• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tăng cường bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "Tăng cường bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bình Thuận: Tăng cường bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học

o ThS. LẼ ANH TUẤN

Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Những năm qua, việc xây dựng phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Bình Thuận không chỉ đảm bảo một môi trường tự nhiên trong sạch, lành mạnh mà còn phục vụ cho việc phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Hiện trạng và diễn biến hệ sinh thái biển

Vùng biển Bình Thuận với diện tích 52.000 km2 là một trong ba ngư trường lớn nhất của cả nước. Thềm lục địa thuộc tỉnh mở rộng dần từ Bắc đến Nam.

Vùng biển Bình Thuận có 2 dòng chảy Bắc - Nam và hiện tượng nước trồi, giàu khối động thực vật phù du, tạo ra tiềm năng về tài nguyên sinh vật biển. Trữ lượng hải sản từ 220 đến 240 ngàn tấn, phong phú về chủng loại với nhiều loại hải đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao.

Ngoài ra, có 2 khu bảo tồn (KBT) biển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nằm trong quy hoạch tổng thể bảo tồn ĐDSH của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 45/QĐ-TTg đó là KBT biển Hòn Cau thuộc huyện Tuy Phong rộng 12.500 ha, với 146 loài san hô, 78 loài động vật phù du, 107 loài động vật đáy và loài cá rạn san hô do Ban quản lý KBT quản lý. Được đánh giá là vùng biển có các rạn san hô còn giữ được độ bao phủ cao. Đây cũng là nơi có rùa biển đẻ và đặc biệt là loài trai Tai tượng khổng lồ phân bô' khắp khu vực này. Cù Lao Câu còn có rất nhiều các loài cá cảnh

EC Tài nguyênvà Môi trưởng Kỳ 1-Tháng 9/2021

biển hiếm có. Vì vậy, nếu kết hợp với giữ gìn đa dạng sinh học (ĐDSH) và các hệ sinh thái để phục vụ cho du lịch lặn biển, hoặc ngắm san hô qua tàu đáy kính có thể mang lại lợi ích kinh tế cho người dân sống quanh vùng. Các rạn san hô tập trung chủ yếu ở Cù Lao Câu. Đây là vùng có ĐDSH cao nhất về khu hệ san hô mềm tại Việt Nam, với khoảng hơn 65 chi. KBT biển đảo Phú Quý rộng 18.980 ha đang trong giai đoạn nghiên cứu để thiết lập KBT.

Trữ lượng và thành phần loài hải sản ở vùng biển ven bờ của tỉnh ngày càng bị suy giảm trầm trọng. Các bãi hải đặc sản gần bờ bị khai thác cạn kiệt, 5 loài đặc sản đặc trưng, có giá trị kinh tế cao (sò lông, điệp quạt, bàn mai, dòm nâu, nghêu lụa) bị suy giảm nghiêm trọng. Các đàn cá nổi áp lộng theo mùa gió thưa dần. Các bãi cá đáy, bãi tôm biển bị suy giảm mạnh về trữ lượng, thành phần loài do sự hủy hoại, tàn phá bởi các hoạt động của nghề lưới kéo, sử dụng chất nổ.

Hệ sinh thái và nền đáy biển bị tàn phá, cào xới làm mất đi sinh cảnh, nơi sinh sống, sinh sản, nơi kiếm ăn của nhiều loài thủy sản.

Một số khu vực bãi rạn san hô,

rạn đá ngầm, thảm rong và cỏ biến có tính ĐDSH cao bị xâm hại thường xuyên. Môi trường, hệ sinh thái biển bị ảnh hưởng, nhiều loài có mức độ nguy cấp và nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ngày càng lớn. Sô' lượng tàu thuyền công suất nhỏ hoạt động ven bờ cao, đặc biệt nghề lưới kéo ảnh hưởng đến nguồn lợi và các hệ sinh thái ven bờ. Tình trạng vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản vẫn còn diễn ra, đặc biệt là các nghề giã cào bay vi phạm tuyến, khai thác hải sản non, khai thác trong mùa cấm, sử dụng chất nổ, kích điện để khai thác thủy sản làm hủy hoại môi trường sinh thái; hoạt động khai thác các loài quý hiếm như san hô, sò tai tượng, hải sâm vẫn còn diễn ra làm mất cân bằng và có nguy cơ cạn kiệt. Bên cạnh đó, sự phát triển của các hoạt động KT-XH trên bờ và trên biển trong bối cảnh BĐKH đã ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái, làm giảm tính ĐDSH biển; một sô' bãi đẻ, bãi giống thủy sản, rùa biển, hệ sinh thái sản hò, thảm cỏ biển ven bờ bị thu hẹp.

Thúc đẩy các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học

Các lực lượng chức năng của tỉnh thường xuyên tổ chức tuần

(2)

tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến rừng và đất rừng, đến nguồn lợi thủy sản, các hành vi săn bắt, buôn bán động vật hoang dã. Thực hiện tốt các hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng, có biện pháp ứng phó các tình huống cháy rừng xảy ra.

Tại KBT biển Hòn Cau, công tác bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển đang được triển khai thực hiện; hệ sinh thái môi trường tự nhiên trên đảo Hòn Cau đang được bảo vệ, giữ lại môi trường sinh thái hoang sơ đã có; đã trồng thêm 20 hecta rừng, phủ xanh môi trường đảo Hòn Cau.

Triển khai thực hiện các Chương trình bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm được Ưu tiên bảo vệ: Thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn các loài rùa biển Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025 tại tỉnh Bình Thuận, Ban quản lý KBT biển Hòn Cau đã thực hiện di dời, bảo vệ được 53 ổ trứng/4.717 trứng; thả về biển 3.519 cá thể rùa con; Chi cục Thủy sản phát hiện và di dời 1 ổ trứng Vích (khoảng 80 trứng) tại đảo Phú Quý; cứu hộ, tiếp nhận và thả về biển khoảng 44 cá thể rùa biển trưởng thành. Việc xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước vể buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng hoặc có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên đã được triển khai nhưng đến nay chưa có tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện. Quản lý, giám sát các cơ sở bảo tồn chuyển chỗ các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm (vườn thú, vườn thực vật, trang trại, hộ gia đình nuôi động vật hoang dã,

vườn cây thuốc, ngân hàng gen, trung tâm cứu hộ).

Hiện nay, 100% cơ sở nuôi nhốt có đăng ký đều đã có sổ theo dõi. Công tác kiểm tra được thực hiện thường xuyên, ít nhất mỗi cơ sở phải được kiểm tra hàng quý một lần, nội dung kiểm tra gồm: Điều kiện chuồng trại an toàn cho người và vật nuôi nhốt, người dân trong vùng; công tác vệ sinh môi trường, kỹ thuật chăm sóc, ngăn ngừa dịch bệnh;

việc ghi chép sổ sách theo dõi nhập phát sinh tăng đàn,... không để xảy ra việc lợi dụng mua động vật hoang dã không gốc hợp pháp đưa vào nhập đàn. Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cho đến thời điểm tháng 5/2020 có 46 hộ hoạt động gây nuôi động vật, thực vật hoang dã. Tổng sô' động vật hoang dã gây nuôi đến thời điểm báo cáo có 14.699 cá thể (trong đó có 5884 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, các loài thuộc phụ lục CITES và 8815 cá thể thuộc loài thòng thường). Loài động vật hoang dã được gây nuôi chủ yếu là cá sấu nước ngọt, rắn, nhím, nai, hươu, dúi, tắc kè,... việc tạo điều kiện và quản lý các cơ sở nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã góp phần bảo tồn các loài động thực vật quý, hiếm, tạo ra sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân, giảm áp lực khai thác từ tự nhiên.

Quản lý tốt diện tích rừng hiện có; phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng rừng, nhất là rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, rừng đầu nguồn. Thực hiện tốt chính sách giao khoán bảo vệ rừng, giai đoạn 2017-2020 các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh đã triển khai hợp đồng khoán bảo vệ rừng

khoảng 135.627 ha/năm, mức nhận khoán bình quân 200.000 đồng - 400.000 đồng/ha. vốn được huy động từ nhiều nguồn:

Chi trả dịch vụ môi trường rừng, vốn Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững (vốn trung ương), dự án phục hồi và quản lý rừng bền vững (vốn ODA), sự nghiệp lâm nghiệp tỉnh và nguồn ngân sách tỉnh khoán bảo vệ rừng theo Nghị quyết số 04/NQ-TW

Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức được tỉnh quan tâm được thực hiện. Ngành Lâm nghiệp đã tổ chức 148 lớp tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ và phát triển rừng, tầm quan trọng của rừng trong bảo vệ môi trường, đời sống KT-XH, QP-AN với 8.966 lượt người tham gia, đối tượng là các hộ dân sổng, canh tác gần rừng, ven rừng; ngành Thủy sản đã tổ chức 240 lớp tuyên truyền cho 9.987 lượt ngư dân tham dự; cấp phát 29.686 tờ rơi các loại; xây dựng 20 phóng sự, 67 bài viết; lắp dặt mới 4 pano,... về công tác bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngăn chận suy giảm ĐDSH. Ngoài ra, tổ chức tuyên truyền về bảo tồn ĐDSH còn được lồng ghép trong các đợt uyên truyền hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đại dương thế giới, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn hàng năm. Đồng thời, UBND tỉnh chú trọng triển khai hoạt động bảo tồn hệ sinh thái biển tại KBT biển Hòn Cau, phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra thường xuyên tình hình mua bán, vận chuyển, tàng trữ san hò trái phép trên địa bàn huyện Tuy Phong;

duy trì thường xuyên công tác bảo tồn, bảo vệ các loài rùa biển tại đảo Hòn Cau.B

Tài nguyên và Môi trưởng E1 Kỳ 1-Tháng 9/2021

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

→ Do điều kiện khí hậu khắc nghiệt; nguồn thức ăn và nguồn nước khan hiếm nên chỉ có một số ít loài động vật tồn tại và thích nghi ở môi trường hoang mạc đới nóng.

Bài 4 trang 44 VBT Đạo Đức 5: Em hãy xếp các từ ngữ (không khai thác nước ngầm bừa bãi; đốt rẫy làm cháy rừng; phá rừng đầu nguồn; săn bắt các loài thú quý hiếm; sử

Đới rừng cận xích đạo gió mùa (xuất hiện cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô), rừng thưa nhiệt đới khô (Tây Nguyên).. Các loài nhiệt đới, xích đạo (

Do vậy, nếu thảm thực vật ở Mường Nhé được bảo vệ để tái sinh, phục hồi tự nhiên thì các kiểu rừng kín vốn đã mất đi ở vành đai nhiệt đới trước đây sẽ có nhiều hy

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thành phần loài thực vật và tính đa dạng của họ Cúc ở xã Sín Thầu thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, bằng phương

Nêu một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học đang được thực hiện ở địa phương em. Ví dụ về loài đang bị suy giảm về

11 Chuyên đề: Đa dạng sinh học ở Việt Nam, thực trạng và thách thức Thực hiện: Nguyễn Văn Hiếu 23 Pù Mát Nghệ An Bảo tồn tài nguyên rừng và sinh cảnh sống cho Voi, Hổ, Sao La và

Đa dạng về giá trị sử dụng Kết quả điều tra, tìm hiểu về giá trị sử dụng của các loài trong họ Sim cho thấy trong số 38 loài thuộc họ Sim xác định được ở Khu BTTN Pù Huống thì cả 38