• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải KHTN 6 Bài 24: Đa dạng sinh học | Giải bài tập KHTN lớp 6 Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải KHTN 6 Bài 24: Đa dạng sinh học | Giải bài tập KHTN lớp 6 Cánh diều"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 24: Đa dạng sinh học

A/ Câu hỏi đầu bài Phần mở đầu

Câu hỏi trang 131 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Kể tên các sinh vật có trong hình 24.1 mà em biết và nêu môi trường sống của chúng.

Đáp án:

Tên sinh vật Môi trường sống

Cá Dưới nước

Sứa Dưới biển

San hô Dưới biển

Ong Trên cây

Bướm Trên cây

Chim Trên cây

Thực vật Trên mặt đất

B/ Câu hỏi giữa bài

I. ĐA DẠNG SINH HỌC LÀ GÌ?

Phần hình thành kiến thức, kĩ năng

(2)

Câu hỏi trang 131 sgk Khoa học tự nhiên 6:

- Quan sát hình 24.2 và nhận xét sự đa dạng sinh học ở mỗi khu vực.

- Giải thích tại sao có những khu vực đa dạng sinh học cao nhưng có khu vực lại có đa dạng sinh học thấp.

Đáp án:

- Nhận xét sự đa dạng sinh học ở mỗi khu vực:

+ Rừng nhiệt đới và đại dương có độ đa dạng sinh học cao + Hoang mạc và Bắc Cực có độ đa dạng sinh học thấp

- Có khu vực có độ đa dạng sinh học cao, có khu vực có độ đa dạng sinh học thấp vì:

+ Môi trường có độ đa dạng cao có điều kiện thuận lợi cho các sinh vật sinh trưởng và phát triển

+ Môi trường có độ đa dạng thấp có điều kiện khắc nghiệt hơn nên sinh vật sinh trưởng và phát triển khó hơn

(3)

II. VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG TỰ NHIÊN VÀ TRONG THỰC TIỄN

Phần vận dụng

Câu hỏi trang 132 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Lấy ví dụ chứng minh vai trò của đa dạng sinh học sau đây:

- Cung cấp nhiên liệu, gỗ, dược liệu, thực phẩm - Tham quan du lịch sinh thái

- Nơi học tập, nghiên cứu sinh vật Đáp án:

Các ví dụ chứng minh vai trò của đa dạng sinh học:

- Cung cấp nhiên liệu, gỗ, dược liệu, thực phẩm:

+ Cây nhân sâm, linh chi, nhung hươu, mật ong… được sử dụng làm thuốc + Lúa, ngô, thịt lợn, cá,… được dùng làm thực phẩm

+ Dương xỉ cố hóa thạch hình thành than đá - Tham quan du lịch sinh thái:

+ Rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên được khai thác cho mục đích tham quan thiên nhiên

- Nơi học tập, nghiên cứu sinh vật:

+ Các hệ sinh thái (ví dụ: rừng ngập mặn, rừng mưa nhiệt đới…) được sử dung để làm nơi nghiên cứu sinh vật

III. VÌ SAO CẦN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Phần hình thành kiến thức, kĩ năng

Câu hỏi trang 132 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Lấy ví dụ về nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học và hậu quả của nó.

Đáp án:

- Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học:

(4)

+ Nạn chặt phá rừng + Nạn săn bắt động vật

+ Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức + Khai thác quá mức tài nguyên sinh học + Cháy rừng

- Hậu quả:

+ Gây ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và các loài sinh vật khác + Ảnh hưởng đến nguồn lương thực, thực phẩm, dược liệu…

+ Gây nguy hại, tuyệt chủng một số loài sinh vật quý hiếm Phần luyện tập

Câu hỏi trang 133 sgk Khoa học tự nhiên 6:

1. Vì sao cần bảo tồn đa dạng sinh học?

2. Lấy ví dụ về một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học.

3. Kể tên một số khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển hoặc vườn quốc gia ở Việt Nam.

Đáp án:

1. Cần bảo tồn đa dạng sinh học vì:

- Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong tự nhiên như:

+ Điều hòa khí hậu

+ Làm chỗ ở cho các sinh vật khác + Bảo vệ các tài nguyên đất, nước,…

- Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong thực tiễn + Cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm

+ Cung cấp giống cây trồng

+ Cung cấp nguồn nhiên liệu, dược liệu

2. Một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học:

(5)

- Nghiêm cấm săn bắt động vật, chặt phá rừng bừa bãi - Sử dụng đúng liều lượng thuốc bảo vệ thực vật

- Xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên 3. Tên một số vườn quốc gia:

- Vườn quốc gia U Minh Thượng - Vườn quốc gia Cúc Phương

- Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng Phần vận dụng

Câu hỏi trang 133 sgk Khoa học tự nhiên 6:

1. Tìm hiểu và kể tên những loài đang bị suy giảm về số lượng. Nêu nguyên nhân và biện pháp bảo tồn các loài đó.

2. Nêu một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học đang được thực hiện ở địa phương em.

3. Em sẽ làm gì để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học?

Đáp án:

1. Ví dụ về loài đang bị suy giảm về số lượng. Nêu nguyên nhân và biện pháp bảo tồn:

Tên loài Nguyên nhân suy giảm số lượng Biện pháp bảo tồn

Hổ - Do hoạt động săn bắt trái phép - Môi trường sống bị thu hẹp

- Nghiêm cấm và xử lí nghiêm các hành vi săn bắt trái phép

- Nuôi trong các khu bảo tồn sinh học

Sao la - Do môi trường sống bị thu hẹp - Do nạn săn bắt trái phép

- Nghiêm cấm và xử lí nghiêm các hành vi săn bắt trái phép

- Nuôi trong các vườn quốc gia

(6)

Cheo cheo Nam Dương

- Do nạn săn bắt trái phép

- Do môi trường sống bị thu hẹp

- Nghiêm cấm và xử lí nghiêm các hành vi săn bắt trái phép

2. Một số biện pháp bảo tồn sinh học đang được thực hiện ở địa phương:

- Nghiêm cấm chặt phá rừng

- Nghiêm cấm các hành vi săn bắt động vật - Không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

3. Việc có thể làm để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học:

- Tuyên truyền về sự nguy cấp về tình trạng của các loài động vật - Vận động mọi người cùng tham gia bảo tồn đa dạng sinh học - Tích cực tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng

Phần tìm hiểu thêm

Câu hỏi trang 133 sgk Khoa học tự nhiên 6:

1. Sưu tầm thông tin và tranh ảnh về các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam như bò xám, sao la, chim trĩ, rùa biển,…

2. Tìm hiểu về những hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc Tế Đa dạng sinh học (ngày 22/5).

Đáp án:

- Hình ảnh:

(7)

- Những hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc Tế Đa dạng sinh học (ngày 22/5):

+ Thu gom vỏ chai, bao bì thuốc Bảo vệ thực vật

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến tầm quan trọng về giá trị, vai trò của đa dạng sinh học

+ Phát động các phong trào bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương

 Sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên

 Thực hiện tiêu dùng xanh, thân thiện với môi trường

 Không buôn bán, sử dụng các loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm, ưu tiên bảo vệ

 Thực hiện các mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học gắn với phát triển kinh tế xã hội

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trang 60 SBT KHTN 6: Bạch tuộc và ốc sên có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều được xếp chung vào ngành thân mềm vì cả hai đều có đặc điểm nào sau đây.. Có giá

Động vật đẻ trứng luôn phải đối mặt với tình trạng trứng bị trộm mất hoặc do ảnh hưởng của môi trường mà trứng không kịp nở,… nên hình thức đẻ con ở các loài thú sẽ

Vì nước ta nằm ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều nên có khí hậu thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của nhiều loài động vật nên nước ta có độ đa dạng

Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Sinh học thuộc khoa học tự nhiên là các sinh vật và sự sống trên Trái Đất. Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Thiên văn thuộc khoa học

Quan sát mẫu vật bằng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học Trả lời câu hỏi phần thực hành trang 15 sgk Khoa học tự nhiên 6:.. Hãy quan sát gân lá cây (các loại lá

Câu hỏi vận dụng trang 31 SGK khoa học tự nhiên 6: Dựa vào đặc điểm nào của chất lỏng mà ta có thể bơm được xăng vào các bình chứa có hình dạng

+ Đối với con người: Tăng khả năng mắc các bệnh về hô hấp, tim, phổi … và có thể gây ung thư. + Đối với môi trường và xã hội: Gây ô nhiễm không khí, làm suy giảm tầng

Ích lợi hoặc tác hại của nguyên sinh vật Tên nguyên sinh vật Làm thức ăn cho động vật Tảo, trùng roi, trùng giày, trùng.