• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa ở Tam Đảo

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Chia sẻ "Bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa ở Tam Đảo"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

18/1/2016 Bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa ở Tam Đảo - Bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa ở Tam Đảo - Văn hoá - Văn nghệ - Báo Vĩnh Phúc

data:text/html;charset=utf-8,%3Ch1%20class%3D%22f-23%20clor3%22%20style%3D%22font-size%3A%2019px%3B%20font-weight%3A%20bold%3B%20ma… 1/2 Thứ Năm, 20/08/2015

Bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa ở Tam Đảo

Tam Đảo là địa phương có hê ̣ thống di tích lịch sử, văn hóa phong phú, đa dạng, trong đó, quần thể di tích thuộc Khu danh thắng Tây Thiên được xếp hạng cấp Quốc gia. Những năm qua, Tam Đảo đã làm tốt công tác bảo tồn, khuyến khích xã hội hóa việc trùng tu, xây dựng các di tích nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần của người dân.

Văn hóa hầu đồng đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc gắn với lễ hội Tây Thiên. Ảnh Lê Minh

Tam Đảo không chỉ được biết đến là danh thắng nổi tiếng, một nơi nghỉ dưỡng lý tưởng mà còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa trong tiến trình lịch sử dân tộc. Hiện nay, trên địa bàn huyện Tam Đảo có 119 di tích, trong đó có 39 chùa, 29 đền, 35 đình, 8 miếu, 2 thiền viện, 5 di tích lịch sử, 1 lăng mộ. Nhiều di tích được xếp hạng cấp tỉnh và một di tích được xếp hạng cấp quốc gia (Khu danh thắng Tây Thiên). Các di tích đều mang dấu ấn văn hóa và tôn giáo gắn liền với lịch sử dân tô ̣c như: Di tích Chùa Cửu Yên (Hợp Châu), Đền Cả (Tam Quan), Đền Trúc lâm Tây Thiên (Đại Đình), Đền Chân Suối (Hồ Sơn)

Trong những năm qua, hệ thống di tích lịch sử, văn hóa huyện Tam Đảo đã được nghiên cứu, khảo sát, quy hoạch và tôn tạo xây dựng nhằm bảo tồn tối đa các di tích gốc, đặc biệt là các di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh và cấp quốc gia. Bên cạnh đó, việc quy hoạch, xây dựng có sự gắn kết giữa các di tích lịch sử cách mạng với các di tích lịch sử văn hóa nhằm phục vụ tốt các lễ hội du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo ngành Văn hóa quy hoạch, trùng tu, tôn tạo hệ thống các di tích để đưa vào khai thác, phục vụ phát triển du lịch, phục vụ du khách trong và ngoài nước về chiêm bái.

Đền Mẫu Hóa là khu đền nằm trong quần thể khu danh thắng Tây Thiên, trước có tên gọi là Đình Tổng (thuô ̣c Tổng Đông Lô ̣), nay thuô ̣c thôn Sơn Phong, xã Đại Đình. Tương truyền, nơi đây là nơi hóa thân của

(2)

18/1/2016 Bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa ở Tam Đảo - Bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa ở Tam Đảo - Văn hoá - Văn nghệ - Báo Vĩnh Phúc

data:text/html;charset=utf-8,%3Ch1%20class%3D%22f-23%20clor3%22%20style%3D%22font-size%3A%2019px%3B%20font-weight%3A%20bold%3B%20ma… 2/2

Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu sau khi bà đánh giặc trở về quê hương. Nằm bên cạnh cổng Đền có giếng Mô ̣c Dục, là nơi Quốc Mẫu tắm gô ̣i trước khi hóa thân về trời. Theo các cụ bô lão trong làng, giếng nước không bao giờ cạn, kể cả những năm hạn hán. Trong Đền còn có long ngai bài vị ghi bằng chữ hán

“Tam Đảo sơn trụ Quốc Mẫu đại vương”. Di tích được UBND tỉnh xếp hạng năm 2009. Hơn 20 năm trông coi Đền Mẫu Hóa, ông Hà Thái Nam, Trưởng Tiểu BQL di tích đền Mẫu Hóa cho biết, trước năm 1997, Đền chỉ là phế tích, bao gồm phần nền móng, 4 cột trụ và bên trên có bàn thờ mẫu. Mộ Chúa Thượng Ngàn lúc đó chỉ là một ổ mối, còn giếng Mộc Dục thì được kè bằng đá cuội. Đến năm 2001, ông Nam cùng các bô lão trong làng huy động nhân dân đóng góp được hơn 40 triệu đồng xây nhà Chúa và sửa sang lại mộ Chúa. Năm 2007 xây chùa Thiên Thọ, lúc khởi công xây dựng, nhà chùa chỉ có 10 triệu đồng. Sau đó, nhờ người dân trong và ngoài địa phương đóng góp gần 1 tỷ đồng, chùa đã hoàn thành xây dựng trong vòng 1 năm. Cho đến nay, quần thể di tích Đền Mẫu Hóa đã được chính quyền và nhân dân địa phương trùng tu xây dựng bằng nguồn vốn xã hô ̣i hóa gồm các công trình: Đền Mẫu, Lăng mô ̣ và Chùa Thiên Thọ. Đây là khu di tích đang lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử văn hóa được bảo tồn, khai thác, góp phần phát huy bản sắc dân tộc và nhiều bài học lịch sử về dựng nước và giữ nước của cha ông.

Bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa có tác động qua lại, gắn bó mật thiết và thúc đẩy phát triển các lĩnh vực khác, nhất là du lịch sinh thái, tâm linh và nghỉ dưỡng. Từ đó, khai thác hiệu quả các thế mạnh, tiềm năng, phát triển văn hóa gắn với giáo dục truyền thống lịch sử, ý thức dân tộc, bảo tồn các phong tục tập quán tốt đẹp, bảo đảm phát triển bền vững, tăng cường huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia các dự án bảo tồn các di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế, du lịch và dịch vụ. Ông Đỗ Quốc Trọng, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tam Đảo cho biết: “Trong thời gian tới, Tam Đảo tiếp tục đầu tư nâng cấp các hạng mục công trình di tích lịch sử cách mạng, khoanh vùng tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ các di chỉ khảo cổ, bổ sung các tài liệu, tư liệu liên quan phục chế hiện vật, làm tăng tính phong phú, đa dạng các chủng loại hiện vật.

Qua đó, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa và nghiên cứu khoa học, nghiên cứu các đề án xây dựng công trình mang ý nghĩa giáo dục về truyền thống lịch sử và phục vụ tham quan du lịch về cội nguồn. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm hành lang bảo vệ di tích, tự ý cơi nới, tu bổ, đưa đồ thờ trái phép vào di tích làm biến dạng kết cấu và giá trị di tích. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, vinh danh các nghệ nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa.

Bạch Nga

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trình bày được các giải pháp bảo tồn, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội (lễ hội của làng, lễ hội đình, lễ hội chùa, lễ hội đền) trên

Vì thế, mối liên hệ của các di tích lịch sử và văn hóa với thời kỳ lịch sử của chúng được sáng tạo ra là những thông tin mà những người làm công tác bảo tồn và trùng tu cần quan tâm,