• Không có kết quả nào được tìm thấy

TÌNH HÌNH KHÁM CHỮA BỆNH BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI CÁC TRẠM Y TẾ CỦA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2018 Nguyễn Ngọc Tâm

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "TÌNH HÌNH KHÁM CHỮA BỆNH BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI CÁC TRẠM Y TẾ CỦA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2018 Nguyễn Ngọc Tâm"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TÌNH HÌNH KHÁM CHỮA BỆNH BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI CÁC TRẠM Y TẾ CỦA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2018

Nguyễn Ngọc Tâm1*, Đỗ Châu Minh Vĩnh Thọ2 1. Bệnh viện Y học Cổ truyền Cần Thơ,

2. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

* Email: dsnguyenngoctam@gmail.com TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Sử dụng y học cổ truyền có thể đem lại hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy, việc sử dụng y học cổ truyền trong điều trị tại tuyến y tế cơ sở còn thấp. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỷ lệ người dân đến khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các Trạm y tế của quận Ninh Kiều năm 2018; (2) Tìm hiểu một số đặc điểm của bệnh nhân sử dụng y học cổ truyền tại các Trạm y tế của quận Ninh Kiều; (3) Đánh giá hiệu quả điều trị khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các Trạm y tế của quận Ninh Kiều năm 2018. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

mô tả cắt ngang bằng dữ liệu sẵn có tại các trạm y tế trên bệnh nhân viêm khớp và di chứng tai biến mạch máu não điều trị bằng y học cổ truyền. Kết quả: trong tổng số lượt khám chữa bệnh tại các trạm y tế, sử dụng y học cổ truyền có 763 lượt chiếm tỷ lệ 29%, Có 9,2% bệnh nhân chọn y học cổ truyển điều trị vì bệnh nhẹ, 61.2% do bệnh mạn tính và 29,6% do nguyên nhân khác. Hình thức sử dụng y học cổ truyền bằng dùng thuốc đơn thuần chiếm 4,2%, bằng phương pháp không dùng thuốc là 32,1% phối hợp cả 2 là 63,7%.

Trong các phương pháp không dùng thuốc có 62,8% dùng châm cứu, 55,6% xoa bóp – bấm huyệt, 4,2%

dùng hồng ngoại và 0,8% dùng vật lý trị liệu. Sau điều trị bằng y học cổ truyền 7 ngày, bệnh nhân viêm khớp cải thiện chức năng vận động và mức độ đau, bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não cải thiện chức năng vận động và sinh hoạt. Kết luận: Số bệnh nhân khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại trạm y tế còn thấp, nhưng sau can thiệp trên các bệnh nhân bằng y học cổ truyền, các bệnh nhân viêm khớp và di chứng tai biến mạch máu não đều cải thiện tốt, cần có hướng mở rộng và tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nhằm khẳng định về kết quả điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền tại tuyến cở sở.

Từ khóa: y học cổ truyền, viêm khớp, tai biến mạch máu não

ABSTRACT

USING TRADITIONAL MEDICINE OF PATIENTS AT COMMUNE HEALTH CENTERS IN NINH KIEU DISTRICT CANTHO IN 2018

Nguyen Ngoc Tam1*, Do Chau Minh Vinh Tho2 1. Can Tho Traditional Medicine Hospital, 2. Can Tho University of Medicine and Pharmacy Background: The use of traditional medicine can be effective for patients. However, according to some recent studies, the use of traditional medicine for treatment at the grassroots level is still low. Objectives: (1) Determining the proportion of people using traditional medicine at Ninh Kieu District's medical stations in 2018; (2) Exploring some charateristic of patient who use of traditional medicine; (3) Evaluating the results after the intervention with traditional medicine at Ninh Kieu District's Health Stations in 2018. Materials and methods: Cross-sectional by data at commune health centers and clinical trials over 763 patients with arthritis and stroke. Results: 29% of medical examination and treatment with traditional medicine out of the total number of medical examination and treatment at commune health centers. There were 9.2% of patients chose traditional medicine for mild illness, 61.2% due to chronic disease and 29.6% due to other causes. The use of traditional medicine by using drugs alone accounted for 4.2%, by non-pharmacological method, 32.1% of the combination of both was 63.7%. In non-pharmacological methods, 62.8% used acupuncture, 55.6% for acupressure, and 4.2% for infrared and 0.8% for physical therapy. After treatment with traditional medicine for 7 days, patients with arthritis improve their function and pain levels, stroke patients improve the function and activity.

(2)

Conclusion: Proportion use traditional medicine in conmune health center is low. Should expand and continue further research to confirm the results of traditional medicine treatment at the local level.

Keywords: traditional medicine, arthritis, stroke.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với sự phát triển của Y học hiện đại (YHHĐ) trong những thập kỷ gần đây, Y học cổ truyền (YHCT) đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống y tế và góp một phần không nhỏ trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe (CSSK) nhân dân. YHCT ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới ngay cả ở các nước tiên tiến, nơi có nền YHHĐ rất phát triển [6]. Tỷ lệ người sử dụng YHCT ngày càng tăng, đem lại những hiệu quả to lớn trong CSSK và hiệu quả kinh tế.Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy, việc sử dụng YHCT trong điều trị tại tuyến y tế cơ sở còn thấp. Trên thực tế việc triển khai những chủ trương của Đảng, Nhà nước và Ngành Y tế về phát triển YHCT vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở các trạm y tế (TYT) xã, nơi vùng sâu, vùng xa. tại các trạm y tế quận Ninh Kiều khám và điều trị bằng YHCT, trong đó điều trị các bệnh nhiều nhất là bệnh liên quan cơ xương khớp và di chứng Tai biến mạch máu não [5]. Tại quận Ninh Kiều cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào đánh giá về tình hình khám chữa bệnh YHCT tại các TYT để tìm ra giải pháp phù hợp, duy trì phát triển YHCT theo đúng chỉ tiêu đặt ra. Nghiên cứu được tiến hành với 3 mục tiêu: 1) Xác định tỷ lệ người dân đến khám, chữa bệnh bằng YHCT tại các Trạm y tế của quận Ninh Kiều năm 2018; 2) Tìm hiểu một số đặc điểm người bệnh khám chữa bệnh YHCT tại các Trạm y tế của quận Ninh Kiều năm 2018, và 3) Đánh giá hiệu quả điều trị khám chữa bệnh bằng YHCT tại các Trạm y tế của quận Ninh Kiều năm 2018.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Ðối tượng nghiên cứu: Người bệnh khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các trạm y tế quân Ninh Kiều thành phố Cần Thơ trong năm 2018.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang Cỡ mẫu:

Mục tiêu 1: Chọn mẫu theo công thức một tỷ lệ với P tỷ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT tại các trạm y tế.

Mục tiêu 2 và 3: Áp dụng công thức ước tính cỡ mẫu 2 tỷ lệ trước và sau điều trị n =

{Z1−α

2 √2p(1−p)+Z1−β √[p1(1−p1)+p2(1−p2)}

2

(p1−p2)2  350 𝐙(𝟏−

𝟐)= 1,96, 𝐙(𝟏−)= 1,04, p1= 100% là tỷ lệ hạn chế về chức năng vận động, sinh hoạt trước điều trị, p2= 80% là tỷ lệ kỳ vọng còn hạn chế chức năng vận động sau điều trị, nhân với hiệu lực thiết kế là 2 được 750, thực tế chúng tôi nghiên cứu trên 763 bệnh nhân

Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu toàn bộ người bệnh đến khám và chữa bệnh tại các trạm y tế của quận Ninh Kiều năm 2018

Thời gian, địa điểm nghiên cứu: 13 trạm y tế quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2018. Từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2018.

Nội dung nghiên cứu: 1) Xác định tỷ lệ sử dụng thuốc YHCT trên người bệnh dựa vào dữ liệu có sẳn tại các trạm y tế; 2) Một số đặc điểm của bệnh nhân sử dụng YHCT: lý do chọn YHCT, hình thức sử dụng YHCT, các phương pháp không dùng thuốc, đã điều trị YHCT trước đây, thời

(3)

gian điều trị trước đây, nhóm thuốc YHCT sử dụng, nhóm thuốc tây y sử dụng kết hợp; và 3) Đánh giá kết quả điều trị bằng y học cổ truyền: với 2 nhóm bệnh nhân viêm khớp (đánh giá thông qua vận động khớp, và mức độ đau), và nhóm bệnh nhân tai biến mạch máu não (đánh giá thông qua ăn uống, tắm, kiểm soát đại tiện, kiểm soát tiểu tiện, vệ sinh cá nhân, thay quần áo, sử dụng nhà vệ sinh, di chuyển khỏi giường, đi bộ, đi cầu thang, tri giác, giao tiếp, cử động mắt, vận động mặt, nâng cẳng tay, vận động bàn tay, trương lực chi trên, nâng chân, gập bàn chân, trương lực chi dưới).

Phương pháp xử lý & phân tích số liệu: thu thập số liệu và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 18.0.Các biến định tính được trình bày bằng tần suất, tỉ lệ %. Khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tỷ lệ sử dụng Y học cổ truyền trong khám chữa bệnh của người dân

Biểu đồ 1: Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và y học hiện đại

Nhận xét: tỷ lệ sử dụng y học cổ truyền trong khám chữa bệnh tại trạm y tế là 29% tổng số lượt và y học hiện đại chiếm tỷ lệ 71%.

3.2. Một số đặc điểm của bệnh nhân sử dụng y học cổ truyền Bảng 1. Đặc điểm chung của bệnh nhân

Đặc điểm chung của bệnh nhân Số lượng Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam giới 320 42

Nữ giới 443 58

Nhóm tuổi < 40 51 6,7

40 - 60 270 35,4

> 60 442 57.9

Kinh tế gia đình Nghèo 66 8,7

Đủ ăn 588 77,1

Khá giả 109 14,3

TỔNG 763 100,0

Nhận xét: độ tuổi trung bình là 63,3 tuổi, nhỏ nhất là 16 tuổi, lớn nhất là 99 tuổi. Tuổi <40 chiếm 6,7%, tuổi 40-60 chiếm 35,4% và >60 chiếm 57,9%. Nam giới chiếm 42%, nữ giới chiếm 58%, kinh tế gia đình nghèo 8,7%.

Bảng 1. Liên quan giữa nhóm bệnh Di chứng TBMMN, CTSN và sử dụng YHCT

Di chứng YHCT

Tân số Tỷ lệ % p

(4)

Tai biến mạch máu não 322 97,9

<0,001

Chấn thương sọ não 7 2,1

Tổng số 329 100

Nhận xét: tỷ lệ người bệnh có di chứng chấn thương sọ não sử dụng YHCT thấp hơn tỷ lệ người bệnh di chứng tai biến mạch máu não, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).

Bảng 3. Liên quan giữa bệnh lý cơ xương khớp và sử dụng YHCT

Bệnh lý cơ xương khớp YHCT p

Tân số Tỷ lệ %

Viêm khớp 34 7,83 <0,001

Thoái hóa khớp 358 82,49

Bệnh TK-Cột Sống 41 9,45

Tổng số 434 100

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh thoái hóa khớp và người bệnh có bệnh lý thần kinh cột sống sử dụng YHCT cao hơn người bệnh viêm khớp (p<0,05)

Bảng 4. Một số đặc điểm về sử dụng YHCT của bệnh nhân

Đặc điểm Tần số Tỷ lệ %

Lý do chọn YHCT Bệnh nhẹ 70 9.2

Bệnh mãn tính 467 61.2

Khác 226 29.6

Hình thức sử dụng YHCT

Dùng thuốc đơn thuần 32 4.2

PP không dùng thuốc 245 32.1

Kết hợp cả 2 486 63.7

Các phương pháp

không dùng thuốc Châm cứu 479 62.8

Xoa bóp – bấm huyệt 424 55.6

Hồng ngoại 32 4.2

Vật lý trị liệu 6 0,8

TỔNG SỐ 763 100

Nhận xét: có 9,2% bệnh nhân chọn y học cổ truyển điều trị vì bệnh nhẹ, 61.2% do bệnh mạn tính và 29,6% do nguyên nhân khác. Hình thức sử dụng y học cổ truyền bằng dùng thuốc đơn thuần chiếm 4,2%, bằng phương pháp không dùng thuốc là 32,1% phối hợp cả 2 là 63,7%.

Trong các phương pháp không dùng thuốc có 62,8% dùng châm cứu, 55,6% xoa bóp – bấm huyệt, 4,2% dùng hồng ngoại và 0,8% dùng vật lý trị liệu.

Hình 1: Nhóm thuốc YHCT bệnh nhân sử dụng

Nhận xét: Nhóm thuốc YHCT sử dụng: Bổ dưỡng – bổ khí (20,4%) nhóm hoạt huyết khứ ứ (9,3%), nhóm tán phong thấp (31,2%) nhóm tán phong hàn (18,9%) nhóm trừ thấp, lợi thủy (1,3%) nhóm thanh nhiệt lương huyết (1,2%), nhóm ly khí (0,5%).

(5)

3.3. Đánh giá kết quả điều trị bằng Y học cổ truyền

3.3.1. Đánh giá kết quả điều trị trên bệnh nhân viêm khớp Bảng 5. Đánh giá kết quả điều trị trên bệnh nhân viêm khớp

BN Viêm khớp n=434

Trước điều trị (TB ± ĐLC)

Sau điều trị (TB ± ĐLC)

Hiệu số (KTC 95%)

t-test p

Vận động khớp 3,88±1,53 3,13±1,59 0,75

(0,68-0,82)

20,384

<0,001

Mức độ đau 3,13±1,646 3,96±1,55 0,83

(0,75-0,9)

19,519

<0,001 Nhận xét: điểm trung bình mức độ vận động khớp trước điều trị là 3,88±1,53, sau điều trị là 3,13±1,59, tăng thêm trung bình 0,75 (KTC95%: 0,68-0,82). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Điểm trung bình mức độ đau trước điều trị là 3,13±1,646, sau điều trị là 3,96±1,55, giảm trung bình 0,83 (KTC 95%: 0,75-0,9). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).

3.3.2. Đánh giá kết quả điều trị trên bệnh nhân di chứng TBMMN Bảng 6. Đánh giá kết quả điều trị trên bệnh nhân di chứng TBMMN

Sinh hoạt của bệnh nhân Trước Sau Hiệu số % 2Mc Nemar p

n % n %

Ăn uống Tự xúc, gắp thức ăn 223 67,8 234 71,1 3,3%

0,002 Cần sự giúp đỡ 1 phần 104 31,6 93 28,3 -3,3%

Phụ thuộc hoàn toàn 2 0,6 2 0,6 0%

Tắm Tự tắm 219 66,6 236 71,7 5,1%

<0,001

Cần sự giúp đỡ 110 33,4 93 28,3 -5,1%

Kiểm soát đại tiện

Tự chủ 198 60.2 228 69.3 9.1% <0,001

Đôi khi cần sự giúp đỡ 131 39.8 101 30.7 -9.1%

Kiểm soát tiểu tiện

Tự chủ 241 73.3 256 77.8 4.5% 0,001

Đôi khi cần sự giúp đỡ 88 26.7 73 22.2 -4.5%

Vệ sinh cá nhân

Tự rửa mặt, chải đầu 189 57.4 244 74.2 16.8%

<0,001 Cần có sự giúp đỡ 140 42.6 85 25.8 -16.8%

Thay quần áo Tự thay quần áo 91 27.7 177 53.8 26.1%

<0,001 Cần giúp đỡ 1 phần 227 69.0 143 43.5 -25.5%

Phụ thuộc hoàn toàn 11 3.3 9 2.7 -0.6%

Sử dụng nhà VS

Tự đi vệ sinh 60 18.2 151 45.9 27.7%

<0,001 Cần sự giúp đỡ 269 81.8 178 54.1 -27.7%

Di chuyển khỏi giường

Tự di chuyển 129 39.2 177 53.8 14.6%

<0,001 Đôi khi cần giúp đỡ 168 51.1 132 40.1 -11%

Cần sự giúp đỡ, tự ngồi 29 8.8 17 5.2 -3.6%

Đi bộ Tự đi được 50m 177 53.8 245 74.5 20.7%

<0,001 Đi phải có người dìu 132 40.1 68 20.7 -19.4%

Phải nhờ xe lăn 17 5.2 13 4.0 -1.2%

Cần giúp đỡ hoàn toàn 3 0.9 3 0.9 0%

Đi cầu thang Tự lên, xuống 44 13.4 163 49.5 36.1%

<0,001 Cần sự giúp đỡ 244 74.2 143 43.5 -30.7%

Không leo được 41 12.5 23 7.0 -5.5%

Tri giác Bình thường 287 87.2 301 91.5 -4.3% 0,001

Lơ mơ 42 12.8 28 8.5 -4.3%

Giao tiếp Bình thường 132 40.1 185 56.2 16.1% <0,001

Khó khăn 197 59.9 144 43.8 -16.1%

(6)

Cử động mắt Bình thường 275 83.6 282 85.7 2.1% 0,016

Khó khăn 54 16.4 47 14.3 -2.1%

Vận động mặt Bình thường 299 90.9 314 95.4 4.5% 0,001

Liệt mặt 30 9.1 15 4.6 -4.5%

Gập bàn chân Bình thường 154 46.8 204 62.0 15.2%

<0,001 Vận động không 169 51.4 121 36.8 -14.6%

Không thể làm được 6 1.8 4 1.2 -0.6%

Trương lực chi dưới

Bình thường 218 66.3 257 78.1 11.8%

<0,001 Co cứng/mềm nhũng 111 33.7 72 21.9 -11.8%

Nhận xét: Sau điều trị, tất cả các chức năng vận động, sinh hoạt của bệnh nhân đều có cải thiện, sự khác biệt tỷ lệ trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

IV. BÀN LUẬN

4.1. Tỷ lệ sử dụng y học cổ truyền trong khám chữa bệnh của người dân

Trong tổng số lượt khám chữa bệnh tại các trạm y tế, y học cổ truyền có 763 lượt chiếm tỷ lệ 29% tổng số lượt và y học hiện đại có 2631 lượt chiếm tỷ lệ 71% tổng số lượt khám. Một nghiên cứu của Trần Đức Tuấn [5]. về Thực trạng sử dụng y học cổ truyền tại tuyến xã phường thuộc tỉnh Hải Dương so với chỉ tiêu mà chính sách Quốc gia về YDHCT được Chính phủ phê duyệt thì tỷ lệ điều trị bằng YHCT tại tuyến huyện và tuyến xã, phường còn thấp. Cụ thể là tuyến huyện mới chỉ đạt 12% trong khi đó chỉ tiêu đề ra là 25%, tuyến xã cũng mới chỉ đạt 9,8% trong khi đó chỉ tiêu là 40% [5]. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Hoàng Sơn [3]. tại các cơ sở y tế thuộc Quận Long Biên-Tp.Hà Nội, tỷ lệ người dân khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền cũng chỉ đạt 33,44%

[3].Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự nghiên cứu trước đây của Nguyễn Ngọc Tâm và Phan Thị Hồng Nga [4],[2]. là nhóm bệnh đau nhức khớp có 227/237 trường hợp chiếm tỷ lệ 95,8% và nhóm tai biến mạch máu não có 136/145 trường hợp chiếm tỷ lệ 93,8%.Nguyên nhân của tình trạng tỷ lệ sử dụng YHCT tại các CSYT công lập tuyến y tế cơ sở như trạm y tế còn thấp, là do tại các tuyến này chưa thực sự được quan tâm đầu tư về nhân lực, cơ sở vật chất cũng như kinh phí cho hoạt động YHCT, tại trạm y tế xã nhiều nơi chưa có biên chế chính thức và ổn định cho cán bộ làm công tác YHCT, vì vậy sức hấp dẫn đối với người dân còn thấp. Mặt khác một số huyện chưa bố trí cán bộ phụ trách công tác chỉ đạo tuyến về YHCT, nhiều xã chưa có sự phối kết hợp giữa Chi hội YHCT với Trạm y tế.

4.2. Một số đặc điểm của bệnh nhân sử dụng y học cổ truyền tại trạm y tế

Về lý do lựa chọn y học cổ truyền để điều trị, có 9,2% bệnh nhân chọn y học cổ truyển điều trị vì bệnh nhẹ, 61.2% do bệnh mạn tính và 29,6% do nguyên nhân khác. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 92% người dân thích sử dụng YHCT để chữa bệnh, và 89% người dân tin tưởng vào thuốc và các phương pháp chữa bệnh bằng YHCT. Tuy nhiên, niềm tin cá nhân và sở thích không phải là lý do duy nhất khiến người dân sử dụng YHCT để chữa bệnh. Kết quả của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của Lê Văn Dũng [1].lý do người dân chọn YHCT trong điều trị cao nhất là bệnh mãn tính với tỷ lệ 68,3%, tiếp đến là lý do thuốc YHCT bổ là 47,6%, lý do bệnh nhẹ 47,5%, lý do dùng YHCT không có tác dụng phụ là 34,9%, chỉ có 6,1% chọn sử dụng YHCT trong trường hợp bệnh nặng. YHCT được người dân chọn để điều trị khá phổ biến trong một số loại bệnh như bệnh mạn tính, bệnh thông thường (bệnh nhẹ). Đối với bệnh cấp tính (bệnh nặng) không phải là ưu thế của YHCT.

4.3. Đánh giá kết quả điều trị bằng YHCT của bệnh nhân TBMMN và viêm khớp

Đối với bệnh nhân viêm khớp, đây là một bệnh lý thường gặp, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động do đau đớn, với dấu hiệu thường gặp nhất của viêm khớp đó là hạn chế

(7)

tầm vận động của khớp và đau tại khớp. Kết quả sau 7 ngày điều trị cho thấy điểm trung bình mức độ vận động khớp trước điều trị là 3,88±1,53, sau điều trị là 3,13±1,59, tăng thêm trung bình 0,75 (KTC95%: 0,68-0,82). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Điểm trung bình mức độ đau trước điều trị là 3,13±1,646, sau điều trị là 3,96±1,55, giảm trung bình 0,83 (KTC 95%: 0,75-0,9). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).

Sau điều trị, các chức năng vận động và sinh hoạt của bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não như: ăn uống,tắm,kiểm soát đại tiện, kiểm soát tiểu tiện, vệ sinh cá nhân, thay quần áo, sử dụng nhà vệ sinh,di chuyển khỏi giường,đi bộ,đi cầu thang,tri giác,giao tiếp,cử động mắt,vận động mặt,nâng cẳng tay,vận động bàn tay, trương lực chi trên,nâng chân,gập bàn chân,trương lực chi dưới đều cải thiện cho thấy y học cổ truyền rất phù hợp cho các bệnh nhân có di chứng TBMMN. Vậy nên cụ thể vào tình hình bệnh nhân để xây dựng phương án điều trị y học cổ truyền, tích cực , căn cứ tập luyện kết hợp với kiên trì phục hồi chức năng; thay đổi lối sống cho phù hợp, đặc biệt phải quan tâm tới vấn đề huyết áp để tránh tái phát tai biến mạch máu não.

V. KẾT LUẬN

Số bệnh nhân khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền chiếm tỷ lệ 29% tổng số lượt khám chữa bệnh tại trạm y tế, sau can thiệp trên các bệnh nhân bằng y học cổ truyền, các bệnh nhân viêm khớp và di chứng tai biến mạch máu não đều cải thiện tốt. Cần có hướng mở rộng và tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nhằm khẳng định về kết quả điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền tại tuyến cở sở.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Dũng (2007), “Nghiên cứu thực trạng hoạt động nghề của một số cơ sở YHCT tư nhân tại tỉnh Hải Dương”, Luận văn Thạc sĩ y khoa Học viện Quân y.

2. Phan Thị Hồng Nga (2012), “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện Y học cổ truyển năm 2012”. luận văn chuyên khoa I, Trường ĐHYD Cần Thơ.

3. Nguyễn Hoàng Sơn (2007), “Thực trạng nhu cầu khám chữa bệnh bằng YHCT và khả năng đáp ứng về nhân lực của Quận Long Biên Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ y khoa Học viện Quân y.

4. Nguyễn Ngọc Tâm (2014), “Tình hình sử dụng thuốc y học cổ truyền và diễn biến kết quả điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ năm 2013”, luận văn chuyên khoa I, Trường ĐHYD Cần Thơ.

5. Trần Đức Tuấn (2012),“Thực trạng sử dụng y học cổ truyền tại tuyến xã phường thuộc tỉnh Hải Dương”, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

6. World Health Organization (2014), Chiến lược y học cổ truyền của Tổ chức y tế thế giới.

(Ngày nhận bài: 27/8/2019 - Ngày duyệt đăng bài: 17/9/2019)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bổ sung vào Danh mục ban hành kèm theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT các kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh của 25 chuyên khoa, chuyên ngành bao gồm: Hồi sức cấp cứu

Các ông (bà): Chánh văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh; Vụ trưởng Vụ Y Dược cổ truyền, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Cục

Trên cơ sở ý kiến của Bộ Y tế tại Công văn số 4316/BYT-BH ngày 27/5/2021 về việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng Vss-ID để đi

Điều này có thể do cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội tại địa phương, nhiều cơ sở khám bệnh tư nhân chuyên về sản khoa xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thiết lập cơ sở dữ liệu và nhân sự cho việc tiếp nhận báo cáo sự cố y khoa, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Y tế thiết lập Ban An toàn người

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thu quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên giai đoạn

Chính vì thế chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát các thể lâm sàng của chứng Yêu thống đau vùng thắt lưng và c c yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền

4.3 Các yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường type 2 ở cán bộ công an Cà Mau Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận sự khác biệt về tỷ lệ mắc đái tháo đường giữa các nhóm tuổi,