• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kiến thức và nhu cầu được đào tạo về sơ cấp cứu ...

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Chia sẻ "Kiến thức và nhu cầu được đào tạo về sơ cấp cứu ..."

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Kiến thức và nhu cầu được đào tạo về sơ cấp cứu ban đầu của người dân tại 2 phường thuộc thành phố Huế

Trần Văn Vui , Lê Ngọc Ánh , Đặng Thị Thanh Thủy , Nguyễn Thị Vân Trang Nguyễn Thị Đăng Thư

TÓM TẮT

Sơ cấp cứu ban đầu là kỹ năng vô cùng cần thiết giúp hạn chế tỷ lệ tử vong trước viện liên quan đến tai nạn thương tích. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc đào tạo sơ cấp cứu ban đầu ở người dân chưa thật sự được quan tâm. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu khảo sát kiến thức, nhu cầu được đào tạo về sơ cấp cứu ban đầu và tìm hiểu một số yếu tố liên quan của người dân tại 2 phường thành phố Huế. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 409 người dân bằng cách phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bằng bộ câu hỏi soạn sẵn có cấu trúc và sử dụng mô hình hồi quy logistic để tìm các yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy có 32,5% người dân có kiến thức chung đạt và 72,1% đối tượng có nhu cầu được đào tạo về sơ cấp cứu ban đầu. Có sự liên quan giữa kiến thức chung với các biến trình độ học vấn (OR=2,464; 95%CI=1,540-3,944) và đã được học về sơ cấp cứu ban đầu (OR=2,728;

95%CI=1,687-4,412). Sự khác biệt giữa các yếu tố tuổi (OR=0,977; 95%CI=0,962-0,993), nghề nghiệp (OR=1,918; 95%CI=1,135-3,242) và kiến thức chung (OR=2,043; 95%CI=1,201-3,473) với nhu cầu được đào tạo có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nghiên cứu cho thấy kiến thức của người dân về sơ cấp cứu ban đầu còn khá hạn chế, trong khi đó nhu cầu được đào tạo có tỷ lệ cao. Do đó, các nhà quản lý y tế cần tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo để nâng cao kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho người dân.

Từ khóa: Sơ cấp cứu ban đầu, kiến thức, nhu cầu.

Knowledge and need for training about rst aid of people in two wards of Hue city

Tran Van Vui , Le Ngoc Anh , Dang Thi Thanh Thuy , Nguyen Thi Van Trang Nguyen Thi Dang Thu

First aid is an essential skill that can be helpful in an emergency to limit the rate of secondary pre-hospital trauma and deaths related to injuries. However, in Vietnam, �rst aid training in the community still has not been taken into account. This study aims to �nd out the knowledge and need for training regarding �rst aid and its related factors among the general population in two wards

(2)

of Hue City. A cross-sectional study was conducted on 409 people using structured questionnaires.

Binary logistic regression analysis to determine related factors. The results showed that 32.5% of respondents had an adequate knowledge and 72.1% of the subjects expressed the need for training

�rst aid. There were signi�cant association between general knowledge and education level (OR=2.464; 95%CI=1.540-3.944) and had taken �rst aid courses (OR=2.728; 95%CI=1.687- 4.412). The di erences between the factors of age (OR=0.977; 95%CI=0.962-0.993), occupation (OR=1.918; 95%CI=1.135-3.242), and general knowledge (OR=2.043; 95%CI=1.201-3.473) with the need for �rst aid training were statistically signi�cant. Research has shown that people's knowledge about �rst aid is quite limited, while the need for training is high. Therefore, health managers need to organize training courses to improve �rst aid knowledge and skills for people.

Keywords:First aid, knowledge, need.

Tác giả:

1 Trường đại học Y - Dược Huế Email: tvvui@huemed-univ.edu.vn

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sơ cấp cứu ban đầu (SCCBĐ) là những hành động trợ giúp hay chữa trị ngay lúc ban đầu cho nạn nhân bị bất cứ chấn thương, sự cố hay bị một căn bệnh đột ngột nào đó trước khi có xe cấp cứu, bác sĩ, hoặc người có chuyên môn đến chữa trị1. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 5,8 triệu trường hợp tử vong do tai nạn thương tích, chiếm khoảng 10% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới, nhiều hơn 32% so với số ca tử vong do sốt rét, bệnh lao và HIV/

AIDS cộng lại2. Ở Việt Nam, trong giai đoạn 2016-2020, trung bình mỗi năm cả nước có hơn 1,2 triệu trường hợp mắc tai nạn thương tích với tỷ suất trung bình là gần 1.300/100.000 người, trong đó có khoảng 10.000 trường hợp tử vong Do đó, SCCBĐ là vô cùng cần thiết giúp hạn chế tỷ lệ tử vong trước viện liên quan đến tai nạn thương tích, bởi vì thời gian chờ

đợi nhân viên y tế đến có thể khiến nạn nhân lâm vào tình trạng nguy hiểm hay khó cứu chữa dù được đưa đến bệnh viện SCCBĐ đúng cách luôn là yếu tố tiên quyết để tối đa hóa khả năng sống sót, giảm nhẹ chấn thương và thúc đẩy kết quả điều trị sau này. SCCBĐ nhanh chóng và chính xác từ những người xung quanh giúp làm tăng khả năng sống sót trong những trường hợp ngừng tim ngoài bệnh viện và chấn thương.

Hồi sức tim phổi sau ngừng tim ngoài bệnh viện có thể tăng gấp đôi tỷ lệ sống sót và có thể cải thiện hồi phục thần kinh hoàn toàn4. Theo một số nghiên cứu trên thế giới, những người đã được đào tạo về SCCBĐ có nhiều khả năng thực hiện sơ cấp cứu hơn khi phải chứng kiến những trường hợp tai nạn thương tích, và việc đã được đào tạo như vậy sẽ có chất lượng sơ cấp cứu tốt hơn5,6,7 Tuy nhiên, ở nước ta chưa tìm thấy nhiều nghiên cứu về vấn đề này trên đối

(3)

tượng người dân, đặc biệt là ở thành phố Huế.

Vì vậy để cung cấp thêm bằng chứng khoa học giúp các nhà quản lý y tế tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo để nâng cao kiến thức và kỹ năng SCCBĐ cho người dân, chúng tôi thực hiện đề tài với mục tiêu khảo sát kiến thức và nhu cầu về sơ cấp cứu ban đầu của người dân 2 phường thuộc thành phố Huế và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức và nhu cầu của đối tượng nghiên cứu.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những người dân từ 18 tuổi trở lên hiện đang sinh sống tại phường Thủy Biều và phường Tây Lộc, thành phố Huế.

Tiêu chuẩn chọn lựa

- Có hộ khẩu thường trú tại phường nghiên cứu.

- Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ

- Những người trong tình trạng không tỉnh táo, khó tiếp xúc, câm điếc, rối loạn tâm thần ảnh hưởng trí lực hay chậm phát triển về trí tuệ.

2.2. Thời gian nghiên cứu:Từ tháng 04/2020 đến tháng 8/2021.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang.

2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ trong quần thể (Với p=0,5; α=0,05;

d=0,05) được áp dụng với kết quả N=384. Thực tế chúng tôi đã phỏng vấn 409 người đại diện các hộ gia đình.

Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng theo tỷ lệ qua các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Chọn ngẫu nhiên 1 phường phía Bắc sông Hương và 1 phường phía Nam sông Hương của thành phố Huế. Kết quả: Phường Tây Lộc và phường Thủy Biều.

Giai đoạn 2: Chọn ngẫu nhiên ½ số tổ trong mỗi phường bằng phần mềm random theo số.

Giai đoạn 3: Chọn ngẫu nhiên số hộ dân ở mỗi tổ tỷ lệ với số hộ dân cho từng tổ đã chọn tại mỗi phường. Tại mỗi hộ gia đình, phỏng vấn ngẫu nhiên 1 đối tượng phù hợp với tiêu chí.

2.3.3. Biến số nghiên cứu

- Các biến số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu, kiến thức về SCCBĐ và nhu cầu được đào tạo về SCCBĐ.

- Mối liên quan giữa các biến độc lập đến kiến thức chung và nhu cầu được đào tạo về SCCBĐ.

- Đánh giá kiến thức: Có 10 câu hỏi liên quan đến kiến thức với tổng cộng 33 đáp án đúng, mỗi đáp án đúng được 1 điểm, điểm tối đa 33 điểm, xếp loại kiến thức chung đạt khi tổng điểm ≥ 17, không đạt khi < 17. Tại mỗi nội dung, đánh giá đạt khi trả lời đúng ≥ 50% số đáp án đúng của từng nội dung đó.

2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp đối tượng đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu dựa vào bộ câu hỏi phỏng vấn soạn sẵn có cấu trúc. Mỗi người dân sẽ trả lời khoảng 15 phút cho một bộ câu hỏi.

2.3.5. Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu sau khi thu thập được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Mô hình hồi quy

(4)

logistic đa biến được sử dụng để xác định mối liên quan giữa các biến độc lập với biến kiến thức và biến nhu cầu được đào tạo về SCCBĐ.

Các biến độc lập được dự đoán có ảnh hưởng đến kiến thức và nhu cầu được đào tạo về SCCBĐ, ngoài ra các biến độc lập khác được tìm thấy có ý nghĩa thống kê trong các nghiên cứu y sinh khác cũng được đưa vào mô hình hồi

quy, sau đó sử dụng phương pháp Stepwise để giữ lại những biến độc lập có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

2.3.6. Đạo đức nghiên cứu

Đề tài đã được chấp nhận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh Trường Đại học Y Dược Huế số H2021/014 ngày 01/3/2021.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=409)

Đặc điểm chung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tuổi

Thấp nhất 18

Cao nhất 86

Trung bình ± SD 47,6 ± 15,9

Phường Thủy Biều 157 38,4

Tây Lộc 252 61,6

Giới tính Nam 196 47,9

Nữ 213 52,1

Trình độ học vấn

Từ THCS trở xuống 225 55,0

Từ THPT trở lên 184 45,0

Nghề nghiệp Lao động chân tay 242 59,2

Lao động trí óc 167 40,8

Dân tộc Kinh 409 100,0

Tôn giáo Không theo tôn giáo 247 60,4

Có theo tôn giáo 162 39,6

Đã từng học về SCCBĐ

Có 127 31,1

Không 282 68,9

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ nam nữ tương đương nhau; độ tuổi trung bình là 47,6 ± 15,9; trình độ học vấn (TĐHV) chủ yếu từ trung học cơ sở (THCS) trở xuống (55,0%);

nghề nghiệp là lao động chân tay có tỷ lệ cao

hơn lao động trí óc; tất cả đối tượng đều là dân tộc Kinh và gần 2/3 người dân không theo bất kỳ tôn giáo nào. Gần 1/3 đối tượng nghiên cứu đã từng học về SCCBĐ (chiếm 31,1%).

(5)

Biểu đồ 1. Nơi người dân được học về SCCBĐ (n=127) Nhận xét: Cơ quan, trường học là nơi các đối

tượng nghiên cứu được học về SCCBĐ cao nhất (78,0%), trong khi đó, cán bộ y tế (CBYT)

truyền tải thông tin SCCBĐ đến người dân chiếm tỷ lệ 14,2%.

Biểu đồ 2. Kiến thức về SCCBĐ của đối tượng nghiên cứu (n=409)

(6)

Nhận xét: Chưa đến 1/3 đối tượng nghiên cứu có kiến thức chung đạt về SCCBĐ (32,5%).

Trong đó, kiến thức đạt thấp nhất là các bước

sơ cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp (3,2%) và có 13,4% người dân không biết số điện thoại cấp cứu.

Biểu đồ 3. Nhu cầu được đào tạo về SCCBĐ của đối tượng nghiên cứu (n=409) Nhận xét: Gần ¾ đối tượng nghiên cứu có nhu cầu được đào tạo về SCCBĐ (72,1%).

Bảng 2. Mô hình hồi quy logistic đa biến kiểm định các yếu tố liên quan đến kiến thức và nhu cầu được đào tạo về SCCBĐ của đối tượng nghiên cứu

Biến độc lập OR KTC 95% CI

Giới hạn p dưới

Giới hạn Kiến thức chung trên

Trình độ học vấn Từ THCS trở xuống 1 - - -

Từ THPT trở lên 2,464 1,540 3,944 < 0,001 Đã từng học về

SCCBĐ

Chưa học 1 - - -

Đã học 2,728 1,687 4,412 < 0,001

Nhu cầu được đào tạo

Tuổi 0,977 0,962 0,993 0,004

Nghề nghiệp Lao động chân tay 1 - - -

Lao động trí óc 1,918 1,135 3,242 0,015

Kiến thức chung Không đạt 1 - - -

Đạt 2,043 1,201 3,473 0,008

Nhận xét: Có sự liên quan giữa kiến thức chung với TĐHV và đã từng học về SCCBĐ của đối tượng nghiên cứu (p<0,001). Theo đó, nhóm

đối tượng của TĐHV từ THPT trở lên có kiến thức đạt cao gấp 2,5 lần nhóm có TĐHV thấp hơn, đối tượng đã từng học về SCCBĐ có kiến

(7)

thức cao gấp nhóm chưa từng học là 2,7 lần.

Đối tượng có độ tuổi càng trẻ càng có nhu cầu cao hơn các đối tượng lớn tuổi, nghề nghiệp lao động trí óc có nhu cầu cao gấp 1,9 lần nhóm có nghề nghiệp là lao động chân tay và nhu cầu được đào tạo về SCCBĐ của đối tượng nghiên cứu có kiến thức chung đạt cao gấp nhóm không đạt là 2,043 lần (p<0,05).

4. BÀN LUẬN

Nghiên cứu thực hiện trên 409 người dân tại phường Thủy Biều (38,4%) và phường Tây Lộc (61,6%) của thành phố Huế. Trong đó, nam chiếm 47,9% và nữ 52,1%; độ tuổi trung bình là 47,6 ± 15,9 tuổi. TĐHV từ THCS trở xuống có tỷ lệ cao hơn nhóm từ THPT trở lên (45,0% và 55,0%). Nhóm lao động chân tay có tỷ lệ cao hơn nhóm lao động trí óc. Toàn bộ đối tượng đều là dân tộc Kinh và gần 2/3 đối tượng không theo tôn giáo nào (60,4%).

Đối tượng nghiên cứu đã học về SCCBĐ chiếm tỷ lệ tương đối thấp (31,1%). Tỷ lệ này khá tương đồng với nghiên cứu của Omar Midani và cs. (2017) ở người dân các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất với 34,2% nhưng thấp hơn nhiều so với kết quả của Bakke và cs. (2016) trên người dân Na Uy (90%). Điều này có thể giải thích rằng theo quy định của pháp luật Na Uy, SCCBĐ là một môn học bắt buộc trong chương trình cấp trung học, đồng thời tham gia khóa học SCCBĐ cũng là điều kiện bắt buộc để lấy bằng lái xe ở Na Uy8, 9. Biểu đồ 1 cho thấy trong số các đối tượng đã được học qua lớp học về SCCBĐ, cơ quan làm việc/trường học là nơi đào tạo phổ biến nhất (78,0%), trong khi đó, điều này từ CBYT chiếm tỷ lệ rất thấp (chỉ với 14,2%). Do đó, các cơ quan y tế cần

phải thực hiện thêm các công tác đào tạo, huấn luyện kỹ năng SCCBĐ cho người dân tốt hơn nữa. Biểu đồ 2 cho thấy kiến thức chung đạt về SCCBĐ chiếm tỷ lệ tương đối thấp (32,5%), kết quả này thấp hơn nghiên cứu trên sinh viên Đại học Huế (2017) của Trần Minh Nhật và cs.

với tỷ lệ đạt chiếm 49,1%. Khác biệt này có thể do đối tượng sinh viên có trình độ học vấn cao hơn và phần lớn đã được tham gia lớp học về SCCBĐ10. Tỷ lệ này cũng thấp hơn nghiên cứu của Omar Midani với 45,8%8. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có đến 13,4% người dân không biết số điện thoại cấp cứu, con số này rất đáng lo ngại khi họ gặp phải tình huống khẩn cấp. Chỉ có 3,2% người dân biết được các bước thực hiện hô hấp nhân tạo khi gặp trường hợp ngừng tuần hoàn hô hấp, con số này rất đáng báo động trong khi tử vong do đuối nước chỉ xếp thứ hai sau tai nạn giao thông2. Nhìn chung, kiến thức về SCCBĐ của người dân còn khá hạn chế, vì vậy cần phải có các lớp đào tạo, tập huấn rộng rãi cho người dân, từ đó giúp làm tăng kiến thức, kỹ năng và giúp hạn chế những tổn thương thứ phát cũng như tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích.

Biểu đồ 3 cho thấy nhu cầu được đào tạo về SCCBĐ chiếm 72,1%, điều đó cho thấy phần lớn đổi tượng biết đến tầm quan trọng của việc sơ cấp cứu. Tỷ lệ này thấp hơn các nghiên cứu trên đối tượng sinh viên của Đặng Đức Nhu và cs năm 2014 (83,5%), của Trần Minh Nhật và cs năm 2017 (93%) và của Nguyễn Thị Khánh Linh và cs. 2019 (93,8%)10,11,12. Kết quả này cũng đặt ra tính cấp thiết trong việc đào tạo SCCBĐ cho người dân.

Mô hình hồi quy logistic kiểm định các yếu tố

(8)

liên quan đến kiến thức chung và nhu cầu được đào tạo về SCCBĐ được thể hiện ở Bảng 2.

Trình độ học vấn và đã từng học về SCCBĐ có mối liên quan đến kiến thức chung của đối tượng nghiên cứu. Theo đó, người dân có trình độ học vấn từ THPT trở lên có kiến thức chung đạt cao gấp 2,464 lần so với nhóm dưới THPT và những đối tượng đã được học về SCCBĐ có kiến thức chung đạt cao gấp 2,728 lần so với các đối tượng chưa được học, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001) và tương đồng với kết quả của Omar Midani8. Nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan giữa nhu cầu được đào tạo SCCBĐ với các yếu tố tuổi, nghề nghiệp và kiến thức chung của đối tượng. Tuổi càng nhỏ thì nhu cầu càng cao, đối tượng có nghề nghiệp lao động trí óc có nhu cầu cao hơn nhóm lao động chân tay 1,918 lần. Người dân có kiến thức chung đạt có nhu cầu cao gấp 2,043 lần so với nhóm có kiến thức chung không đạt.

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kiến thức đạt và nhu cầu được đào tạo về SCCBĐ của người dân tại 2 phường thuộc thành phố Huế có tỷ lệ lần lượt là: 32,5% và 72,1%. Kiến thức của người dân có liên quan đến trình độ học vấn và đã từng học về SCCBĐ;

nhu cầu được đào tạo về SCCBĐ có liên quan đến tuổi, nghề nghiệp và kiến thức chung của người dân. Kiến thức của người dân về SCCBĐ còn khá hạn chế, trong khi đó nhu cầu được đào tạo có tỷ lệ cao. Do đó, các nhà quản lý y tế cần tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo để nâng cao kiến thức và kỹ năng SCCBĐ cho người dân.

Từ đó, có thể giúp hạn chế tỷ lệ tỷ vong trước viện và giúpgiảm nhẹ chấn thương và thúc đẩy kết quả điều trị sau nàydo tai nạn thương tích gây ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững.

Sổ tay sơ cấp cứu. Nxb thông tin và truyền thông. 2013:7

2. WHO. Injuries and violence: the facts - 2020.

Truy cập ngày 13/4/2021. https://www.who.int/

violence_injury_prevention/key_facts/en.

Bộ Y tế. Quyết định 1652 QĐ-BYT Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng của ngành y tế giai đoạn 2021 - 2025. Số: 1652/

QĐ-BYT, ngày 23/3/2021.

3.Abe T, Tokuda Y, Ishimatsu S, et al. Predictors for good cerebral performance among adult survivors of out-of-hospital cardiac arrest.

Resuscitation Journal. 2009; 80 (4): 431–6.

4. Bakke HK, Steinvik T, Eidissen SI, et al.

Bystander rst aid in trauma - prevalence and quality: a prospective observational study.Acta Anaesthesiol Scand. 2015; 59 (9): 1187–93.

5. Swor R, Khan I, Domeier R, et al. CPR Training and CPR Performance: Do CPR- trained Bystanders Perform CPR?Acad Emerg Med. 2006; 13 (6):596–601.

6. Tanigawa K, Iwami T, Nishiyama C, et al.

Are trained individuals more likely to perform bystander CPR? An observational study.

Resuscitation Journal. 2011; 82 (5): 523–528.

7.MidaniO,TillawiT,SaqerA,etal. Knowledge

(9)

and attitude toward rst aid: A cross-sectional study in the United Arab Emirates.Avicenna J Med. 2019;9:1-7.

8. Bakke HK, Steinvik T, Angell J, et al. A nationwide survey of rst aid training and encounters in Norway. BMC Emergency Medicine. 2017;17:6.

9. Trần Minh Nhật, Hà Văn Anh Bảo, Nguyễn Thị Khánh Linh và cs. Kiến thức, Thái độ và Nhu cầu về SCCBĐ của sinh viên Đại học Huế.

Tạp chí Y học dự phòng. 2017;27(8):442-449.

10. Nguyễn Thị Khánh Linh, Lê Hồng Thái, Hồ Thị Đan Ngọc và cs. Nghiên cứu kiến thức về sơ cấp cứu ban đầu của sinh viên tại các trường đại học trên thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Duy Tân.

2019;01(32):17-23.

11. Đặng Đức Nhu, Nguyễn Thị Thơm. Thực trạng và nhu cầu đào tạo về sơ cấp cứu ban đầu của sinh viên năm cuối đại học quốc gia Hà Nội năm 2014. Tạp chí Y học dự phòng 2015;1(161):98.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Qua đó, chúng ta đều thấy rằng hầu như mọi người đếu biết được tầm quan trọng của sơ cấp cứu cũng như có nhu cầu được đào tạo để có kiến thức tốt hơn trong vấn đề này Là một trong