• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tạp chí - CSDL Khoa học - Đại học Huế

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Chia sẻ "Tạp chí - CSDL Khoa học - Đại học Huế"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

INSTITUTE OF EDUCATIONAL MANAGERS HO CHI MINH CITY - MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

Soá 04

(32)

12 / 2021

IEMH KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Tạp chí

JOURNAL OF EDUCATIONAL MANAGEMENT SCIENCE

ISSN: 2354 - 0788

Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Pedagogical training and capacity building the teachers

competence to meet the requirements of general education program 2018

(2)
(3)

PGS. TS. NGUYỄN XUÂN TẾ TỔNG BIÊN TẬP

TÒA SOẠN: SỐ 07 - 09, NGUYỄN BỈNH KHIÊM PHƯỜNG BẾN NGHÉ, QUẬN 1, TP. HỒ CHÍ MINH

ĐIỆN THOẠI: 0896 97 91 71 Email: tapchikhqlgd@iemh.edu.vn

Số 04 (32) 12 / 2021

PHẠM BÍCH THỦY

THƯ KÝ TÒA SOẠN HOÀNG ĐÌNH THÁI

HÀ THANH VIỆT

NGUYỄN THỊ MỸ LỘC NGUYỄN LỘC NGUYỄN XUÂN TẾ

VŨ ĐÌNH BẢY NGUYỄN VĂN CÔNG NGUYỄN ĐÌNH HIỀN

ĐỖ TƯỜNG HIỆP PHƯỚC MINH HIỆP ĐINH THỊ KIM LOAN NGUYỄN THỊ LUYỆN NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

TRẦN THANH NGUYỆN VŨ QUẢNG HÀ THANH QUỐC LÊ NGỌC THẠCH HOÀNG ĐÌNH THÁI

PHẠM ĐÀO TIÊN VŨ QUỐC THỊNH VŨ MINH LAN PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

(4)

Assoc.Prof.Dr. TRAN MINH TAM

EDITOR-IN-CHIEF

DEPUTY EDITOR-IN-CHIEF

EDITORIAL BOARD

HEAD OFFICE: 07-09 NGUYEN BINH KHIEM Str Dist.1. HO CHI MINH City

Tel: 0896 97 91 71 Email: tapchikhqlgd@iemh.edu.vn

No.04 (32) 12 / 2021

PHAM BICH THUY ASSISTANT EDITOR

HA THANH VIET

CHAIRMAN OF EDITORIAL COUNCIL

NGUYEN THI MY LOC NGUYEN LOC NGUYEN XUAN TE

VU ĐINH BAY NGUYEN VAN CONG NGUYEN DINH HIEN

DO TUONG HIEP PHUOC MINH HIEP DINH THI KIM LOAN NGUYEN THI LUYEN NGUYEN THI KIM NGAN

TRAN THANH NGUYEN VU QUANG HA THANH QUOC LE NGOC THACH HOANG DINH THAI

PHAM DAO TIEN VU QUOC THINH VU MINH LAN

HOANG DINH THAI

(5)

TẠPCHÍKHOAHỌCQUẢNGIÁODỤC SỐ 04(32),THÁNG122021

36

TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA THẢM HỌA THIÊN TAI TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

INTEGRATING NATURAL DISASTER PREVENTION EDUCATION IN TEACHING SUBJECTS IN SECONDARY SCHOOLS

VŨ ĐÌNH BẢY(*), HOÀNG PHI HẢI(**)

(*)Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, vdbay@iemh.edu.vn

(**)Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

THÔNG TIN TÓM TẮT Ngày nhận: 28/10/2021

Ngày nhận lại: 03/11/2021 Duyệt đăng: 24/12/2021 Mã số: TCKH-S04T12-B10-2021 ISSN: 2354 – 0788

Việt Nam là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, có đường bờ biển kéo dài 1650 km, với địa hình đồi núi chiếm ba phần tư diện tích, có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Hằng năm, đất nước chúng ta luôn phải đối mặt với nhiều loại thảm họa thiên tai khác nhau như: bão; lũ lụt; hạn hán; sạt lở đất; giông sét; động đất… Để giảm thiểu những hậu quả do thảm họa thiên tai gây ra, việc giáo dục cho thế hệ trẻ những hiểu biết về phòng ngừa thảm họa thiên tai là công tác cần thiết của ngành giáo dục. Một trong những biện pháp để thực hiện hiệu quả công tác đó chính là việc tích hợp dạy học phòng ngừa thảm họa thiên tai vào các môn học. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến việc tích hợp dạy học phòng ngừa thảm họa thiên tai trong dạy học một số môn học ở trường trung học cơ sở.

Từ khóa:

tích hợp, phòng ngừa thảm họa thiên tai, trường trung học cơ sở.

Key words:

integration, disaster prevention, secondary schools.

ABSTRACT

Vietnam is a country located on the Indochinese peninsula, with a coastline of 1650 km, with mountainous terrain accounting for three-quarters of the area and has a humid tropical monsoon climate. Every year, our country always faces many different types of natural disasters such as hurricanes, floods, drought, landslides, thunderstorms, and earthquakes… In order to minimize the consequences of natural disasters, it is essential for educators to educate the young generation about disastrous prevention. One of the measures to effectively carry out that work is the integration of natural disaster prevention teaching into subjects. Within the scope of this article, we will refer to those measures in teaching some subjects in secondary schools.

(6)

ĐÌNHBẢYHOÀNGPHIHẢI

37 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ rất lâu trong lịch sử, thảm họa thiên nhiên đã tồn tại song hành với xã hội loài người và hậu quả do nó gây ra không thua kém so với hậu quả các cuộc chiến tranh. Trong những thập kỷ gần đây, do môi trường sinh thái toàn cầu và khu vực ngày càng suy thoái làm cho khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường, phức tạp, thiên tai ngày càng khốc liệt, khó lường, gây nên những thiệt hại nặng về người và tài sản, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của nhiều nước trong đó có Việt Nam - một đất nước đặc trưng với đới khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa nằm ở một trong những vùng biển là rốn bão hằng năm.

Theo số liệu thống kê trong những năm gần đây, thiên tai đã ảnh hưởng đến các mặt của đời sống xã hội trong đó có giáo dục, đặc biệt ảnh hưởng đến tính mạng và sự an toàn của học sinh.

Tính chung 10 tháng năm 2020, thiên tai làm 249 người chết và mất tích, 516 người bị thương;

1.940 ngôi nhà bị sập đổ; 212,7 nghìn ngôi nhà bị hư hỏng; 187,8 nghìn ha và gần 90 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; tổng số thiệt hại về tài sản ước tính hơn 10,1 nghìn tỷ đồng, trong đó do thiệt hại do bão, lũ là 3,5 nghìn tỷ đồng [4].

Để phòng ngừa, giảm thiểu những hậu quả từ những thảm họa thiên tai tự nhiên diễn ra hằng năm, ngoài công tác phòng chống của các cấp chính quyền, thì việc hình thành ý thức phòng ngừa, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nhân dân, đặc biệt là những thế hệ trẻ ngồi trên ghế nhà trường là rất cần thiết. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, việc giáo dục phòng ngừa thảm họa thiên tai cho học sinh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

2. NỘI DUNG

2.1. Một số khái niệm liên quan

Thảm họa thiên tai: Thảm họa là tai họa lớn gây nên nhiều cảnh đau thương [4, tr.911]. Thảm họa là sự gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động của cộng đồng dân cư hoặc xã hội, gây ra những tổn thất và mất mát về tính mạng, tài sản, kinh tế

và môi trường mà cộng đồng và xã hội đó không đủ khả năng chống đỡ [3, tr. 7].

Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới:

Thảm họa là các hiện tượng gây các thiệt hại, các đảo lộn về kinh tế, các tổn thất về sinh mạng, các hư hại đến sức khoẻ, đến cơ sở y tế với một mức độ lớn đòi hỏi sự huy động cứu trợ đặc biệt từ ngoài đến vùng bị thảm họa.

Từ những định nghĩa trên có thể nói, thảm họa thiên tai là những hiện tượng, tai họa tự nhiên gây nên các tổn thất về sinh mạng, sức khỏe của con người và gây thiệt hại đảo lộn về kinh tế ở một phạm vi rộng lớn.

Phòng ngừa thảm họa thiên tai: Phòng ngừa là phòng trước không để cho cái xấu, cái không hay xảy ra [5, tr.797]. Vậy, phòng ngừa thảm họa chính là việc ngăn chặn, giảm thiểu, hạn chế các hiện tượng tự nhiên gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người.

Giáo dục phòng ngừa thảm họa thiên tai:

Là các hoạt động giáo dục được tổ chức để trang bị cho học sinh những kiến thức về các thảm họa có thể xảy ra trong đời sống do các yếu tố tự nhiên gây ra và các năng lực cần thiết để ngăn ngừa các thảm họa xảy ra hoặc hạn chế các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của bản thân, gia đình và xã hội.

Tích hợp và dạy học tích hợp: “Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp.

Đó là sự hợp nhất hay nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất dựa trên những nét bản chất của các thành phần đối tượng chứ không phải là phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy”. “Dạy học tích hợp là một quan điểm sư phạm, ở đó người học cần huy động (mọi) nguồn lực để giải quyết tình huống phức hợp - có vấn đề nhằm phát triển các năng lực và phẩm chất cá nhân” [6, tr.13].

Như vậy, dạy học tích hợp được hiểu là sự kết hợp lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, hoặc kết hợp các chủ đề trong một môn học thành một

(7)

TẠPCHÍKHOAHỌCQUẢNGIÁODỤC SỐ 04(32),THÁNG122021

38 chủ đề chung hoặc tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một

“môn học” mới.

2.2. Một số thảm họa thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới và bão: Áp thấp nhiệt đới là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật. Xoáy thuận nhiệt đới là vùng gió xoáy (đường kính có thể tới hàng trăm km) hình thành trên biển nhiệt đới, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, áp suất khí quyển (khí áp) trong xoáy thuận nhiệt đới thấp hơn xung quanh, có mưa, đôi khi kèm theo giông, tố, lốc.

Bão cũng có tính chất khá giống với áp thấp nhiệt đới, tức cũng là một xoáy thuận nhiệt đới. Tuy nhiên nó có sức gió mạnh từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Trong đó, bão có sức gió mạnh từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão. Bão được hình thành từ Biển Đông hoặc Tây Thái Bình Dương, là một cơn gió xoáy có phạm vi rộng kèm theo mưa lớn.

Áp thấp nhiệt đới và bão có thể di chuyển vào đất liền, thường rất khó để dự báo đường đi chính xác cũng như địa điểm và thời gian chúng sẽ đổ bộ vào đất liền vì nó có thể thay đổi hướng đi một cách đột ngột. Áp thấp nhiệt đới và bão có thể gây nên những thiệt hại lớn về người và tài sản. Sức gió mạnh làm đổ nhà cửa, cây cối, hoa màu, cuốn súc vật, gián tiếp hoặc trực tiếp tác động đến thân thể, tính mạng của con người.

Đi kèm với áp thấp nhiệt đới và bão là mưa lớn liên tục có thể gây nên lũ quét ở những địa hình dốc ngắn.

Lũ lụt: Lũ là mực nước và tốc độ của dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức bình thường.

Lụt xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua sông, suối, hồ và đê đập vào các vùng trũng, làm ngập nhà cửa, cây cối, ruộng đồng. Lũ lụt gây thiệt hại về tính mạng hoặc bị thương con người, ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng vì vụ mùa hư hại, gia súc gia cầm chết, tôm cá bị cuốn trôi. Lũ lụt

kéo dài gây chậm trễ vụ mùa mới, nhiễm bẩn nguồn nước, dịch bệnh tràn lan, làm hư hỏng các công trình, xói lở hoặc bồi lắng, lấp đất, cát làm mất diện tích trồng trọt và nuôi trồng thủy sản…

Thiệt hại của lũ lụt có thể tăng lên do các yếu tố như: sự thiếu hiểu biết về nguyên nhân và cách phòng chống lũ lụt; chủ quan, không có sự chuẩn bị, phòng ngừa; nhà ở đơn sơ, nền nhà thấp, móng và kết cấu nhà không chịu được lũ lụt; không dự trữ lương thực; không có nơi trú an toàn cho tàu, thuyền cá; cây trồng gia súc không được bảo vệ.

Sạt lở đất: Sạt lở đất do kết quả của những chấn động tự nhiên của trái đất làm mất sự liên kết của đất và đá trên sườn đồi và núi của những vùng có địa hình dốc lớn, địa chất yếu có độ rỗng lớn, đất pha đá, vùng rừng thưa; do quá trình sản xuất vùng ruộng bậc thang nước tưới ruộng lâu ngày làm mềm đất khi gặp mưa lớn gây ra sạt lở;

nắng nóng kéo dài gây ra nứt đất, khi có mưa to sẽ tạo thành đường trượt gây ra sụt hay sạt lở đất;

sạt lở đất xảy ra khi đất đá trượt nhanh từ sườn dốc, mái dốc xuống, có khi sạt cả mảng đồi trượt xa hàng kilômét; do việc quy hoạch xây dựng và phát triển các công trình, đường giao thông ở trên các triền núi cao; do khai thác tài nguyên không hợp lý. Sạt lở đất có thể làm chết người, gây thương tật cho con người và làm ảnh hưởng đến môi trường do bị đất đá vùi; lấp đường, trôi cầu bắc qua suối làm ách tắc giao thông; đất sản xuất bị đất đá vùi lấp không còn trồng trọt được;

làm hư hại mùa vụ cây trồng, chết gia súc; làm hư hỏng nhà cửa, tài sản và các công trình khác.

Hạn hán: Hạn hán là hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng xảy ra trong thời gian dài do không có mưa và cạn kiệt nguồn nước. Hạn hán xảy ra do thay đổi đặc điểm khí hậu trên toàn cầu như hiện tượng EL-Nino, nắng nóng kéo dài mà không có mưa, môi trường tự nhiên bị phá vỡ do chặt phá rừng bừa bãi, nguồn nước bị cạn kiệt do khai thác và sử dụng không hợp lý, nước trong ao hồ bốc hơi nhưng không có mưa bù lại. Hạn hán xảy ra gây thiếu nước cho sinh hoạt và sản

(8)

ĐÌNHBẢYHOÀNGPHIHẢI

39 xuất, gia tăng dịch bệnh ở người, giảm sản lượng cây trồng, vật nuôi, nhiễm mặn những vùng gần biển và đầm phá.

Sét: Sét là hiện tượng phóng điện trong đám mây, giữa các đám mây với nhau hoặc giữa đám mây với mặt đất. Điện thế của sự phóng điện từ sét có thể đạt từ vài chục đến hàng trăm triệu Vôn. Sấm sét là hiện tượng khí tượng, đặc biệt thường xảy ra vào mùa hè do các phân tử nước trong đám mây mang điện tích dương gặp chân mây và mặt đất mang điện tích âm tạo ra sự chênh lệch điện áp lớn và tạo nên hiện tượng phóng điện. Do sự gia tăng nhiệt độ trong mùa khô tạo nên sự bốc hơi nước mạnh mẽ, khối không khí ẩm sát mặt đất bị nâng lên cao (hiện tượng đối lưu - Convention) gây mất nhiệt, hơi nước ngưng tụ gây mưa kèm sấm chớp. Nếu người bị sét đánh trúng có thể gây chết người hoặc bị thương nặng. Sét còn gây ra cháy nổ các tài sản, nhà cửa, hủy hoại cây cối súc vật.

2.3. Tích hợp giáo dục phòng ngừa thảm họa thiên tai trong dạy học các môn học ở trường trung học cơ sở

2.3.1. Tích hợp giáo dục phòng ngừa thảm họa thiên tai trong dạy học môn Địa lý

Nội dung giáo dục phòng ngừa thảm họa thiên tai có thể được thực hiện thông qua các môn học khác nhau như: Vật lý, Hóa học, Địa lý, Giáo dục công dân… Giáo dục phòng ngừa thảm họa thiên tai qua môn Địa lý được xem là có nhiều lợi thế vì nội dung bài học đã chứa đựng kiến thức về thiên tai, chương trình Địa lý bậc trung học cơ sở rất có ưu thế khi mà rất nhiều bài học trong sách giáo khoa có nội dung liên quan đến thiên tai.

Đảm trách một môn học có nhiều nội dung liên quan đến thiên tai như Địa lý, thì vai trò của giáo viên là rất lớn trong công tác giáo dục phòng ngừa thảm họa thiên tai cho học sinh.

Giáo viên Địa lý ở trường trung học cơ sở cần giúp cho học sinh hiểu rằng bản thân các em phải được trang bị những kiến thức về thiên tai và phòng tránh thiên tai. Ví dụ, các em có thể nhận

biết các dấu hiệu thiên tai sắp xảy ra để tự bảo vệ mình và (nếu có thể) kêu gọi mọi người làm theo mình để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Đó là những lợi ích trước mắt và thiết thực nhất cho mỗi học sinh.

Ví dụ: BÀI 34. CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA (Địa lý 8) [2]

Đối với nội dung bài học này, giáo viên xác định các mục tiêu mà học sinh cần đạt đó là:

Trình bày được các đặc điểm của sông ngòi thuộc các vùng miền trên đất nước Việt Nam.

Giải thích được chế độ nước lên xuống của các con sông ở các vùng miền; đặc điểm lũ, lụt ở mỗi vùng.

Có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế bền vững.

Giáo viên tích hợp mở rộng thêm nội dung giáo dục phòng ngừa thảm hoạ do lũ lụt gây ra từ nội dung trên để học sinh: Đánh giá được những khó khăn mà người dân phải đối diện với mùa lũ lụt; Đề xuất được một số giải pháp phòng ngừa thảm họa do lũ lụt gây ra.

Với mục tiêu đó, trong tiến trình bài học, giáo viên có thể tổ chức hoạt động thảo luận nhóm cho học sinh. Yêu cầu các em thể hiện kết quả thảo luận bằng việc thiết kế sơ đồ tư duy:

Nhóm 1: Sông ngòi Bắc Bộ; Nhóm 2: Sông ngòi Trung Bộ; Nhóm 3: Sông ngòi Nam Bộ.

Học sinh sẽ tư duy, thảo luận, liên hệ kiến thức bản thân có được để đưa ra những đáp án mang tính hợp lý nhất. Giáo viên sẽ chốt ý kiến và đưa ra hệ thống các hành động mà học sinh cần thực hiện trong những điều kiện cần thiết:

Trước khi xảy ra lũ lụt: Theo dõi thông tin về lũ lụt trên vô tuyến, đài, loa phóng thanh công cộng. Bảo vệ các đồ vật quý và giấy tờ quan trọng bằng cách cho vào một chiếc túi không thấm nước và cất giữ ở nơi khô ráo, an toàn.

Dự trữ đủ lương thực và thức ăn cho gia đình trong ít nhất là một tuần ở nơi cao ráo, an toàn. Nếu có thể, sửa lại nhà cửa và làm cho nó chịu được lũ tốt hơn. Bảo vệ nhà bằng cách nhồi đầy cát vào các bao tải và xếp chúng quanh nhà.

(9)

TẠPCHÍKHOAHỌCQUẢNGIÁODỤC SỐ 04(32),THÁNG122021

40 Nếu nhà có thuyền, cần giữ gìn cẩn thận để có thể sử dụng được khi cần thiết. Cần chuẩn bị tre và dây thừng để làm gác lửng trong nhà. Chú ý phải làm một đường ra ở sát mái nhà hoặc trên mái nhà để có thể thoát ra ngoài trong trường hợp nước lên cao quá. Xác định địa điểm và phương tiện để di dời khi cần. Bảo vệ nguồn nước của gia đình bằng cách che đậy giếng, bể chứa nước… Nếu có người trong gia đình bị thương, em phải biết có thể nhờ ai giúp đỡ, các đường dây nóng. Ví dụ: nhà của hội viên Hội chữ thập đỏ và cán bộ y tế ở địa phương.

Trong thời gian xảy ra lũ, lụt: Cắt hết nguồn điện để đảm bảo an toàn trong lũ lụt. Di chuyển đến nơi cao và an toàn, ví dụ như một tòa nhà hai tầng hay một quả đồi. Chú ý phát hiện rắn, rết hay động vật nguy hiểm khác vì những con vật này cũng tìm đến nơi cao ráo.

Không được lội xuống nước nếu nhìn thấy dây điện hoặc cột điện bị đổ xuống nước cũng như không chạm vào bất kì ổ điện nào để đề phòng điện giật. Không đi lại, bơi lội, đi xe đạp, xe máy, chơi đùa hay làm việc ở những nơi ngập lụt vì các em có thể bị nước cuốn trôi… Tránh xa các bờ sông, bờ suối ở các vùng ngập lụt. Không được ăn thức ăn đã bị ôi thiu hoặc bị ngâm trong nước lụt.

Sau lũ, lụt: Sử dụng màn khi ngủ, ban ngày cũng như ban đêm để tránh muỗi và côn trùng đốt. Kịp thời đi khám bệnh, tham gia làm vệ sinh môi trường trong khu vực mình ở. Cùng tham gia làm sạch nguồn nước. Thực hiện ăn chín

uống sôi để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Như vậy, kết hợp với kiến thức trong sách giáo khoa, những kiến thức thực tế, tranh ảnh minh họa cũng như những số liệu thực tế, nhất là những hình ảnh, số liệu về các cơn lũ lịch sử, trong hoạt động này, giáo viên có thể giáo dục cho học sinh những kiến thức cơ bản về thảm họa lũ lụt nói chung và tình trạng lũ lụt tại địa phương nói riêng.

Căn cứ vào những nội dung hình thành được, từ hoạt động trên, giáo viên có thể đưa ra hoạt động nhằm rèn luyện cho học sinh những kỹ năng ứng phó với thảm họa lũ lụt và cách phòng chống nhằm hạn chế rủi ro do lũ lụt gây ra cho bản thân và mọi người xung quanh.

2.3.2. Tích hợp phòng ngừa thảm họa thiên tai trong dạy học môn Giáo dục công dân

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong bốn mạch nội dung của chương trình môn Giáo dục công dân. Mạch nội dung này chia thành hai mạch nhỏ là kỹ năng nhận thức, quản lý bản thân và kỹ năng tự bảo vệ. Trong đó ở lớp 6 cấp trung học cơ sở, chủ đề ứng phó với tình huống nguy hiểm [1] tập trung giải quyết các vấn đề: Nhận biết được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em; Nêu được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm; Thực hành được cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn. Đây là những nội dung rất phù hợp tạo điều kiện cho giáo viên lựa chọn những nội

(10)

ĐÌNHBẢYHOÀNGPHIHẢI

41 dung liên quan đến phòng ngừa các thảm họa thiên tai để xây dựng kế hoạch bài dạy cho học sinh. Ví dụ: giáo viên xây dựng một hoạt động liên quan đến kỹ năng phòng ngừa thảm họa do sét gây ra.

Mục tiêu: Nhận biết được những tình huống nguy hiểm do sét gây nên; Nêu được cách ứng phó những tình huống nguy hiểm do sét gây ra.

Nguồn: https://en.infographics.vn/cach-phong-tranh-so-cuu-khi-bi-set-danh/6999.vna Giáo viên tổ chức hoạt động thảo luận

nhóm với chủ đề cách phòng tránh, sơ cứu khi bị sét đánh. Sản phẩm thiết kế infographics trình bày bài báo cáo của nhóm. Hoạt động này giúp học sinh nhận biết được các hậu quả sét gây ra cho đời sống con người, giúp các em biết được những việc nên làm và không nên làm khi xảy ra giông sét; cách giúp đỡ, sơ cứu những người bị sét đánh.

3. KẾT LUẬN

Việt Nam luôn phải chịu nhiều loại thiên tai khác nhau, việc trang bị cho học sinh những hiểu

biết về các loại thiên tai, những kỹ năng cần thiết để phòng ngừa các loại thiên tai này là rất quan trọng, giúp các em chủ động trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của bản thân, gia đình và mọi người xung quanh. Rèn luyện các phẩm chất, tinh thần luôn sẵn sàng ứng phó với những khó khăn do thiên tai gây ra. Để phát huy hiệu quả công tác giáo dục, trong các chương trình môn học cần tích hợp nội dung giảng dạy về phòng ngừa thảm họa thiên tai cho học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình môn Giáo dục công dân.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Sách giáo khoa địa lý lớp 8, Nxb Giáo dục Việt Nam

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Tài liệu tham khảo về biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thảm họa thiên tai.

[4] Chính phủ.vn.

[5] Hoàng Phê (2003), Từ đđiển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

[6] Đỗ Hương Trà (chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Trần Khánh Ngọc, Trần Trung Ninh, Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực cho học sinh quyển 1 khoa học tự nhiên, Nxb. Đại học Sư phạm.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Cố gắng tự làm lấy những công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt….. * CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC