• Không có kết quả nào được tìm thấy

PDF Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Trong Bối Cảnh Covid-19

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "PDF Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Trong Bối Cảnh Covid-19"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH COVID-19

• Đỗ CẨM NHUNG - Đỗ THỊ THU HÀ

TÓMTẮT:

Từ đầu năm 2020, thế giớinóichung vàViệt Namnóiriêng đã chứngkiến sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19.Bài viết nhằmphân tích tác độngcủadịchbệnhđến hoạt động củacác ngân hàngthương mạiViệtNam trêncác lĩnhvựckinh doanh chính như huyđộngvốn, hoạt động tín dụng và sản phẩm dịchvụ khác. Từ đó, nghiên cứuchỉranhữngcơ hội cũng như khó khăn chung của các ngân hàng thương mại Việt Nam và các biện pháp khắc phục, giúp các ngân hàng tăng trưởngổnđịnh.

Từkhoá:hoạt động ngân hàng,Covid-19, cơhội và khó khăn, ngân hàngthươngmại.

1. Đặtvấn đề

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế(IMF)ước tính, sự sụt giảm GDP toàncầunăm 2020 sẽ là mức giảm lớn nhát kể từ cuộc đại suy thoái toàn cầu năm 2009. Cuộc khủng hoảng đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, hoạt động đầu tư, chất lượng tín dụng của khách hàng vay và danh mục cho vay của ngân hàng đều giảm sút. Nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đềudự báonguy cơkhủng hoảngtài chính rấtlớn.

Tại Việt Nam, dịch Covid-19 chính thức được ghi nhận từ đầutháng 2/2020. Song, tácđộnglớn nhất của dịch bệnh này đếnkinhtế - xã hội nói chung, hoạt động của các doanh nghiệp (DN) và hệ thông ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng bắt đầu từ giữa tháng 2/2020, đặc biệt nghiêm trọng trongtháng 3, tháng4 và nửa đầu tháng 5/2020 (đây là khoảng thời gian cả nước thực hiện nghiêm ngặt các biệnpháp cách ly xã hội theo Chỉ thị của Thủ tướngChính phủ). Diễn biến của dịch Covid-19 ngày càng phức tạp và khó lường, ảnh hưởng của dịch bệnh đến hoạt động của các ngân hàng đã bộc lộ rõ một số

khíacạnh,như: hoạt độngtác nghiệphàng ngày;

tăng trưởng dư nợ tín dụng, lợi nhuậnvà vấn đề nợ xấu. Tuynhiên, dịch Covid-19cũng là một cơ hội để các ngân hàng nhìn lại những hạn chế trong quá trình hoạt động, từ đó có những giải pháp khắc phục.

2. Ánh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động của các NHTM Việt Nam

2.1. Tình hĩnh huy động vốn

Sô liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, tính đến ngày 20/3/2020, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 0,51% (giảm hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2019 tăng 1,72%). Nguyên nhân là do các DN đang gặp nhiều khó khăn, phải thu hẹp hoạt động sảnxuất, kinh doanh. Nhiều DN phảirúttiền gửingân hàng để trangtrảicác chi phí vận hành, trả lương nhân viên,...

Bên cạnh đó, việc huy động vein của ngân hàngcóchiềuhướnggiảm, do cácngânhàng gặp khó khăn trong việc cho vay khi cầu tín dụng giảm. Vì thế, lãi suất huy động vốn cũng giảm theo, do không còn cạnh tranh khi thanh khoản dồi dào.

420 SỐ 13-Tháng 6/2021

(2)

TÀI CHÍNH -NGÂN HÀNG-BẢO HIỂM

Mặt khác, trong giai đoạn dịch Covid-19, giá vàng trong nướcvàquốc tếbiến động lớn.Điềunày đã ảnh hưởng đếntâmlý đầu tư của nhiều người.

Tại một số ngân hàng đã xảy ra tìnhtrạng khách hàng rút tiềntiết kiệm, chuyển sang đầu tư vàng hoặc bất độngsản vì lãi suấttại thời điểm này đã giảm,không còn hấp dẫnkháchhàng.

2.2. Tình hình tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởngtín dụng bị ảnh hưởng rõrệt khi nhu cầu vay vốn của nhiều nhóm DN sụt giảm. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốncủakhách hàngcá nhân cũng giảmmạnh do thu nhập khôngổnđịnh. Theo Ella Zoe Doan (2020), Covid-19sẽ làm chi tiêu hộ gia đìnhgiảm bình quân 15% với các lĩnh vựcnhư giáo dục, nhà cửa, ăn uống, giải trí,... Khi tổng chi tiêu của ngườidân sụt giảm,nhu cầu vay tiêu dùng cũngsẽgiảm tương ứng.

Theosốliệu củaNgân hàng Nhà nước,tính đến quý 11/2020,dưnỢtíndụng của hệthống ngân hàng đối với nền kinh tế chỉ tăng 1,96% so với cuối năm 2019, thấp nhất trong khoảng 15 năm gần đây.

Nguyênnhân chính làdonhucầuvay vốn củacác doanh nghiệpvà người dân, hộ gia đình quá tháp (mặc dùcác NHTM đã đồng loạt hạ lãi suất, đồng thời tung racác gói tíndụngưuđãi,đẩy mạnh khâu kếtnốingân hàng - doanh nghiệp). Mức tăng được ghi nhận là đã cải thiện so với nửa đầu tháng 5/2020, nhưng vẫn thấp hơn khánhiều so với con số 7,33% của nửa đầu năm 2019. Thực tếnày phản ánh hoạt động kinh doanh của DN, hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn, không có nhu cầu vay vốn.

Vốn tín dụng của các NHTM cho vay chưa được như kỳ vọng. (Bảng 1)

Bảng 1. Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2016-2020

Năm

Tăng trưởng tín dụng(°/o/năm) Chỉ tiêu Thựchiện

2015 18 17,17

2016 18-20 18,71

2017 18-20 18,17

2018 17 14

2019 14 13,15

J_2020 14 -

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Mặc dù đã có nhiều ưu đãi về lãi suất, theo Tổng cục Thông kê (2020), tăng trưởng tín dụng toàn ngành 3 thángđầu năm vẫn ở mức khá thấp, chỉ khoảng 0,68%, trong khi cùng kỳ năm trước tăng 1,9%. Sô'liệu này cho thấy cầu tíndụng yếu đi mộtphầnđáng kể do các DN đang gặp nhiều khó khăn, phải thu hẹp hoạtđộngsảnxuất, kinh doanh, làm giảm vòngquaycủa vốn.

2.3. Tỉnhhình nỢxấu

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độngsản xuất,kinh doanh của cácDN, đặc biệt là cácDNkinh doanh tronglĩnh vựcvận tải, kho bãi, lưu trú, du lịch, nhà hàng,... Do đó, nguy cơ các NHTM bịtăngtỉ lệnợxấu là không thể tránh khỏi.

Theo thống kê củaForbes Việt Nam, 19 ngân hàng giao dịchtrên3 sàn đangchiếm hơn63%dư nợ toàn hệthống. Báo cáo tài chính bánniên2020 của các ngân hàng cho thấy, tại thời điểm 30/6/2020, tổng nợ xấu của 19 ngânhànglà 92.615 tỉ đồng,tăng hơn 38,6% so với thời điểm đầu năm.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợcho vay cũngtăng lên 1,72% so với mức 1,28% thời điểm đầunăm.

Ngoại trừTechcombank, VPBank có nợ xấu trên dưnợ giảm, cácngân hàng cònlại đều ghi nhậnnợ xấutăngso với đầu kỳ. (Biểu đồ 1)

Nợ xấu tăng kéo theo các khoản trích lập dự phòng củacác ngân hàngcũng tăng. Theodữliệu từ báo cáo ngành Ngân hàng của Công ty Chứng khoán BSC, chi phí trích lập dự phòng các ngân hàng ước tăng 10% trong nửa đầu năm. Tỷ lệ dự phòng trên dưnợ cho vay đượccảithiện lên mức xấp xỉ 1,4%.

Cùng với giátrịtàisảnđảm bảo caohơnkhoảng 2 lầnso với các khoảnvaycũng giúp các ngân hàng tăng sức chống chịuvới các khoản nợ xấu có thể phát sinh trong các quý tới. Theo dữ liệu của Fiingroup, tính đến đầu tháng 6/2020, các ngân hàng đã cơ cấu lại thờihạntrả nợcho các khách hàng với dưnợ 172.365 tỉ đồng, chiếm khoảng 7%

tổng dưnỢ chịu ảnhhưởng bởi đại dịch Covid-19là 2,5triệu tỉđồng.

2.4. Tình hình lợi nhuận của các ngân hàng - Tác độngđến lợinhuậnsauthuế:

Phân tích dữ liệu tài chính trong Báo cáo tài chính quý 1/2020 của 18 NHTM đang niêm yết đã công bố công khai cho thấy, lợi nhuận sau thuế giảm 11,5% so với quý IV/2019. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ quý 11/2018, nhưng khôngtrên nền

số 13 - Tháng Ó/2021 421

(3)

tăng trưởng cao của các quý trước như quý 11/2018 và chỉ tăng 3,4% so với cùng kỳ, trong khi quý 11/2018 tăng trưởng49,6% sovới cùng kỳ.

Số liệu về lợi nhuận sau thuế của các NHTM công bốtrên thực tế vẫn chưa phản ánh đầy đủ chi phí dự phòng có thểgia tăng doảnh hưởngcủa dịch Covid-19 ở mức độlớn.

- Tác động đếnlãi cận biên cácNHTM:

Lãi cận biên (NIM), là khoảng cách chênh lệnh chi phí đầuvàonguồnvốn và lãi suất cho vay của các NHTM.

Đây là chỉtiêu tài chínhquan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM. PhântíchtừBáo cáo tài chính quý 1/2020 cho thấy, NIM của 18 NHTM đang niêm yếtgiảm 1,1 điểm cơ bản so với quý IV/2019 xuống còn0,87%.

- Tác động đến thu nhập lãi thuần:

Trong quý 1/2020, thu nhập lãi thuần chiếm 78%

tổng thu nhậphoạtđộng của

18NHTM đang niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, trong khi lãi thuầntừ hoạt động dịch vụ và lãi từcác hoạt động còn lạichiếm lần lượt 9,8% và 12,2%, giảm đáng kể so vớimức 11,8%

và 15,2% trong quý IV/2019.

Theo báo cáo tàichính quý 1/2020 tính đến ngày 22/4,với gần chục NHTM công bô'thì trong đó có tớihơnmột nửa có lợi nhuận giảmâm so với cùng kỳ năm 2019. Cụthể là Saigonbank (-31%),Bac A Bank (-27%), Kienlongbank(-23%), Vietcombank (-11 %),Sacombank(-7%).(Biểu đổ 2).

Mặc dùkếtquảkinh doanh không mấy tốt đẹp tại nhiều ngân hàng, nhưng vẫn còn những ngân hàngtăng trưởngmạnh lợi nhuận. Tiêu biểu như tại Ngân hàng Vietbank, Ngân hàng SeABank, Ngân hàng MSB...

Biểu đồ ỉ: ĩỉ lệ nỢ xấu của các ngân hàng tại thời điểm tháng 6/2020

9

No xấu cuõí kỷ Nơ xấu đàu kỳ

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Biểu đồ 2: LỢI nhuận các ngân hàng Quý 1/2020

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngần hàng

Nhìn chung, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếpđến hoạt động của các NHTM ởhầu hết các khía cạnh: Hoạt động tác nghiệp hàngngày, tốc độ tăngtrưởnghuy động vốn,tíndụng, nợxấuvà cuối cùng là lợinhuậnngânhàng. Các NHTM cần kiểm soát để tránh tiềm ẩn rủi ro lâudài,ảnh hưởng đến chấtlượng tăngtrưởng nền kinh tế, đảmbảo tăng trưởngbềnvững, ổn địnhxã hội trong tương lai.

3. Cơ hội củacác ngân hàng thương mại sau dịch Covid-19

Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịchbệnh, nhưngđây cũnglàdịpđể cácNHTM tìm ra những hướng đi mới phùhợp với nhu cầu thịtrườngđể tồn tại và phát triển. Những cơ hội đem tới cho hệ thốngNHTM Việt Nam là cơsởthúcđẩy việc nâng cao năng lực của nền kinh tế.

422 SỐ 13-Tháng 6/2021

(4)

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-BẢO HIỂM

Thứ nhất, môi trường kinhdoanh của ViệtNam đượcđánh giá ổn định

- Sự nỗlực kiểm soáttốtvề dịch bệnh, đã khẳng định Việt Nam là môi trường đầu tưtốt trong dài hạnvới an toàn về dịchtễ,kinhtế và chính trịổn định, thu hút đầutư từ kiều bào vềnướcđầutư cũng như người nước ngoài.

- Cơ hội mở rộng, phát triển thị trường ra nước ngoàiđối vớicác NHTMViệt Nam: Hội nhập tạo điều kiệnthuận lợi cho các tổchức tín dụng trong nướcmở rộng hoạt động ra thị trườngnước ngoài thông qua việc cungcấp dịch vụ trong khuôn khổ camkết, đặc biệt là hiện diện thương mại và cung cấpqua biên giới.

Thứ hai, các ngân hàng tăng cườngđầu tư công nghệ số

- Theokhảo sát sơbộ của Ngânhàng Nhànước, ở Việt Nam hiện nay, 94% ngân hàng bước đầu triển khai hoặc đang nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển đổi số, trong đó 59% ngân hàng đang triển khai chuyển đổi số. Nhiều ngân hàng trong nước đã ứng dụng các công nghệ tiên tiến, giải pháp mới vào hoạt động thanhtoán nhằm tăng tốc độ thanh toán, tăng cường antoàn, bảo mậtdịch vụ, gia tăng trảinghiệm và sự hài lòng của khách hàng nhưxác thực sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt);

thanhtoán qua mã QR; thanh toán an toàn, thuận tiện quamãhóa thông tinthẻ(Tokenization);thanh toánphi tiếp xúc tốc độ và tiệnlợi;giải pháp chấp nhận thanh toán linh hoạt trên thiết bị di động (mPOS) v.v... Trong6 tháng đầu năm 2020, trong khi nhiều ngành kinhtế bị ảnhhưởng bởi Covid-19 thì giao dịch thanhtoán không dùngtiền mặt qua tgân hàng vẫn tăng trưởng ấn tượngvới mức tăng

8,3% về số lượng và 13,4% về giá trị so vớicùng xỳ năm2019.

Thứ ba, những chính sách mới của Ngân hàng Nhà nước

- Nghị quyết số 52-NQ/TW năm 2019 do Bộ Chính trị ban hànhnhằmphát triển ngânhàng số, t)ạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng thực hiện chuyển đổi số; Nghiên cứu đề xuất ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg về thúcđẩy phát triển doanh nghiệp số Việt Nam; Nghiên cứu xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech t'ong lĩnhvựcngân hàng. Song songvới đó,Ngân

hàng Nhà nước cũng đang tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng bứt phá, đổi mới sángtạo, đảm bảo an ninh, antoànvà bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng;...

Thứ tư, gia tăng lợi nhuận từ dịch vụ tài chínhphi tíndụng

- Đểthích ứngvới tình hình mới, các ngân hàng đang cónhững chuyển hướng mạnh mẽ trong cơ cấu hoạt động bằng việcđa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, hạnchế sựphụ thuộc quá nhiềuvàotín dụng, giảm thiểu những tácđộng tiêucực củanềnkinh tế.

- Cơ cấu thu nhập chuyển dịch sang hướng bền vững hơn khicác nguồn thucủangân hàng trở nên đa dạng hơn với doanh thu thẻ, bảo hiểm, thanh toán, dịch vụ trái phiếu, tư vấn giải pháp kinh doanh, kinhdoanhngoại tệ...

Thứ năm, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam Liên minh châu Au (EVFTA) đi vào thực hiện

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) côngbố tháng 5/2020 đã đưa ra ước tính, EVFTA có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm 2,4% và xuấtkhẩu tăng 12%vàonăm2030.Việc thực thiHiệpđịnhsẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm; từ đó tác động tích cựcđến ngànhTàichính - Ngân hàng.

4. Giảipháp ứng phó và khắc phục

Năm 2020,sự bùng phát củadịch bệnh Covid-19 đã làm ảnhhưởng nặng nề đến mọi hoạt động đời sông, kinh tếcủathế giới nói chung và các NHTM nói riêng. Trên thế giới, nhiều ngân hàng như Scotiabank, Canadian Imperial Bank of Commerce (CIBC), Royal Bank ofCanada (RBC),... đều dựbáo nguycơkhủnghoảngtài chính là rất lớn. Theo đó, hàng loạt thị trường chứng khoán “đỏ lửa ”, còn ngân hàng trung ương các nước nhanh chóng tung biện pháp giải cứu nềnkinhtế.

Để hỗ trợ nềnkinhtế, tạo điềukiện cho các tổ chứctín dụng vàDN khắcphụckhó khăn, thiệt hại do dịch bệnh gây ra, Chính phủ vàNgânhàngNhà nước đã ban hànhThông tư hướng dẫn các tổ chức tíndụng với 4 việc chính: Cơ cấu lại thời hạn trả nỢ;

Miễn giảm lãi vay; Giữnguyên nhóm nợ cho các kháchhàngbịảnh hưởng bởi dịch bệnh; Triển khai các gói tín dụnghỗ trợ.

SỐ 13-Tháng 6/2021 423

(5)

Nhiều ngân hàng ở Việt Nam nhưVietinbank, Vietcombank, BIDV, ACB, Sacombank, SHB, Eximbank, NamABank,... đã triển khai các gói tín dụng có quy môhàng chục nghìn đến hàngtrăm tỉ đồng với lãisuấtưuđãithấphơntừ 1-3%, nhằm hỗ trợ các kháchhàngcánhân, DN vượt qua khó khăn.

44/45 NHTM thực hiện miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán, chiếm 99,7%thịphầnđã miễn giảm phí;

nhiều loại phí được giảm75%-100% mức phícũ...

Năm2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn kéo dài và diễn biếnphức tạp, các NHTM cần phải chú trọng hơn các giải pháp để ứng phó và khắc phục.

Bên cạnh việchỗ trợ về tín dụng cho DN, các NHTM nên tiếp tục cân nhắc giảm lãi suất trong ngắn hạn và linh hoạt về thời điểm hoàn trả lãisuất gốc đối với cáckhoảnvaycũ và mới của DN, bởi dòng tiền thu của DN có thể bị lệch pha với các dòng tiềnra, trong đó có dòngtiền trảnợ. Đổ làm tốt việc này, đòihỏi các NHTM phải thực hiện rà soát, đánh giálại từngkhách hàng.

Các NHTM cần tận dụng cơ hội để phát triểnthị trường, sản phẩm, kênh phân phối mới, như; phát triểnngaycác gói sảnphẩmngân hàngchuyênbiệt cho nhóm khách hàng là DN trong cácngànhđang có các lợi thế kinh doanh tươngđối trong đại dịch Covid-19 (kinh doanh online, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu, khẩu trang, nưổc rửa tay, máy đo thân nhiệt, máy thở).

Các NHTM cần có các sản phẩm tín dụng ngắn hạn chuyên biệt hỗ trợ DN nhỏ và vừa chịu tác động của Covid-19 như: Tài trợ hàng tồn kho, cho vay hỗ trợ xuấtkhẩu nhanh. Cung cấp cho DN nhỏ và vừa đạt được doanh số tiêu thụ thông qua kênh phânphối trong nước. Các DN có thể đăng kýhạn mức tín dụng hoặc kỳ hạn trước khi hoàn tất việc bán hàng xuất khẩu hoặc tìm kiếm các cơ hội ở nước ngoài, chẳng hạn như xác định một khách hàng mới ở nước ngoài nếu việc bán hàng xuất khẩu bị mất do Covid-19.

Ngoài những biện pháp khắc phục trước tác động của dịchbệnh, các NHTMcũng cần chuẩn bị cho hậu Covid-19. Hầu hết các cuộc khủng hoảng kinh tế có đặc trưng lànhiềuvấnđề kinh tế nghiêm trọng tồn tại âm ỉ lâu dài, đến thời điểm bungravà không thể cứu vãn được nữa nên tạo ra khủng hoảng. Do vậy, các NHTMcần thực hiện một số giải phápsau:

- Thứ nhất, chuẩn bị kế hoạchđể tăng trưởngtín dụng trở lại: Lựachọn kháchhàng,ngànhhàng để tập trung pháttriển, đadạng hóa danh mụcđầutư...

Đồng thời, xây dựng các giải pháp để thu hồi, xử lý nợxấu nếu xảy ra.

- Thứ hai, tính toán chi phí đầu vào để cho vay khách hàngvới lãi suất thấp mà vẫn đảm bảo hoạt động ngân hàng cóhiệuquả... Đặc biệt, các NHTM cần phải rà soát, cắt giảm các khoảnchi phí không hiệu quả, tăng năng suất laođộng,...đểgiảm chi phí đầu vào.

- Thứ ba, các NHTM cần có chiến lược,mục tiêu cụ thể để thực hiện tái cơ câuhoạt động, như: cơ cấu doanh thu,cơ cấu chi phí,cơ cấu khách hàng, cơ cấu nhân sự, danh mụcđầu tư... xây dựngđược một NHTM hoạt động tự chủ, đa dạng hóa hoạt động ngânhàng,ít phụ thuộchơn vào hoạtđộngtín dụng, cókhả năngchống và thích ứng với cácbiến động nhiều hơn.

- Thứ tư,đầutư nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin để đẩy nhanh hơn nữa hoạt động ngân hàng thương mại điện tử, theo đuổi và đón bắt được với xu thế côngnghệ củathế giới.

- Cuối cùng là xây dựng kế hoạchphòng chống rủiro, trong đó có cả nhữngkế hoạchphòng chống rủi ro các đạidịch nhưCovid-19.

Đại dịchCovid-19 đã vàđang tácđộng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới nói chungvàViệtNam nói riêng. Trong hoàn cảnhnày, các NHTM cần phân tích, đánh giá được những tháchthức và cơhội để có những giải pháp ứng phó kịpthời, nhằm giảm thiểu thấp nhấtnhững rủi roxảy ra■

TÀILIỆU THAMKHẢO:

1. Anon. (2020), Diễn đàn tài chính tiền tệ. [Online] Available at:

.

https://thitruongtaichinhtiente.vn/amp/tac-dong- va-giai-phap-ung-pho-dich-benh-covid-19-cua-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-27488.html

424 Số 13-Tháng 6/2021

(6)

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-BẢO HIỂM

2. Anon., 2020. Ngân hàng Việt: Thách thức và cơ hội từ khủng hoảng Covid-19. [Online] Available at:

. https://thoibaonganhang.vn/ngan-hang-viet-thach-thuc-va-co-hoi-tu-khung-hoang-covid-19-104052.html

3. Anon (2020), Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Việt Nam và vai trò của chính sách tiền tệ. [Online]

Available at: 19-den-kinh-te-viet-nam-va-vai-tro-cua-

chinh-sach-tien-te-329764.html?fbclid=IwAR0cyPdyW2Sl rT4roCvLEL_TfKmXxqHnSPYA3wfxdJpIl3alaYGpa- xEYWs.

http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/tac-dong-cua-dich-covid

4. Anon (2020). Tác động và giải pháp ứng phó dịch bệnh Covid-19 của ngân hàng thương mại Việt Nam. [Online]

Available at: 9-cua-ngan-hang

-thuong-mai-viet-nam-27488.html

https://thitruongtaichinhtiente.vn/tac-dong-va-giai-phap-ung-pho-dich-benh-covid-ỉ

5. Anon (2020). Tạp chí Ngân hàng. [Online] Available at: http://tapchinganhang.com.vn/

Ngày nhận bài: 22/4/2021

Ngày phản biệnđánh giá vàsửachữa: 12/5/2021 Ngày châp nhậnđăng bài: 29/5/2021

Thông tintác giả:

1. ThS. Đỗ CẨMNHUNG

ĐạihọcHàng hải Việt Nam 2. TS.Đỗ THỊTHU HÀ Học việnNgân hàng

THE OPERATION OF VIETNAM’S COMMERCIAL BANKS IN THE CONTEXT OF COVID-19 PANDEMIC

• Master. DO CAM NHUNG Vietnam Maritime University

• Master. DOTHITHUHA Banking Academy

ABSTRACT:

Theoutbreak of Covid-19 in 2020 has significantly affected theworld in general and Vietnam in particular. This paper analyzes the Covid-19 pandemic’s impacts on the operations of Vietnam’s commerical banksin theứ keybusinessareas such as capital mobilization, creditand other banking products and services. The paper points out the opportunities as well as the common difficulties forVietnam’s commercial banks in thecontextof the Covid-19 pandemic, and proposes somemeasures tohelp banks overcomethese challengesand grow sustainably.

Keywords: bankingactivities, Covid-19, opportunities and difficulties, commercial bank.

SỐ 13-Tháng 6/2021 425

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thứ hai, những hạn chế trong việc áp dụng kế toán giá trị hợp lý tại các NHTM Việt Nam theo chuẩn mực chế độ kế toán Việt Nam: i) BCTC của các ngân hàng được

Ngân hàng thương mại là một trong những TCTD đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, hoạt động kinh doanh tiền tệ với các sản phẩm kinh doanh chính là huy động vốn,

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về an toàn tài chính của Ngân hàng thương mại và thực trạng an toàn tài chính tại các NHTM cổ phần niêm yết giai đoạn 2013- 2019, luận

Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam cần đổi mới quy trình sản xuất theo hướng đầu tư vào nhập khẩu công nghệ của Hoa Kỳ nhằm mục tiêu phát triển sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng

Giải pháp giảm thiểu rủi ro kinh doanh ngoại hối Từ việc đánh giá mức độ rủi ro trên, để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ, cần thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, các

Phân tích về các giải pháp Ngân hàng đã thực hiện nhằm đạt các mục tiêu của hoạt động cho vay Doanh nghiệp Những giải pháp cơ bản trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại,

Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu các lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng điện tử từ đó phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương

viên Lương Thị Tuyết Nhung thực hiện năm 2016 tại trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng - Luận văn cao học đề tài: “ Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ