• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Mở đầu - Cơ sở dữ liệu quốc gia về Khoa học và Công nghệ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "1. Mở đầu - Cơ sở dữ liệu quốc gia về Khoa học và Công nghệ"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

156 Educational Sciences 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 156-166

This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ VÀ THIẾT KẾ PHIẾU HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CHO HỌC SINH

TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Vương Cẩm Hương

Khoa Hóa - Sinh - Môi trường, Trường Đại học Phạm Văn Đồng

Tóm tắt. Năng lực tự học (NLTH) là một trong những năng lực quan trọng, cần thiết với học sinh (HS) trong quá trình học tập, lao động và thích nghi với sự thay đổi của đời sống thực tiễn.

Tuy nhiên, hiện nay vấn đề tự học (TH) nói chung và TH môn Hóa học nói riêng của HS cũng như việc phát triển năng lực (NL) này ở các trường trung học phổ thông (THPT) còn hạn chế và chưa thực sự được giáo viên (GV) quan tâm. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng về năng lực tự học Hóa học hữu cơ (NLTHHC) của HS và phương pháp dạy học Hóa học hữu cơ (PPDHHC) của GV để từ đó phân tích nguyên nhân, đề xuất biện pháp phát triển NLTHHC của HS. Trong bài báo này, biện pháp mà chúng tôi đề xuất là thiết kế phiếu hướng dẫn TH Hóa học Hữu cơ lớp 11 ở trường THPT.

Từ khóa: Tự học, năng lực, thực trạng, Hóa học Hữu cơ, phiếu hướng dẫn tự học.

1. Mở đầu

Xuất phát từ việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam hiện nay, giáo dục đang dần thay đổi để thích nghi với mục tiêu phát triển NL người học và hội nhập được với nền giáo dục khu vực và thế giới [1]. Vì vậy, vấn đề khảo sát thực trạng NL của HS và phương pháp dạy học (PPDH) của GV là cần thiết để trên cơ sở đó đánh giá được thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu về NLTH của HS trong dạy học hóa học ở THPT như: Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Ngà dùng biện pháp xây dựng và sử dụng tài liệu TH có hướng dẫn theo mođun [2], luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Thanh đã vận dụng lí thuyết kiến tạo nhằm phát triển NLTH [3], tác giả Cao Cự Giác có bài báo nghiên cứu thực trạng phát triển NLTH môn Hóa học của HS THPT [4] và một số tác giả khác cũng đã nghiên cứu về TH và bồi dưỡng NLTH cho HS qua sử dụng bài tập và sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học [5-7]. Nhìn chung, các nhà giáo dục đã tập trung nghiên cứu sâu vấn đề TH, thực trạng của việc phát triển NLTH và đưa ra các biện pháp phát triển NLTH của HS dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong bài báo này chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng về NLTHHC của HS và PPDHHC của GV ở trường THPT để từ đó phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp phát triển NLTHHC của HS qua thiết kế phiếu hướng dẫn TH.

Ngày nhận bài: 19/9/2018. Ngày sửa bài: 5/11/2018. Ngày nhận đăng: 12/11/2018.

Tác giả liên hệ: Vương Cẩm Hương. Địa chỉ e-mail: vchuong@pdu.edu.vn

(2)

157

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Thực trạng phát triển năng lực tự học Hóa học Hữu cơ của học sinh ở trường trung học phổ thông

2.1.1. Mục đích điều tra

Tìm hiểu và đánh giá thực trạng việc phát triển NLTHHC trong dạy học và điều tra về tình hình TH Hóa học hữu cơ của HS ở các trường THPT hiện nay. Đây là cơ sở cho việc định hướng nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phát triển NLTHHC góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

2.1.2. Nội dung điều tra

- Điều tra thực trạng việc phát triển NLTHHC trong dạy học Hóa học hữu cơ (DHHC) của GV, tập trung vào các vấn đề sau:

+ Tầm quan trọng của việc phát triển NLTHHC cho HS + Mức độ sử dụng các PPDH và kĩ thuật DHHC của GV

+ Tự đánh giá của GV về kĩ năng DHHC theo hướng phát triển NLTH

- Điều tra thực trạng tình hình TH Hóa học hữu cơ của HS, tập trung vào các vấn đề sau:

+ Kết quả học lực và HS tự đánh giá NLTHHC

+ Các khó khăn thường gặp trong quá trình TH Hóa học hữu cơ + Đánh giá NLTHHC qua các biểu hiện của NLTHHC

2.1.3. Phương pháp và đối tượng điều tra

- Phương pháp (PP) điều tra: Sử dụng phiếu điều tra, phiếu quan sát, phỏng vấn trực tiếp, thống kê toán học để xử lí và đánh giá.

- Đối tượng điều tra: 131 GV và 1150 HS thuộc 24 trường THPT tại Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.4. Kết quả điều tra

* Kết quả điều tra thực trạng việc phát triển NLTHHC trong DHHC của GV Bảng 1. Kết quả điều tra về mức độ cần thiết của phát triển NLTHHC

cho HS THPT trong DHHC Mức độ

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Số lượng

(tỉ lệ)

89 GV (67,9%)

20 GV (15,3%)

22 GV (16,8%)

0 GV (0%)

Bảng 2. Mức độ sử dụng các PPDH và kĩ thuật dạy học trong DHHC Stt PP/kĩ thuật dạy học

Mức độ sử dụng Thường

xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa sử dụng

1 PP thuyết trình 91 GV 29 GV 11 GV 0 GV

2 PP đàm thoại 88 GV 43 GV 0 GV 0 GV

3 PP trực quan 83 GV 48 GV 0 GV 0 GV

4 PPDH hợp tác 45 GV 78 GV 8 GV 0 GV

(3)

158

5 PP TH có hướng dẫn 11 GV 37 GV 48 GV 35 GV

6 PPDH theo hợp đồng 0 GV 32 GV 64 GV 35 GV

7 PPDH webquest 5 GV 27 GV 54 GV 45 GV

8 Kĩ thuật sơ đồ tư duy 45 GV 64 GV 22 GV 0 GV

9 Kĩ thuật khăn trải bàn 27 GV 50 GV 27 GV 27 GV

10 Kĩ thuật KWL 20 GV 45 GV 35 GV 31 GV

0.0%

10.0%

20.0%

30.0%

40.0%

50.0%

60.0%

70.0%

80.0%

% GV

Mức độ sử dụng một số PPDH và kĩ thuật dạy học

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa sử dụng

Hình 1. Biểu đồ mức độ sử dụng một số PPDH và kĩ thuật dạy học

Bảng 3. Mức độ sử dụng PPDHHC theo hướng phát triển NLTH Mức độ

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

Số lượng 49 GV 35 GV 37 GV 10 GV

% 37,4% 26,7% 28,3% 7,6%

Qua việc thăm dò về mức độ cần thiết phải phát triển NLTHHC cho HS trong DHHC ở trường THPT ở Bảng 1 ta thấy: Phần lớn các GV (83,2%) đều cho rằng phát triển NLTHHC cho HS là rất cần thiết và cần thiết, không có GV nào có câu trả lời là không cần thiết. Như vậy, GV luôn ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển NLTHHC cho HS nhưng dựa vào kết quả Bảng 2 và Hình 1 về mức độ sử dụng một số PPDH và kĩ thuật DH trong DHHC ở trường THPT cho thấy GV thường xuyên sử dụng PP thuyết trình và đàm thoại, các PPDH tích cực khác

(4)

159 được sử dụng ít hơn. Đặc biệt đa số GV hiếm khi sử dụng hoặc chưa sử dụng PP TH có hướng dẫn, PPDH theo hợp đồng, PPDH webquest. Các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật KWL cũng đã được GV thỉnh thoảng áp dụng vào trong DHHC. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả khảo sát ý kiến của GV về các PPDH định hướng phát triển NLTHHC ở bảng 3 là chỉ có 37,4% GV thường xuyên sử dụng PPDH theo hướng phát triển NLTHHC, 26,7% GV thỉnh thoảng sử dụng và còn lại 35,9% GV hiếm khi hoặc không bao giờ sử dụng PPDH định hướng phát triển NLTHHC. Điều này cho thấy, GV cần đề ra các biện pháp cụ thể để phát triển NLTHHC cho HS và đây cũng chính là hướng đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu.

* Kết quả điều tra thực trạng tình hình TH Hóa học hữu cơ của HS

Bảng 4. Thống kê số lượng phiếu khảo sát theo học lực môn Hóa học và học sinh tự đánh giá năng lực tự học Hóa học Hữu cơ của bản thân Kết quả học tập

môn Hóa học Số lượng

Năng lực tự học Hóa học Hữu cơ

Tốt Khá Trung

bình Yếu Không có

Giỏi 399 38 252 95 10 4

Khá 446 18 245 173 8 2

Trung bình 291 4 94 181 8 4

Yếu 14 0 0 6 6 2

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

Giỏi Khá Trung Yếu

Tốt Khá Trung bình Yếu Không có

Hình 2. Biểu đồ đánh giá ảnh hưởng giữa kết quả học tập môn Hóa học đến năng lực tự học Hóa học Hữu cơ

Thông qua biểu đồ ta thấy có sự ảnh hưởng qua lại giữa kết quả học tập môn Hóa học và NLTHHC của HS, HS có kết quả học môn Hóa học giỏi và khá tự đánh giá có NLTHHC tốt và khá chiếm tỉ lệ cao trên 50%, ngược lại HS có kết quả học môn Hóa học trung bình và yếu thì tự nhận có NLTHHC trung bình hoặc yếu. Điều này chứng tỏ có sự tương quan ảnh hưởng qua lại giữa kết quả học tập môn Hóa học và NLTHHC của HS. Đa số HS có NLTHHC khá, tốt thì có kết quả học tập môn Hóa học khá, giỏi và ngược lại. Vì vậy việc bồi dưỡng NLTHHC sẽ nâng cao kết quả học tập môn Hóa học cho HS.

(5)

160

Để đánh giá NLTHHC của HS, chúng tôi đã nghiên cứu cơ sở lí luận của TH [8-11] để thiết kế phiếu khảo sát NLTHHC dựa trên các biểu hiện của NLTH của HS [12], tiến trình bài học Hóa học hữu cơ [13] và cùng với đó là mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn cho HS trong dự thảo chương trình giáo phổ thông môn Hóa học [14]. Kết quả HS tự đánh giá ở bảng 5 như sau:

Bảng 5. HS tự đánh giá năng lực tự học Hóa học hữu cơ

Stt Tiêu chí đánh giá NLTHHC của HS Mức độ HS tự đánh giá Mức 0 Mức 1 Mức 2 Mức 3 1 Tự xác định những kiến thức, kỹ năng trong bài

học Hóa học hữu cơ. 105 452 345 248

2 Tự xác định những nhiệm vụ học tập Hóa học

hữu cơ. 287 470 291 102

3 Tự phân tích, xác định mối tương quan giữa các

thành phần cấu tạo nên hợp chất hữu cơ. 235 521 201 193 4 Tự dự đoán và chứng minh tính chất đặc trưng

(hóa học, vật lí) của hợp chất hữu cơ. 239 537 218 156 5 Tự khái quát hóa tính chất đặc trưng của hợp chất

hữu cơ. 281 495 261 113

6 Tự hệ thống hóa kiến thức Hóa học hữu cơ 279 465 221 185 7 Tự thực hiện các phương án giải quyết các nhiệm

vụ học tập Hóa học hữu cơ. 263 423 275 189

8 Tự đánh giá những phương án giải quyết nhiệm

vụ học tập Hóa học hữu cơ. 312 428 272 138

9 Tự điều chỉnh hoặc thay đổi các phương án giải

quyết nhiệm vụ học tập Hóa học hữu cơ. 354 379 298 119 10 Tự đề xuất các phương án giải quyết nhiệm vụ

học tập Hóa học hữu cơ mới. 361 398 267 124

Mức 0. NLTHHC ở mức kém (chưa hình thành).

Mức 1. NLTHHC ở mức độ trung bình (bắt đầu hình thành).

Mức 2. NLTHHC ở mức độ khá (đang phát triển ).

Mức 3. NLTHHC ở mức độ tốt (đã hoàn thiện).

Bảng 5. Các khó khăn thường gặp của HS trong quá trình tự học Hóa học hữu cơ

Stt Khó khăn trong quá trình tự học Ý kiến HS %

1 Thiếu hướng dẫn học tập, không biết cách tự học 308 26.82

2 Thiếu tài liệu học tập và tham khảo 249 21.63

3 Kiến thức rộng khó bao quát 305 26.47

4 Không đủ thông minh để tự học 109 9.51

5 Không có đủ thời gian để tự học 143 12.46

6 Không có gì khó khăn 36 3.11

(6)

161 Hình 3. Biểu đồ HS tự đánh giá các mức độ phát triển NLTHHC

Dựa vào biểu đồ hình 3 ta thấy HS tự đánh giá NLTHHC của bản thân ở mức trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất có nghĩa là HS chỉ mới bắt đầu hình thành NLTHHC, còn số HS có NLTHHC kém và khá có số lượng gần tương đương nhau, rất ít HS tự đánh giá có NLTHHC tốt (chiếm từ 10% đến 20%). Kết quả này cũng phù hợp với những ý kiến về khó khăn mà HS gặp phải trong quá trình TH là thiếu hướng dẫn học tập, không biết cách TH và thiếu tài liệu học tập và tham khảo.

2.1.5. Nhận xét chung

Đa số GV đều nhận thấy rằng việc phát triển NLTHHC cho HS là rất cần thiết và quan trọng nhưng việc sử dụng các PPDH tích cực nhằm phát triển NLTHHC cho HS hiện nay vẫn còn hạn chế. Kết quả thực trạng xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Khối lượng kiến thức phần Hóa học hữu cơ là khá lớn cộng với nhiều nội dung kiến thức mới và khó mà thời lượng dạy trên lớp lại quá ít nên dẫn đến việc HS gặp rất nhiều khó khăn trong việc học Hóa học hữu cơ.

(7)

162

- GV chưa có những biện pháp cụ thể để hướng dẫn HS TH nên HS vẫn chưa có PP TH và gặp nhiều khó khăn trong quá trình TH, trong quá trình dạy học GV sử dụng các PPDH tích cực còn hạn chế.

- Ý thức TH của HS còn thấp, chưa có động cơ hứng thú trong việc TH Hóa học hữu cơ Như vậy, để khắc phục hiện trạng trên GV cần có những biện pháp phát triển NLTHHC cho HS hiệu quả để khi TH HS cảm thấy hứng thú và không cảm thấy khó khăn trong quá trình TH.

Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu cách hướng dẫn HS TH qua thiết kế phiếu hướng dẫn TH trong dạy học Hóa học hữu cơ lớp 11 và phiếu hướng dẫn TH này có thể được sử dụng phối hợp trong các PPDH tích cực.

2.2. Thiết kế phiếu hướng dẫn tự học Hóa học hữu cơ ở THPT

Mẫu phiếu hướng dẫn TH phát trước cho HS TH được thiết kế thành 2 cột có nội dung như sau:

Câu hỏi hướng dẫn TH Bài 25. ANKAN

1. Cho các ankan sau: CH4; C2H6; C3H8; C4H10; C5H12. Viết công thức chung của ankan và từ đó rút ra khái niệm của ankan.

2. Viết các CTCT có thể có của ankan có CTPT C4H10 và C5H12. Nhận xét về số lượng đồng phân ở các chất trên và nêu kết luận ankan có loại đồng phân nào. .

3. Dựa vào bảng 5.1 SGK, phần tên chính là tên mạch chính. Hãy rút ra kết luận về cách gọi tên ankan không phân nhánh. Nêu khái niệm nhóm ankyl và rút ra cách gọi tên nhóm ankyl không phân nhánh?

4. Nêu các bước thực hiện đọc tên của ankan phân nhánh theo danh pháp thay thế? Đọc tên các đồng phân của C4H10 và C5H12.

I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp 1. Đồng đẳng

- Khái niệm ankan:...

- Công thức chung: ...

2. Đồng phân

Các đồng phân của C4H10:

...

Các đồng phân của C5H12:

...

Kết luận:

- Từ C...H.... trở đi có đồng phân...

3. Danh pháp

a. Ankan không phân nhánh CH4 : Metan. C6H14 : ...

C2H6 : ... C7H16 : ...

C3H8 : ... C8H18 : ...

C4H10 : ... C9H20 : ...

C5H12 : ... C10H20 : ...

Tên nhóm ankyl: Đổi đuôi an thành ...

CnH2n+2

 

H CnH...

b. Ankan phân nhánh

Theo IUPAC, ankan có nhánh được gọi như sau : Bước 1: Chọn mạch C ... nhất và có ...

nhánh nhất làm mạch chính.

Bước 2: Đánh số các nguyên tử C mạch ... bắt đầu từ phía ... nhánh hơn.

Bước 3: Gọi tên theo thứ tự

Tên ankan = Tên C mạch chính +...

(8)

163 5. Quan sát hình 5.1 trang 110 SGK,

hãy cho biết: Trong phân tử ankan có các liên kết nào? Vị trí các nguyên tử sắp xếp như thế nào và chúng liên kết với nhau bằng loại liên kết gì? góc liên kết bằng bao nhiêu?

6. Quan sát bảng 5.1. Hằng số vật lí của một số ankan và rút ra quy luật biến đổi: trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của ankan theo chiều tăng của số nguyên tử cacbon trong phân tử.

...+ Tên

nhánh + ...

- Tên các đồng phân của C4H10 và C5H12 như sau:

II. Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí 1. Cấu trúc phân tử ankan

- Trong phân tử ankan có các liên kết...Mỗi nguyên tử C nằm ở tâm của...mà 4 đỉnh là các nguyên tử ...hoặc...Các nguyên tử trong ankan liên kết với nhau bằng liên kết...Các góc liên kết đều gần bằng...

- Mô hình phân tử:

2.Tính chất vật lí

a. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng

Bảng 5.1. Hằng số vật lí của một số ankan

- Trạng thái: ở điều kiện thường, các ankan từ C1-C4

ở trạng thái..., từ C5-C17 ở trạng thái..., từ C18

trở lên ở trạng thái...

- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của ankan nói chung đều...Các ankan đều...hơn nước

b. Tính tan, màu và mùi

(9)

164

7. Thực hiện thí nghiệm cho xăng (gồm hỗn hợp các hiđrocacbon) vào nước và cho mỡ bôi trơn vào xăng.

Từ kết quả thí nghiệm rút ra nhận xét về tính tan của ankan trong nước và ankan có hòa tan được dầu, mỡ hay không.

Nhận xét về màu sắc và mùi của các ankan khác nhau?

8. Dựa vào đặc điểm cấu tạo của ankan kết hợp với nghiên cứu SGK, hãy dự đoán tính chất hóa học của ankan?

9. Dựa vào bài metan đã học ở lớp 9, hãy viết PTHH của metan với clo có ánh sáng với ứng với các tỉ lệ 1:1, 1:2, 1:3, 1:4.

10. Các đồng đẳng của metan cũng tham gia phản ứng thế tương tự, hãy viết 2 phản ứng thế giữa propan với clo và brom có ánh sánh với tỉ lệ 1:1.

Cho biết tỉ lệ giữa các sản phẩm?

Phản ứng thế H bằng halogen còn có tên gọi là gì?Sản phẩm phản ứng là gì? Viết PTHH tổng quát?

11. Viết PTHH phản tách hiđro của C2H6. Đối với CH4 có tham gia phản ứng tách không? vì sao? Viết PTHH tổng quát?

12. Viết PTHH phản ứng cracking n- butan. Viết PTHH tổng quát?

13. Viết PTHH phản ứng đốt cháy metan, n-hexan. Từ đó viết PTHH tổng quát phản ứng cháy của ankan.

So sánh số mol của CO2 và H2O.

Liên hệ ứng dụng của loại phản ứng này trong đời sống?

14. Trong điều kiện thiếu oxi, ankan cháy không hoàn tạo ra những sản phẩm gì? ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?

15. Nêu các phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. Viết các PTHH của các phản ứng điều chế đó.

- Ankan không tan ...Chúng tách thành lớp ...Ankan kị ...

- Ankan là các dung môi..., hòa tan tốt những chất...như...

- Ankan đều là những chất...màu

- Các ankan nhẹ nhất như...là những chất ...Ankan từ C5-C10 có mùi..., từ C10-C16 có mùi...

- Các ankan rắn ít bay hơi nên...

III. Tính chất hóa học

Phân tử ankan chỉ có liên kết ...vì thế ankan tương đối ... Ankan có khả năng tham gia phản ứng ...

a. Phản ứng thế

- Khi chiếu sáng hoặc đốt nóng, hỗn hợp metan và clo xảy ra phản ứng thế lần lượt các nguyên tử H bằng Cl:

...

- Các đồng đẳng của metan cũng tham gia phản ứng thế tương tự metan. Ví dụ:

Phản ứng thế H bằng halogen là phản ứng..., sản phẩm phản ứng gọi là ...

b. Phản ứng tách (gãy liên kết C-H, C-C)

...

...

...

...

c. Phản ứng oxi hóa

...

...

...

...

Nếu không đủ oxi, ankan bị cháy không hoàn tạo ra những sản phẩm ...không những làm

giảm năng suất tỏa nhiệt mà

còn...cho môi trường.

IV. Điều chế và ứng dụng a. Điều chế

- Trong phòng thí nghiệm: Metan được điều chế bằng cách...

PTHH:...

- Trong công nghiệp:...

b. Ứng dụng

...

(10)

165 16. Nêu các ứng dụng của ankan

trong đời sống và sản xuất?

17. Lập sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức về ankan

3. Kết luận

Từ kết quả khảo sát thực trạng về NLTHHC của HS và PPDHHC của GV cho thấy có mối quan hệ biện chứng giữa kết quả học tập môn Hóa học, NLTHHC của HS và PPDHHC của GV, nghĩa là GV ít sử dụng các PPDH phát triển NLTHHC thì HS chưa có NLTHHC và dẫn đến kết quả học tập môn Hóa học thấp và ngược lại. Do vậy để hình thành và phát triển NLTHHC của HS, GV cần đưa ra các biện pháp phát triển NLTH trong DHHC và biện pháp mà chúng tôi đề xuất là thiết kế phiếu hướng dẫn TH cho HS trong dạy học hóa học hữu cơ ở trường THPT góp phần hình thành và phát triển NLTHHC của HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nghị quyết số 29-NQ/TW, 2013. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI. Tạp chí xây dựng Đảng, Hà Nội.

[2] Nguyễn Thị Ngà, 2010. Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun phần kiến thức cơ sở hóa học chung- chương trình THPT chuyên hóa góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[3] Nguyễn Thị Thanh, 2016. Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học môn Hoá học 10 nâng cao nhằm phát triển một số năng lực cho học sinh. Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[4] Cao Cự Giác, 2017. Thực trạng phát triển năng lực tự học của học sinh ở một số trường THPT đối với môn hóa học. Tạp chí giáo dục số 414, tr. 40-42.

[5] Nguyễn Ngọc Duy, 2014. Phát triển năng lực tự học cho sinh viên thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần Hóa học vô cơ lớp 11 Trung học phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 59(6), tr. 132-142

[6] Đỗ Thị Thu Huyền, 2016. Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua xây dựng phương pháp giải bài tập xác định tên kim loại. Tạp chí khoa học, Trường ĐHSP Hà nội, Số 6A, tr. 66-71.

[7] Lưu Thị Lương Yến, Nguyễn Thị Ngọc Bích, 2016. Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Phần hiđrocacbon - Hóa học 11 trung học phổ thông. Tạp chí khoa học, Trường ĐHSP Hà nội, Số 6A, tr. 136-145

[8] Bộ giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt - Bỉ, 2010. Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

[9] Robert J.Marzano, 2011. Nghệ thuật và khoa học dạy học (Người dịch Nguyễn Hữu Châu).

NXB Giáo dục Việt nam.

[10] James H.Tronge, 2011. Những phẩm chất của người GV hiệu quả (Người dịch Lê Văn Canh). Nxb Giáo dục Việt nam.

[11] Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến, 2001. Để tự học đạt được hiệu quả. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

(11)

166

[12] Bộ giáo dục và Đào tạo, 2017. Chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể.

[13] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010. Chương trình giáo dục phố thông môn Hóa học.

[14] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018. Dự thảo chương trình giáo dục phố thông môn Hóa học.

ABSTRACT

The state of self-learning ability development in organic chemistry and designing self-instructed learning samples in teaching organic chemistry within high schools

Vuong Cam Huong Faculty of Fundamental Sciences, Pham Van Đong University Self-learning ability is one of the most important and necessary competence for students in the process of learning, working and adaptation in real life. However, the face that this ability being used in general and in learning organic chemistry among high school is still limited and teachers are not really interested in developing this capacity. In research of this, we have conducted an investigation and survey on the state of self-learning ability and methods in teaching organic chemistry in order to figure out the reason and also suggest methods to develop this ability among high school students. In this article, the method that we have suggested is designing self- instructed learning samples in teaching organic chemistry at grade 11th in high school.

Keywords: Self-learning, ability, state, organic chemistry, self- instructed learning samples.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Năng lực của tổ chức, cá nhân lập quy hoạch đô thị còn hạn chế Đối với một ngành nghề nhất định nào đó sẽ có các tiêu chí về điều kiện nhất định khi thực hiện công việc theo quy định

Mô-đun đàn hồi, ứng suất đàn hồi và ứng suất dẻo tăng khi áp suất nén mẫu tăng, và có sự tương quang giữa các đại lượng này với sự thay đổi của thể tích quả cầu lỗ hổng và tỉ phần các

Đặc biệt, với Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1979 không chỉ khẳng định lại bình đẳng giới trong hôn nhân gia đình, quan hệ dân sự, lao động việc

Với các cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục: - Theo định kì từng giai đoạn, cần điều chỉnh các tiêu chuẩn thành lập trường phổ thông NCL cho phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế;

Hướng thực hiện 1: Rèn luyện cho sinh viên khả năng biểu diễn, xử lí các số liệu thống kê qua việc tiếp cận với các mô hình học tập chuyên ngành và qua quá trình thực tế tại các đơn vị

Kỉ niệm 50 năm ngày Hồ Chủ tịch về thăm Trường 1964- 2014, cuốn sách Bác Hồ với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được xuất bản đã tập hợp nhiều bài viết phân tích về nhiều vấn đề trong tư

Đánh giá đất đai cung cấp thông tin cơ bản về mức độ thích hợp của các đơn vị đất đai cho các phương án quy hoạch, sử dụng hợp lý tài nguyên đất.Trong đánh giá đất đai, công nghệ GIS hỗ

211 GV Đặt vấn đề, thu hút HS tham gia Tổ chức HĐ trải nghiệm, khám phá gắn liền với ứng dụng khoa học công nghệ và ĐHNN Tổ chức HĐ khám phá nghề, định hướng, hỗ trợ HS Hỗ