• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24

Ngày soạn: 23/02/2020 Ngày giảng: Thứ hai 01/03/2021

Tập đọc- kể chuyện ĐỐI ĐÁP VỚI VUA I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Hiểu các từ mới: Minh Mạng, xa giá, ngự giá.

- Hiểu ND bài: Thấy được Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi và có bản lĩnh từ nhỏ, học tập theo gương ông.

- Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.

b) Kĩ năng: Đọc đúng: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, ...

- Rèn kĩ năng nói, rèn kĩ năng nghe: Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.

c) Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu mến, trân trọng sự thông minh tài trí của Cao Bá Quát

*THQTE: Quyền được tham gia, được bày tỏ ý kiến.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Tự nhận thức – Thể hiện sự tự tin – TD sáng tạo – Ra quyết định.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các slide chia sẻ, Tranh mhoạ bài đọc trong SGK.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1 Tập đọc A. KTBC: 5’

-Gọi hs đọc bài: “Chương trình xiếc đặc sắc”

+ Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì ? - Nx

B. Bài mới: 25’

1- Giới thiệu bài:

2- Luyện đọc:

a) GV đọc toàn bài, chia sẻ bài Powerpoi, hd hs cách đọc

- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.

- Gọi 1hs đọc lại toàn bài

b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:

- HD phát âm từ khó: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo,

- Gv chia đoạn, gọi hs từng đoạn

(GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. kết hợp giải nghĩa từ: Minh Mạng, xa giá, ngự giá.

- Yêu cầu 1 hs đọc, lớp đọc thầm toàn bài - GV theo dõi, sửa cho 1 số hs.

3) Hướng dẫn tìm hiểu bài - GV chia sẻ bài Powerpoi

- 2 học sinh đọc và TLCH.

- Học sinh theo dõi.

- Hs qsát tranh

- Hs đọc nối tiếp từng đoạn (2 lượt).

(2)

- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1

+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?

- Gọi 1 hs đọc đoạn 2.

+ Cậu bé Cao Bá Quát mong muốn điều gì?

- Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 3, 4:

+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?

- Gv giải nghĩa: đối.

+ Vua ra vế đối như thế nào?

+ Cao Bá Quát đối như thế nào?

+ Theo em, Cao Bá Quát là người như thế nào?

- Nêu ND chính của bài.

- G chốt và y/c H đọc lại.

- TH: Quyền được tham gia, được bày tỏ ý kiến.

TIẾT 2 4) Luyện đọc lại:

- GV đọc diễn cảm đoạn 3.

- Hướng dẫn hs đọc diễn cảm đoạn 3

- Hs đọc thầm đoạn 1

+…ngắm cảnh ở Hồ Tây (Hà Nội).

- Hs đọc đoạn 2.

+ …muốn nhìn tận mắt nhà vua.

- Hs đọc đoạn 3,4.

+ Vì thấy cậu xưng là học trò.

+ …Nước trong leo lẻo cá đớp cá .

+ ….Trời nắng chang chang người trói người .

+ Ông là người nhanh trí,...

- Hs nêu.

- 2 H đọc.

- Hs lắng nghe - 2, 3 hs đọc đoạn 3.

* Kể chuyện: 20’

1- GV nêu nhiệm vụ: chia sẻ bài Powerpoi, hs nêu yêu cầu

- Sắp xếp lại 4 bức tranh theo đúng trình tự của câu chuyện rồi kể lại toàn bộ câu chuyện.

2- Hướng dẫn hs kể lại câu chuyện:

a) Sắp xếp lại tranh theo đúng trình tự truyện.

- GV chia sẻ bài Powerpoi

- Gv yêu cầu hs quan sát kĩ tranh rồi sắp xếp lại theo đúng trình tự câu chuyện theo nhóm đôi.

- GV gọi 3 hs nêu cách sắp xếp tranh.

- Gv nhận xét.

b) Kể chuyện.

- Gv yc hs luyện kể

- Gọi hs thi kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Gv nhận xét

5) Củng cố - dặn dò:2’

- Qua câu chuyện này, em hiểu thêm được điều gì về Cao Bá Quát ?

+ Em cần làm gì để noi gương ông ? - Nx tiết học.

- Hs quan sát nêu cách sắp xếp

- 3 hs thực hiện.

- Hs luyện kể.

- Hs thi kể...

- Ông là người rất thông minh, tài giỏi…

- học giỏi…

(3)

Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Củng cố lại cách chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp thương có chữ số 0).

b)Kĩ năng: Rèn kn làm phép chia thành thạo, vận dụng vào giải toán có liên quan

c) Thái độ: Giáo dục ý thức tích cực trong học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các slide chia sẻ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. KTBC:5’

- Yêu cầu H thực hiện 2 phép tính 1516 : 3 và 2819 : 7 vào nháp hoặc bảng con.

2. Bài mới

a) Giới thiệu bài

b) Hướng dẫn HS luyện tập:30’

Bài 1 (VBT-32): GV chia sẻ bài Powerpoi - Gọi HS đọc yêu cầu

?Chúng ta cần vận dụng KT nào làm bài - Yêu cầu hs làm bài, chia sẻ bài làm - Gọi hs nx, gv nx, tuyên dương

1204 : 4 2524 : 5 2409 : 6 4224 : 7 1204 4 2524 5 2409 6 4224 7 00 301 02 504 00 401 02 603 04 24 09 24

0 4 3 3 Bài 2(VBT-32): Tìm x.

- GV chia sẻ bài Powerpoi - Gọi HS nêu yêu cầu

?Bt yêu cầu chúng ta làm gì?

?Muốn tìm SBC ta làm tn?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở, chia sẻ bài - Yêu cầu HS nêu cách làm

- Chữa bài. Nhận xét bài + Giải thích cách làm bài

a) x x 4 = 1608 b) x x 9 = 4554 x = 1608 : 4 x = 4554 : 9 x = 402 x = 506 Bài 3(VBT-32): ): Giải toán.

- Gọi HS đọc đề bài, phân tích đề

- GV chia sẻ tóm tắt, gọi hs đọc lại đề toán - Yêu cầu HS làm bài vào vở, chia sẻ bài - Yêu cầu Hs nêu cách làm, hs nx

- Gv nx, chữa bài Bài 4(VBT-32):

Bài 1

- HS đọc yêu cầu bài - H/s làm bài cá nhân, sau đó chia sẻ bài vào nhóm zalo.

Bài 2:

- HS đọc yêu cầu bài - H/s làm bài cá nhân, sau đó chia sẻ bài vào nhóm zalo.

Bài 3:

- HS đọc yêu cầu bài - H/s làm bài cá nhân, sau đó chia sẻ bài vào nhóm zalo.

Bài 4: Tính nhẩm

(4)

- GV chia sẻ bài Powerpoi

- Gọi HS đọc yêu cầu, yêu càu hs làm bài

HS đọc yêu cầu

- Hs tính nhẩm, làm bài và chia sẻ kết quả.

6000 : 2 = 3000.

8000 : 4 = 2000 9000 : 3 = 3000 - Gv nhận xét, nhắc lại cách nhẩm.

3. Củng cố - dặn dò:2’

- Nx tiết học.

________________________________________________

Đạo đức

TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.

2. Kĩ năng: Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác. Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.

- Các phương pháp: Nói cách khác. Đóng vai.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: GV chia sẻ bài Powerpoi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Hoạt động khởi động (5’)

- Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh trả lời các câu hỏi tiết trước.

- Nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

- 3 em thực hiện.

- Nhắc lại tên bài học.

- GV chia sẻ bài Powerpoi

a. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến ý (12’)

* Mục tiêu: HS biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biét bảo vệ ý kiến của mình

* Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS đọc các ý kiến trong Bài tập 3.

- Đọc lần lượt từng ý kiến yêu cầu HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng

 Kết luận: Nên tán thành với các ý

- 1 HS đọc

- Nghe từng ý kiến và giơ thẻ

(5)

kiến b, c; không tán thành với ý kiến a.

b. Hoạt động 2: Xử lí tình huống (10’)

* Mục tiêu: Giúp HS biết nhận xét, đánh giá tình huống đúng hay sai.

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu giải quyết các tình huống sau:

1/ Nhà hàng xóm em có tang. Bạn Minh sang nhà em chơi và mở nhạc lớn. Em sẽ làm gì khi đó?

2/ Em thấy bạn An đeo băng tang, em sẽ nói gì bạn?

3/ Em thấy mấy em nhỏ la hét cười đùa chạy theo sau đám tang. Em đã làm gì khi đó?

- Gọi HS trình bày - Gv nx.

c. Hoạt động 3: Trò chơi (6’)

* Mục tiêu: Giúp HS biết nhận xét, đánh giá và nhận định tình huống.

* Cách tiến hành:

- Cử ra 2 bạn đại diện cho 2 nhóm nam- nữ tham gia chơi trò chơi và 2 bạn làm trọng tài ghi điểm.

+ Lần 1 : GV nêu ra các câu, bạn dự thi cho biết câu đó đúng hay sai, nếu đúng trọng tài ghi 10 điểm

1. Tôn trọng đám tang là chia sẽ nỗi buồn với gia đình họ.

2. Chỉ cần tôn trọng đám tang mà mình quen biết.

+ Lần II (tương tự)

1. Bịt mặt, đội mũ đi qua thật nhanh vì sợ không khí ảm đạm.

2. Không nói to, cười đùa trong đám tang.

+ Lần III (tương tự)

1. Bỏ nón mũ, dừng lại, nhường đường.

2. Tôn trọng là biểu hiện của nếp sông văn hoá.

- Xem đội nào được nhiều điểm hơn thì chiến thắng

- Nhận xét trò chơi.

- HS nêu cách xử lí tình huống.

- HS trình bày. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

- Chia lớp thành 2 đội nam - nữ, cử 2 trọng tài (mỗi đội 1 bạn).

- HS chơi lần 1.

1. Đúng.

2. Sai

- Hs tham gia chơi lần 2 1. Sai

2. Đúng

- Hs tham gia chơi lần 3 1. Đúng

2. Đúng

(6)

3. Hoạt động nối tiếp (3’)

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ –––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 24/02/2020

Ngày giảng: Thứ ba 02/03/2021 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số - Vận dụng giải bài toán có hai phép tính

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số, giải bài toán có hai phép tính

c) Thái độ: Giáo dục ý thức tích cực trong học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các slide chia sẻ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1.Kiểm tra bài cũ :5’

- Gọi hai em đọc kq BT1 ; một em đọc kq BT2 (trang 120).

- Nhận xét 2.Bài mới:30’

a) Giới thiệu bài

b) HD HS luyện tập - thực hành

Bài 1 (VBT-33): GV chia sẻ bài Powerpoi - Gọi HS đọc yêu cầu

?Chúng ta cần vận dụng KT nào làm bài - Yêu cầu hs làm bài, chia sẻ bài làm - Gọi hs nx, gv nx, tuyên dương

Bài 2 (VBT-33): GV chia sẻ bài Powerpoi - Gọi HS đọc yêu cầu

?Chúng ta cần vận dụng KT nào làm bài - Yêu cầu hs làm bài, chia sẻ bài làm - Gọi hs nx, gv nx, tuyên dương Bài 3(VBT-33): Giải toán.

Gọi HS đọc đề bài, phân tích đề

- GV chia sẻ tóm tắt, gọi hs đọc lại đề toán - Yêu cầu HS làm bài vào vở, chia sẻ bài - Yêu cầu Hs nêu cách làm, hs nx

- Gv nx, chữa bài

Bài 4(VBT-33): Giải toán.

- Gọi HS đọc đề bài, phân tích đề

- GV chia sẻ tóm tắt, gọi hs đọc lại đề toán - Yêu cầu HS làm bài vào vở, chia sẻ bài

- 2 em đọc kq bài tập 1.

- 1 em đọc kq bài tập 2.

- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

Bài 1

- HS đọc yêu cầu bài

- H/s làm bài cá nhân, sau đó chia sẻ bài vào nhóm zalo.

Bài 2

- HS đọc yêu cầu bài

- H/s làm bài cá nhân, sau đó chia sẻ bài vào nhóm zalo.

Bài 3: HS đọc đề bài, trả lời câu hỏi - Học sinh quan sát, Hs đọc lại đề toán - HS làm bài vào vở, chia sẻ bài làm

Bài 4: HS đọc đề bài, trả lời câu hỏi - Học sinh quan sát, Hs đọc lại đề toán - HS làm bài vào vở, chia sẻ bài làm bài, lớp bổ sung.

(7)

- Yêu cầu Hs nêu cách làm, hs nx - Gv nx, chữa bài

3. Củng cố - dặn dò:2’

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- Về nhà xem lại các BT đã làm.

- Hs thực hiện yêu cầu ––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Thủ công

ĐAN NONG ĐÔI (tiếp theo) I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Học sinh biết cách đan nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa được khít, dán được nẹp xung quanh tấm đan (phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa. Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản)

- Đan được nong đôi đúng qui trình kĩ thuật.

b) Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đan nong đôi đúng qui trình kĩ thuật.

c) Thái độ

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV chia sẻ bài Powerpoi III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ:5’

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.

- Giáo viên nhận xét 2. Bài mới:30’

a) Giới thiệu bài b) Khai thác

* Hoạt động 3: Thực hành đan nong đôi

- Yêu cầu một số em nhắc lại qui trình đan nong đôi đã học ở tiết trước.

- GV nhận xét và hệ thống lại các bước.

+ Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.

+ Bước 2: Đan nong đôi.

+ Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.

- Tổ chức cho HS thực hành đan nong đôi.

- GV chia sẻ video cách đan nong đôi.

- Theo dõi, giúp đỡ học sinh để các em hoàn thành được sản phẩm.

- GV quan sát qua hình ảnh HS chia sẻ

- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài .

- Nêu các bước trình tự đan nong đôi.

- Hs thực hành đan nong đôi bằng giấy bìa:

+ Nhấc 2 nan, đè 2 nan. Nan ngang trước và nan ngang sau liền kề lệch nhau 1 nan dọc.

+ Dán bao xung quanh tấm bìa .

- HS chia sẻ hình ảnh sản phẩm của mình

(8)

- Tổ chức cho học sinh trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm .

- Chọn vài sản phẩm đẹp nhất chia sẻ hình ảnh và tuyên dương học sinh trước lớp

- Đánh giá sản phẩm của học sinh 3. Củng cố - dặn dò:2’

- Yc HS nhắc lại quy trình đan nong đôi .

- Y/c HS chụp sản phẩm gửi qua ZALO nhóm lớp

- Chuẩn bị tiết sau: giấy TC, kéo, thước.

- Hs quan sát, lắng nghe

- Cả lớp nhận xét đánh giá sản phẩm của các bạn.

- Hs nhắc lại quy trình đan nong đôi - Hs lắng nghe

__________________________________

Ngày soạn: 25/02/2020

Ngày giảng: Thứ tư 03/03/2021 Toán

LÀM QUEN VỚI SỐ LA MÃ I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Bước đầu làm quen với số La Mã.

- Nhận biết 1 vài số viết bằng chữ số La Mã như các số từ 1 đến 12 (là các số th- ường gặp trên mặt đồng hồ,…) để xem được đồng hồ; số 20, 21 để đọc và viết về “ Thế kỉ XX ”, “ Thế kỉ XXI ”

b) Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc, viết số La Mã.

c) Thái độ: Hs có ý thức sử dụng chữ số La Mã khi cần thiết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các slide chia sẻ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1.KTBC 5’

- HS nhắc lại bài học trước 2. Bài mới: 25’

a) Giới thiệu bài

b). Giới thiệu một số chữ số La Mã và một vài số La Mã thường găp.

- GV chia sẻ bài Powerpoi

+ Giáo viên giới thiệu mặt đồng hồ có ghi chữ số La Mã .

? Đồng hồ chỉ mấy giờ?

- Số ghi trên mặt đồng hồ là các số ghi bằng chữ số La Mã.

+ Gv gthiệu từng chữ số thường dùng: I (một ), V (năm), X (mười ).

+ Gv giới thiệu cách đọc, viết các số từ 1 3.Thực hành

- Hs thực hiện yêu cầu

- HS quan sát .

- Hs nêu .

- Hs quan sát, lắng nghe

(9)

Bài 1 (VBT- 34 ): GV chia sẻ bài Powerpoi - Hd hs cách làm, yc làm bài

- Yêu cầu HS luyện đọc các số: I, III, V, VII, IX, XI, XXI, II, IV, VI, VIII, X, XII, XX.

- Gv gọi hs đọc trước lớp.

Bài 2: GV chia sẻ bài Powerpoi - Gọi hs đọc yêu cầu

+ Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn + Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé:

- Gv nhận xét

Bài 3 GV chia sẻ bài Powerpoi - Gv cho hs xem đồng hồ và hỏi hs - Đồng hồ A, B, C chỉ mấy giờ?

- GV nhận xét

.Bài 4 GV chia sẻ bài Powerpoi

- Gv yêu cầu hs thực hành xếp que diêm 3. Củng cố - dặn dò: 2’

- Nhận xét giờ học

Bài 1: Nối

- Hs làm bài, chí sẻ nhóm lớp - HS luyện đọc

- Hs đọc

Bài 2: Hs đọc yêu cầu + II, IV, V, VI, VII, IX, XI.

+ XI, IX, VII, VI, V, IV, II.

Bài 3: Hs quan sát.

- Đồng hồ A chỉ 6 giờ; B chỉ 12 giờ; C chỉ 3 giờ.

Bài 4

- Hs thực hành xếp, chia sẻ kết quả vào nhóm zalo

- Hs lắng nghe, ghi nhớ –––––––––––––––––––––––––––––––––

Chính tả (nghe - viết ) - Tập viết ĐỐI ĐÁP VỚI VUA - ÔN CHỮ HOA: R I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi

- Làm đúng BT2 (a / b) hoặc bt3 a/ b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn - Củng cố cách viết chữ viết hoa R thông qua bài tập ứng dụng.

+ Viết tên riêng : Phan Rang bằng cỡ chữ nhỏ.

+ Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: Rủ nhau đi cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu b) Kĩ năng

- Rèn kĩ năng nghe - viết đúng bài chính tả - Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ.

c) Thái độ

- Giáo dục ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: GV chia sẻ bài Powerpoi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

CHÍNH TẢ 1. Kiểm tra bài cũ:5’

- Yêu cầu 2HS cả lớp viết vào vở nháp, 2HS GV gọi tên viết vào bảng con các từ: san sẻ, xẻ gỗ

- Y/c 2 hs viết bảng con giơ bảng chia sẻ hình ảnh

- Nhận xét

- 2 em viết bảng con. Cả lớp viết vào vở nháp

(10)

2. Bài mới:30’

GV chia sẻ bài Powerpoi a) Giới thiệu bài

b) Hướng dẫn viết chính tả (HS tự nhìn- viết bài ở nhà) c) Hướng dẫn làm bài tập Bài 2a

GV chia sẻ bài Powerpoi

- Tìm các từ gồm 2 tiếng, trong đó có tiếng bắt đầu bằng âm s, x

- Gọi hs nêu yc - HS làm BT vào vở - Gọi Hs đọc bài làm

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

+ sung sướng, sục sạo … + xôn xao, xào xạc..

- HS lớp nx

- Lớp lắng nghe giới thiệu bài.

- Tìm các từ gồm 2 tiếng, trong đó có tiếng bắt đầu bằng âm s, x

- Học sinh làm vào vở.

- HS nêu

TẬP VIẾT a) Luyện viết chữ hoa:

- GV chia sẻ bài Powerpoi + Tìm các chữ hoa có trong bài?

- GV chia sẻ chữ mẫu

+ Chữ R cao mấy ô, rộng mấy ô, gồm mấy nét?

- GV đưa video viết mẫu + nhắc lại cách viết từng chữ.

R, P

- Yc 2 hs dưới lớp viết bảng con R,P - GV nhận xét sửa chữa .

- HS tìm :P, R.

- Hs quan sát chữ mẫu

- Cao 2,5 ô; rộng 2 ô; gồm 3 nét.

- Hs quan sát

- Lớp viết vào bảng con: R, P.

- 2 HS chia sẻ hình ảnh chữ viết ở bảng con

b) Viết từ ứng dụng:

- GV chia sẻ bài Powerpoi

- GV đưa từ ứng dụng và yc hs đọc - GV giới thiệu về: Phan Rang.

- Hướng dẫn viết từ ứng dụng.

- Yêu cầu hs viết: Phan Rang.

- HS đọc từ.

- Hs theo dõi.

- HS viết bảng con.

c) Viết câu ứng dụng:

- Gv ghi câu ứng dụng và yc hs đọc Rủ nhau đi cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu.

- GV giúp HS hiểu nội dung trong câu ứng dụng

- Hướng dẫn viết: Dòng trên có mấy chữ, dòng dưới có mấy chữ ?

- 3 HS đọc

- Hs lắng nghe

- Dòng trên 6 chữ, dòng đưới 8 chữ.

(11)

- Yc hs viết bảng con: Rủ, Bây - Hs viết bảng con: Rủ, Bây 3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở

- GV nêu yêu cầu viết .

- GV nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết.

C. Củng cố - dặn dò: 2’

- GV nhận xét tiết học.

- HS viết vở Chính tả, Tập viết ở nhà và gửi bài qua ZALO của GV

- Học sinh viết vở Tập viết

- Hs thực hiện theo yêu cầu của GV

––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 26/02/2020

Ngày giảng: Thứ năm 04/03/2021 Toán

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Củng cố về đọc, viết nhận biết về giá trị của các số La Mã từ I đến XII và các số XX (hai mươi), XXI (hai mươi mốt).

b) Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc, viết đúng số La Mã.

c) Thái độ

- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV chia sẻ bài Powerpoi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. KTBC: 5’

- Y/c 2 HS viết bảng con số La Mã theo Gv đọc.

Dưới lớp viết vở nháp - GV nhận xét

2. Bài mới

a) Giới thiệu bài

b) HD H luyện tập: 30’

- GV chia sẻ bài Powerpoi Bài 1: Viết (theo mẫu) - Gọi hs nêu yêu cầu

- Y/c HS làm bài vào vở bài tập, gọi 2 HS chụp bài và chia sẻ bài làm.

- Nx, củng cố.

II : hai XI : Mười một Tám : VIII V : Năm XX : Hai mươi Mười : X

VI : Sáu Bốn : IV Mười hai: XII IX : Chín Bảy : VII Hai mươi mốt : XXI Bài 2: Vẽ thêm kim phút ...

- Gọi hs nêu yêu cầu - Y/c h/s làm bài.

- Gọi 3HS chia sẻ lên màn hình bài làm và trình bày

- 2 Hs viết bảng con và chia sẻ hình ảnh

- Hs lắng nghe

Bài 1:

- y/c h/s nêu đề bài sau đó dựa vào mẫu để làm bài.

Bài 2:

- HS nêu yêu cầu - H/s làm bài

- H/s chia sẻ và trình

(12)

- Nhận xét.

Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S.

- Y/c h/s nêu đề bài.

- Gv chia sẻ bài. Y/c học sinh chọn Đ/S, t/c thi giải nhanh giữa các cá nhân.

- Nhận xét.

Đ/án: S – Đ – S – Đ – Đ – S – Đ – Đ.

Bài 4

- G/v cho h/s tự xếp số bằng que diêm.

- GV hướng dẫn HS, các em lần lượt xếp thành hình số chín, sau đó nhấc 2 que để xếp lại thành số bốn, mười một. HS nào xếp nhanh đúng là thắng.

- Gv nx, tuyên dương

- Gọi 1 em đọc lại các số vừa xếp.

3: Củng cố - dặn dò : 2’

- Nhận xét giờ học.

bày.

Bài 3:

- H/s nêu y/c

- Hs nhận bài, tham gia thi giải nhanh

Bài 4

- Hs dùng các que diêm để xếp thành hình II, V, X.

- Hs thi xếp hình, nêu cách xếp

- Hs lắng nghe

- 1 hs đọc lại các số vừa sếp

- Hs lắng nghe –––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tự nhiên xã hội BÀI 47: HOA I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi hoa đối với đời sống con người

- Kể tên các bộ phận của hoa.( kể tên các loài hoa có màu sắc, hương thơm khác nhau)

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết các loài hoa qua màu sắc, hương thơm c) Thái độ: Yêu thích môn học

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loài hoa.

- Tổng hợp, phân tích thông tin để biết vai trò, ích lợi đối với đời sống thực vật, đời sống con người của các loài hoa.

III ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các slide chia sẻ. Các hình trong SGK trang 90, 91.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ:5’

- Kiểm tra bài “ Khả năng kì diệu của lá cây ” - Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.

- Nhận xét

2.Bài mới:30’

a) Giới thiệu bài:

* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.

Bước 1 : - GV chia sẻ bài Powerpoi

- Yêu cầu các hs quan sát các hình trong SGK

- 2HS trả lời câu hỏi:

+ Nêu chức năng của lá cây đối với đời sống của cây.

+ Nêu ích lợi của lá cây.

- Hs quan sát các hình trong SGK

(13)

trang 90, 91 và các loại hoa sưu tầm được và trả lời câu hỏi sau:

+ Nói về màu sắc của những bông hoa đó.

+ Trong những bông hoa đó, bông hoa nào có hương thơm và bông hoa nào không có hương thơm ?

+ Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa?

Bước 2 : GV chia sẻ bài Powerpoi

- Gọi hs trình bày về màu sắc, hình dạng và chỉ ra từng bộ phận của lá.

- Giáo viên kết luận:

* Hoạt động 2: Làm việc với vật thật.

Bước 1: Giáo viên cho hs tự qs hoa thật à mình sưu tầm được

- Hs dùng một tờ giấy A4 và băng dính.

- Yêu cầu hs dùng băng keo gắn các loại hoa có mùi hương tương tự nhau theo tiêu chỉ phân loại từng nhóm hoa lên tờ giấy A4 vẽ thêm những bông hoa khác vào bên cạnh những bông hoa thật rồi viết lời ghi chú bên dưới các loại hoa.

Bước 2:

- Yêu cầu hs chia sẻ sản phẩm và tự đánh giá so sánh với bạn khác.

- Khen ngợi các bạn sưu tầm được nhiều.

* Hoạt động 3: GV chia sẻ bài Powerpoi - Yc lớp suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau:

+ Hoa có chức năng gì ?

+ Hoa thường được dùng để làm gì ? 3. Củng cố - dặn dò: 2’

- Kể tên những loại hoa được dùng để trang trí, những loại hoa được dùng để ăn.

- Về nhà học bài và xem trước bài mới.

trang 90 và 91 kết hợp với một số loại hoa sưu tầm được trả lời các câu hỏi.

- Hs mô tả về hình dáng, màu sắc, mùi hương và chỉ ra từng bộ phận của hoa.

- Lớp lắng nghe và nhận xét bổ sung nếu có

- Hs hoạt động nhóm

- Hs thực hành và ghi chú thích về đặc điểm của từng loại hoa vào phía dưới các hoa vừa gắn.

- Hs chia sẻ kết quả vào nhóm lớp. – - GV chia sẻ bài Powerpoi, Hs qs, tự đánh giá so sánh

+ Hoa là cơ quan sinh sản của cây.

+ Hoa được dùng để trang trí, dùng để ăn, dùng làm nước hoa.

- Hs thực hiện yêu cầu

______________________________

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: NGHỆ THUẬT, DẤU PHẨY I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Mở rộng vốn từ: Nghệ thuật (người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật); tiếp tục ôn dấu phẩy(với chức năng ngăn cách các bộ phận đồng chức).

b) Kĩ năng: Rèn kỹ năng sử dụng dấu phẩy

(14)

c) Thái độ: GD lòng yêu thích môn nghệ thuật II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các slide chia sẻ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. KTBC: 5’

- Gọi hs đọc kq BT3 tr 45 - Nxét

B. Bài mới 1. GTB

2. Hướng dẫn làm bài tập:30’

Bài 1: GV chia sẻ bài Powerpoi - Gọi hs đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm vở bài tập, gọi hs tìm các từ ngữ chỉ những người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài 2: GV chia sẻ bài Powerpoi

- Gọi hs nêu yêu cầu, yêu cầu hs làm bài - Gv gọi hs nêu vị trí điền dấu phẩy vào đoạn văn có sẵn.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

- Gọi hs đọc lại đoạn văn

*TH: Quyền được vui chơi, được tham gia vào các HĐ biểu diễn nghệ thuật.

3. Củng cố, nx: 2’

- Gv lưu ý hs sử dụng dấu câu cho đúng khi viết câu.

- Gv nx tiết học

- HS làm bài tập, lớp theo dõi .

- Hs theo dõi.

Bài tập 1

- HS đọc yêu cầu của bài .

- Hs làm vở bài tập, chia sẻ các từ tìm được trước lớp

- Hs chữa bổ sung vào vở bài tập.

Bài 2

- Hs nêu yêu cầu của bài, làm VBT, chia sẻ vào nhóm zalo lớp.

- HS điền dấu phẩy vào vở bài tập, - 1 em đọc lại đoạn văn.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ ––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập đọc TIẾNG ĐÀN I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Hiểu 1 số từ ngữ trong bài: dân chài, lên dây.

- Hiểu ND bài: Qua bài thấy được tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.

b) Kĩ năng: H/s đọc trơn toàn bài, đọc đúng một số từ khó trong bài: Vi -ô -lông, ắc - sê, lên dây, trắng trẻo, nâng, phép lạ

c) Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu quý âm nhạc II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các slide chia sẻ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU A. KTBC :5’

- Gọi h/s đọc 1 đoạn bài : Đối đáp với vua - 2 Hs đọc .

(15)

- GV nhận xét B- Bài mới :30’

1- GTB

2- Luyện đọc GV chia sẻ bài Powerpoi a) GV đọc diễn cảm toàn bài :

b) GV hướng dẫn HS luyện đọc và giải nghĩa từ :

- HD phát âm: Vi -ô -lông, ắc -sê

+) Gv chia đoạn, hsđọc từng đoạn trước lớp - Nhắc hs nghỉ hơi ở một số câu dài và kết hợp giải nghĩa các từ ngữ : lên dây, ắc-sê, dân chài.

- GV yêu cầu HS tự luyện đọc đoạn - Gv nx, tuyên dương

3. Tìm hiểu bài GV chia sẻ bài Powerpoi - Gọi 1 h/s đọc đoạn 1

- Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi?

- Những âm thanh nào tả âm thanh của cây đàn?

- Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì?

+Y/c h/s đọc thầm đoạn 2.

- Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn?

- Nêu ND chính của bài.

- TH: Quyền được học tập văn hóa và học các môn năng khiếu tự chọn.

4. Luyện đọc lại

- GV chia sẻ bài Powerpoi hướng dẫn đọc đoạn văn “Khi ắc sê …. khẽ rung động’’

- Gọi 1 số h/s đọc.

- T/c thi đọc.

- Nx và

5. Củng cố dặn dò :2’

- Tiếng đàn của Thuỷ ntn, có tác dụng gì?

- Liên hệ cho H nêu những mơ ước của mình trong tương lai.

- Nx tiết học, HDVN.

- Lớp nx .

- HS theo dõi .

- Hs nối tiếp đọc 4 đoạn .

- Hs tự đọc đoạn

- H đọc trước lớp - Lớp đọc thầm + Thuỷ nhận đàn lên dây và kéo thử vài nốt nhạc..

+ …trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng..

+ Thuỷ rất cố gắng tập trung việc thể hiện bản nhạc…

- H/s đọc.

+ Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi…

- Hs nêu nội dung

- Hs quan sát, lắng nghe - H/s đọc.-lớp nhận xét.

- Hs thi đọc

- H nêu.

–––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 26/02/2020

Ngày giảng: Thứ sáu 05/03/2021 Toán

THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ I. MỤC TIÊU

(16)

a) Kiến thức

- Củng cố biểu tượng về thời gian (chủ yếu về thời điểm) - Biết xem đồng hồ (trường hợp chính xác đến từng phút) . b) Kĩ năng

- Rèn kĩ năng xem đồng hồ (trường hợp chính xác đến từng phút) . c) Thái độ

- GD ý thức quí trọng thời gian.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV chia sẻ bài Powerpoi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Bài cũ: (5’)

- Yc HS lên viết các chữ số La Mã từ 1đến 10 - Lớp nhận xét

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

2.Hướng dẫn xem đồng hồ:

- GV chia sẻ bài Powerpoi

- Y/c h/s nhìn vào mô hình đồng hồ ? Đồng hồ chỉ mấy giờ?

- Hướng dẫn h/s xem đồng hồ thứ 2, 3 để h/s xác định vị trí kim ngắn, kim dài sau đó nêu số giờ.

- Chốt lại cách xem ĐH 2.Thực hành: 20’

- GV chia sẻ bài Powerpoi Bài 1. Đồng hồ chỉ mấy giờ?

- Gọi hs nêu yêu cầu

- Gv đưa ra từng mô hình đồng hồ.

- Gọi hs đọc số giờ trên mô hình.

- GV nx, sửa cho HS.

Đ/án: 1 giờ 24p ; 7 giờ 8p ; 12 giờ 16p 10giờ 35p hoặc 11giờ kém 25p 4 giờ 57phoặc 5 giờ kém 3p 2 giờ 50p hoặc 3giờ kém 10p Bài 2

- GV chia sẻ bài Powerpoi -Y/c h/s thực hành trên đồng hồ.

- Gọi 3 em chia sẻ bảng đặt kim phút vào mô hình đồng hồ để ĐH chỉ số giờ đã qui định.

- Hs thực hiện yêu cầu - 2HS chia sẻ bài làm - Hs lắng nghe

- H/s quan sát đồng hồ.

+ 6 giờ 10 phút - Hs q/sát và nêu:

+ 6 giờ 13 phút ; 6 giờ 56 phút hoặc 7 giờ kém 4 phút.

Bài 1.

- H/s nêu y/c.

- H/s quan sát.

- Hs đọc nối tiếp.

Bài 2

- H/s thực hành đặt kim phút và kim giờ theo yêu cầu:

9 giờ 6 phút.

11 giờ 32 phút.

1 giờ kém 14 phút.

(17)

- Nx, củng cố.

Bài 3: Nối (theo mẫu)

- GV chia sẻ bài Powerpoi và gọi hs đọc yc - Cho h/s nối đồng hồ với câu trả lời thích hợp.

Mỗi 1 HS chọn 1 đồng hồ nối với đáp án đúng.

Đ/án: 10 giờ rưỡi – 6 ; 5 giờ kém 13 phút – 3 ; 7 giờ 50 phút – 1 ; 12 giờ kém 23 phút – 5 ; 4 giờ 7phút – 8 ; 2 giờ 35 phút – 7 ; 8 giờ 19 phút – 4.

- Nhận xét

3. Củng cố - dặn dò:2’

- Nêu các đơn vị đo thời gian đã học - Gv nx tiết học

- Lớp nhận xét - bổ sung Bài 3

- Hs đọc yêu cầu

- 5 Hs nối đồng hồ với câu trả lời thích hợp (mỗi HS chọn 1 ĐH để nối với đáp án đúng)

- H/s nêu.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập làm văn

NGHE KỂ: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Biết kể lại rõ ràng, tự nhiên câu chuyện Người bán quạt may mắn, hiểu được nội dung câu chuyện.

b) Kĩ năng

- Rèn kĩ năng kể câu chuyện tự nhiên c) Thái độ

- GD h/s có ý thức giúp đỡ những người gặp khó khăn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV chia sẻ bài Powerpoi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. KTBC: (5’)

- Gọi 2 hs đọc lại bài viết về buổi biểu diễn nghệ thuật.

- Gv nhận xét B. Bài mới : 25’

1. GTB

2.Hướng dẫn làm bài tập : - GV chia sẻ bài Powerpoi a. Bài tập 1

- Gọi hs đọc yc của bài tập trong SGK và đọc phần gợi ý.

- G/v kể chuyện lần 1.

- TT nội dung - cho hs quan sát tranh và nêu nội dung.

- G/v kể chuyện vừa kết hợp giải nghĩa từ : lem luốc, cảnh ngộ..

- G/v kể chuyện theo tranh (lần 2).

- 2 hs thực hiện yêu cầu

- Hs theo dõi .

-1 Hs đọc yc của bài.

- Hs nêu nội dung tranh vẽ.

- Hs lắng nghe

(18)

+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?

+ Ông Vương Hi Chi viết chữ vào quạt để làm gì?

+ Vì sao mọi người đua nhau mua quạt?

- G/v kể tóm tắt lần 3.

- Yc hs luyện kể

- G/v gọi 1 số h/s kể chuyện - GV, lớp nhận xét

3. Củng cố- dặn dò: 3’

- Ông Vương Hi Chi là người như thế nào?

- Em đã làm gì để giúp đỡ những người gặp khó khăn?

- Gv nx tiết học

+ Bà lão nghỉ dưới gốc, gặp ông Vương Hi Chi… phàn nàn là bán quạt dạo này ế…

+ ông viết chữ và thơ vào những chiếc quạt…

+ Vì chữ ông đẹp mà thơ rất hay…

- H/s kể chuyện - Hs kể

- H/s nêu.

–––––––––––––––––––––––––––––––––

Tự nhiên- Xã hội Bài 48: QUẢ I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người

- Kể tên các bộ phận thường có của một quả b) Kĩ năng

- Rèn kĩ năng nhận biết chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người

c) Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ cây trồng

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại quả.

- Tổng hợp, phân tích thông tin để biết chức năng và ích lợi của quả đối với đời sống thực vật và đời sống con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV chia sẻ bài Powerpoi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ; 5’

- Kiểm tra bài “Hoa“

- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.

- Nhận xét

2. Bài mới:30’

a) Giới thiệu bài

- GV chia sẻ bài Powerpoi

- 2HS trả lời câu hỏi:

+ Nêu đặc điểm và chức năng của hoa.

+ Hoa được dùng để làm gì ? cho ví dụ.

- Hs lắng nghe

(19)

b) Khai thác:

* Hoạt động 1: Quan sát và trả lời - GV chia sẻ bài Powerpoi

- Yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK trang 91, 92 và các loại quả sưu tầm được và trả lời các câu hỏi sau:

+ Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dáng độ lớn của từng loại quả?

+ Trong số những loại quả đó em đã ăn những loại quả nào? Hãy nói về mùi vị của quả đó?

+ Hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên từng bộ phận của 1 quả. Ta thường ăn bộ phận nào của quả?

- GV KL và chốt

* Hoạt động 2: Cá nhân suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau:

+ Quả thường được dùng để làm gì? Nêu ví dụ?

+ Quan sát hình 92 – 93 cho biết loại quả nào dùng để ăn tươi còn loại quả nào dùng để chế biến làm thức ăn ?

+ Hạt có chức năng gì?

- GV kết luận

- Gọi HS đọc lại KL và ghi nhớ.

3. Củng cố - dặn dò:2’

- Kể tên những loại quả được dùng để ăn tươi, những loại quả được dùng để chế biến làm thức ăn.

- Về nhà học bài và xem trước bài mới.

- HS quan sát và chia sẻ

- Bóc vỏ quả ra quan sát bên trong để nêu đặc điểm bên trong của quả.

- Học sinh nếm và trả lời về vị của từng loại quả.

- HS chia sẻ và chỉ vào hình để nêu tên từng bộ phận của quả.

- HS quan sát các hình 92 và 93 sách giáo khoa và dựa vào thực tế cuộc sống để nêu ích lợi của quả.

- HS nêu

- HS khác nhận xét bổ sung

- Để ăn tươi như: cam, dưa hấu, xoài, đu đủ, mít ... Chế biến thức ăn như : Thơm, mít, bí,…

––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

c)Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch... ĐỒ DÙNG: Bảng phụ viết bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Mỗi nhóm có một nhóm trưởng cầm cờ.. DẤU

-Giáo viên nhận xét đánh giá.. Học sinh có năng lực làm thêm bài tập 3 3. Thái độ: HS có ý thức học tập tốt... II. ĐỒ DÙNG DẠY

c)Thái độ: Có thái độ dùng câu đúng khi nói và viết. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A. Từ trái nghĩa..

3.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng gài, Que tính III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.. A..

3.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ chép sẵn khung bài tập 1 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động Gv A.. Nhận biết trực giác

Tích hợp GDSKSS thông qua các hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong dạy học Sinh học nói chung, phần Sinh học cơ thể nói riêng vừa giúp học sinh (HS) tiếp

c)Thái độ: Có thái độ dùng câu đúng khi nói và viết. ĐỒ DÙNG: Các Slide để chia sẻ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Dạy học bài mới a. - Hs làm bài, xếp các loài chim theo yêu

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Thể hiện sự cảm thông.. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting.. IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU