgb(0%2C%200%2C%200)%3B%20font-family… 1/2 Đền An Phụ (huyện Kinh Môn). Ảnh Kim Huệ

Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa lễ hội tỉnh Hải Dương

Xem kết quả: / 1

Bình thường Tuyệt vời Bỏ phiếu

Tạp chí số 3/2012 - Khoa học quản lý Đăng bởi: CN. Phạm Ninh Hải Thứ tư, 04 Tháng 7 2012 14:25

Theo số liệu kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể năm 2011 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mỗi năm ở tỉnh Hải Dương diễn ra 725 lễ hội cổ truyền. Phần lớn các lễ hội đều gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng như: đình, đền, nghè, chùa, miếu. Các vị thần được thờ tại các di tích có sự tích phong phú, có thể là thiên thần hay nhân thần - một người có công khai hoang, lập xóm làng; một anh hùng dân tộc hay chỉ là một vị thần vô danh nào đó, trong đó khá nhiều vị thần có nguồn gốc thiên thần được lịch sử hoá và nhân cách hoá thành các vị tướng của các triều đại phong kiến có công đánh giặc cứu dân.

T rong số các thần được thờ tại tỉnh Hải Dương phải kể đến Đoàn T hượng - một trung thần của nhà Lý " Anh liệt Chinh khí quân", sau khi Ngài mất, được sắc phong là "Đông Hải Đại Vương T hượng đẳng T hần" (60 di tích). Hải Dương là vùng đất diễn ra cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên dưới thời T rần nên các nhân vật thời T rần thờ tại các di tích có số lượng tới 217 di tích, trong đó di tích thờ anh hùng dân tộc T rần Hưng Đạo là 68 di tích. Đặc biệt, một số làng còn thờ Càn Hải đại vương hay Càn Hải phu nhân như đình Phú Lộc, đình Nghĩa Phú xã Cẩm Vũ ( huyện Cẩm Giàng), đình Hoành Lộc (xã Cẩm Văn - Cẩm Giàng). T hánh T ản Viên cùng các "biến thể" khác như Cao Sơn, Quý Minh, các nhân vật thời Hùng Vương được thờ ở 103 nơi trong tỉnh đã chứng tỏ sự quan trọng của vị thánh này trong tâm thức của người Việt cổ, trong đó có cư dân vùng đất Hải Dương.

T rong những năm gần đây, các lễ hội trong tỉnh được tổ chức lớn hầu hết diễn ra tại các di tích ( có 146 di tích xếp hạng quốc gia, 159 di tích xếp hạng cấp tỉnh), có thể phân loại: 02 lễ hội quy mô quốc gia (Lễ hội chùa Côn Sơn và lễ hội đền Kiếp Bạc - Chí Linh), 03 lễ hội quy mô vùng tỉnh (Lễ hội đền An Phụ, Động Kính Chủ- Kinh Môn) và Đền T ranh (Ninh Giang); 20 lễ hội quy mô vùng (huyện); 160 lễ hội quy mô vùng (xã); còn lại lễ hội quy mô làng.

Về lễ hội công giáo, hoạt động lễ hội lớn được tổ chức tại nhà thờ xứ Sặt (Bình Giang) và nhà thờ xứ Hải Dương (thành phố Hải Dương).

Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong lễ hội trong những năm qua, công tác quản lý di sản văn hóa nói chung, công tác quản lý lễ hội nói riêng đã được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương. Đối với tỉnh Hải Dương, công tác quản lý lễ hội được tăng cường thể hiện trên các mặt như quán triệt, hướng dẫn, phổ biến những quy định pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng, về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo định hướng của Chỉ thị 27- CT /T W của Bộ Chính trị, Quyết định 308/2005/QĐ- T T g của T hủ tướng Chính phủ, Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHT T ngày 23/08/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - T hông tin ban hành Quy chế tổ chức lễ hội... và gần đây là T hông tư số 04/2011/T T -BVHT T DL quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang và tổ chức lễ hội của Bộ Văn hóa, T hể thao và Du lịch. Công tác tuyên truyền được triển khai với nhiều hình thức, như: tổ chức tập huấn, xuất bản, phát hành sách, tài liệu, dựng băng phóng sự tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông. Ngày 07/10/2008, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số 3557/QĐ-UBND về việc Quy hoạch tổng thể lễ hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2008-2015 và định hướng 2020. T hực hiện Quy hoạch, hàng năm có từ 4-6 lễ hội tiêu biểu được phục dựng, tổ chức điểm. Đến nay có 8 lễ hội đã và đang được xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hóa, T hể thao và Du lịch ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, không chỉ phát huy được các giá trị của di sản văn hóa mà còn làm lành mạnh hóa các hoạt động diễn ra tại lễ hội. Công tác thanh, kiểm tra được tăng cường. Hàng năm, Sở Văn hoá, T hể thao và Du lịch phối hợp với các nganh chức năng của tỉnh và UBND cấp huyện thành lập đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra các lễ hội. Chức năng của Đoàn làm nhiệm vụ tuyên truyền hướng dẫn hoạt động lễ hội, kịp thời uốn nắn và xử lý các vi phạm quy chế lễ hội.

Công tác tổ chức lễ hội được các cấp chuẩn bị chu đáo, thành lập Ban tổ chức lễ hội, phân công nhiệm vụ cụ thể cho lực lượng tham gia tổ chức lễ hội. Một số lễ hội đã xây dựng được Nội quy sinh hoạt nếp sống văn minh ở nơi thờ tự nhằm góp phần làm tăng nhận thức của cán bộ và nhân dân về công tác quản lý, tổ chức và tham gia lễ hội. Do được điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng và làm tốt công tác tổ chức nên các lễ hội cơ bản đảm bảo các nghi lễ truyền thống thể hiện ở phần lễ. Chính quyền các cấp tuỳ theo quy mô lễ hội đã tổ chức lễ dâng hương. Đối với các di tích thờ các danh nhân, nhân vật lịch sử đều có diễn văn ca ngợi công đức có tính giáo dục truyền thống sâu sắc. Về phần hội, nhiều lễ hội truyền thống ở Hải Dương đã khôi phục được các tục và trò chơi dân gian đặc sắc như: Hội thi đua thuyền, nấu cơm thi ở chùa Hào Xá (T hanh Hà); bơi chải tại hội đền Kiếp Bạc (Chí Linh), đền Quát (Gia Lộc), đền Cậy (Bình Giang); Hát trống quân ở đình T ào Khê, Lễ Chữ ở Đình Nhuận Đông (Bình Giang); tục nấu rượu hồng tửu dâng thánh, đánh đuổi Bệt tại lễ hội đền Sượt (thành phố Hải Dương); Hát đối ở Đền Vàng, đánh gậy tại hội đình Cuối (Gia Lộc); T hi bày mâm ngũ quả tại hội chùa Minh Khánh (T hanh Hà); hát chầu văn tại đền T ranh (Ninh Giang), Đền Sinh, đền Hóa (Chí Linh); Hội pháo đất diễn ra ở 14 xã của huyện Ninh Giang và T ứ Kỳ...thi giã bánh giầy tại Hội Đền Cao An Lạc (Chí Linh), đình T rịnh Xuyên (Ninh Giang); làm bánh tráng gừng, bánh trong, bánh lọc, nấu và bày xôi mầu tại lễ hội đền Kiếp Bạc; làm bánh dầy, giò, chả quế tại lễ hội Đình Cuối (Gia Lộc), làm bún thang ở lễ hội đình Phụng Viện (Bình Giang)...

(2)

14/1/2016 Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa lễ hội tỉnh Hải Dương

data:text/html;charset=utf-8,%3Ctable%20class%3D%22contentpaneopen%22%20style%3D%22color%3A%20rgb(0%2C%200%2C%200)%3B%20font-family… 2/2 Hầu hết các lễ hội đã thu hút được sự tham gia của quần chúng vào việc sáng tạo và hoạt động văn hoá. Nổi bật là giao lưu văn nghệ với nhiều loại hình như: Hát chèo, hát trống quân, ca trù, quan họ. T ại huyện Kinh Môn đã tổ chức được Câu lạc bộ Đàn và hát dân ca và tổ chức giao lưu phục vụ tất cả các lễ hội, các xã. Các huyện T hanh Hà, Ninh Giang, thị xã Chí Linh nhân rộng phong trào giao lưu văn nghệ quần chúng giữa các làng, xã tại các lễ hội.

Cùng với các hoạt động văn nghệ quần chúng, nghệ thuật chuyên nghiệp biểu diễn, các trò chơi dân gian như kéo co, chọi gà, đấu vật, cờ người, cờ tướng... và các hoạt động thể thao hiện đại như bóng chuyền, bóng đá, cầu lông... đã được tổ chức ở một số lễ hội có quy mô vùng xã trở lên.

T heo báo cáo của các phòng Văn hoá- T hông tin và khảo sát thực tế cho thấy, ở các lễ hội tổ chức được các hoạt động phong phú, lành mạnh, thu hút được đông đảo nhân dân tham gia, đã hạn chế thực sự được lợi dụng của tà đạo, các hoạt động thiếu lành mạnh và mê tín dị đoan...

Về công tác an ninh trật tự tại các lễ hội của các làng xã được đảm bảo tốt. Sự mất mát tài sản của công dân, du khách ở các lễ hội giảm đáng kể hàng năm. Các đồ tế tự, hiện vật, cổ vật tại di tích trong ngày lễ hội được đảm bảo an toàn. Có thể nhìn thấy những tiến bộ ở các lễ hội lớn có sự tiến bộ nhiều mặt , điển hình là lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc đã ngăn chặn cơ bản được các tệ nạn xã hội, bắt chẹt giá, bâu bám khách, ăn xin, vệ sinh môi trường được đảm bảo.

Có thể nói, hoạt động lễ hội ở Hải Dương đã đi vào nền nếp và theo hướng xã hội hóa rộng. Nhận thức của nhân dân được nâng cao, họ đã xác định được chính họ là thành viên của cộng đồng đang sở hữu những giá trị di sản văn hóa quý giá của cha ông để lại. T hông qua hoạt động lễ hội, các giá trị di sản văn hóa được bảo tồn, khơi nguồn văn hoá dân gian, bảo vệ được di tích, tạo điều kiện cho nhân dân thoả mãn nhu cầu tâm linh, đảm bảo tính giáo dục, giữ môi trường văn hoá lành mạnh. Công tác thanh, kiểm tra được tăng cường, thực hiện thường xuyên đã ngăn chặn, hạn chế kịp thời những vi phạm trong hoạt động lễ hội. Kết quả kiểm tra mùa lễ hội năm 2012 cho biết, hầu hết các di tích do cấp tỉnh, cấp huyện quản lý đều thực hiện việc quy hoạch sắp xếp hàng quán, dịch vụ, nơi trông giữ phương tiện cho du khách; bố trí, sắp xếp hợp lý hòm công đức, quản lý tốt tiền công đức, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân về dự hội.

Bên cạnh Những kết quả đạt được, lễ hội ở tỉnh Hải Dương, vẫn còn một số mặt tồn tại sau: Nhiều nét đẹp của Lễ hội chưa được khôi phục do hạn chế về tư liệu vì trí nhớ hoặc kỹ năng thực hành của người dân không đáp ứng việc phục dựng, diễn trình; Có lễ hội còn tổ chức quá nhiều đoàn tế, không đúng với lễ hội truyền thống, còn nặng về phần Lễ, phần Hội còn nghèo nàn, đặc biệt là lễ hội có quy mô làng, có nhiều lễ hội không tổ chức được các hoạt động văn hoá, thể thao. Nghi lễ tế và rước ở nhiều hội làng còn tuỳ hứng. Đến với lễ hội, còn ít người tìm hiểu về giá trị văn hoá lịch sử của di tích của lễ hội mà chỉ chăm chú tới việc cầu tài, cầu lộc; Một số lễ hội vẫn chưa chấm dứt các trò chơi có tính chất cờ bạc, bạo lực như: Phi tên, bắn súng lấy thưởng, rút đũa đoán màu sắc ăn tiền, ở một số nơi còn công khai bán xem bói, làm dịch vụ khấn thuê, cắm hương, đốt vàng mã quá nhiều, phát hành xuất bản phẩm không rõ nguồn gốc. Còn nhiều lễ hội do cấp cơ sở tổ chức, người bán hàng quán, dịch vụ quá nhiều, ảnh hưởng tới không gian các khu di tích. Vệ sinh thực phẩm ở các hội làng chưa được kiểm soát, môi trường còn mất vệ sinh, ô nhiễm.

Cũng do nguyên nhân trong một thời gian dài, lễ hội không được tổ chức nên nhiều giá trị của lễ hội đã bị mai một dần, thậm chí trong nhiều lễ hội, các nghi thức, trò chơi, loại hình nghệ thuật và tục hèm tiêu biểu để làm nên nét đặc trưng riêng của từng lễ hội đã không còn, mà thay thế vào đó là những nghi thức mới không phù hợp, thậm chí còn thể hiện rõ sự cải biên, làm biến dạng các giá trị di sản văn hóa của lễ hội dân gian, khiến cho ký ức về lễ hội truyền thống của người dân ở một số địa phương có lễ hội đã bị phai mờ.

Đây là những vấn đề mà ngành Văn hóa, T hể thao và Du lịch và các ngành chức năng cần quan tâm đưa vào vào chương trình, kế hoạch thực hiện nhằm khắc phục những hạn chế yếu kém trong công tác quản lý lễ hội trên địa bàn tỉnh trong những năm tới.

Nguyễn Thị Q uế

Bài đăng trên Tạp chí KHCN&MT số 3/2012

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên như: Lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân, lễ hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới…Người dân Tây Nguyên rất yêu thích nghệ thuật và sáng tạo ra nhiều

TL: Trong dịp xuân thường tổ chức một số Lễ hội như: Hội Lim ở tỉnh Bắc Ninh, được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng âm lịchE. Lễ hội ném Còn của một số dân tộc