• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam- Tổng quan nghiên cứu và đề xuất mô hình

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam- Tổng quan nghiên cứu và đề xuất mô hình"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam- Tổng quan nghiên cứu và đề xuất mô hình

Trần Trọng Nguyên Đàm Thanh Tú Bùi Thị Hà Linh

Ngày nhận: 25/12/2018 Ngày nhận bản sửa: 08/01/2019 Ngày duyệt đăng: 00/00/2019

Minh bạch thông tin từ phía các công ty, đặc biệt là các công ty niêm yết là cơ sở quan trọng làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp và góp phần giúp thị trường chứng khoán (TTCK) phát triển bền vững. Tại Việt Nam, với việc ban hành Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK đã góp phần tạo ra hành lang pháp lý cho công tác quản lý công bố thông tin của các công ty đại chúng. Tuy nhiên, một số quy định pháp luật còn chưa đầy đủ, rõ ràng, chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế nên gây khó khăn cho minh bạch thông tin và nâng hạng TTCK Việt Nam. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ xây dựng mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Mô hình này là cơ sở để chúng tôi phát triển nghiên cứu của mình khi có đủ dữ liệu về các công ty niêm yết để đưa ra các giải pháp tăng cường tính minh bạch trong công bố thông tin trên TTCK Việt Nam.

Từ khóa: Công ty niêm yết, minh bạch thông tin, thông tin tài chính.

1. Giới thiệu

inh bạch thông tin từ phía các công ty, đặc biệt là các công ty niêm yết (CTNY) là cơ sở quan trọng làm

gia tăng giá trị của doanh nghiệp và góp phần giúp TTCK phát triển bền vững. Theo tác giả Ricardo N. Bebczuk (2003), để TTCK và thị trường vốn nói chung phát triển thì sự minh bạch thông tin là cần thiết và một trong những

(2)

sự thiếu minh bạch trong cung cấp thông tin sẽ khiến cho TTCK không thể hoạt động hiệu quả.

Trong thời gian gần đây, minh bạch thông tin của CTNY là vấn đề đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam được công bố.

Năm 2003, tác giả Andres Almazan và cộng sự đã nghiên cứu mối quan hệ giữa minh bạch thông tin, đặc biệt là thông tin từ báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán và vấn đề quản trị công ty. Bartley và cộng sự (2007) đưa ra giả thuyết là phí kiểm toán càng cao thì rủi ro gian lận BCTC càng lớn và kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng chứng tỏ giả thuyết này của tác giả là đúng. Ngoài ra, Yang Lan và cộng sự (2013) đã phân tích tác động của việc ban hành một loạt các chuẩn mực kiểm toán mới đến môi trường thông tin của TTCK Trung Quốc, hay Yan-Leung Cheung và cộng sự (2010) đã dựa trên các Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) để xây dựng Chỉ số minh bạch, được sử dụng để đánh giá các CTNY lớn của Trung Quốc trong giai đoạn 2004- 2007. Tại Châu Âu, Sasho Arsov & Vesna Bucevska (2017) đã sử dụng một mẫu nghiên cứu gồm 145 công ty từ các nước Croatia, Macedonia, Slovenia và Serbia cho nghiên cứu về tính minh bạch và công bố thông tin tại các nền kinh tế sau chuyển đổi của Đông Âu.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu của Nguyễn Văn Dần (2012) về minh bạch thông tin tài chính và hành vi nhà đầu tư trong TTCK Việt Nam;

Nguyễn Thuý Anh (2012) về minh bạch hoá thông tin trên TTCK Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) về minh bạch thông tin tài chính của các CTNY trên TTCK Việt Nam; Trương Đông Lộc (2016) nghiên cứu về việc xây dựng chỉ số minh bạch và công bố thông tin cho các CTNY trên TTCK Việt Nam; Hà Xuân Thạch và cộng sự (2017) về xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp trên sàn UPCOM… cũng đã làm đa dạng và phong phú những cách tiếp cận về sự minh bạch và công bố thông tin của các CTNY, là những

tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách nhằm xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam.

Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trên thì mỗi tác giả lại đưa ra một quan điểm khác nhau để đo lường tính minh bạch của các CTNY. Hơn nữa, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây của một số nhà khoa học ở Việt Nam hoặc là số liệu đã không còn tính thời sự, hoặc là việc chọn mẫu các CTNY chưa đủ lớn để mang tính đại diện cho TTCK Việt Nam. Vì thế, trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ vận dụng sáng tạo cách đo chỉ số minh bạch của CTNY của tổ chức Standard and Poor’s (S&P), Chỉ số quản trị và minh bạch thông tin của Singapore và Hệ thống xếp hạng mức độ công bố và minh bạch hóa thông tin của Đài Loan để đo lường mức độ minh bạch thông tin tài chính của các CTNY ở Việt Nam. Qua đó, chúng tôi đề xuất mô hình hồi quy để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin tài chính của các CTNY trên TTCK Việt Nam.

2. Cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu 2.1. Khái niệm về minh bạch

Sự minh bạch (Transparency) theo nghĩa đen thông thường là sự rõ ràng, trong suốt, có thể nhìn rõ được. Cùng với sự phát triển của kinh tế tri thức, khái niệm sự minh bạch thường đi kèm với thông tin. Hiện tại, có nhiều khái niệm về minh bạch thông tin. Winkler (2000) cho rằng minh bạch là số lượng thông tin mà trên đó, các nhà kinh tế dựa vào đó để đưa ra các quyết định hoặc kỳ vọng của họ. DiPiazza và Eccles (2002) định nghĩa minh bạch là sự bắt buộc sẵn sàng cung cấp thông tin cần thiết cho cổ đông nhằm đưa ra những quyết định. Theo Vaccaro và Madsen (2009), minh bạch là mức độ đầy đủ của thông tin được cung cấp bởi mỗi công ty đến thị trường, liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ. Ở góc độ công ty, Bushman (2001) định nghĩa minh bạch thông tin tài chính là sự sẵn có của thông tin cụ thể về công ty cho các nhà đầu tư và cổ đông bên ngoài. Nhìn chung, các khái niệm về minh bạch ở trên cơ bản là thống nhất với nhau.

(3)

2.2. Một số chỉ số đo lường sự minh bạch thông tin

Để đo lường mức độ minh bạch thông tin của một công ty cần thiết phải có một thước đo thống kê thể hiện được sự chính xác và đầy đủ của các thông tin được công bố. Việc đo lường mức độ minh bạch thông tin có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của TTCK nói chung và các CTNY nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề thông tin bất đối xứng luôn thường trực trong mọi lĩnh vực, đặc biệt đối với một thị trường rất nhạy cảm về thông tin như TTCK thì việc đo lường càng trở nên phức tạp. Cho đến nay, vẫn chưa có một công thức hay thước đo chung nào để đánh giá mức độ minh bạch thông tin của một CTNY bởi lẽ đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, hiểu đầy đủ về minh bạch thông tin là điều rất phức tạp. Có nhiều phương pháp đo lường minh bạch thông tin như phương pháp đo lường mức độ bất cân xứng thông tin, phương pháp đo lường mức độ hiệu quả của thị trường.

Một trong những phương pháp được đa số các nước trên thế giới áp dụng là thiết lập bộ chỉ số đánh giá minh bạch thông tin. Theo đó, bộ tiêu chí càng phản ảnh tốt các thuộc tính của minh bạch thông tin thì chất lượng đo lường càng cao. Tuy nhiên, mỗi thị trường lại thiết lập một bộ chỉ số riêng tùy thuộc vào luật pháp và đặc điểm của từng quốc gia. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số chỉ số đo lường mức độ minh bạch thông tin của CTNY hiện đang được áp dụng.

Năm 2001, tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới S&P lần đầu tiên đưa ra một cách thức xếp hạng tính minh bạch và công bố thông tin (Transparency and Disclosure) cho hơn 300 công ty lớn niêm yết ở các TTCK phát triển.

S&P đánh giá tính minh bạch của công ty dựa trên các BCTC thường niên bằng 98 câu hỏi được chia thành 3 nhóm: Nhóm 1 là 28 câu hỏi liên quan đến minh bạch thông tin về cấu trúc sở hữu và quyền của nhà đầu tư; Nhóm 2 là 35 câu hỏi liên quan đến minh bạch thông tin tài chính và tình hình kinh doanh của công ty;

Nhóm 3 là 35 câu hỏi liên quan đến minh bạch thông tin về cơ cấu và hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc công ty. Các công ty

niêm yết được điều tra trả lời các câu hỏi dưới dạng “Yes/No” và được xếp hạng trên thang điểm 10. Xếp hạng chung là tổng số điểm mà công ty đạt được trên 98 tiêu chí đã đặt ra.

Năm 2003, Viện Nghiên cứu Chứng khoán và Hợp đồng tương lai (Securities and Futures Institute- SFI) dưới sự chỉ đạo của Sở Giao dịch chứng khoán Đài Loan (TWSE) và Sàn Giao dịch chứng khoán phi tập trung (GTSM) đã công bố Hệ thống xếp hạng mức độ công bố và minh bạch hóa thông tin, viết tắt là IDTRS (Information Disclosure and Transparency Ranking System) để đo lường mức độ minh bạch hóa thông tin của tất cả các CTNY trên TTCK Đài Loan. Khi bắt đầu tiến hành đánh giá, bộ tiêu chí này gồm 62 câu hỏi, năm 2004 tăng lên thành 88 câu hỏi và đến năm 2012 thì bộ tiêu chí đó có 113 câu hỏi. IDTRS gồm 5 nội dung chính liên quan đến các vấn đề về: Việc tuân thủ công bố thông tin bắt buộc; thời hạn công bố các báo cáo; công bố thông tin về dự báo tài chính; công bố thông tin trong các báo cáo thường niên; công bố thông tin trên website doanh nghiệp.

Năm 2009 tại Singapore, tạp chí Business Times phối hợp cùng Trung tâm quản trị công ty, Trường Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Singapore, CPA Australia và Hiệp hội Đầu tư và Quản lý Singapore xây dựng nên chỉ số quản trị và minh bạch thông tin (Governance and Transparency Index- GTI). Chỉ số này được chia thành 2 nhóm chính: Quản trị công ty và minh bạch thông tin. Các điểm đánh giá bao gồm: Vấn đề về hội đồng quản trị và ban giám đốc (tối đa là 35 điểm); Vấn đề về chính sách lương thưởng (tối đa là 20 điểm); Vấn đề về kế toán và kiểm toán (tối đa là 20 điểm); Vấn đề về minh bạch và mối quan hệ với nhà đầu tư (tối đa là 25 điểm).

2.3. Một số lý thuyết nền liên quan đến tính minh bạch thông tin

- Lý thuyết thông tin hữu ích: Do đặc điểm mất cân đối về mặt thông tin giữa các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, những đối tượng bên ngoài luôn có xu hướng dựa vào thông tin kế toán như một tài liệu quan trọng

(4)

cho việc ra quyết định kinh tế. Minh bạch thông tin được xây dựng trên nền tảng tính hữu ích của các thông tin tài chính đối với các đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp.

Lý thuyết thông tin hữu ích là cơ sở để đánh giá hiệu quả tác dụng của việc sử dụng thông tin cho các quyết định quản lý chứ không đơn thuần là để phục vụ theo yêu cầu của pháp luật.

- Lý thuyết về thông tin bất cân xứng: Thông tin bất cân xứng trên TTCK xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tư sở hữu được thông tin riêng hoặc có nhiều thông tin hơn về một công ty so với các nhà đầu tư còn lại. Nói cách khác,

thông tin bất cân xứng xuất hiện khi người mua và người bán có các thông tin khác nhau”.

Lý thuyết thông tin bất cân xứng được sử dụng để lý giải về việc phát tín hiệu ra thị trường hay tăng cường công bố thông tin tốt để giúp nhà đầu tư phân biệt chứngkhoán tốt và xấu của các CTNY.

- Lý thuyết tiết kiệm chi phí thông tin: Công bố thông tin có liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp. Để minh bạch thông tin công bố, yêu cầu về việc thiết lập một hệ thống để thực hiện quá trình thu thập, xử lý và trình bày thông tin một cách hữu hiệu là hết sức cần thiết. Ngoài các chi phí phải bỏ ra để thiết lập nguồn thông tin bình thường, để thông tin được cung cấp một cách minh bạch, doanh nghiệp cần phải tiêu tốn nhiều chi phí hơn bình thường. Do đó, việc xem xét và cân nhắc giữa lợi ích và chi phí được đặt ra cho quá trình công bố thông tin của doanh nghiệp.

- Lý thuyết đại diện: Lý thuyết người chủ- người đại diện (lý thuyết đại diện) xuất hiện trong bối cảnh việc quản trị kinh doanh gắn liền với những nghiên cứu về hành vi của người chủ và người làm thuê thông qua các hợp đồng. Nội dung của lý thuyết gồm các điểm chính sau:

+ Chủ thể hay chủ sở hữu vốn và người đại diện hay nhà quản trị luôn đối nghịch về lợi ích.

Người sở hữu vốn quan tâm đến giá trị công ty, giá cổ phiếu (lợi ích của họ). Trong khi đó nhà quản trị về cơ bản không quan tâm nhiều đến lợi ích của cổ đông mà quan tâm đến lợi ích của mình.

+ Việc không đồng nhất lợi ích giữa cổ đông (chủ sở hữu) và Giám đốc (người đại diện) làm

phát sinh một loại chi phí gọi là “chi phí đại diện”. Đây là loại chi phí để duy trì một mối quan hệ đại diện hiệu quả. Chi phí này bằng không khi chủ sở hữu đồng thời là Giám đốc công ty. Chi phí đại diện càng lớn khi Giám đốc sở hữu ít hoặc không sở hữu cổ phiếu công ty.

Các chi phí đại diện bao gồm: chi phí giám sát, chi phí ràng buộc và chi phí cơ hội.

3. Xây dựng mô hình nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin tài chính

3.1. Các giả thuyết cho mô hình

Thông qua việc nghiên cứu các mô hình liên quan đến tính minh bạch thông tin tài chính ở trong nước cũng như quốc tế và kết hợp với đặc điểm của các CTNY trên TTCK Việt Nam hiện nay, chúng tôi tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu có biến phụ thuộc được xác định là mức độ minh bạch thông tin tài chính của các CTNY và các biến độc lập là các nhân tố tác động đến tính minh bạch của các CTNY. Những giả thuyết cho mô hình được chúng tôi đặt ra như sau:

- Giả thuyết H1: Các công ty có quy mô lớn thì minh bạch thông tin tài chính hơn các công ty có quy mô nhỏ.

Các nghiên cứu đã đưa ra lý do giải thích cho mối quan hệ giữa quy mô công ty

và mức độ minh bạch thông tin là do nhu cầu công khai thông tin hay có thể là các công ty lớn công bố nhiều thông tin hơn để giảm áp lực chính trị hoặc các công ty lớn thường có nhiều nguồn lực sản xuất nên công khai thông tin nhiều hơn. Ngoài ra, một số nghiên cứu (Robert Bushman và cộng sự, 2001; Archambault, 2003) cũng cho rằng, các doanh nghiệp có quy mô lớn thường có nhiều nhà đầu tư lớn hơn doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thông tin do họ công bố thường nhạy cảm hơn với sự giám sát nhiều hơn từ công chúng, nhà đầu tư và chính phủ. Hơn nữa, theo lý thuyết tiết kiệm chi phí thông tin, chi phí là gánh nặng cho các CTNY khi muốn thiết lập và tổ chức hệ thống cung cấp thông minh bạch. Các công ty quy mô lớn có điều kiện thuận lợi và dễ dàng hơn trong việc

(5)

đầu tư vào quá trình tổ chức hệ thống công bố thông tin hơn các công ty quy mô nhỏ. Vì vậy, các công ty có quy mô lớn có thể minh bạch thông tin nhiều hơn các công ty có quy mô nhỏ.

- Giả thuyết H2: Các công ty có đòn bẩy tài chính cao thì mức độ minh bạch thông tin tài chính càng cao.

Một số nghiên cứu của các tác giả trước đây cho rằng, công ty có đòn bẩy tài chính cao sẽ minh bạch thông tin nhiều hơn các công ty có đòn bẩy tài chính thấp. Khi các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao thì sẽ chịu sự giám sát nhiều hơn từ các bên liên quan (Archambault, 2003; Tanvir Hasan và Zakir Hosain, 2015).

Các chủ nợ sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin nhiều hơn để đảm bảo lợi ích của họ.

Nhà quản lý sẽ thuyết phục các chủ nợ trong việc cho vay bằng việc công bố thông tin nhiều hơn để giảm chi phí nợ vay. Đồng thời, thông qua lý thuyết đại diện, có thể thấy rằng đây là cách để nhà quản lý giảm chi phí đại diện. Tăng cường mức độ công bố và minh bạch thông tin sẽ làm giảm sự bất đối xứng thông tin giữa các chủ nợ và nhà quản lý, do đó làm giảm chi phí đại diện.

- Giả thuyết H3: Công ty có lợi nhuận tốt sẵn sàng minh bạch thông tin hơn là công ty có lợi nhuận thấp.

Theo lý thuyết đại diện, các công ty có lợi nhuận tốt công bố nhiều thông tin hơn để nhà quản lý có cơ hội được hưởng các khoản lợi ích nhiều hơn từ cổ đông hay nhận được khen thưởng từ cổ đông hoặc để duy trì vị thế của mình (Cheung và cộng sự, 2005). Ngoài ra, theo lý thuyết thông tin bất cân xứng, trên TTCK các CNTY có tình hình tài chính lành mạnh, kết quả kinh doanh tốt và có dự án đầu tư triển vọng thường chủ động trong việc công bố thông tin ra bên ngoài; đây là cách mà các CTNY phát tín hiệu ra thị trường, để các nhà đầu tư phân biệt được chứng khoán tốt và xấu nhằm hạn chế tình trạng lựa chọn bất lợi. Các công ty có lợi nhuận cao thường công bố nhiều thông tin nhằm thu hút sự quan tâm của thị trường và các nhà đầu tư, từ đó giá trị cổ phiếu của họ được gia tăng.

Trong khi đó, công ty có lợi nhuận thấp thường công bố ít thông tin hay công bố không rộng rãi nhằm che dấu những lý do hay tình trạng hoạt

động kém hiệu quả nếu lợi nhuận thấp.

- Giả thuyết H4: Công ty có hiệu quả sử dụng tài sản càng cao thì mức độ minh bạch thông tin càng cao.

Giả thuyết này được lý giải thông qua lý thuyết đại diện như sau: Các công ty có hiệu quả sử dụng tài sản cao thường công bố thông tin rõ ràng và đầy đủ hơn để duy trì lợi thế cho nhà quản lý (người đại diện) và để thu hút sự chú ý của nhà đầu tư về tính hiệu quả trong công tác quản trị nói chung và việc sử dụng tài sản nói riêng của người đại diện (Cheung và cộng sự, 2005). Đây cũng là cách phát tín hiệu cho nhà đầu tư (người chủ) hiện tại và tương lai của công ty thấy được triển vọng tương lai trong hoạt động của doanh nghiệp mà mình quản lý.

- Giả thuyết H5: Công ty được kiểm toán bởi một trong các công ty kiểm toán lớn có thể công bố nhiều thông tin hơn các công ty nhỏ.

Lý thuyết thông tin hữu ích khẳng định rằng, do đặc điểm mất cân đối về mặt thông tin giữa các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, trên TTCK những đối tượng bên ngoài, thường là các nhà đầu tư có xu hướng dựa vào thông tin kế toán như một tài liệu quan trọng cho việc ra các quyết định kinh tế. Nếu BCTC được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán lớn, có uy tín sẽ được những đối tượng cần thông tin tin cậy hơn (Archambault, 2003). Tại Việt Nam, nghiên cứu của L. T. M. Hạnh (2015) phân chia quy mô công ty kiểm toán theo 2 nhóm là nhóm công ty kiểm toán Big4 (Deloitte; Ernst and Young;

KPMG; PWC) và nhóm không phải Big4 (các công ty còn lại) với nhận định là các công ty được kiểm toán bởi một trong các công ty kiểm toán Big4 có thể công bố nhiều thông tin hơn các công ty khác.

- Giả thuyết H6: Công ty có mức độ tập trung vốn chủ sở hữu càng cao thì mức độ minh bạch thông tin càng thấp.

Những công ty có nhiều nhà đầu tư sở hữu lượng cổ phiếu lớn như vậy ít phụ thuộc vào các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Vì vậy, theo lý thuyết đại diện thì sự cần thiết phải công bố thông tin của các công ty này có thể bị giảm sút (Sasho Arsov và Vesna Bucevska, 2017). Ngoài ra, theo lý thuyết thông tin bất cân xứng, Jensen và Meckling (1976) cho rằng, xung đột lợi ích có

(6)

thể xảy ra giữa các cổ đông lớn và các cổ đông thiểu số khi các cổ đông lớn thường có được thông tin trước các cổ đông thiểu số. Những nhà đầu tư sở hữu phần lớn trong công ty có lợi thế nhiều hơn nên có thể thu thập được thông tin trực tiếp từ công ty nhiều hơn các nhà đầu tư khác. Do đó, CTNY có mức độ tập trung vốn chủ sở hữu cao sẽ minh bạch thông tin kém hơn.

- Giả thuyết H7: Công ty có tỷ lệ sở hữu của nước ngoài càng cao thì mức độ minh bạch thông tin càng cao.

Điều này có thể được lý giải bởi lý thuyết thông tin hữu ích, các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn có thể dẫn đến quản trị công ty tốt hơn, làm tăng khả năng sinh lời của các công ty, từ đó mức độ minh bạch thông tin cao hơn và làm giảm khả năng nhà quản lý gây thiệt hại cho các cổ đông (Cheung và cộng sự, 2005; Võ Xuân Vinh và cộng sự, 2015).

- Giả thuyết H8: Cơ cấu HĐQT có thể ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin tài chính của CTNY

Theo lý thuyết đại diện, việc giám sát giới quản lý là cần thiết bởi vì những người quản lý thường hành động vì lợi ích riêng và không thể luôn hành động vì lợi ích của cổ đông. Fama &

Jensen (1983) cho rằng kể cả thành viên HĐQT không thuộc ban điều hành doanh nghiệp được xem như là những trọng tài chuyên nghiệp không chỉ làm gia tăng khả năng đứng vững của HĐQT mà còn làm giảm đi khả năng những người quản lý công ty có thể chiếm đoạt tài sản của cổ đông. Số lượng các thành viên HĐQT độc lập này càng lớn thì việc công bố thông tin ra bên ngoài càng nhiều hơn để đảm bảo lợi ích cho người có quyền lợi khác của doanh nghiệp, góp phần đảm bảo minh bạch thông tin.

- Giả thuyết H9: Các CTNY có sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Giám đốc thì mức độ minh bạch thông tin thấp.

Nếu Chủ tịch HĐQT và Giám đốc là một người, các thành viên HĐQT khó có thể phê bình Giám đốc hoặc là phát biểu ý kiến độc lập. Một Chủ tịch HĐQT không kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc sẽ tích cực khuyến khích tranh luận ở các cuộc họp của HĐQT. Theo lý thuyết đại

diện, khi Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc, việc dung hòa các mong đợi của cổ đông và các bên liên quan có thể sẽ kém khách quan khi công ty gặp phải những vấn đề khó khăn trong quá trình hoạt động. Nếu Giám đốc kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT, Ban Giám đốc sẽ dễ bị lôi kéo và dễ có khả năng che giấu thông tin khỏi HĐQT, do đó làm giảm khả năng kiểm soát các hoạt động của công ty, giảm mức độ minh bạch thông tin.

- Giả thuyết H10: Sở giao dịch chứng khoán có thể ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin tài chính của CTNY

Trong thực tế, mỗi Sở giao dịch chứng khoán (GDCK) khác nhau lại có những quy định khác nhau đối với CTNY về công bố thông tin và mức độ xử phạt khác nhau nếu có những hành vi công bố thông tin sai lệch. Tại Việt Nam, hiện tượng các CTNY có nhiều vi phạm trong việc công bố thông tin là do các quyết định xử phạt của cơ quan quản lý còn quá nhẹ. Hơn nữa, trong khi để được niêm yết trên Sở GDCK tại nhiều nước phát triển như Mỹ, Úc, Nhật Bản,…

thì các CTNY được yêu cầu áp dụng chuẩn mực quốc tế (IAS và IFRS) trong lập BCTC, còn khi niêm yết tại Việt Nam CTNY vẫn sử dụng chuẩn mực kế toán quốc gia trong lập BCTC. Mặt khác, theo quy định hiện hành, chỉ có BCTC năm là phải kiểm toán và mới có Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX) yêu cầu BCTC giữa niên độ được soát xét, sàn UpCom thì không. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, khi mà các chỉ số chứng khoán của Việt Nam liên tục sụt giảm thì việc các Sở GDCK khuyến khích hoặc bắt buộc các CTNY công bố BCTC quý đã được kiểm toán hoặc soát xét bởi các kiểm toán viên là đặc biệt quan trọng để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

3.2. Đo lường các biến trong mô hình - Đo lường biến phụ thuộc (TD)

Trong nghiên cứu này, chúng tôi ủng hộ quan điểm đo lường mức độ minh bạch thông tin tài chính CTNY bằng phương pháp chấm điểm các chỉ số công bố thông tin. Phương pháp đo lường này được kế thừa ý tưởng của S&P, chỉ số

(7)

IDTRS của Đài Loan hay GTI của Singapore.

Ngoài ra, các nghiên cứu về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin tài chính của CTNY thì cũng có nhiều học giả sử sử dụng cách đo lường này như: Yang Lan và cộng sự (2013), Hasan & Hosain (2015), Trương Đông Lộc và cộng sự (2016), Hà Xuân Thạch và cộng sự (2017)...

Dựa vào Thông tư số 155/2015/TT-BTC về công bố thông tin trên TTCK và thực tiễn các CTNY ở Việt Nam, chúng tôi đã xây dựng bộ tiêu chí để đo lường mức độ minh bạch thông tin tài chính trên nền tảng nghiên cứu của Trương Đông Lộc và cộng sự (2016). Điểm

của từng tiêu chí được dựa vào số lượng thông tin và mức độ minh bạch của thông tin gắn với từng tiêu chí. Chỉ số minh bạch thông tin tài chính được xây dựng trên thang điểm 100 (điểm tối đa mà một CTNY có thể đạt được). Chi tiết về các tiêu chí dùng để đo lường mức độ minh bạch thông tin tài chính của các CTNY được trình bày ở phần Phụ lục.

Trên cơ sở chấm điểm các tiêu chí được xây dựng ở trên, chỉ số minh bạch minh bạch thông tin tài chính của từng CTNY được tính như sau:

n

i j

T

j 1

d

=

= ∑

D

Trong đó,

Bảng 1. Đo lường các biến độc lập trong mô hình

STT Tên biến Đo lường Nguồn sử dụng

1. Quy mô công ty (SIZE) Logarit giá trị sổ sách tổng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm báo cáo

Joshua Abor (2005), Chien- Chung Nieh và cộng sự (2008), L.T.M. Hạnh (2015),…

2. Đòn bẩy tài chính (DEPT) Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm báo cáo.

Cheung và cộng sự (2005), Sasho Arsov & Vesna Bucevska (2017), L.T.M. Hạnh (2015),…

3. Khả năng sinh lời của doanh

nghiệp (ROE) Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở

hữu bình quân. Cheung và cộng sự (2005), L.T.M. Hạnh (2015),…

4. Hiệu quả sử dụng tài sản của

doanh nghiệp (ASSET) Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân.

Cheung và cộng sự (2005),Sasho Arsov & Vesna Bucevska (2017),L.T.M. Hạnh (2015),…

5. Công ty kiểm toán (AUDIT) Bằng 1 nếu công ty kiểm toán thuộc nhóm Big4, bằng 0 nếu không thuộc.

L.T.M. Hạnh (2015), H.X. Thạch (2017),…

6. Mức độ tập trung vốn chủ sở hữu (OWN)

Số lượng cổ phiếu của cổ đông lớn/Tổng số lượng cổ phiếu đang niêm yết

Cheung và cộng sự (2005), Sasho Arsov & Vesna Bucevska (2017), H.X. Thạch (2017),…

7. Tỷ lệ sở hữu của nước ngoài (FOREIGN)

Số lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ/Tổng số lượng cổ phiếu đang niêm yết

H.X. Thạch (2017), H. T. Việt (2018),…

8. Cơ cấu HĐQT (CBS) Số thành viên HĐQT độc lập/Tổng số thành viên HĐQT

Cheung và cộng sự (2005), Sasho Arsov & Vesna Bucevska (2017), L.T.M. Hạnh (2015),…

9. Sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Giám đốc (CHAIRMAN)

Có sự tách biệt bằng 1, kiệm

nhiệm bằng 0 L.T.M. Hạnh (2015), H.X. Thạch (2017),

10. Địa điểm niêm yết (PLACE) Bằng 2 nếu niêm yết ở HOSE, bằng 1 nếu niêm yết ở HNX, bằng

0 nếu giao dịch ở UpCom. Đề xuất của nhóm tác giả

Nguồn: Đề xuất của nhóm nghiên cứu

(8)

TDi : Chỉ số minh bạch thông tin tài chính của công ty thứ i (điểm);

dj : Điểm của tiêu chí đánh giá thứ j;

n: Số tiêu chí đánh giá trong bộ tiêu chí.

- Đo lường biến độc lập

Việc đo lường các biến độc lập cũng được chúng tôi kế thừa của nhiều nghiên cứu trước đây, việc tính toán các giá trị của biến độc lập được thực hiện tại Bảng 1.

4. Kết luận

Từ những phân tích ở trên thì mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam mà chúng tôi đề xuất sẽ

có dạng như sau:

TDit = β0 + β1SIZEit + β2DEPTit + β3ROEit + β4ASSETit + β5AUDITit + β6OWNit + β7FOREIGNit + β8CBSit + β9CHAIRMANit + β1PLACEit + εit

Trong đó: i là chỉ số chạy cho các công ty; t là chỉ số chạy theo thời gian; εit là sai số ngẫu nhiên.

Hướng nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi là sẽ thu thập đủ dữ liệu cho mô hình để từ đó tiến hành kiểm tra sự phù hợp của mô hình thông qua các loại kiểm định. Hi vọng rằng kết quả thực nghiệm sẽ phù hợp với những giả thuyết mà chúng tôi đã đưa ra. Đây sẽ là cơ sở để chúng tôi có thể đề xuất các giải pháp tăng cường tính minh bạch trong công bố thông tin trên TTCK Việt Nam. ■

Tài liệu tham khảo

1. Almazan A., Suarez J. & Titman S. (2003), Stakeholders, transparency and capital structure, Working paper 10101. National Bureau of economic research. Library website <http://www.nber.org/papers/w10101>.

2. Archambault, J. & Archambault M. (2003), A multinational test of determinants of corporate disclosure, The International Journal of Accounting 38 (2003), pp. 173–194.

3. Bartley R. Danielsen, Robert A. Van Ness, Richard S. Warr (2007), Auditor Fees, Market Microstructure and Firm transparency, Journal of Business Finance & Accounting 34(1), pp.202-221.

4. Bushman, R. M. & Smith, A. J. (2001), Financial accounting information and corporate governance, Journal of Accounting and Economics, 32, pp. 237-333.

5. Cheung Stephen Yan-Leung, J. Thomas Connelly, Piman Limpaphayom, Lynda Zhou (2005), Determinants of Corporate Disclosure and Transparency: Evidence from Hong Kong and Thailand Determinants of Corporate Disclosure and Transparency,International Corporate Responsibility Series, Vol 3.

6. Cheung Yan-Leung, PingJiang, WeiqiangTan (2010), A transparency Disclosure Index measuring disclosures: Chinese listed companies, Journal of Accounting and Public Policy, Volume 29, Issue 3, pp 259-280, June 2010.

7. Chien-Chung Nieh, Hwey-Yun Yau, Wen-Chien Liu (2008), Investigation of target capital structure for Electronic listed firms in Taiwan, Emerging Markets Finance & Trade 2008, Vol. 44, No. 4, pp. 75–87.

8. DiPiazza S. A. & Eccles R. G. (2002), Building public trust: The future of corporate reporting, New York: Wiley Press.

9. Fama & Jensen (1983), Separation of ownership and control, Journal of Law and Economics, Vol. 26, pp. 301-349.

10. Hà Thanh Việt (2018), Nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin doanh nghiệp niêm yết trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Tạp chí tài chính, số tháng 5/2018.

11. Hà Xuân Thạch, Trịnh Thị Hợp (2017), Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp trên sàn UPCOM, Tạp chí công thương, số 6, tháng 5/2017.

12. Hossain & Rahman (1995), Voluntary disclosure in the annual reports of New Zealand companies, Journal of International Financial Management and Accounting, Vol 6, pp. 69-87.

13. Joshua Abor (2005), The effect of capital structure on profitability: an empirical analysis oflisted firms in Ghama, Journal of Risk Finance, Vol.6, pp.438-445.

14. Jensen M.C., Meckling W. H. (1976), Theory of the firms: Managerial Behaviour, Agency Cost and Ownership Structure, Journal of Financial Economics, Vol. 3, pp. 305-360.

15. Lê Thị Mỹ Hạnh, Minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Nguyễn Đình Thọ (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

17. Nguyễn Thuý Anh (2012), Minh bạch hoá thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ, ĐH Ngoại thương.

18. Nguyễn Văn Dần (2012), Minh bạch thông tin tài chính và hành vi nhà đầu tư trong TTCK Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Tài chính.

19. OECD (2004), Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD.

(9)

PHỤ LỤC

Các tiêu chí đo lường mức độ minh bạch thông tin tài chính của CTNY trên TTCK Việt Nam 20. Ricardo N. Bebczuk (2003), Asymmetric Information in Financial Markets, Cambridge University Press, 159 pages.

21. Sasho Arsov & Vesna Bucevska (2017), Determinants of transparency and disclosure: evidence from post-transition economies, Economic Research-Ekonomska istRaživanja, Vol. 30, no. 1, pp 745-760.

22. S&P (2002), Transparency and Disclosure: Overview of Methodology and Study Results, United States, Access to www.

repository.binus.ac.id/content/F0024/F002455955.pdf

23. Su-Hui Huang, Fu-Hsing Chang, Chung-Jen Fu (2007), Impact of Information Disclosure and Transparency Rankings System (IDTRS) on investors in Taiwan, International Research Journal of Applied Finance.

24. Tanvir Hasan & Zakir Hosain (2015), Corporate Mandatory and Voluntary Disclosure Practices in Bangladesh: Evidence from listed companies of Dhaka Stock Exchange, Research Journal of Finance and Accounting, Vol. 12, pp 15-32.

25. Trương Đông Lộc& Nguyễn Thị Kim Anh (2016), Xây dựng chỉ số minh bạch và công bố thông tin cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 22, tháng 11/2016.

26. Vaccaro, A. & Madsen P. (2009), Corporate dynamic transparency: the new ICT-driven ethics?, Ethics and Information Technology, 11(2), pp. 113-122.

27. Võ Xuân Vinh (2016), Phản ứng của thị trường với thông báo thay đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ VNM ETF trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 3, trang 18-27.

28. Winkler B. (2000), Which kind of transparency? On the need for clarity in monetary policy-making, European Centre Bank, Working Paper 26.

29. Yang Lan, Lili Wang, Xueyong Zhang (2013), Determinants and features of voluntary disclosure in the Chinese stock market, China Journal of Accounting Research, Vol.6, pp 265-285.

Thông tin tác giả

Trần Trọng Nguyên, Phó giáo sư, Tiến sĩ

Phó giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Email: nguyenttc@gmail.com Đàm Thanh Tú, Tiến sĩ

Khoa Cơ bản, Học viện Tài chính.

Email: dtt.hvtc@gmail.com Bùi Thị Hà Linh, Tiến sĩ

Khoa Tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính.

Email: halinhhvtc@yahoo.com

Summary

Determinants of the tranperency of financial information in the Vietnamese stock exchange - literature review and model selection

Transparency of information from companies, especially listed companies, is an important basis for increasing the value and contributing to the development of the stock market. In Vietnam, with the issuance of the Circular No. 155/2015/TT-BTC dated 06/10/2015 of the Ministry of Finance guiding the information disclosure on the stock market has partly created a strict legal corridor for the management of information disclosure of public companies.

However, many legal regulations are not sufficient and clear, do not follow international standards so it makes information transparency difficult to upgrade Vietnam’s stock market. In this paper, we will develop a model for analyzing the determinants that influence the level of transparency of financial information of companies listed on the stock market of Vietnam. This model is the basis for us to develop our research when there is enough data on listed companies to offer solutions to enhance the transparency in information disclosure on the stock market in Vietnam.

Key words: Listed companies, information transparency, financial information..

Nguyen Trong Tran, Assoc.Prof. PhD.

Vice Presinent of Academy of Policy and Development, Ministry of Planning and Investment Tu Thanh Dam, PhD.

Faculty of Basic Sciences, Academy of Finance Linh Thi Ha Bui, PhD.

Faculty of Corporate Finance, Academy of Finance

(10)

STT Tiêu chí Điểm I. MINH BẠCH CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ QUYỀN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ 30

1.1 Công ty có cung cấp mô tả phân loại cổ phiếu? 3

1.2 Công ty có cung cấp mô tả các cổ đông nắm giữ các loại cổ phiếu? 3 1.3 Công ty có cung cấp số lượng cổ phiếu đã phát hành và đang lưu hành? 2 1.4 Công ty có cung cấp mệnh giá của cổ phiếu đã phát hành và đang lưu hành? 1 1.5 Công ty có cung cấp số lượng cổ phiếu ưu đãi và những loại khác đã phát hành và đang lưu hành? 2 1.6 Công ty có đưa ra những quyền sở hữu khác ngoài quyền bổ phiếu (mua lại/trả cổ tức)? 2 1.7 Công ty có công bố tỷ lệ sở hữu của nước ngoài hàng năm/quý? 3 1.8 Công ty có công bố những cổ đông lớn sở hữu nhiều hơn 5% hoặc 10%? 3 1.9 Mức độ sở hữu chéo giữa công ty với các công ty khác được minh bạch rõ ràng? 3 1.10 Công ty có đưa ra lịch cho những ngày họp cổ đông quan trọng? 2 1.11 Công ty có công bố nội dung trong những cuộc họp cổ đông? 3 1.12 Công ty có cung cấp tài liệu quan trọng chuẩn bị cho những cuộc họp cổ đông (báo cáo của giám đốc, HĐQT, ban kiểm soát)? 3

2. MINH BẠCH TÀI CHÍNH VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN 40

2.1 Công ty có trình bày chi tiết về loại hình kinh doanh? 2

2.2 Công ty có trình bày chi tiết về sản phẩm/dịch vụ cung cấp? 2

2.3 Công ty có công bố mục tiêu hoạt động? 1

2.4 Công ty có công bố thị phần kinh doanh? Chi tiết? 2

2.5 Công ty có công bố về những kế hoạch phát triển trong những năm tới? 2 2.6 Công ty có cung cấp các chỉ tiêu phân tích tài chính như quy định của thông tư số 155/2015/TT-BTC? 2 2.7 Công ty có đưa ra phân tích về tình hình tài chính? Nhận diện rủi ro? Giải pháp? 3 2.8 Công ty có công bố báo cáo tài chính quý, năm đúng quy định không? 3

2.9 Công ty có công bố báo cáo tài chính hợp nhất? 2

2.10 Thông tin tài chính trên BCTN có phù hợp với báo cáo kiểm toán? 2

2.11 Công ty có công bố chính sách kế toán? 2

2.12 Công ty có công bố chuẩn mực kế toán được sử dụng trong kế toán? 1 2.13 Công ty có cung cấp việc tính toán theo chuẩn mực kế toán trong nước? 1

2.14 Công ty có sử dụng một chuẩn mực kế toán quốc tế? 1

2.15 Công ty có công bố phương pháp định giá tài sản? 1

2.16 Công ty có công bố phương pháp khấu hao tài sản cố định? 1

2.17 Công ty có công bố tên của tổ chức kiểm toán độc lập? 1

2.18 Công ty có tường thuật lại báo cáo của kiểm toán? 1

2.19 Công ty có công bố chi phí trả cho kiểm toán? 1

PHỤ LỤC

Các tiêu chí đo lường mức độ minh bạch thông tin tài chính của CTNY trên TTCK Việt Nam

(11)

STT Tiêu chí Điểm 2.20 Công ty có đưa ra nhiều kênh tiếp cận thông tin (websites, báo chí, . . .)? 2 2.21 Công ty có website riêng của mình để công bố và cập nhật thông tin? 1 2.22 Công ty có chậm công bố thông tin (định kỳ, bất thường, theo yêu cầu)? 3 2.23 Công ty có sự chênh lệch số liệu tài chính trước và sau kiểm toán? Việc giải trình có hợp lý

không? 3

3. MINH BẠCH CẤU TRÚC BAN LÃNH ĐẠO VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG 30 3.1 Công ty có công bố danh sách thành viên HĐQT? Chi tiết (tên, chức vụ, quá trình công tác)? 2 3.2 Công ty có chi tiết về vai trò của HĐQT, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát trong công ty? 2 3.3 Công ty có lưu lại những cuộc họp HĐQT trong năm? Chi tiết cuộc họp? 2 3.4 Công ty có công bố chi tiết về giám đốc (tên, bên trong/bên ngoài)? 2 3.5 Công ty có công bố số lượng cổ phiếu công ty được nắm giữ bởi giám đốc (sở hữu, đại diện)? 2 3.6 Công ty có trình bày báo cáo và đánh giá của ban giám đốc trước HĐQT? 2 3.7 Công ty có tách bạch chức danh chủ tịch HĐQT và Giám đốc điều hành? 2 3.8 Công ty có công bố số lượng cổ phiếu được nắm giữ bởi thành viên HĐQT (sở hữu, đại diện)? 2 3.9 Công ty có công bố danh sách thành viên HĐQT không tham gia điều hành công ty? Tỷ lệ? 2

3.10 Công ty có công bố danh sách Ban kiểm soát? Chi tiết? 2

3.11 Công ty có công bố thù lao HĐQT, ban kiểm soát, ban điều hành? 3

3.12 Công ty có thành lập các tiểu ban thuộc HĐQT? 1

3.13 Công ty có công bố tình hình quản trị (bán niên, năm) theo những quy tắc quản trị của công

ty? 2

3.14 HĐQT đã có chứng chỉ tham gia các khóa đào tạo về quản trị công ty? Chi tiết thành viên? 2 3.15 Công ty có công bố báo cáo phát triển bền vững? Chi tiết (giới thiệu, báo cáo an toàn, sức khỏe, môi trường, trách nhiệm xã hội…)? 2

Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

1.2.1 Tình hình nghiên cứu vấn đề về lòng trung thành của nhân viên tại Việt Nam  Nghiên cứu của Trần Kim Dung 2005 Đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam,

Bài viết khái quát về hệ thống đảm bảo chất lượng các trường đại học Đông Nam Á-AUN- QA, cơ chế lưu trữ minh chứng theo AUN- QA, từ đó đưa ra bài toán ứng dụng công nghệ

Cụ thể hơn, sau khi tác giả nghiên cứu nhận thấy rằng: quy mô doanh nghiệp, tài sản hữu hình, cơ hội tăng trưởng, tấm chắn thuế phi nợ và sự phát triển thị trường

- Nhận diện các nhân tố tác ñộng ñến rủi ro hệ thống trong ñầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Nghiên cứu ứng dụng mô hình APT Lý thuyết Arbitrage trong ño lường rủi