• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của các

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của các"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của các công

ty Dược niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

NCS. BÙI THỊ HÀ LINH

Chính sách chi trả cổ tức là một trong những chính sách tài chính quan trọng nhất có tác động đến lợi ích của các cổ đông trong công ty cổ phần. Chính sách chi trả cổ tức chịu tác động của nhiều nhân tố như khả năng sinh lời của tài sản, thu nhập một cổ phần thường ở hiện tại và trong quá khứ. Nghiên cứu này tập trung làm rõ những nhân tố tác động đến chính sách chi trả cổ tức của các công ty Dược niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng dựa trên số liệu từ báo cáo tài chính của 16 công ty dược niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2014 (80 quan sát). Nghiên cứu này chỉ ra rằng nhân tố khả năng sinh lời, thu nhập trên một cổ phần thường ở cả hiện tại và quá khứ có ảnh hưởng rõ rệt đến việc chi trả cổ tức của các doanh nghiệp ngành dược, trong khi các nhân tố như đòn bẩy tài chính, tỷ lệ tăng trưởng có ảnh hưởng không đáng kể.

Từ khóa: Chính sách chi trả cổ tức, Tỷ lệ chi trả cổ tức, Thu nhập một cổ phần

1. Giới thiệu

hính sách chi trả cổ tức là một trong ba chính sách tài chính dài hạn quan trọng

bậc nhất trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp (bên cạnh chính sách đầu tư và chính sách tài trợ). Chính sách chi trả cổ tức thể hiện quyết định giữa việc trả lợi nhuận cho cổ đông so với việc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư. Một chính sách chi trả cổ tức hợp lý là chính sách có thể tối đa hóa được giá trị cho các chủ sở hữu, tức là vừa

thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hiện tại (thông qua cổ tức tiền mặt) lại vừa đáp ứng được nhu cầu đầu tư trong tương lai (thông qua tỷ lệ giữ lại để tái đầu tư). Tuy nhiên, việc đưa ra một chính sách chi trả cổ tức hợp lý lại không hề đơn giản bởi nó chịu tác động của rất nhiều nhân tố. Chính vì vậy, các nhà quản trị phải cân nhắc xem xét các nhân tố này một cách hợp lý để phù hợp với tình hình và xu thế phát triển của công ty. Nghiên cứu này tập trung phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của các công ty Dược niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Chính sách & thị trường tài chính - tiền tệ

(2)

2. Tổng quan nghiên cứu

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về chính sách cổ tức. Từ những nghiên cứu kinh điển của Litner (1956), Miller & Modigliani (1961), Gordon (1963), đến những nghiên cứu gần đây đã đi sâu xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức.

Trong nghiên cứu của Lintner (1956) và Brittain (1964) trên thị trường Mỹ giai đoạn 1919- 1960 đã cho kết luận là ROA, ROE ảnh hưởng cùng chiều với mức chi trả cổ tức. Các nghiên cứu thực nghiệm sau này cũng chỉ ra kết luận tương tự, như nghiên cứu của Naeem & Nasr (2007) tại Pakistan; của Bose & Husain (2011) tại Ấn Độ. Nghiên cứu của Milton (2004) chỉ thêm ra được có nhân tố hiệu quả quản trị và tỷ lệ tăng trưởng có ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức trên 19 thị trường mới nổi. De Angelo và các cộng sự (2004) đã chỉ ra mối liên hệ giữa chính sách cổ tức và tỷ lệ sở hữu, quy mô, khả năng sinh lời, tỷ lệ tăng trưởng, đòn bẩy tài chính, tiền mặt và cổ tức trong quá khứ. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Franklin & Muthusamy (2010) lại phủ nhận mối quan hệ thuận chiều giữa thu nhập trên một cổ phần, tỷ suất sinh lời đến chính sách cổ tức. Nghiên cứu của Bistrova & Lace (2012) trên các thị trường Đông Âu đã cho ra hai nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chính sách cổ tức là lợi nhuận cận biên và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Đinh Bảo Ngọc & Nguyễn Chí Cường (2014) đã tìm ra những nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam là thu nhập trên một cổ phần, tỷ suất sinh lời của tài sản, cổ tức trong quá khứ và nhân tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế và lãi suất ngân hàng. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Huệ và các cộng sự (2014) với mẫu là 75 công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam cũng chỉ ra rằng có 2 nhân tố cơ bản là thu nhập trên một cổ phần và tỷ suất sinh lời của tài sản có ảnh hưởng tới mức chi trả cổ tức song mức độ phù hợp của mô hình là chưa cao.

Như vậy, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức. Các nghiên cứu được tiến hành ở những không gian và thời gian khác nhau đã cho ra những kết luận thú vị, thậm chí trái chiều nhau. Điều đó để thấy rằng chính sách cổ tức quả thực là vấn đề phức tạp. Nghiên

cứu này của tác giả đi sâu xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức đối với một ngành nghề để loại bớt một nhân tố có khả năng ảnh hưởng tới quyết định chi trả cổ tức là đặc thù hoạt động kinh doanh.

3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu

Để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới quyết định chi trả cổ tức của các công ty Dược niêm yết trên TTCK Việt Nam, nghiên cứu này sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy đa biến. Các biến trong nghiên cứu này được chọn lựa trên cơ sở các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trước đây (tổng quan nghiên cứu), đồng thời có sự điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế và đặc điểm riêng có của các công ty Dược niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Mô hình nghiên cứu Biến phụ thuộc:

Nghiên cứu này lấy Tỷ lệ chi trả cổ tức (PAY) làm biến phụ thuộc với Tỷ lệ chi trả cổ tức được xác định trên cơ sở cổ tức tiền mặt của một cổ phần thường trên thu nhập một cổ phần thường. Biến phụ thuộc được chọn như vậy là bởi Tỷ lệ chi trả này vừa cho thấy phần lợi nhuận dành trả cho cổ đông lại vừa cho thấy phần còn lại dùng để tái đầu tư (=

1- Tỷ lệ chi trả cổ tức).

PAY = Cổ tức tiền mặt một cổ phần thường/Thu nhập một cổ phần thường

Biến độc lập:

Các biến độc lập được lựa chọn trên cơ sở các nghiên cứu trước đây và có sự điều chỉnh cho phù hợp với số liệu thu thập được hiện có của các công ty Dược niêm yết. Nghiên cứu này tập trung xem xét 5 nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty Dược niêm yết, đó là: Thu nhập một cổ phần thường (EPS), Khả năng sinh lời (ROA), Tỷ lệ tăng trưởng (GROWTHSALES), Đòn bẩy tài chính (LEV), Thu nhập một cổ phần thường trong quá khứ (EPS(-1)).

Giả thuyết 1: Thu nhập một cổ phần thường quan hệ tỷ lệ nghịch/thuận với tỷ lệ chi trả cổ tức.

Khi thu nhập một cổ phần tăng điều đó chứng tỏ hoạt động của công ty đang có hiệu quả. Khi hoạt động của công ty có hiệu quả thì công ty có thể vẫn

(3)

duy trì mức cổ tức như năm trước và dành nhiều hơn lợi nhuận để tái đầu tư, phục vụ tăng trưởng.

Kết quả là tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ có xu hướng giảm. Tuy nhiên, nếu công ty không có cơ hội đầu tư nào có khả năng sinh lời lớn hơn chi phí sử dụng vốn thì việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt lại là lựa chọn tốt hơn.

Giả thuyết 2: Khả năng sinh lời của tổng tài sản có quan hệ tỷ lệ nghịch/thuận với tỷ lệ chi trả cổ tức.

Cũng giống như giả thuyết 1, khi khả năng sinh lời của tổng tài sản gia tăng chứng tỏ năng lực hoạt động của công ty đang tốt. Như vậy, công ty sẽ có xu hướng dành phần nhiều hơn trong thu nhập để tái đầu tư. Tuy nhiên, việc dành nhiều hơn hay không lại còn phụ thuộc vào các dự án đầu tư trong tương lai có phù hợp và hiệu quả hay không. Điều này sẽ được kiểm chứng với các công ty Dược thông qua các phân tích thực nghiệm dưới đây.

Giả thuyết 3: Tỷ lệ tăng trưởng có quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ chi trả cổ tức

Tỷ lệ tăng trưởng càng cao thì các công ty càng có nhiều cơ hội đầu tư. Khi có nhiều cơ hội đầu tư thì các công ty sẽ ưu tiên dành phần lớn nguồn vốn nội tại để phục vụ cho các dự án có triển vọng.

Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ tăng trưởng với mức cổ tức được chứng minh trong nghiên cứu của Ho (2003) và Al-Yahyaee và các cộng sự (2006).

Trong nghiên cứu này của các tác giả, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu sẽ đại diện cho tỷ lệ tăng trưởng nói chung và tác giả xem xét mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng doanh thu với tỷ lệ chi trả cổ tức.

GROWTHSALES = (Doanh thu kỳ này- Doanh thu kỳ trước)/Doanh thu kỳ trước

Giả thuyết 4: Đòn bẩy tài chính có quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ chi trả cổ tức

Đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp sử dụng nợ vay nhiều thì có nghĩa là doanh nghiệp luôn phải chịu áp lực trả lãi và gốc đúng hạn. Áp lực này lớn sẽ khiến dòng tiền để chi trả cổ tức cho các cổ đông trở nên hạn chế và tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty sẽ không cao. Nghiên cứu gần đây của Asif và cộng sự (2011) đã cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa

đòn bẩy tài chính và tỷ lệ chi trả cổ tức.

LEV = Tổng nợ phải trả/Tổng nguồn vốn

Giả thuyết 5: Thu nhập một cổ phần trong quá khứ có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ lệ chi trả cổ tức Thu nhập một cổ phần trong quá khứ cao sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì tỷ lệ trả cổ tức của năm sau cao. Khi thu nhập của các năm trước cao, một mặt nó ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức của năm đó, mặt khác nguồn thu nhập cao này còn được tích lũy lại để tái đầu tư cho các năm sau. Nếu doanh nghiệp tích lũy thu nhập này lại nhưng chưa thấy dự án đầu tư nào khả thi thì số tiền này lại có thể được chi trả cổ tức ở những năm sau.

Để ước lượng mô hình hồi quy đa biến với dữ liệu theo thời gian và không gian (gọi là dữ liệu dạng bảng), nghiên cứu tiến hành hồi quy hai mô hình là:

Mô hình nhân tố ảnh hưởng cố định (FEM) và Mô hình ảnh hưởng nhân tố ngẫu nhiên (REM).

Phương pháp hồi quy ước lượng bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS) không phù hợp với dữ liệu dạng bảng. Mô hình Pooled OLS giả định rằng tất cả các hệ số ước lượng đều không đổi theo thời gian và theo các đơn vị chéo. Trong khi đó dữ liệu dạng bảng là dữ liệu kết hợp các quan sát giữa các đơn vị khác nhau theo chuỗi thời gian nên có sự khác biệt nhất định ở các dữ liệu chéo quan sát. Khi đó có thể xảy ra hai trường hợp, nếu tung độ gốc β0 có tương quan với các biến độc lập trong mô hình thì ta sẽ sử dụng mô hình FEM, ngược lại nếu tung độ gốc β0 không tương quan với các biến độc lập trong mô hình ta sẽ sử dụng mô hình REM. Kiểm định Hausman được sử dụng để xem xét mô hình nào sẽ là phù hợp nhất trong hai mô hình FEM và REM.

Kiểm định Hausman

H0: Mô hình REM là phù hợp H1: Mô hình FEM là phù hợp

Nếu p-value<α, H0 bị bác bỏ. Khi đó mô hình REM Bảng 1. Thống kê các biến trong mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Biến độc lập Biến đại

diện Mối quan hệ dự đoán Thu nhập một cổ phần thường EPS Tỷ lệ nghịch/thuận Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA Tỷ lệ nghịch/thuận Tỷ lệ tăng trưởng Growsales Tỷ lệ nghịch

Đòn bẩy tài chính Lev Tỷ lệ nghịch

Thu nhập một cổ phần trong quá khứ EPS(-1) Tỷ lệ thuận

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

(4)

không hợp lý, nên mô hình FEM được lựa chọn.

Ngược lại, nếu chấp thuận H0 thì có nghĩa là mô hình REM là phù hợp hơn.

3.2. Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thu thập được từ báo cáo tài chính của 16 công ty Dược niêm yết trên 2 sàn HSX và HNX trong vòng 5 năm từ 2010 đến 2014 (80 quan sát). Các doanh nghiệp này được lựa chọn với tiêu chí: Các số liệu công khai, đầy đủ, minh bạch phục vụ cho mục đích nghiên cứu, đặc biệt là những thông tin liên quan đến chính sách cổ tức.

Như vậy dữ liệu thu thập được là dữ liệu dạng bảng cân bằng (balanced panel) với chuỗi thời gian là từ năm 2010 đến 2014, với đơn vị chéo là các công ty Dược (16 công ty).

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Giá trị thống kê của các biến

Như vậy các công ty ngành Dược niêm yết bình quân dành hơn một nửa số thu nhập trên mỗi cổ phần (≈ 55%) để chi trả cổ tức cho các cổ đông.

Điều đó cũng có nghĩa là dành gần một nửa số còn lại để tái đầu tư. Tuy nhiên, vẫn có một số công ty không trả cổ tức do lợi nhuận âm, có công ty còn trả cổ tức lớn hơn mức thu nhập trên mỗi cổ phần trong năm đó (các công ty này đã dùng lợi nhuận tích lũy lại từ các năm trước để chi trả cổ tức). Các công ty Dược bình quân có thu nhập trên mỗi cổ phần là khoảng 3.083 đồng, song sự chênh lệch giữa các năm và các công ty là khá lớn, có công ty EPS âm do làm ăn thua lỗ, nhưng cũng có công ty hoạt động tốt nên mức thu nhập này có năm lên tới gần 10.000 đồng. Tỷ suất sinh lời trên tài sản trung bình ở mức 10,5%; tuy nhiên nó cũng có sự biến thiên giữa các

công ty. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân là 14% và các công ty Dược bình quân sử dụng nợ vay tới gần 47%, có một số công ty dùng đòn bẩy tài chính quá lớn khi vay nợ tới gần 97%.

4.2. Kết quả ước lượng

Từ kết quả của kiểm định Hausman cho thấy thống kê Chi-square có Prob= 0,0027 <0,05. Do đó, với mức ý nghĩa 5%, ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận đối thuyết H1, tức là có sự tương quan giữa các biến độc lập và thành phần ngẫu nhiên. Như vậy, mô hình REM là không phù hợp. Mô hình FEM mới là mô hình tối ưu.

Kết quả hồi quy xác định những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các công ty Dược niêm yết trên TTCK Việt Nam được thể hiện thông qua Bảng 4.

Nhận xét các kết quả ước lượng trong mô hình hồi quy FEM:

Từ các giá trị prob nhận được ta thấy với mức ý nghĩa 5%, trong 5 biến được đưa ra để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết ngành Dược thì 3 nhân tố EPS, ROA và EPS(-1) là những nhân tố có ý nghĩa thống kê (có các giá trị prob< 0,05). Còn các nhân tố như GROWTHSALES và LEV không có ý nghĩa thống kê khi giá trị prob> 0,05. Điều đó giải thích rằng phần lớn các doanh nghiệp Dược niêm yết đưa ra

mức chi trả cổ tức là dựa vào thu nhập một cổ phần của hiện tại và quá khứ cũng như căn cứ vào tỷ suất sinh lời của tài sản. Các nhân tố như tỷ lệ tăng trưởng hay đòn bẩy tài chính không ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của công ty.

Từ hệ số độ dốc của mỗi nhân tố ảnh hưởng cho thấy, đối với các doanh nghiệp ngành Dược, tỷ lệ chi Bảng 2. Giá trị thống kê của các biến

Tên biến Giá trị trung bình

(Mean)

Độ lệch chuẩn

(Std)

Giá trị nhỏ nhất

(min)

Giá trị lớn nhất

(max) PAY (tỷ lệ lần) 0,554732 0,398119 0 1,95241 EPS (đồng) 3083,759 1958,272 -3106 9527,5 ROA (%) 10,469 7,638446 -11,75 29,46 GROWSALES (tỷ lệ) 0,144375 0,148401 -0,23 0,7 LEV (tỷ lệ lần) 46,73385 21,07443 13,56 96,74 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp trên phần mềm Eviews từ dữ liệu phân tích

Bảng 3. Kết quả kiểm định Hausman Correlated Random Effects - Hausman Test Equation: Untitled

Test cross-section random effects Test Summary Chi-Sq.

Statistic Chi-Sq.

d.f. Prob.

Cross-section random 18,194444 5 0,0027

(5)

trả cổ tức có ảnh hưởng ngược chiều với thu nhập mỗi cổ phần năm nay, nhưng lại thuận chiều với thu nhập mỗi cổ phần trong quá khứ, tỷ lệ chi trả cổ tức có ảnh hưởng thuận chiều với tỷ suất sinh lời của tài sản. Cụ thể, nếu các nhân tố khác không đổi thì khi thu nhập trên mỗi cổ phần bình quân tăng 1 đồng thì hệ số chi trả cổ tức bình quân sẽ giảm đi 0,000094 lần; hàm ý rằng công ty sẽ dành phần tỷ trọng lớn hơn trong thu nhập mỗi cổ phần để tích lũy, mức tích lũy này lại là cơ sở để tỷ lệ chi trả cổ tức các năm sau cao hơn nếu công ty chưa tìm được những cơ hội đầu tư thích hợp. Mặt khác, khi các nhân tố khác không đổi thì tỷ suất sinh lời của tài sản bình quân tăng sẽ khiến tỷ lệ chi trả cổ tức bình quân cũng tăng. Kết quả này cho thấy nếu các doanh nghiệp ngành Dược niêm yết có hiệu quả sử dụng vốn là cao thì họ có xu hướng chi tăng tỷ lệ chi trả cổ tức lên cao hơn. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Lintner (1956).

Dựa vào giá trị R2= 50,7%, ta thấy với các biến giải thích đưa vào mô hình thì đã giải thích được 50%

những giá trị của biến phụ thuộc.

Hệ số R2 như vậy là khá cao và phù hợp với giả thiết đưa ra khi xây dựng mô hình. Tất nhiên việc xây dựng chính sách cổ tức còn do tác động của những nhân tố định lượng và định tính khác mà nghiên cứu này chưa thể thu thập hết dữ liệu. Những nhân tố chưa được xem xét hết sẽ là gợi ý cho tác giả ở những nghiên cứu tiếp theo.

5. Kết luận và hàm ý chính sách

Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng những nhân tố như: Thu nhập mỗi cổ phần hiện tại, Tỷ suất sinh lời của tài sản, Thu nhập mỗi cổ phần trong quá khứ là những nhân tố tác động đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty Dược niêm yết, hay nói cách khác các công ty Dược chi trả cổ tức tiền mặt cho các cổ đông là dựa vào các nhân tố kể trên.

Nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức, đặc biệt là xem xét trong một ngành cụ thể như ngành Dược, có ý nghĩa đối với công tác quản trị doanh nghiệp cũng như đưa ra được những thông tin cần thiết đối với các nhà đầu tư. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng trong công tác quản trị, để có một chính sách cổ tức hợp lý, tức là vừa tăng được mức chi trả cổ tức tuyệt đối, vừa đảm bảo được mức tích lũy phù hợp, thì điều quan trọng là phải tăng được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn đối với các nhà đầu tư, việc xem xét những nhân tố nào ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức cũng vô cùng quan trọng bởi lẽ nó là một yếu tố định giá chứng khoán. Kết quả nghiên cứu trên khuyến cáo các nhà đầu tư nên lưu ý đến chỉ tiêu ROA và EPS qua các năm.

Nghiên cứu này sẽ có nhiều ý nghĩa hơn nữa nếu tăng được kích thước mẫu (tăng được số lượng quan sát) cũng như không bị hạn chế về nguồn thông tin có thể thu thập được. Đây chính là những gợi mở để phát triển những nghiên cứu sau này khi tăng được Bảng 4. Kết quả hồi quy

Method: Panel Least Squares Date: 09/24/15 Time: 11:31 Sample (adjusted): 2010 2014 Periods included: 5

Cross-sections included: 16

Total panel (balanced) observations: 80

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.455250 0.363939 1.250896 0.2159

EPS -9.37E-05 3.77E-05 -2.484405 0.0158 ROA 0.035413 0.015643 2.263889 0.0273 GROWTHSALES 0.321233 0.355211 0.904344 0.3695 LEV -0.004955 0.006332 -0.782538 0.4370 EPS(-1) 7.36E-05 3.09E-05 2.379938 0.0206

Effects Specification Cross-section fixed (dummy variables)

R-squared 0.507410 Mean dependent var 0.546157 Adjusted R-squared 0.340431 S.D. dependent var 0.401691 S.E. of regression 0.326229 Akaike info criterion 0.818076 Sum squared resid 6.279093 Schwarz criterion 1.443358 Log likelihood -11.72304 Hannan-Quinn criter. 1.068769 F-statistic 3.038758 Durbin-Watson stat 2.271674 Prob(F-statistic) 0.000484

(6)

quy mô dữ liệu cũng như cập nhật được những kỹ thuật hồi quy hiện đại hơn. ■ TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Fisher Black, (1976) ,‘The dividend puzzle’, The journal of Portfolio Management, Special Issue 1996, pp 8-12.

2. ‘Dividend and dividend policy’, H. Kent Baker, published by Willey & Sons, 2009.

3. Al- Malkawi, H. (2007), ‘Determinants of Corporate Dividend policy in Jordan: An application of the Tobit model’, 4. Journal of Economic & Administrative Sciences, Vol. 23, No. 2, pp. 44-70.

5. Baker, H. K., Powell, G.E., (2000), ‘Determinants of corporate dividend policy: a survey of NYSE firms’, FinancialPractice and Education, Spring/Summer 2000, Vol. 10, Issue 1, pp. 29-40.

6. Lintner, J. (1956), ‘Distribution of Incomes of Corporations Among Dividends, Retained Earnings, and Taxes’, TheAmerican Economic Review, Vol. 46, No 2, pp.97-113.

7. Mitton, T., (2004), ‘Corporate governance and dividend policy in emerging markets’, Emerging Markets Review, Vol 5, pp. 409- 426. Rozeff, M. S. (1982), ‘Growth, Beta and Agency Costs as Determinants of Dividend payout Ratios’, The Journal of Financial Research, Vol.5, No 3, pp.249-259.

8. Luận án tiến sỹ, Vũ Văn Ninh (2008), Hoàn thiện chính sách trả cổ tức trong các công ty cổ phần niêm yết chứng khoán ở Việt Nam.

9. Đinh Bảo Ngọc & Nguyễn Chí Cường (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Phát triển kinh tế số 290, trang 42 -60.

10. Nguyễn Thị Minh Huệ, Nguyễn Thị Thùy Dung, Nguyễn Thị Thùy Linh (2014), Những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của các công ty cổ phần tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế & Phát triển số 210, trang 33-42.

SUMMARY

Factors affecting the dividend policy of the Pharma companies listed onVietnam’s stock market

Dividend policy is one of the most important financial policies that affects the interests of shareholders in joint stock companies. Dividend policy is influenced by many factors such as the profitability of assets, earnings per share at present and in the past ... This research focuses on clarifying the factors that affect the dividend payments of the pharma companies listed on the stock market in Vietnam. The author used panel data based on data from the financial statements of 16 pharma companies listed on Vietnam’s stock market in the period 2010-2014 (80 observations). This study indicates that profitability, earnings per ordinary share in both current and past, have a clear effect to the dividend payment of the pharma companies, while factors as financial leverage, growth rates have insignificant effect.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Bùi Thị Hà Linh, Nghiên cứu sinh

Nơi công tác: Khoa Tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Quản trị Tài chính doanh nghiệp, quản trị rủi ro tài chính, chứng khoán phái sinh, phân tích định lượng tài chính.

Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Nghiên cứu tài chính kế toán, Tài chính doanh nghiệp, Thanh Tra.

Email: halinhhvtc@yahoo.com

thực hiện điều tiết dòng vốn ngắn và trung hạn trong nền kinh tế thông qua CSTT, đòi hỏi không chỉ những cải thiện từ hoạt động của các doanh nghiệp

tiếp theo trang

17

mà còn từ phía những người làm chính sách sao cho

mục tiêu đặt ra phù hợp với đặc thù của đối tượng hướng đến cuối cùng là doanh nghiệp. ■

Vợ và bóng đá Giữa vợ và bóng đá có nhiều điểm tương đồng khá thú vị:

- Là khởi đầu của sự đam mê. Là tận cùng của nỗi thất vọng.

- Khiến ta thường xuyên mất ngủ, quên ăn và… bỏ nhậu.

- Càng vào “vòng trong” càng hấp dẫn.

- Luôn ồn ào, náo nhiệt, sôi động và chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ.

- Lâu lâu “lật kèo” khiến ta chới với.

- Đem lại những giây phút mãn nhãn, thăng hoa. Đồng thời không ít phen khiến ta rơi vào trạng thái trầm cảm.

- Giúp ta rèn luyện tư duy dự đoán, phán đoán nhanh nhạy, chính xác.

- Là nguyên nhân khiến ta bị thủ trưởng phàn nàn vì thường xuyên trễ giờ và… ngủ gật trong cơ quan.

- Là “đề tài” muôn thuở của cánh mày râu trong những lúc “trà dư tửu hậu”.

- Là “tác nhân” gắn kết ta với bạn bè, đồng nghiệp. Nhưng đôi khi lại khiến ta với họ “trở mặt” với nhau.

(Tuoitrecuoi)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận án sử dụng phần mềm Stata đối với dữ liệu bảng (Pannel Data), sử dụng các mô hình hồi quy để xác định các nhân tố tác động

Dựa trên những phân tích về bối cảnh kinh tế - xã hội và định hướng của ngành XDCTGT, luận án đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính sách cổ tức của

Với mục tiêu khảo sát sự hài lòng của nhân viên về môi trường làm việc khi làm việc tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT Chi nhánh Huế dưới sự tác động của các

Dựa trên tài liệu các nghiên cứu trong và ngoài nước, đề tài “ Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Công

Kết quả nghiên cứu chỉ ra cụ thể rằng khi tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành xây dựng tăng lên 1 đơn vị thì hệ số chênh lệch

Dựa vào những kết quả nghiên cứu trước đây, đặc biệt là của tác giả AL Tamimi và ctv (2007), với mẫu dữ liệu là các công ty niêm yết trên HSX, kỳ vọng nghiên cứu

Kết quả cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nơi mua thực phẩm của NTD bao gồm: tuổi, thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình, khoảng cách và khả năng tiếp cận cửa hàng, sự

Cuối cùng, khi cấu trúc vốn được đo lường bằng hệ số nợ ngắn hạn, các nhân tố về khả năng sinh lợi, tài sản cố định hữu hình, thuế thu nhập doanh nghiệp và tính thanh khoản có tác động