• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
35
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 28

NS: 22/3/ 2021 NG: 29/3/2021

Thứ hai ngày 29 tháng 03 năm 2021 TOÁN

TIẾT 136: KIỂM TRA

NỘI DUNG

- Yêu cầu HS mở vở bài tập làm bài kiểm tra.

- GV thu chấm bài và nhận xét.

TẬP ĐỌC

TIẾT 82, 83: KHO BÁU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết mọi người đều cần phải hổ trợ, giúp đỡ đối sử bình đẳng với người khuyết tật.

2. Kĩ năng: Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.

3. Thái độ: Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối sử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp vói khả năng.

- HSNK: Không đồng tình với thái độ xa lánh, kỳ thị trêu chọc bạn khuyết tật.

*QTE: - Quyền có gia đình, anh em.

- Quyền và bổn phận lao động.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Tự nhận thức.

- Xác định giá trị bản thân.

- Lắng nghe tích cực.

III. ĐỒ DÙNG

-Tranh minh hoạ bài tập đọc.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Ổn định tổ chức: (2’)

- Y/c Quản ca cho lớp hát B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (3’)

- Sau bài kiểm tra giữa học kì, các con sẽ bước vào tuần 28 với chủ đề Cây cối.

- Treo bức tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?

- Hai người đàn ông trong tranh là những người rất may mắn, vì đã được thừa hưởng của bố mẹ họ một kho báu. Kho báu đó là gì? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài tập đọc Kho

- Lớp hát

- Học sinh lắng nghe

- Hai người đàn ông đang ngồi ăn cơm bên cạnh đống lúa cao ngất.

- Lắng nghe và nhắc lại tên bài.

(2)

báu.

- Ghi đầu bài lên bảng 2. Dạy bài mới:

Tiết 1 2.1. Luyện đọc: (35’)

a, GV đọc mẫu: - GV đọc mẫu, tóm tắt nội dung:

Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc

- Gọi 1 HSNK đọc lại lần 2.

b. Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.

* Hướng dẫn phát âm:

- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi đọc bài.

- Nghe HS trả lời rồi ghi các từ lên bảng.

- Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc lại.

- GV đọc mẫu lần 2 và hỏi:

+ Bài này chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn.

- GV hướng dẫn đọc .

c, Đọc từng đoạn trước lớp:

- GV theo dõi uốn nắn.

Luyện đọc câu văn dài

+ Em hiểu đàng hoàng là thế nào?

+ Hão huyền là thế nào?

+ Hai sương một nắng nghĩa là gì?

d, Thi đọc giữa các nhóm ( CN, từng đoạn

- GV nhận xét tuyên dương HS đọc tốt

- Đọc toàn bài.

e, Đọc đồng thanh.

Tiết 2

2.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài (15’)

- 3HS nhắc lại tên bài

- Cả lớp nhìn sách giáo khoa đọc thầm.

- 1 học sinh đọc lớp theo dõi đọc thầm.

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.

- Học sinh tìm và nêu: quanh năm, hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, lâm bệnh nặng, đàng hoàng, hão huyền.

- 5 – 7 HS đọc bài cá nhân sau đó cả lớp đọc đồng thanh.

- Bài này được chia làm 3 đoạn.

Đoạn 1: Từ đầu …đàng hoàng.

Đoạn 2: Tiếp đó …mà dùng.

Đoạn 3: Phần còn lại.

- HS nối tiếp nhau đọc đoạn trước lớp

- HS đọc ngắt nhịp:

- Ngày xưa, / có hai vợ chồng người nông dân kia / quanh năm hai sương một nắng,/ cuốc bẫm cày sâu.// Hai ông bà / thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng / và trở về nhà khi đã lặn mặt trời

- Ý nói đầy đủ.

- Là không có thực.

- Làm việc vất vả từ sớm tới tối.

- Các nhóm cử đại diện thi đọc.

- Lớp nhận bình chọn người có giọng đọc hay nhất.

- 1 HS đọc bài.

- Lớp đọc đồng thanh bài.

(3)

- Gọi HS đọc bài.

+ Tìm các hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân?

+ Nhờ chăm chỉ lao động 2 vợ chồng người nông dân đã đạt được điều gì?

+ Hai con trai người nông dân có chăm chỉ làm ruộng như cho mẹ của họ không?

+ Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì?

+ Em hiểu thế nào là kho báu?

+ Theo lời người cha 2 con làm gì?

+ Vì sao mấy vụ lúa đều bội thu?

+ Cuối cùng, kho báu mà hai người con tìm được là gì?

+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?

Ý nghĩa : Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc 2.3. Luyện đọc lại : (20’)

- Gọi HS đọc bài.

- Nhận xét, sửa sai trực tiếp cho từng hs

3. Củng cố dặn dò : (5’) + Qua câu chuyện em hiểu…

Giáo dục tư tưởng: Rút ra bài học: Ai chăm học, chăm làm, người ấy sẽ thành công, sẽ có cuộc sống ấm no hạnh phúc, có nhiều niềm vui.

GDQTE: Quyền có gia đình, anh em.

Quyền và bổn phận lao động.

- Về nhà học bài cũ xem trước bài

“Cây dừa”

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm.

- Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu ….ngơi tay.

- Gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.

- Họ ngại làm ruộng, chỉ mơ tưởng hão huyền.

- Ruộng nhà mình có 1 kho báu các con hãy tự đào lên mà dùng.

- Là chỗ cất giữ nhiều của quí.

- Họ đào bới cả đám ruộng lên để tìm kho báu.

- Vì đất đai được cuốc xới tơi xốp nên lúa tốt.

- Đất đai màu mỡ và sự cần cù lao động.

- Đừng ngồi mơ tưởng hảo huyền, chỉ có lao động cần cù mới tạo ra của cái.

Đất đai là kho báu vô tận, chăm chỉ lao động thì mới có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

- HS nhắc lại.

- HS đọc nối tiếp đoạn và đọc cả bài.

- HS trả lời.

- Lắng nghe.

(4)

NS: 23/3/ 2021 NG: 30/3/2021

Thứ ba ngày 30 tháng 03 năm 2021

TOÁN

TIẾT 137: ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết quan hệ giữa đơn vị và chục; giữa chục và trăm; biết đơn vị nghìn; quan hệ giữa trăm và nghìn.

2. Kỹ năng: Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm.

3.Thái độ: HS phát triển tư duy. Ham thích học Toán.

II. ĐỒ DÙNG

- 10 hình vuông biểu diễn đơn vị.

- 20 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục.

- 10 hình vuông mỗi hình biểu diễn 100.

- Bộ số bằng bìa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ : (3’)

- Nhân xét bài kiểm tra định kỳ.

B. Bài mới :

1. Giới thiệu bài : (2’)

- Hỏi: Các con đã được học đến số nào?

- Từ giờ học này chúng ta sẽ tiếp tục học đến các số lớn hơn 100, đó là các số trong phạm vi 1000. Bài học đầu tiên trong phần này là Đơn vị, chục, trăm, nghìn.

- Ghi tên bài lên bảng 2. Dạy bài mới:

a. Ôn tập về đơn vị, chục, trăm. (10’) - GV gắn lên bảng 1 ô vuông và hỏi : + Có mấy đơn vị?

- GV gắn tiếp 2, 3 … 10 ô vuông như phần SGK và yêu cầu HS nêu số đơn vị tương tự như trên.

+ 10 đơn vị còn gọi là gì?

+ 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?

- GV ghi bảng : 10 đơn vị = 1 chục + GV gắn lên bảng các hình chữ nhật biểu diễn chục và yêu cầu HS nêu các chục từ 1 chục (10) đến 10 chục (100)

- HS trả lời: 100 - HS nghe

- 3 HS nhắc lại tên bài.

- Có 1 đơn vị.

- Có 2, 3, … , 10 đơn vị.

- Còn gọi là 1 chục.

- Bằng 10 đơn vị.

- 1 chục = 10; 2 chục = 20 ; … ; 10 chục = 100 .

(5)

tương tự như đã làm với phần đơn vị.

+ 10 chục bằng bao nhiêu?

- GV ghi bảng : 10 chục = 100

* Giới thiệu 1000 :

+ Giới thiệu số tròn trăm.

- GV gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 1000.

+ Có mấy trăm?

- GV viết số 100 dưới hình biểu diễn.

- GV gắn 2 hình vuông như trên.

+ Có mấy trăm?

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và viết số 2 trăm.

- GV giới thiệu: Để chỉ số lượng là 2 trăm, người ta dùng số 2 trăm, viết là 200.

- GV lần lượt đưa ra 3 , 4 , … , 10 hình vuông như trên để giới thiệu các số 300 , 400 , … , 900

+ Các số từ 100 đến 900 có đặc điểm gì chung?

Kết luận: Những số 100, 200, 300 ...

900 được gọi là những số tròn trăm.

- GV gắn lên bảng 10 hình vuông : + Có mấy trăm?

- GV giới thiệu : 10 trăm được gọi là 1 nghìn

- GV viết bảng : 10 trăm = 1000 - Để chỉ số lượng là 1 nghìn, người ta dùng số 1 nghìn, viết là 1000.

- GV gọi HS đọc và viết số 1000.

- Hái:

+ 1 chục bằng mấy đơn vị?

+ 1 trăm bằng mấy chục?

+ 1 nghìn bằng mấy trăm?

- Yêu cầu HS nêu lại các mối quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn.

b. Thực hành : (20’) Bài 1 :

- Gọi HS đọc yêu cầu BT1 - Gọi 1 HS đọc mẫu

- GV gắn các hình vuông biểu diễn một số tròn trăm bất kỳ lên bảng. Sau đó gọi HS đọc và viết số tương ứng.

- 10 chục = 100

- Có 1 trăm

- Có 2 trăm.

- HS lên bảng viết các số tròn trăm - HS viết vào bảng con: 200

- Đọc và viết các số từ 300 đến 900

- Cùng có 2 chữ số 0 đứng cuối.

- Có 10 trăm.

- Cả lớp đọc 10 trăm bằng 1000.

- HS quan sát và nhận xét: số 1000 được viết bởi 4 chữ số, chữ số 1 đứng đầu tiên, sau đó là 3 chữ số 0 đứng liền nhau.

1 chục = 10 đơn vị 1 trăm = 10 chục 1 nghìn = 10 trăm - 1-2 HS nêu.

- HS đọc: Viết theo mẫu - 1 HS đọc

- HS đọc và viết số theo hình biểu diễn.

(6)

- Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong VBT - Yêu cầu HS ngồi cạnh nhau kiểm tra chéo vở bài tập và báo cáo kết quả.

Bài 2

- Gọi 1 Hs đọc yêu cầu

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài. Dưới lớp làm vào VBT

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- GV Nhận xét.

3. Củng cố dặn dò: (5’) + 1 chục bằng mấy đơn vị?

+ 1 trăm bằng mấy chục?

+ 1 nghìn bằng mấy trăm?

- Yêu cầu HS đọc và viết số theo hình biểu diễn

- Về nhà xem trước bài: “So sánh các số tròn trăm”.

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- HS làm bài.

- HS thực hiện.

- 1 HS đọc: Viết theo mẫu - Lớp thực hiện.

- 2 HS nhận xét bài bạn.

- 2 HS trả lời.

- HS lên bảng viết.

- Lắng nghe.

CHÍNH TẢ

TIẾT 55: KHO BÁU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Chép chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi:

Ngày xưa…trồng cà.

2. Kỹ năng:

- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

Làm được BT2,3

3.Thái độ: HS có ý thức rèn chữ viết. Rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Ổn định tổ chức: (1’)

- Y/c Quản ca cho lớp hát B. Bài mới

1. Giới thiệu bài : (2’)

- Giờ chính tả hôm nay các con sẽ viết bài Kho báu và làm các bài tập chính tả phân biệt ua/uơ; l/n; ên/ênh.

- Ghi tên bài lên bảng 2. Dạy bài mới

a. Hướng dẫn viết chính tả (20’)

- Lớp hát

- HS lắng nghe

- 3 HS nhắc lại tên bài.

(7)

- GV đọc mẫu tóm tắt nội dung: Đoạn văn nói về sự chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng người nông dân.

- Gọi HS đọc bài.

+ Nội dung của đoạn văn là gì?

+ Những từ ngữ nào cho em thấy họ rất cần cù?

* Luyện viết :

-Yêu cầu HS tìm và nêu từ khó.

- GV chốt lại và ghi bảng: quanh năm, trồng khoai, cuốc bẫm, trở về, gà gáy.

- Gọi HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.

- GV nhận xét sửa sai.

* Hướng dẫn trình bày:

+ Đoạn văn có mấy câu?

+Trong đoạn văn những dấu câu nào được sử dụng?

+ Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?

- GV đọc mẫu lần 2.

- GV đọc bài yêu cầu HS viết vào vở - GV đọc lại bài vở bài tập.

- Thu một số vở để chấm.

b. Hướng dẫn làm bài tập (15’) Bài 2: Điền vào chỗ trống ua hay uơ?

- GV nhận xét sửa sai.

Bài 3 : Điền vào chỗ trống : a. l hay n ?

- Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.

- GV nhận xét sửa sai.

- Gọi HS đọc.

3. Củng cố dặn dò: (2’)

- Về nhà sửa lỗi, xem trước bài “ Cây dừa”

- HS theo dõi.

- 1 HS đọc bài.

- Nói về sự chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng người nông dân.

- Hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng đến lúc lúc lặn mặt trời, hết trồng lúa, lại trồng khoai, trồng cà.

- HS tìm và nêu từ khó.

- HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.

- Có 3 câu.

- Dấu chấm, dấu phẩy.

- Chữ Ngày, Hai, Đến viết hoa vì là chữ cái đầu câu.

- HS theo dõi.

- HS viết bài vào vở.

- HS dò bài, sửa lỗi.

- HS nộp vở.

- HS đọc yêu cầu.

- 2 HS làm bảng, lớp làm vào VBT.

voi huơ vòi, mùa màng thuở nhỏ, chanh chua - HS đọc yêu cầu.

Ơn trời mưa nắng phải thì Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.

Công lênh chẳng quản bao lâu Ngày nay nước bạc,ngày sau cơm vàng

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

- 2 HS đọc lại.

(8)

- Nhận xét đánh giá tiết học.

KỂ CHUYỆN

TIẾT 28: KHO BÁU

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS nhớ lại nội dung bài tập đọc “Kho báu”

2.Kỹ năng: Dựa vào gợi ý cho trước kể lại từng đoạn câu chuyện.

3.Thái độ: HS thêm yêu quý lao động

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Tự nhận thức.

- Xác định giá trị bản thân.

- Lắng nghe tích cực.

III. ĐỒ DÙNG

- Bảng ghi sẵn các câu gợi ý.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Ổn định tổ chức: (2’)

- Y/c Quản ca cho lớp hát B. Bài mới

1. Giới thiệu bài : (2’)

- Trong giờ kể chuyện hôm nay lớp mình sẽ kể lại câu chuyện Kho báu.

- GV ghi tên bài lên bảng

2. Hướng dẫn kể chuyện: (32’) a. Kể lại từng đoạn theo gợi ý.

Bước 1: Kể chuyện trong nhóm.

- Cho HS đọc thầm yêu cầu và gợi ý trên bảng phụ.

- Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể một đoạn theo gợi ý.

Bước 2 : Kể trước lớp

- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể.

- Tổ chức cho học sinh kể 2 vòng.

- GV yêu cầu HS các nhóm nhận xét và bổ sung.

- Tuyên dương các nhóm HS kể tốt.

- Nếu HS còn lúng túng GV gợi ý theo từng đoạn:

Đoạn 1: Có nội dung là gì?

+ Hai vợ chồng thức khuya dậy sớm như thế nào?

- Lớp hát

- HS lắng nghe

- 3 HS nhắc lại tên bài

- Học sinh đọc.

- HS kể trong nhóm. Khi HS kể các em khác theo dõi, lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV (Mỗi nhóm kể 1 đoạn)

- 6 học sinh tham gia kể.

- Các nhóm nhận xét cho nhau.

- Hai vợ chồng chăm chỉ.

- Họ ra đồng lúc gà gáy sáng và trở về khi đã lặn mặt trời.

(9)

+ Hai vợ chồng đã làm việc như thế nào?

+ Kết quả mà hai vợ chồng đạt được?

- Tương tự như trên với đoạn 2, 3.

* Kể lại toàn bộ câu chuyện : -Yêu cầu HS kể lại từng đoạn.

- Yêu cầu kể lại toàn bộ câu chuyện.

- GV nhận xét tuyên dương những HS kể tốt.

3. Củng cố dặn dò: 4'

+ Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?

- Về nhà tập kể, kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Nhận xét tiết học.

- Hai vợ chồng cần cù làm việc chăm chỉ, không lúc nào ngơi tay . Đến vụ lúa họ cấy lúa rồi trồng khoai, trồng cà. Không để cho đất nghỉ.

- Nhờ làm lụng chuyên cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.

- 3 HS mỗi em kể 1 đoạn.

- 1-2 HSNK kể lại toàn bộ câu chuyện.

- HS trả lời.

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 28: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (T1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết mọi người đều phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật

2. Kỹ năng: Có một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.

3.Thái độ: Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.

*QTE:

- Quyền được hỗ trợ giúp đỡ, của trẻ em khuyết tật, người khuyết tật.

- Quyền được đối xử bình đẳng, không bị phân biệt đối xử của trẻ em khuyết tật.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật.

- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liên quan đến người khuyết tật.

- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật ở địa phương.

*Nội dung tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:

Giúp đỡ người khuyết tật là thể hiện lòng nhân ái theo gương Bác.

II . ĐỒ DÙNG

- Tranh minh hoạ cho hoạt động 1 ( tiết 1 ) - Phiếu thảo luận nhóm ( hoạt động 2 tiết 1 ) - Vở bài tập

III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

(10)

Lịch sự khi đến nhà người khác

+ Vì sao em phải lịch sự khi đến nhà người khác?

+ Cư xử lịch sự là thể hiện điều gì?

- Gọi nhận xét

- GV nhận xét đánh giá.

- Nhận xét chung.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài. (2’)

- GV nêu mục tiêu, nhiệm vụ bài học - Ghi đầu bài lên bảng

2. Các hoạt động: (28’)

2.1. Hoạt động 1: Phân tích tranh nhận biết được hành vi cụ thể về giúp đỡ người khuyết tật.

+ Tranh vẽ gì?

+ Việc làm của các bạn nhỏ giúp gì cho bạn bị khuyết tật?

+ Theo em thì em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn? Vì sao

Kết luận: Ta cần giúp đỡ các bạn bị khuyết tật để các bạn được học tập.

2.2. Hoạt động 2: Những việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật.

- Hoạt động nhóm: Tìm những việc cần làm và không nên làm đối với người khuyết tật.

- GV nhận xét sửa sai và rút ra kết luận.

Kết luận: Tuỳ theo khả năng và điều kiện mà làm những việc giúp đỡ người tàn tật cho phù hợp .Không xa lánh, thờ ơ đối với người khuyết tật.

2.3. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (có thái độ đúng với việc giúp đỡ người khuyết tật)

a. Giúp đỡ người khuyết tật là điều mọi người nên làm.

b. Chỉ giúp đỡ người khuyết tật là con

- 2 HS trả lời.

+ HS1 : Lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh.

+ HS2 : Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là tự trọng và tôn trọng chủ nhà.

- HS lắng nghe

- 3 HS nhắc lại tên bài - Quan sát tranh.

- Tranh vẽ cảnh một số hs đang đẩy xe cho 1 bạn bại liệt đi học.

- Giúp bạn bị khuyết tật được đến trường học tập.

- HS trả lời theo cảm nhận.

- Thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập.

- Những việc cần làm : + Đẩy xe cho bạn bị bại liệt.

+ Đưa người khieếm thị qua đường.

+ Vui chơi với bạn khuyết tật.

- Những việc không nên : + Trêu chọc người khuyết tật.

+ Chế giễu, xa lánh người khuyết tật.

- HS bày tỏ thái độ đồng tình hay không.

(11)

thương binh.

c. Phân biệt đối xử với bạn khuyết tật là vi phạm quyền trẻ em.

d. Giúp đỡ người khuyết tật là góp phần làm bớt đi những khó khăn thiệt thòi của họ.

Kết luận: Các ý a, c, d là đúng ý b chưa đúng vì mọi người khuyết tật cần được giúp đỡ.

3. Củng cố dặn dò: (5’)

+ Tại sao chúng ta cần phải giúp đỡ người khuyết tật?

+ Em có giúp đỡ người khuyết tật chưa?

+ Em hãy kể một việc làm để giúp đỡ đỡ người khuyết tật.

*QTE: Trẻ KT có quyền được hỗ trợ giúp đỡ; quyền được đối xử bình đẳng, không bị phân biệt đối xử.

- Về nhà học bài cũ và áp dụng vào cuộc sống.

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- HS lắng nghe

- Một số HS trả lời.

- HS lắng nghe

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ

Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống

BÀI 8: BÀI HỌC TỪ HÒN ĐÁ GIỮA ĐƯỜNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Thấy được sự chỉ bảo ân cần của Bác đối với những người giúp việc.

- Hiểu được bài học về việc cẩn thận, không nên nhanh nhẩu đoảng dẫn đến hỏng việc.

2. Kĩ năng: HS nhận ra được lợi ích của việc bình tĩnh giải quyết một việc gì đó, tác hại của việc cố gắng làm nhanh nhưng cẩu thả dẫn đến hỏng việc.

3. Thái độ: Rèn luyện đức tính bình tĩnh, cẩn thận.

II. CHUẨN BỊ:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2 - Tranh minh họa truyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: (3’) Bác quý trọng con người

+ Kể tên những việc nên làm để thể hiện sự quý trọng đối với mọi người xung quanh?

- 3 HS trả lời

(12)

- Nhận xét – tuyên dương.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài : Bài học từ hòn đá giữa đường (2’)

- GV nêu mục tiêu, nhiệm vụ bài học - Ghi tên bài lên bảng

2. Các hoạt động:

a. Hoạt động 1: Đọc hiểu (10’)

- GV đọc chậm đoạn truyện “Bài học từ hòn đá giữa đường” (Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2/ tr.26) GV hỏi:

+ Vì sao chiếc xe ô tô lại hỏng giữa đường?

+ Khi xe hỏng, người lái xe xuống sửa chữa, Bác đã làm gì?

+ Để người lái xe bình tĩnh sửa xe, Bác đã làm gì?

+ Khi xe sửa xong, tiếp tục lên đường, Bác đã khuyên người lái xe điều gì?

- Nhận xét – tuyên dương.

b. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm (10) + Các em hãy cùng trao đổi để hiểu câu tục ngữ Bác Hồ đã dùng để khuyên người lái xe: “ Tham đĩa bỏ mâm?

+ Câu chuyện khuyên chúng ta nên có đức tính gì khi làm việc ?

- GV chốt nội dung bài học.

c. Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng (10’) + Bình tĩnh để làm một việc gì đó, kết quả sẽ ra sao?

+ Vội vã, nôn nóng làm một việc gì đó, kết quả sẽ như thế nào?

+ Khi đi xe đạp trên đường, nếu em thấy một cái đinh co thể khiến xe em bị thủng lốp, để an toàn cho em và cho mọi người, em nên làm gì?

- Nhận xét – tuyên dương.

GV cho HS thảo luận nhóm:

+ Các em hãy kể ra những tình huống tương tự khác trên đường khi tham gia giao thông. Hãy

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- 3 HS nhắc lại tên bài

- HS lắng nghe

- HS trả lời cá nhân- Các bạn bổ sung

- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung

- HS trả lời cá nhân - Lớp nhận xét

+ HS thảo luận nhóm 2 - Đại diện nhóm trình bày

(13)

nêu cách giải quyết các tình huống đó.

- Nhận xét – tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò: (5’)

+ Khi đi xe đạp trên đường, nếu em thấy một cái đinh có thể khiến xe em bị thủng lốp, để an toàn cho em và cho mọi người, em nên làm gì?

- Nhận xét tiết học

- HS trả lời - Lắng nghe

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 28: MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN CẠN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Nêu được tên và ích lợi của một số động vật sống trên cạn đối với con người.

- Kể tên được một số loài vật sống trên cạn và ích lợi của chúng.

2.Kỹ năng: Có kĩ năng quan sát, nhận xét và mô tả.

3.Thái độ: Yêu quý và bảo vệ các con vật, đặc biệt là những động vật quý hiếm.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin về động vật sống trên cạn.

- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ động vật.

- Phát triển kĩ năng hợp tác: Biết hợp tác với mọi người để bảo vệ động vật.

- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.

III. ĐỒ DÙNG

- Ảnh minh hoạ SGK.

- Các tranh, ảnh, bài báo về động vật trên cạn.

- Phiếu trò chơi.

- Giấy khổ to, bút viết bảng.

IV CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Khởi động: (3’)

- Y/c Quản ca cho lớp hát B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’)

- GV giới thiệu mục tiêu, nhiệm vụ bài học.

- Ghi tên bài lên bảng 2. Các hoạt động:

a. HĐ 1: Làm việc với tranh ảnh trong SGK (10’)

+ Bước 1: Thảo luận

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo các vấn đề sau:

- Cả lớp hát bài: Hoa lá mùa thu.

- HS lắng nghe

- 3 HS nhắc lại tên bài

- HS quan sát , thảo luận trong nhóm

- HS thực hiện theo yêu cầu.

(14)

- Nêu tên các con vật trong tranh.

+ Cho biết loài vật chúng sống ở đâu?

+ Thức ăn của chúng là gì?

+ Con nào là vật nuôi trong nhà, con nào sống hoang dã hoặc được nuôi trong vườn thú?

- GV yêu cầu HS lên bảng, vừa chỉ tranh vừa nói.

- GV nêu câu hỏi mở rộng:

+ Tại sao Lạc đà có thể sống được ở sa mạc?

+ Hãy kể tên một số con vật có thể sống trong lòng đất?

+ Con gì được mệnh danh là chúa tể sơn lâm?

+ Bước 2 : Làm việc cả lớp

- GV gọi đại diện các nhóm lên chỉ tranh và nói.

* Kết luận : Có rất nhiều loài vật sống trên mặt đất như : voi, ngựa, chó, hổ, … có loài vật đào hang sống dưới đất như thỏ, giun, chuột, … Chúng ta cần phải bảo vệ các loài vật có trong tự nhiên, đặc biệt là các loài vật quý hiếm.

b. HĐ 2 : Làm việc với tranh ảnh, các con vật sống trên cạn đã sưu tầm.

(12’)

- Bước 1 : Làm việc theo nhóm

- GV yêu cầu HS tập hợp tranh ảnh phân loại và dán vào tờ giấy to.

VD : - Các con vật có chân.

- Các con vật vừa có chân, vùa có cánh.

- Các con vật không có chân.

- Các con vật có ích với người và gia súc.

- Các con vật có hại đối với con người và cây cối, mùa màng hay …

- GV yêu cầu HS ghi tên các con vật.

Sắp xếp theo các tiêu chí do nhóm chọn.

- Bước 2 : Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình.

c. HĐ 3 : Động não (5’)

- Con cho biết chúng ta phải làm gì để

- HS suy nghĩ và trả lời cá nhân - Vì nó có bướu chứa nước, có thể chịu đựng được nóng.

- Thỏ , chuột , … - Con hổ.

- Đại diện nhóm thực hiện theo yêu cầu.

- Các nhóm phân loại tranh ảnh, quan sát nhận xét đánh giá.

- Đại diện các nhóm lên báo cáo.

- Trả lời: Không được giết hại, săn bắn trái phép, không đốt rừng làm

(15)

bảo vệ các loài vật ?

(Mỗi HS tự đứng lên nói ý kiến của mình, khi bạn ngồi xuống bạn khác đứng lên trả lời). GV ghi nhanh...

- GV nhận xét ý kiến đúng.

d. HĐ 4 : Trò chơi. “Đố bạn con gì”

(5’)

- GV hướng dẫn cách chơi.

- Treo vào lưng của 1 HS 1 hình vẽ con vật sống trên cạn.

- Cho HS gợi ý để người chơi đoán tên con vật.

- GV nhận xét tuyên dương những HS chơi tốt.

3. Củng cố dặn dò : (3’)

+ Kể tên một số con vật nuôi trong gia đình, một số con vật sống hoang dã.

- GV tổ chức trò chơi “Bắt chước tiếng con vật”

+ GV cử vài bạn chia thành 2 nhóm.

+ Các bạn lên bốc thăm và làm theo tiếng con vật kêu theo yêu cầu của thăm.

- Về nhà học bài cũ sưu tầm 1 số tranh ảnh về các loài vật sống dưới nước.

- GV nhận xét tiết học.

cháy rừng không cú chỗ cho động vật sinh sống…

- Đặt câu hỏi HS đeo vật đoán.

+ Con vật này có 4 chân phải không?

+ Con vật này sống trên cạn phải không?

- Sau khi nghe câu hỏi HS đoán con vật.

- Vài HS kể lại.

- Các nhóm cử đại diện lên chơi - Bắt chước tiếng kêu của các con vật: Con gà, con trâu, con bò, con chó,…

THỦ CÔNG

TIẾT 28: LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY

(tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách làm đồng hồ đeo tay .

2. Kĩ năng: Làm được đồng hồ đeo tay biết trình bày mặt đồng hồ đẹp hơn.

3. Thái độ: Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.

* Với HS khéo tay:Làm được đồng hồ đeo tay. Đồng hồ cân đối.

II. ĐỒ DÙNG

- GV - Mẫu đồng hồ đeo tay bằng giấy.

- Quy trình làm đồng hồ đeo tay bằng giấy, có hình minh họa.

- Giấy thủ công, giấy màu, giấy trắng. Kéo, hồ dán.

- HS - Giấy thủ công, vở.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU III.

(16)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ : (3’)

- Gọi HS lên bảng thực hiện 3 bước gấp cắt.

- Nhận xét, đánh giá.

- Làm đồng hồ đeo tay (tiết 1).

- 2 em lên bảng thực hiện các thao tác gấp.

- Nhận xét.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài: Làm đồng hồ đeo tay (tiết 2) (2’)

- Hôm nay các con sẽ dựa vào các kiến thức đã học ở tiết học trước để thực hành hoàn thiện chiếc đồng hồ đeo tay.

- Ghi tên bài lên bảng.

- Lắng nghe

- 3 HS nhắc lại tên bài

b. Hướng dẫn các hoạt động:

+ Hoạt động 1 : Thực hành làm đồng hồ đeo tay. (20’)

- Cho HS nhắc lại quy trình làm đồng hồ đeo tay.

+ Bước 1 : Cắt thành các nan giấy.

+ Bước 2 : Làm mặt đồng hồ.

+ Bước 3 : Làm dây đeo đồng hồ.

+ Bước 4 : Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ.

- Theo dõi giúp đỡ học sinh còn lúng túng.

- Nhắc nhở : Nếp gấp phải sát. Khi gài dây đeo có thể bóp nhẹ hình mặt đồng hồ để gài dây đeo cho dễ.

- HS nhắc lại cách làm

- Chia nhóm : HS thực hành làm đồng hồ theo các bước.

Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm (12’)

- Các nhóm trình bày sản phẩm - Đánh giá sản phẩm của HS.

- Các nhóm trình bày sản phẩm - Hoàn thành và dán vở.

(17)

3. Nhận xét – Dặn dò.( 3’) - Nhận xét chung giờ học - Dặn chuẩn bị bài sau.

NS: 24/3/ 2021 NG: 31/3/2021

Thứ tư ngày 31 tháng 03 năm 2021 TOÁN

TIẾT 138: SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Biết cách so sánh các số tròn trăm - Biết thứ tự các số tròn trăm

2. Kỹ năng: Điền chính xác các số tròn trăm vào các vạch trên tia số.

3.Thái độ: HS phát triển tư duy. Yêu thích học toán.

- Biết cách so sánh số tròn trăm.

- Biết thức tự cc số tròn trăm.

- Biết điền các số tròn trăm vào các vạch trên tia số.

II. ĐỒ DÙNG

-10 hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ : ( 3’)

- GV kiểm tra HS về đọc, viết các số tròn trăm.

- GV đọc số: 200, 600, 900, Y/c viết - Nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’)

- Trong bài học này, các con sẽ được học cách so sánh các số tròn trăm.

- Ghi tên bài lên bảng 2. Dạy bài mới

a. Hướng dẫn so sánh các số tròn trăm (15’)

- GV gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn100.

+ Có mấy trăm ô vuông?

- GV yêu cầu HS viết số 200 xuống dưới hình biểu diễn.

- GV gắn tiếp 3 hình vuông lên bảng, mỗi hình biểu diễn 100 ô vuông cạnh 2 hình trước.

- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.

- Lắng nghe

- 3 HS nhắc lại tên bài.

- HS quan sát

- Có 2 trăm ô vuông.

- 1 HS lên bảng viết 200

(18)

+ Có mấy trăm ô vuông?

- GV yêu cầu HS viết số 300 xuống dưới hình biểu diễn.

+ 200 ô vuông và 300 ô vuông thì bên nào có nhiều hơn?

+ 200 và 300 số nào lớn hơn, số nào bé hơn?

- GV ghi bảng : 200<300 , 300>200 - Tiến hành tương tự với 300 và 400.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và cho biết:

+ 200 và 400 số nào lớn hơn? Số nào bé hơn?

+ 300 và 500 số nào lớn hơn? Số nào bé hơn?

b. Thực hành : (15’) Bài 1 : > ; <?

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Cả lớp làm vào vở bài tập sau đó nối tiếp thông báo kết quả

- Yêu cầu HS ngồi cạnh kiểm tra chéo vở.

Bài 2 : > ; <; = ?

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn

- GV nhận xét.

Bài 3: Số?

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

+ Các số cần điền phải đảm bảo yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS đếm các số tròn trăm từ 100 đến 1000 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.

- Yêu cầu HS tự làm.

Bài 4: Khoanh vào số lớn nhất - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Có 300 ô vuông.

- 1 HS lên bảng viết 300.

- 300 nhiều hơn 200.

- 300 lớn hơn 200, 200 bé hơn 300.

- HS đọc.

- 200 < 400, 400 > 200.

- 300 < 500, 500 > 300.

- Viết và So sánh các số tròn trămvới nhau và điền dấu thích hợp. ( theo mẫu)

- Cả lớp thực hiện

- Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số tròn trăm với nhau và điền dấu thích hợp.

- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.

- Nhận xét và chữa bài

- Điền số còn thiếu vào ô trống.

- Là các số tròn trăm, số đứng sau lớn hơn số đứng trước.

- HS cả lớp cùng đếm.

- 2 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở.

- Dựa vào các số tròn trăm đã cho tìm và khoanh vào số lớn nhất.

- HS làm bài.

- 3 HS nêu bài mình làm.

(19)

- Yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập.

- Gọi 3 HS nêu kết quả bài mình làm.

- GV nhận xét và chỉnh sửa nếu có.

3. Củng cố dặn dò: (5’) - So sánh các số sau.

300 … 400 600 … 200 200 … 100 800 … 900 - Về nhà làm bài tập ở vở bài tập.

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- 2 HS so sánh, cả lớp lắng nghe và nhận xét.

TẬP ĐỌC

TIẾT 84: CÂY DỪA

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu:

- Hiểu nghĩa các từ mới: toả, bạc phếch, đủng đỉnh, canh.

- Hiểu ND: Cây dừa giống như con người, biết gắn bó với trời đất, với thiên nhiên.

2. Kỹ năng: Biết ngăt nhịp thơ hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học. Thêm yêu quý cây dừa, có ý thức chăm sóc cây.

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Tranh minh họa bài tập trong SGK. Bảng lớp ghi sẵn.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Gọi HS lên đọc lại bài kho báu và trả lời câu hỏi

+ Trước khi mất người cha cho các con biết điều gì?

+ Câu chuyện khuyên ta điều gì?

- Nhận xét,.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (2’)

- Treo bức tranh minh hoạ và giới thiệu:

Cây dừa là một loài cây gắn bó mật thiết với cuộc sống của đồng bào miền Trung, miền Nam nước ta. Bài tập đọc hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ Cây dừa của nhà thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa.

- GV ghi tên bài lên bảng 2. Dạy bài mới

2.1. Hướng dẫn HS luyện đọc : ( 15’)

- 2 HS đọc bài và TLCH. Lớp lắng nghe v nhận xt.

- Theo dõi, quan sát.

- 3 HS nhắc lại tên bài

(20)

a) Đọc mẫu

- GV đọc mẫu bài thơ.

Giọng nhẹ nhàng. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

b) Luyện phát âm

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ:

+ Tìm các từ có âm đầu l, n, tr, s, … trong bài.

- Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.

- Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp, mỗi HS đọc 2 câu, 1 câu sáu và 1 câu tám.

c) Luyện đọc theo đoạn

- Nêu yêu cầu đọc đoạn và hướng dẫn HS chia bài thành 4 đoạn.

- Hướng dẫn HS ngắt giọng các câu thơ khó ngắt.

- Ngoài ra cần nhấn giọng ở các từ địu, đánh nhịp, canh, đủng đỉnh.

2.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: ( 10’) - Gọi 1 HS đọc lại toàn bài, 1 HS đọc phần chú giải

- Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì?

- Tác giả đã dùng những hình ảnh của ai để tả cây dừa, việc dùng những hình ảnh này nói lên điều gì?

- Theo dõi và đọc thầm theo.

- Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV:

+ Các từ đó là: nở, nước lành, rì rào, bao la.

- 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.

- Mỗi HS đọc 2 dòng thơ theo hình thức nốit tiếp.

- Dùng bút chì phân cách giữa các đoạn thơ:

Đoạn 1: 4 dòng thơ đầu.

Đoạn 2: 4 dòng thơ tiếp.

Đoạn 3: 6 dòng thơ cuối.

- Luyện ngắt giọng các câu văn:

Cây dừa xanh/ tỏa nhiều tàu,/

Dang tay đón gió,/ gật đầu gọi trăng./

Thân dừa/ bạc phếch tháng năm,/

Quả dừa/ đàn lợn con/ nằm trên cao.//

Đêm hè/ hoa nở cùng sao,/

Tàu dừa-/ chiếc lược/ chải vào mây xanh.//

Ai mang nước ngọt,/ nước lành,/

Ai đeo/ bao hũ rượu/ quanh cổ dừa.//

- Đọc bài theo yêu cầu.

- HS đọc lại bài sau đó trả lời:

- Lá: như bàn tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh.

Ngọn dừa: như người biết gật đầu để gọi trăng.

Thân dừa: bạc phếch, đứng canh trời đất.

Quả dừa: như đàn lợn con, như những hủ rượu.

- Tác giả đã dùng những hình ảnh của con người để tả cây dừa. Điều này cho thấy cây dừa rất gắn bó với con

(21)

- Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) ntn?

- Con thích nhất câu thơ nào? Vì sao?

2.3. Luyện học thuộc lòng :( 8’)

- Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng đoạn.

- GV xoá dần từng dòng thơ chỉ để lại chữ đầu dòng.

- Gọi HS nối tiếp nhau học thuộc lòng.

- Nhận xét, tuyên dương hs đọc tốt.

3. Củng cố – Dặn dò ( 2’)

- Gọi 1 HS học thuộc lòng bài thơ.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau: Những quả đào.

người, con người cũng rất yêu quí cây dừa.

- Với gió: dang tay đón, gọi gió cùng đến múa reo.

Với trăng: gật đầu gọi.

Với mây: là chiếc lược chải vào mâyVới nắng: làm dịu nắng trưa.

Với đàn cò: hát rì rào cho đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.

- 5 HS trả lời theo ý hiểu cá nhân.

Mỗi đoạn 1 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh, đọc thầm.

- 6 HS thi đọc nối tiếp.

- 1 HS đọc

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 28: TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI.

ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ?

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì?; điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống.

2.Kỹ năng: Nêu được một số từ ngữ về cây cối.

3.Thái độ: HS hứng thú với tiết học - Nêu được 1 số từ ngữ về cây cối (BT1).

- Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ Để làm gì?(BT2); điền đúng dâu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT3).

- Ham thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG

- Phiếu học tập, bài tập 3 viết bảng phụ, vở bài tập .

III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Ổn định tổ chức: (1’)

- Y/c Quản ca cho lớp hát B. Bài mới :

- Lớp hát

(22)

1. Giới thiệu bài: (2’)

- GV: Với chủ đề Cây cối tiết Luyện từ và câu hôm nay sẽ giúp các con được biếu thêm về nhiều loại cây, biết dùng cụm từ “Để làm gì? ’’ và làm bài tập luyện tập về dùng dấu chấm dấu phẩy.

- Ghi tên bài lên bảng 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: (10’)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu

- Hoạt động nhóm: GV phát phiếu học tập.

- Nhóm 1, 3: Kể tên các loại cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả.

- Nhóm 2, 4: Kể tên các loại cây lấy gỗ, cây hoa, cây bóng mát.

-Yêu cầu các nhóm báo cáo.

- GV : Có những loại vừa là cây bóng mát , vừa là cây ăn quả , vừa là cây lấy gỗ : mít , nhãn …

Bài 2: (10’)

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Gọi 2 HS lên làm mẫu 1 em hỏi 1 em trả lời theo mẫu.

- Gọi HS lên thực hành.

- GV theo dõi uốn nắn cho HS nói trọn câu.

Bài 3 : Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống ( 12’)

- HS lắng nghe

- 3 HS nhắc lại tên bài.

- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm - Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm

- Thảo luận nhóm ghi phiếu học tập.

+ Cây lương thực, thực phẩm : lúa, ngô, khoai lang, khoai lang, khoai sắn, đỗ, lạc, vùng, rau muống ...

+ Cây ăn quả: Cam, quýt, xoài, dâu. Oi, sầu riêng ...

+ Cây lấy gỗ: lim, sến, táu, bạch đàn...

+ Cây hoa: cúc, đào, mai, hồng, huệ...

+ Cây bóng mát: bàng, phượng, xà cừ, bằng lăng, đa ...

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- HS đọc: Dựa vào kết quả bài tập 1 hỏi đáp theo mẫu sau :

+ Người ta trồng cây cam để làm gì?

-> Người ta trồng cây cam để ăn quả.

- 2 HS lên thực hiện theo yêu cầu.

- Từng cặp thực hành lên hỏi đáp .( 10 cặp)

+ HS1: Người ta trồng cây bàng làm gì?

+ HS2: Người ta trồng cây bàng lấy bóng mát.

- HS đọc yêu cầu.

- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.

Chiều qua, Lan nhận được thư bố.

Trong thư bố dặn dò hai chị em Lan rất

(23)

+ Vì sao ô trống thứ nhất lại điền dấu phẩy?

+Vì sao điền dấu chấm vào ô trống thứ hai?

3. Củng cố dặn dò: (5’)

+ Kể tên một số cây lương thực, thực phẩm, cây hoa và cây ăn quả.

- Về nhà học bài, làm bài tập 1, 2 vở bài tập, xem trước bài sau.

- Nhận xét tiết học.

nhiều điều. Song Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư :

“Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé!”

- Vì câu đó chưa thành câu.

- Vì câu đó đã thành câu và chữ đầu câu sau đã viết hoa.

- HS trả lời.

- HS kể.

TẬP VIẾT

TIẾT 28: CHỮ HOA Y

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu nghĩa câu ứng dụng: Yêu luỹ tre làng.

2.Kỹ năng: Viết đúng chữ hoa Y; chữ và câu ứng dụng: Yêu, Yêu luỹ tre làng.

3.Thái độ: HS thêm yêu luỹ tre làng. Góp phần rèn luyện tính cẩn thận

II. ĐỒ DÙNG

- Mẫu chữ Y hoa đặt trong khung chữ.

- Viết mẫu cụm từ ứng dụng “Yêu luỹ tre làng”.

- Vở tập viết 2, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- GV gọi HS lên viết chữ X hoa và từ Xuôi

- GV nhận xét sửa sai.

B. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: (2’)

- Trong giờ tập viết này, các con sẽ tập viết chữ Y hoa và cụm từ ứng dụng Yêu luỹ tre làng.

- Ghi tên bài lên bảng 2. Dạy bài mới:

- 2 HS lên bảng viết cả lớp viết vào bảng con.

- HS lắng nghe

- 3 HS nhắc lại tên bài

(24)

a. Hướng dẫn viết chữ hoa: (10’) - Quan sát số nét, quy trình viết chữ Y hoa.

+ Chữ Y hoa cao mấy li?

+ Chữ Y hoa gồm mấy nét? Là những nét nào?

+ Điểm đặt bút của nét thứ nhất nằm ở vị trí nào

+ Điểm dừng bút của nét này ở đâu?

+ Hãy tìm điểm đặt bút và dừng bút của nét khuyết dưới?

- GV nhắc lại quy trình viết và viết mẫu lên bảng.

- Yêu cầu cả lớp viết chữ hoa Y vào bảng con.

- GV theo dõi uốn nắn cho HS.

b. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng : (6’)

- Giới thiệu cụm từ ứng dụng : Yêu luỹ tre làng

- Luỹ tre làng là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Trên khắp mọi miền đất nước, đến đâu chúng ta cũng có thể gặp luỹ tre làng, vì thế người VN rất yêu cây tre, gần gũi với luỹ tre làng.

- Quan sát và nhận xét

+ Cụm từ ứng dụng có mấy chữ?

+ Nêu chiều cao của các chữ trong cụm từ

+ Khi viết chữ Yêu ta viết nối chữ Y và chữ ê như thế nào?

+ Khoảng cách của các con chữ bằng chừng nào?

- GV viết mẫu lên bảng và phân tích từng chữ.

-Yêu cầu cả lớp viết chữ Yêu vào bảng con.

c. Hoạt động3: Hướng dẫn viết vở tập viết (15’)

- Nêu yêu cầu viết: Viết đúng độ cao của từng con chữ, nét viết đều, đẹp.

- GV theo dõi uốn nắn cho HS yếu.

- Thu một số vở bài tập để chấm.

- HS quan sát

- Cao 8 li, 5 li trên và 3 li dưới.

- Gồm 2 nét là nét móc hai đầu và nét khuyết dưới.

- Điểm đặt bút của nét móc hai đầu nằm trên ĐKN5, giữa ĐKD2 và 3.

- Nằm trên ĐKN6 và ĐKD5.

- Điểm đặt bút nằm tại giao điểm của ĐKN6 và ĐKD5. Điểm dừng bút nằm trên ĐKN2.

- HS viết bảng.

- HS đọc.

- Cụm từ có 4 con chữ.

- Chữ l, g cao 2li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các con chữ còn lại cao 1 li.

- Từ điểm cuối của chữ Y viết tiếp luôn chữ ê.

- Bằng khoảng cách viết 1 chữ o.

- Cả lớp viết vào bảng con chữ Yêu

- Viết bài vào vở.

(25)

3. Củng cố dặn dò: (3’) - Trả vở nhận xét đánh giá.

+ Nêu qui trình viết chữ hoa Y - Về nhà luyện viết lại bài - Nhận xét tiết học.

- Vài HS nhắc lại quy trình viết chữ Y

NS: 25/3/ 2021 NG: 01/4/2021

Thứ năm ngày 01 tháng 4 năm 2021

CHÍNH TẢ

TIẾT 56: CÂY DỪA

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Làm được BT2a/b.

2.Kỹ năng: Nghe viết chính xác bài CT, trình bày đúng các câu thơ lục bát.

3.Thái độ: HS có ý thức rèn luyện chữ viết, ý thức trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG

- Bài tập 2a viết vào giấy.

- Bảng phụ ghi các bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ : Kho báu (3’)

- GV gọi HS lên bảng viết từ khó và cả lớp viết bảng con.

- Nhận xét chung.

B. Bài mới : Cây dừa 1. Giới thiệu bài: (2’)

- Tiết chính tả hôm nay, cô hướng dẫn các em viết 8 dòng thơ đầu của bài cây dừa.

- Ghi tên bài lên bài lên bảng 2. Dạy bài mới:

a. Hướng dẫn viết chính tả: (10’) - GV đọc mẫu 8 dòng thơ đầu.

- Yêu cầu HS đọc lại bài.

+ Đoạn thơ nhắc đến bộ phận nào của cây dừa?

+ Các bộ phận đó được so sánh với những gì?

- 3 HS lên bảng làm bài tập - HS1 viết: búa liềm.

- HS2 viết: thuở bé.

- HS3 viết: quở trách.

- HS theo dõi.

- HS lắng nghe

- 3 HS nhắc lại tên bài

- Cả lớp nhìn sgk đọc thầm.

- 2 HS đọc lại 8 dòng thơ đầu.

- Lá dừa,thân dừa, quả dừa, ngọn dừa

- Lá: như bàn tay dang tay đón gió,

(26)

- GV rút ra những từ khó và ghi lên bảng.

* Hướng dẫn cách trình bày:

+ Bài thơ cây dừa được trình bài qua thể loại thơ nào?

+ Đoạn thơ có mấy dòng?

+ Dòng thứ nhất có mấy tiếng?

+ Dòng thứ hai có mấy tiếng?

+ Các chữ cái đầu dòng thơ viết như thế nào?

- GV: Đây là thể thơ lục bát. Dòng thứ nhất viết lùi vào 1 ô, dòng thứ hai viết sát lề.

- GV đọc bài lần 2.

b. Thực hành viết chính tả: (15’) - GV đọc bài viết yêu cầu HS viết vào vở - GV đọc lại bài viết.

- Thu một số 7 – 8 quyển vở chấm.

c. Hướng dẫn làm bài tập: (8’) Bài 2: ‘

a. Hãy kể tên các loài cây bắt đầu bằng s hoặc x.

- GV tổ chức cho HS tìm từ tiếp sức.

- Yêu cầu HS đọc các từ vừa tìm được.

- GV nhận xét sửa sai.

b. Tìm các tiếng có vần in hoặc vần inh có nghĩa như sau:

- Tiếp theo số 8.

- Quả đã đến lúc ăn được.

- Nghe hoặc ngửi rất tinh rất nhạy.

Bài 3: GV yêu cầu đọc yêu cầu.

- GV yêu cầu đọc bài thơ.

- Tìm ra các tên riêng trong bài.

+ Khi viết tên riêng chỉ địa danh em phải viết như thế nào?

- Gọi HS lên bảng viết lại cho đúng, cả lớp viết vào bảng con.

như chiếc lược …Ngọn dừa: như người biết giật đầu gọi trăng. Thân dừa: bạc phếch, đứng canh trời đất.

Quả dừa: như đàn lợn con, như những hũ rượu.

- HS phân tích từ khó và sau đó viết bảng con:

Bạc phếch, hũ rượu, tàu dừa, dang tay, tỏa.

- Qua thể loại thơ lục bát, câu 6 chữ và câu 8 chữ.

- Đoạn thơ có 8 dòng.

- Dòng thứ nhất có 6 tiếng.

- Dòng thứ hai có 8 tiếng.

- Phải viết hoa.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS viết bài vào vở.

- HS dò bài, sửa lỗi.

- HS đọc yêu cầu.

- Lớp chia nhóm và thi đua tìm từ.

s: sắn, sim, sung, si, sen ...

x: xoan, xà cừ, xà nu, xương rồng .

- số chín - chín - thính - 2 HS đọc.

- bắc sơn, đình cả, thái nguyên, tây bắc, điện biên .

- Phải viết hoa.

- HS lên bảng viết, cả lớp viết vào

(27)

- GV nhận xét, sửa sai.

3. Củng cố dặn dò: (2’)

GV yêu cầu HS nêu lại cách trình bày chính tả.

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- Dặn HS về xem từ khó bài: “ Những quả đào”

vở bài tập.

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 28: ĐÁP LỜI CHIA VUI – TẢ NGẮN VỀ CÂY CỐI

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết đáp lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể.

2.Kỹ năng: Đọc và trả lời được các câu hỏi về bài miêu tả ngắn ; viết được các câu trả lời cho một phần.

3.Thái độ: Ham thích môn học.

*QTE: Quyền được tham gia (đáp lời chia vui)(BT1)

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Giao tiếp: Ứng xử văn hóa.

- Lắng nghe tích cực.

II. ĐỒ DÙNG

-Tranh minh hoạ SGK.

-Tranh (ảnh) hoặc quả măng cụt thật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ : (3’)

- Nhận xét bài kiểm tra định kỳ của HS.

B. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: (2’)

- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học - Ghi tên bài lên bảng

2. Hướng dẫn luyện tập : ( 32’)

Bài 1: Em đạt giải cao trong một cuộc thi (kể chuyện, vẽ hoặc múa hát ...) các bạn chúc mừng. Em sẽ nói gì để đáp lại lời chúc mừng của các bạn.

- GV treo tranh lên bảng.

- GV gọi HS lên làm mẫu.

- GV yêu cầu HS nhắc lại lời của HS2,

- Lắng nghe

- 3 HS nhắc lại tên bài

- HS đọc yêu cầu.

- 2 HS làm mẫu.

+ HS 1: Chúc mừng bạn đã đoạt giải cao trong cuộc thi.

+ HS 2: Cảm ơn bạn rất nhiều.

- Các bạn quan tâm đến tớ nhiếu quá, lần sau tớ sẽ cố gắng để đạt giải cao hơn./ Tớ cảm động quá. Cảm ơn

(28)

sau đó suy nghĩ để tìm cách nói khác.

- GV yêu cầu HS thực hành.

Bài 2 : Đọc và trả lời các câu hỏi : - GV đọc bài “Quả măng cụt”.

- GV yêu cầu HS đọc lại bài.

- GV cho HS xem quả măng cụt (Tranh, ảnh hoặc quả thật)

- GV cho HS thực hiện hỏi đáp theo nội dung.

a. Nói về hình dáng bên ngoài quả măng cụt.

+ Quả măng cụt có hình gì?

+ Quả to bằng chừng nào?

+ Quả măng cụt có màu gì?

+ Cuống to như thế nào?

b. Nói về ruột quả, mùi vị quả măng cụt.

+ Ruột quả măng cụt có màu gì?

+ Các múi như thế nào?

+ Mùi vị măng cụt ra sao?

-Yêu cầu từng cặp thi hỏi đáp nhanh.

- GV nhận xét sửa sai.

Bài 3: Viết vào vở các câu trả lời cho phần a hoắc phần b.

- Ở bài này chỉ viết phần TL không cần viết câu hỏi, trả lời dựa vào gợi ý của bài quả măng cụt.

- GV yêu cầu HS làm bài viết.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- GV nhận xét, sửa sai.

3. Củng cố dặn dò : (3’)

+ Khi đáp lời chia vui phải đáp với

các bạn.

- HS đọc yêu cầu.

- HS thực hành VD :

+ HS 1: Quả măng cụt hình gì?

+ HS 2: Hình tròn như quả cam.

+ HS 1: Quả to bằng chừng nào?

+ HS 2: To bằng nắm tay trẻ em.

+ HS 1: Quả măng cụt màu gì?

+ HS 2: Quả màu tím sẫm ngã sang đỏ.

+ HS 1: Cuống nó như thế nào?

+ HS 2: Cuống nó to và ngắn … - HS thực hành hỏi đáp.

- HS đọc yêu cầu.

- Lớp làm vào vở.

VD: Quả măng cụt tròn, giống như một quả cam nhưng nhỏ chỉ bằng nắm tay của môt đứa bé. Vỏ măng cụt màu tím thẫm, cuống măng cụt ngắn và to, có bốn, năm cái tai tròn trịa úp vào quả và vòng quanh cuống.

- HS trả lời câu hỏi.

(29)

thái độ như thế nào?

- Về nhà thực hành nói lời chia vui, đáp lời chia vui lịch sự, văn minh và viết về 1 loại quả mà em thích.

- Nhận xét tiết học.

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

VỆ SINH LỚP HỌC VÀ KHU VỰC ĐƯỢC PHÂN CÔNG

_______________________________________

TOÁN

TIẾT 139: CÁC SỐ TRÒN CHỤC TỪ 110 ĐẾN 200

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nhận biết được các số tròn chục từ 110 đến 200.

2.Kỹ năng:

- Biết cách đọc, viết các số tròn chục từ 110 đến 200.

- Biết cách so sánh các số tròn chục.

3.Thái độ: HS phát triển tư duy, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG

- Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100.

- Bảng kẻ sẵn các cột ghi: trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Gv kiểm tra HS về so sánh và thứ tự các số tròn trăm.

- Gọi 2 HS lên bảng viết các số tròn chục mà em đã biết

- Nhận xét, tuyên dương HS B. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: (2’)

- Trong bài học ngày hôm nay các con sẽ được học về các số tròn chuc từ 110 đến 200.

- Số tròn chuc là những số như thế nào?

- Ghi tên bài lên bảng 2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu các số tròn chục từ 110 đến 200. (12’)

- GV gắn lên bảng hình biểu diễn số 110

- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.

- 2 HS lên bảng viết ( các số : 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100).

Dưới lớp viết vào giấy nháp.

- HS lắng nghe

- Là những số có hàng đơn vị bằng 0 - 3 HS nhắc lại tên bài

- HS quan sát

- Có 1 trăm, 1 chục và 0 đơn vị.

(30)

+ Có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?

- GV: Số này đọc là: Một trăm mười.

+ 110 có mấy chữ số, là những chữ số nào?

+ Một trăm là mấy chục?

+ Vậy số 110 có bao nhiêu chục?

+ Có lẻ ra đơn vị nào không?

- GV: Đây là một số tròn chục.

- GV hướng dẫn tương tự với dòng thứ hai của bảng để HS tìm ra cách đọc, cách viết và cấu tạo của số 120.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và thảo luận để tìm ra cách đọc và cách viết của các số : 130 , 140 , 150 , 160 , 170 , 180 , 190 , 200 .

- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận.

- GV yc lớp đọc các số tròn chục từ 110 đến 200.

* So sánh các số tròn chục.

- GV gắn lên bảng hình biểu diễn 110 + Có bao nhiêu hình vuông?

- GV yêu cầu HS lên bảng viết số 110.

- GV gắn tiếp lên bảng hình biểu diễn số 120.

+ Có bao nhiêu hình vuông?

+ 110 hình vuông và 120 hình vuông, thì bên nào nhiều hơn, bên nào ít hơn?

-Ta nói 110 < 120 ; 120 > 110

* Hoạt động2 : Luyện tập (20’) Bài 1 :Viết (theo mẫu )

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS tự làm vào vở.

- Gọi HS nồi tiếp nêu kết quả bài của mình.

- GV nhận xét.

- Yêu cầu HS kiểm tra chéo vở và sửa sai.

Bài 2:

- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi 2 HS lên bảng, 1 HS đọc số để HS còn lại viết số.

- HS đọc

- Có 3 chữ số, chữ số hàng trăm là 1, chữ số hàng chục là 1, chữ số hàng đơn vị là 0.

- Là 10 chục.

- Có 11 chục.

- Không lẻ ra đơn vị nào cả.

- HS thảo luận cặp đôi và viết kết quả vào bảng số trong phần bài học.

- 2 HS lên bảng, 1 HS đọc số, 1 HS viết số, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Lớp đọc đồng thanh.

- Có 110 hình vuông.

- 1 HS viết, lớp viết b/c

- 120 hình vuông.

- 110 < 120 và 120 > 110.

- HS lắng nghe và nhắc lại.

- Bài tập yêu cầu dựa vào hình biểu diễn viết số và chữ tương ứng với hình theo mẫu.

- HS làm bài.

- HS báo cáo kết quả ( mỗi em 1 phộp tính)

- Kiểm tra chéo vở và sửa sai giúp bạn ( nếu có)

- Làm bài sau đó theo dõi bài làm của 2 HS lên bảng và nhận xét.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Teacher’s aids: English book, soft book, computer, lesson plan.. Students’ aids: Student book, notebooks,

Teacher’s aids: student book and teacher’s book, class CDs, flashcards, IWB software, projector/interactive whiteboard/TV.. Students’ aids: Student book,

- Tell pupils that they are going to listen to the recording, circle the correct options and write the answer to complete the sentences6. - Give them a few seconds to read each of

Teacher’s preparation: sach mem.vn, book, flashcards, laptop, CD, speakers, youtube.com.. Student’s preparation: books,

Tell pupils that they are going to listen to the recording and circle the correct answers.. - Give them a few seconds to read the sentences in silence and guess the words to fill

- Output: Ss pronounce the sounds 'crocodile, 'elephant, 'wonderful and 'beautiful in the words and the sentences correctly..

- Tell pupils that they are going to read the text and circle the correct words to complete

- Tell pupils that they are going to read the text about Mai and her friends Nam and Phong and write their names under the