• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 22 (20/4 – 24/4/2020)

Ngày soạn: 16/4/2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 20 tháng 4 năm 2020 Toán

TIẾT 113: CHIA SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Học sinh biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số ( chia hết, thương có 4 chữ số hoặc thương có 3 chữ số).

- Vận dụng phép chia để làm phép tính và giải toán.

b) Kĩ năng

- Rèn kĩ năng vận dụng phép chia để làm phép tính và giải toán.

c) Thái độ

- Giáo dục tính tích cực, hăng say trong học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Kiểm tra bài cũ:5’

- Gọi hai học sinh lên bảng làm : 1346 x 2 2354 x 3 - Nhận xét

2.Bài mới:30’

a) Giới thiệu bài:

* Hướng dẫn phép chia 6369 : 3 - Giáo viên chia sẻ màn hình:

6369 : 3 = ?

- Yêu cầu HS đặt tính và tính trên nháp.

- Trong khi HS làm bài, gv KT những bài HS làm xong trước và đã chụp ảnh gửi lên hoặc nhắn tin.

- Cho hS xem 1 bài làm của bạn, gọi HS nhận xét bài của bạn

- Gọi 1H nêu cách thực hiện, đặt tính và tính

- GV nhận xét và ghi lên bảng như SGK.

- Hai em lên bảng làm

- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

- Lớp theo dõi giới thiệu.

- Cả lớp thực hiện trên nháp.

- Hs làm bài, chụp ảnh và gửi bài

- Hs nêu cách thực hiện, lớp nhận xét bổ sung:

6369 3 03 2123 06

09 0

- 2 em nhắc lại cách thực hiện: Đặt tính và thực hiện chia từ trái sang phải hoặc từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất. Mỗi lần chia đều thực hiện chia – nhân – trừ.

- Cả lớp cùng thực hiện phép tính.

- Một học sinh đứng tại chỗ nêu cách làm.

(2)

* Hướng dẫn phép chia 1276 : 4.

- Giáo viên ghi bảng : 1276 : 4 = ? - Yêu cầu đặt tính và tính tương tự như ví dụ 1.

b) Luyện tập

Bài 1(117)- Gv chia sẻ màn hình - Gọi học sinh nêu bài tập 1.

- Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở.

- Trong khi HS làm bài, gv KT những bài HS làm xong trước và đã chụp ảnh gửi lên hoặc nhắn tin.

- Cho hS xem 1 bài làm của bạn, gọi HS nhận xét bài của bạn

- Giáo viên nhận xét chữa bài.

Bài 2(117): Gv chia sẻ màn hình - Gọi học sinh đọc bài toán.

- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.

- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.

- Gọi hs đọc bài làm, nhận xét chữa bài.

Bài 3(117): Gv chia sẻ màn hình - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 3.

- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.

- Trong khi HS làm bài, gv KT những bài HS làm xong trước và đã chụp ảnh gửi lên hoặc nhắn tin.

- Cho hS xem 1 số bài làm của bạn, gọi HS nhận xét bài của bạn

- Giáo viên nhận xét 3. Củng cố - dặn dò:2’

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- Về nhà xem lại các BT đã làm.

1276 4 07 319 36 0

- Hai học sinh nhắc lại cách thực hiện.

Bài 1(117)

- Một học sinh nêu yêu cầu đề bài 1.

- Lớp thực hiện làm vào vở.

- Hs thực hiện yêu cầu: làm bài vào vở, chụp ảnh, gửi bài

4862 2 3369 3 2896 4 08 2431 03 1123 09 724 06 06 16 02 09 0 0 0

Bài 2

- Một em đọc bài toán.

- Cả lớp cùng GV phân tích bài toán.

- Tự làm bài vào vở.

- Một học sinh đọc bài làm, cả lớp nhận xét chữa bài, so sánh với bài làm của mình

Bài giải Số gói bánh trong mỗi thùng là : 1648 : 4 = 412 ( gói)

Đ/S: 412 gói Bài 3

- Một em đọc yêu cầu: Tìm x - Cả lớp làm vào vở bài tập.

- Hs làm bài chụp ảnh, gửi bài cho Gv

- Cả lớp theo dõi nhận xét b ổ sung.

a/ x ¿ 2 = 1846 b/ 3 ¿ x = 1578 x = 1846 : 2 x = 1578 : 3 x = 923 x = 526 - Vài học sinh nhắc lại nội dung bài.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tự nhiên xã hội

TIẾT 41: THÂN CÂY(Tiết 1+2) I MỤC TIÊU

a) Kiến thức

(3)

- Biết thân là bộ phận chính của cây, biết cách mọc của thân cây (thân mọc đứng, thân bò, thân leo) và cấu tạo của thân cây (thân gỗ, thân thảo)

- Phân biệt được một số cây cối theo cách mọc của thân và loại thân b) Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân biệt cây cối theo cách mọc của thân và loại thân c) Thái độ

- HS có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây xanh.

II. KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm 1 số loại thân cây.

- Tìm kiếm phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1) Khởi động: 1’ (Hát)

2) Kiểm tra bài cũ: 4’ (4 HS) - Vài HS đọc nội dung Bạn cần biết.

- Cây có hình dạng và kích thước như thế nào?

- Cây thường gồm các bộ phận nào?

- Gv nhận xét 3) Bài mới: 27’

a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Thân cây.

b) Các hoạt động

Hđ 1: Tìm hiểu về các loại thân cây.

Mục tiêu: Biết thân là bộ phận chính của cây, biết cách mọc của thân cây (thân mọc đứng, thân bò, thân leo) và cấu tạo của thân cây (thân gỗ, thân thảo).

Tiến hành

- Yc HS quan sát, suy nghĩ tranh/78,79 và cho biết: hình chụp cây gì? Cây có thân mọc thế nào?

Thân cây to khoẻ, cứng chắc hay nhỏ mềm yếu?

- Hs thực hiện yêu cầu

- Hs quan sát, suy nghĩ trả lời câu hỏi:

+ Tranh 1: Cây nhãn, thân mọc đứng, to, chắc, khoẻ.

+ Tranh 2: Cây bí đỏ, thân bò, thân nhỏ, mềm yếu.

+ Tranh 3: dưa chuột, thân nhỏ, mềm yếu.

+ Tranh 4: Rau muống, thân bò, nhỏ, mmềm yếu.

+ Tranh 5: Lúa, mọc đứng, thân nhỏ

+ Tranh 6: Su hào, , mọc đứng, thân mềm.

+ Tranh 7: Cây gỗ, thân mọc đứng, to, chắc khoẻ.

(4)

?Thân cây có mấy cách mọc? Đó là những cách nào?

Hoạt động 2: Cách mọc, loại thân.

Mục tiêu: Phân biệt được một số cây cối theo cách mọc của thân và loại thân.

Tiến hành:

- Gv chia sẻ màn hình phiếu bài tập và yc hs suy nghĩ trả lời câu hỏi hoàn thành phiếu BT

- Gv nx

Hoạt động 3: Trò chơi Ô chữ.

Mục tiêu: Qua một vài gợi ý liên quan đến thân cây, HS nêu đúng tên một loại cây.

- Gv chia sẻ trò chơi, yêu cầu hs trả lời

- Gv nx, tuyên dương 4) Củng cố: 2’

- Vài HS đọc lại kiến thức cần biết của bài.

- Thân cây có mấy cách mọc? Đó là những cách nào? Cho ví dụ mỗi loại?

- 3 cách: đứng, leo, bò.

- Hs thực hiện yêu cầu

- Hs thực hiện yêu cầu. Sau đó đọc to kết quả và nhắc lại cây đó mọc theo cách nào, thân gì?

(Mồng tơi)

–––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 16/4/2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 21 tháng 4 năm 2020 Tập đọc- kể chuyện

NHÀ ẢO THUẬT I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Hiểu các từ ngữ mới : ảo thụât, tình cờ ,chứng kiến, thán phục .

- Hiểu ND bài: Thấy được hai chị em Xô - phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác.

b) Kĩ năng

- Đọc đúng các từ ngữ: nổi tiếng, lỉnh kỉnh, nắp lọ,…

- Đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Rèn kĩ năng nói: Hs kể lại được toàn bộ câu chuyện theo trí nhớ của mình. Kể tự nhiên, biết phân biệt lời các nhân vật theo cách phân vai

- Rèn kĩ năng nghe: Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.

c) Thái độ

- Giáo dục tình cảm yêu quý hai chị em Xô - phi là những em bé ngoan

*THQTE: Quyền được có gia đình, được vui chơi, giải trí.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Thể hiện sự cảm thông

(5)

- Tự nhận thức bản thân

- TD sáng tạo: bình luận, nhận xét.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting

IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Tiết 1 A. KTBC: 5’

- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài: Nhà bác học...mà em thích? Vì sao em thích ? - Nhận xét

B. Bài mới

1) Giới thiệu bài - G/v nêu

2) Luyện đọc:20’

a) GV đọc toàn bài: - GV cho h/s quan sát tranh minh hoạ.

b. Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:

+ Đọc từng câu:

- GV HD phát âm từ khó : nổi tiếng, nắp lọ,

+ Đọc từng đoạn trước lớp:

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc h/s ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.

- GV kết hợp giải nghĩa từ:

+ Em hiểu từ tình cờ là như thế nào ? + Em hiểu thán phục là thế nào ? +Yc hs đọc thầm bài

- Gọi 1 hs đọc toàn bài - GV theo dõi, sửa cho H/s 3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:15’

Lớp đọc thầm đoạn 1 :

+ Vì sao chị em Xô-phi không xem ảo thuật?

Lớp đọc thầm đoạn 2:

+ Hai chị em Xô-phi đã giúp nhà ảo thuật như thế nào?

- GT từ lỉnh kỉnh.

+ Vì sao hai chị em không nhờ chú Lý dẫn vào rạp?

*h/s đọc đoạn 3+4

+ Vì sao chú Lý tìm đếm nhà Xô - phi và Mác?

+ Chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà?

- H/s đọc - Nhận xét.

- H/s theo dõi.

- H/s đọc nối tiếp từng câu.

- H/s đọc nối tiếp từng đoạn.

- H/s nêu chú giải SGK - H/s đọc thầm

- H/s thực hiện yc

- H/s đọc đoạn 1

+ Vì bố phải nằm viện, mẹ cần tiền..

- H/s đọc đoạn 2.

+ giúp chú mang đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc

+ Hai chị em nhớ lời mẹ dặn…

+ chú muốn cảm ơn 2 bạn..

+ Đã xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác….

(6)

+ Theo em hai chị em đã xem được ảo thuật chưa?

- Y/c H nêu ND của bài.

- G nx và chốt.

* TH: cho H thấy được quyền có gia đình, được vui chơi, giải trí.

Tiết 2

4) Luyện đọc lại:15’

- GV đọc diễn cảm đoạn 3.

- H/ướng dẫn h/s đọc đúng lời nhân vật.

+ Gọi 1 số h/s thi đọc đoạn 3.

- Lớp nhận xét -bổ sung.

+ Đã xem ngay tại nhà - H nêu ý kiến.

- H lắng nghe.

- H/s đọc diễn cảm đoạn 3.

- Thi đọc diễn cảm.

B. Kể chuyện:20’

1. GV nêu nhiệm vụ: các em kể chuyện theo tranh 2. Hdẫn H/s dựng lại câu chuyện theo cách phân vai.

- G/v treo tranh -h/s quan sát - Tranh 1,2,3,4 vẽ gì?

- Câu chuyện có mấy nhân vật?

- Từng tốp 3 em thi dựng lại câu chuyện theo vai.

- Lớp nhận xét bình chọn.

- G/v nhận xét ,tuyên dương nhóm kể chuyện hấp dẫn và sáng tạo

5. Củng cố - dặn dò: 2’

- Qua câu chuyện em học điều gì ở Xô phi và mác?

- Nx tiết học, HD VN.

- Hs trả lời + có 3 nhân vật.

- H/s tự hình thành nhóm, phân vai.

- H/s thi kể

- H/s nêu.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––

Toán

TIẾT 114: CHIA SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ(tiếp theo) I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Giúp Hs biết thực hiện phép chia số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.

b) Kĩ năng

- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán . c) Thái độ

- Phát triển trí thông minh toán học .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1,KTBC:5’ Yc hs thực hiện làm vào nháp 432 x 2 ; 876 x 4 - Nx

2,Hướng dẫn H cách chia: 15’

- Hs thực hiện.

(7)

- Gv nêu phép tính: a) 6369 : 3 b) 1276 : 4

6369 3 1276 4 03 2123 07 36 06 06

09 0 0

+ Chia số có mấy chữ số cho số có mấy chữ số ? - Yc hs làm bài vào nháp và nêu cách chia .

+ Chia theo thứ tự nào ?

- Y/c H so sánh 2 phép chia (trường hợp chia hết ở từng lượt chia và chia có dư ở một số lượt chia).

- Gv nx và củng cố lại cách chia.

4. Thực hành : 18’

* Bài 1(118) : Tính.

- Gọi hs nêu yc

- Yêu cầu hs làm bảng con.

- Trong khi HS làm bài, gv KT những bài HS làm xong trước và đã chụp ảnh gửi lên hoặc nhắn tin.

- Cho hS xem 1 số bài làm của bạn, gọi HS nhận xét bài của bạn.

- Nx, củng cố

* Bài 2(118) : Giải toán.

Bài giải

Mỗi thùng có số lít dầu là:

1696 : 8 = 212 (l)

Đáp số: 212l dầu.

- Gọi Hs đọc bài toán, nêu tóm tắt.

- Yc hs làm bài cá nhân - Gv nx.

* Bài 3 : Tìm x.

a) x x 4 = 2048 b) 5 x x = 3055 x = 2048 : 4 x = 3055 : 5 x = 512 x = 611

- Gọi hs nêu yc

- Trong khi HS làm bài, gv KT những bài HS làm xong trước và đã chụp ảnh gửi lên hoặc nhắn tin.

- Cho hS xem 1 số bài làm của bạn, gọi HS nhận xét bài của bạn.

- Nx, củng cố

5. Củng cố - dặn dò : 2’

- Nêu các bước thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số ?

- Nx tiết học, HD bài về nhà.

- H quan sát,trả lời.

+ 4 chữ số cho số có 1 chữ số

- 2 H thực hiện.

+ Từ trái sang phải . - H nêu ý kiến.

Bài 1 : Tính

- Hs nêu yêu cầu .

- Hs làm bài cá nhân, chụp ảnh và gửi bài cho Gv

Bài 2 : Giải toán.

- H đọc bài toán, nêu tóm tắt.

- Hs thực hiện yêu cầu Bài 3 : Tìm x.

- Hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài cá nhân,

- Hs chữa bài, đối chiếu bài làm của mình

(8)

Đạo đức

Tiết 26: TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN NGƯỜI KHÁC (Tiết 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Biết không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. Biết trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.

2. Kĩ năng: Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tự trọng. Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định.

- Các phương pháp: Tự nhủ. Giải quyết vấn đề. Thảo luận nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Gọi học sinh lên trả lời các câu hỏi tiết trước.

- Nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới: (29’) 1. Giới thiệu bài:

- GV nêu mục tiêu của bài.

2. Các hoạt động chính:

- 3 em thực hiện.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Xử lý tình huống qua đóng vai (10 phút)

* Mục tiêu: Học sinh biết được 1 biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

* Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và tình huống. Yc hs suy nghĩ xử lí tình huống.

- HS nghe.

- HS xử lý tình huống.

+ Nam và Ninh đang làm bài thì có bác đưa thư ghé qua nhờ chuyển lá thư cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng.

Nam nói với Ninh:

- Hs trả lời câu hỏi.

- Đây là thư của Chú Hà, con ông Tư gửi từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi.

- Nếu là Ninh em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?

+ Trong những cách giải quyết mà các bạn đưa ra, cách nào phù hợp nhất?

(9)

+ Em thử đoán xem ông Tư nghĩ gì về Nam và Ninh nếu thư bị bóc?

 Kết luận: Ninh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác.

Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

- HS lắng nghe.

b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (10 phút)

* Mục tiêu: HS biết được như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và vì sao cần phải tôn trọng.

* Tiến hành:

- GV chia sẻ phiếu học tập, yc hs suy nghĩ trả lời

- HS suy nghĩ, trả lời - GV gọi hs trình bày

 Kết luận: Thư từ tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm đúng là việc làm sai trái vi phạm pháp luật…

- Lắng nghe.

c. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế (10 phút)

* Mục tiêu: HS tự đánh giá việc mình tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

* Tiến hành:

- GV hỏi: Em đã tôn trọng thư từ, tài sản gì ? của ai?

- HS nêu trước lớp.

- Việc đó sảy ra như thế nào ?

 Giáo viên tổng kết, khen ngợi những học sinh đã biết tôn trọng thư từ của người khác.

C. Củng cố - dặn dò: (3 phút) - Nhận xét tiết học.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.

- Hs lắng nghe

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 17/4/2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 22 tháng 4 năm 2020 Toán

TIẾT 115: CHIA SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ(tiếp theo) I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- H biết chia số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (trường hợp thương có chữ số 0).

b) Kĩ năng

(10)

- Hs tính chia thành thạo.

c) Thái độ

- Yêu môn toán, phát triển trí thông minh.

III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. KTBC:5’ Yc H thực hiện phép tính trong bài tập 1 vào bảng con(SGK).

- Nx

2.HD H cách chia. 15’

- G nêu phép chia và HD H cách chia như SGK.

a) 4218 : 6 b) 2407 : 4 4218 6 2407 4 01 703 00 601 18 07 0 3

4218 : 6 = 703 2407 : 4 = 601 (dư 3)

- So sánh cho H thấy được điểm giống và khác nhau giữa phép chia đã học và phép chia mới học.

- Y/c H thực hiện 1 phép chia trên bảng con.

- Gv chữa bài, nx.

3. Thực hành.18’

Bài 1(119): Đặt tính rồi tính.

2718 : 9 3250 : 8 5609 : 7 3623 : 6 2718 9 3250 8 5609 7 3623 6 01 306 05 406 00 801 02 603 18 50 09 23

0 2 2 5 - Gọi hs nêu yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu hs làm vào vở phần a, b, c.

- Gv nhận xét, chữa bài.

Bài 2: Giải toán.

TT: Phải sửa : 2025m đường ống Đã sửa :

1

5số mét đường ống đó Còn phải sửa: … m đường ống?

- Yêu cầu học sinh làm vở

- Trong khi HS làm bài, gv KT những bài HS làm xong trước và đã chụp ảnh gửi lên hoặc nhắn tin.

- Cho hS xem 1 số bài làm của bạn, gọi HS nhận xét bài của bạn.

- Gọi hs chữa bài.

- Gv nhận xét.

- Hs làm vào bảng con.

- H theo dõi và nêu lại cách chia.

- H lắng nghe.

- H thực hiện, gửi bài cho Gv

Bài 1:

- Đặt tính rồi tính

- Hs thực hành tính các phép tính.

- Hs làm, chữa bài.

Bài 2: Giải toán.

- Hs đọc đề bài.

- H làm bài,

- Hs chữa bài, đối chiếu bài làm của bạn

Bài giải

Số mét đường ống đã sửa là:

2025 : 5 = 401 (m) Đội còn phải sửa số mét

đường ống là:

2025 - 401 = 1624 (m)

(11)

Bài 3: Đ ; S

- GV gọi 1 hs đọc đề bài.

- Gọi hs đọc bài làm, giải thích cách làm - Nx, tuyên dương.

4. Củng cố - dặn dò. 2’

- Nhận xét giờ học.

- Dặn hs làm ghi nhớ vận dụng để làm bài tập tương tự.

Đáp số: 1624m Bài 3:Đ ;S.( UDPHTM) GV yêu cầu HS làm và gửi bài cho GV

- 1 H đọc

- Hs làm bài và đọc kết qủa - Hs lắng nghe, ghi nhớ.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập viết ÔN CHỮ HOA Q I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Củng cố cách viết chữ Q thông qua bài tập ứng dụng.

- Viết tên riêng Quang Trung và câu ứng dụng:

Quê em đồng lúa nương dâu

Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang.

b) Kĩ năng

- Rèn kĩ năng viết hoa chữ Q thông qua bài tập ứng dụng.

c) Thái độ

- Có ý thức viết chữ đẹp .

*THBVMT: GD tình yêu quê hương đất nước qua câu ứng dụng.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

A. KTBC: 5’ Yc Hs viết bảng con chữ hoa P, Phan Bội Châu .

B. Dạy bài mới : 30’

1, Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu . 2, Hướng dẫn hs viết trên bảng con a, Luyện viết chữ hoa :

+ Tìm các chữ viết hoa có trong bài ? - Cho qs chữ mẫu

- Gv vừa viết vừa hướng dẫn mẫu . - Yêu cầu Hs viết bảng con

b, Luyện viết từ ứng dụng : Quang Trung.

- Gv giới thiệu về Quang Trung là tên hiệu của Nguyễn Huệ người anh hùng dân tộc.

- Gv hướng dẫn viết .

? Nêu độ cao các con chữ?

? Nêu cách nối từ con chữ Q sang con chữ u?

c, Luyện viết câu ứng dụng

- Hs viết bảng con

+ Q, T , B . - Hs quan sát - Hs viết bảng con - Hs lắng nghe và đọc - Hs viết chữ Quang Trung vào bảng con

- Hs nêu

(12)

- Yêu cầu hs đọc câu ứng dụng.

- Tìm chữ viết hoa trong câu ứng dụng

? Độ cao của các con chữ?

? Khoảng cách giữa các con chữ?

- Gv giới thiệu nội dung câu thơ tả cảnh đẹp bình dị của 1 miền quê…

3. Hướng dẫn viết vở tập viết:

- Gv hướng dẫn cho hs viết vở.

4. Chữa bài: Gv kiểm tra 1 số bài . C. Củng cố - dặn dò:2’

- Gv nhận xét tiết học .

- Hs đọc câu ứng dụng - Hs viết bảng con các chữ : Quê , Bên

- Hs viết vở tập viết . - Hs viết xong bài, chụp ảnh và gửi cho Gv

––––––––––––––––––––––––––––––––––

Luyện từ và câu

NHÂN HÓA. ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: NHƯ THẾ NÀO?

I. MỤC TIÊU a) Kiến thức

- Tìm được những vật được nhân hóa, cách nhân hóa trong bài thơ ngắn (bt1) - Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào ?

- Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó( BT3 a/c/d hoặc b/c/d ) b) Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đặt câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó c) Thái độ

- Giáo dục tính tích cực trong học tập cho học sinh

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ:5’

- Gọi 1 em TLCH: Nhân hóa là gì ? - Nhận xét

2.Bài mới: 30’

a) Giới thiệu bài:

b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

Bài 1

- Yêu cầu một em đọc nội dung bài tập 1, cả lớp đọc thầm theo.

- Gọi HS đọc bài thơ “đồng hồ báo thức“.

- Cho HS quan sát chiếc đồng hồ, chỉ cho HS thấy: kim giờ chạy chậm ... Tác giả tả rất đúng.

- Yêu cầu lớp tự làm bài.

- Giáo viên chia sẻ phiếu lên màn hình - Gọi HS trả lời.

- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.

- Một hs nhắc lại nhân hóa là gì ? - Học sinh khác nhận xét bài bạn.

- Lớp theo dõi giới thiệu bài.

Bài 1

- Một học đọc yêu cầu bài tập1.

- Hai em đọc bài thơ.

- Cả lớp quan sát các kim đồng hồ trả lời kim giờ chạy chậm, kim phút đi từng bước, kim giây phóng rất nhanh.

- HS tự làm bài.

- HS trả lời - Cả lớp nhận xét

- Cả lớp làm bài vào VBT theo lời giải

(13)

Bài 2

- Yêu cầu một em đọc yêu cầu bài tập 2.

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm.

- Yc hs làm bài cá nhân.

- Trong khi HS làm bài, gv KT những bài HS làm xong trước và đã chụp ảnh gửi lên hoặc nhắn tin.

- Cho hS xem 1 số bài làm của bạn, gọi HS nhận xét bài của bạn.

- Gọi hs chữa bài.

- Giáo viên theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng.

Bài 3

-Yêu cầu hs đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu nhiều em nối tiếp đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu.

- Nhận xét chốt lời giải đúng.

3. Củng cố - dặn dò: 2’

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới.

đúng:

+ Kim giờ gọi là : bác tả bằng từ ngữ : thận trọng nhích từng li, từng li

+ Kim phút gọi bằng anh tả bằng TN : lầm lì đi từng bước, từng bước.

+Kim giây gọi bằng bé, tả bằng từ ngữ:

tinh nghịch chạy vút lên trước hàng.

Bài 2

- Một học sinh đọc yc bài tập 2.

- Lớp theo dõi và đọc thầm theo.

- Hs làm bài, gửi bài cho Gv - Cả lớp nhận xét bổ sung.

Bài 3

- Một học sinh đọc đề bài tập 3.

- Nhiều học sinh nối tiếp đặt câu hỏi.

- Cả lớp nhận xét bổ sung:

a/Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào?

b/ Ê - đi - xơn làm việc như thế nào ? c/ Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào ? d/ Tiếng nhạc nổi lên như thế nào ? - Hs lắng nghe, ghi nhớ

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 17/4/2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 23 tháng 4 năm 2020 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Củng cố lại cách chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp thương có chữ số 0).

b) Kĩ năng

- Rèn kỹ năng làm phép chia thành thạo, vận dụng vào giải toán có liên quan.

c) Thái độ

- Giáo dục ý thức tích cực trong học tập

(14)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. KTBC:5’

- Yc H thực hiện 2 phép tính 1516 : 3 và 2819 : 7 vào nháp

- Gv chữa bài, nx 2. Bài mới

a) Giới thiệu bài

b) Hướng dẫn HS luyện tập:30’

Bài 1: Đặt tính rồi tính.

- Gọi hs nêu yêu cầu

1204 : 4 2524 : 5 2409 : 6 4224 : 7 1204 4 2524 5 2409 6 4224 7 00 301 02 504 00 401 02 603 04 24 09 24

0 4 3 3 - Yêu cầu hs làm vở ô li

- Trong khi HS làm bài, gv KT những bài HS làm xong trước và đã chụp ảnh gửi lên hoặc nhắn tin.

- Cho hS xem 1 số bài làm của bạn, gọi HS nhận xét bài của bạn.

- Gọi hs chữa bài.

- Giáo viên theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng.

+ Nêu cách chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số?

- Nx, củng cố Bài 2: Tìm x.

- Yêu cầu hs nêu yêu cầu và làm vở - Gọi hs đọc bài làm

+ Nêu cách tìm thừa số chưa biết.

- Gv chấm bài, nhận xét

a) x x 4 = 1608 b) x x 9 = 4554 x = 1608 : 4 x = 4554 : 9 x = 402 x = 506 Bài 3: Giải toán.

- Gọi hs đọc đề bài.

+ Bài toán cho biết gì?hỏi gì?

- Gọi hs đọc bài làm, gv nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 4: Tính nhẩm

- Gv yêu cầu hs tính nhẩm.

- Gọi hs nêu miệng kết quả

- Hs thực hiện yêu cầu

Bài 1:

- HS nêu yêu cầu

- Hs làm bài, chụp ảnh, gửi bài cho Gv

- H nêu lại cách chia.

Bài 2:

- Hs nêu y/c sau đó làm bài.

+ Lấy tích chia cho thừa số đã biết.

Bài 3:

- Hs đọc đề toán

- Hs nêu tóm tắt, sau đó giải vào vở.

Bài 4: Tính nhẩm

- Hs tính nhẩm và nêu miệng kết quả.

6000 : 2 = 3000.

- Gv nhận xét, nhắc lại cách nhẩm. 8000 : 4 = 2000 3. Củng cố - dặn dò:2’ 9000 : 3 = 3000

(15)

- Nx tiết học.

________________________________________________

Tập đọc- kể chuyện- Chính tả ĐỐI ĐÁP VỚI VUA I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Hiểu các từ mới: Minh Mạng, xa giá, ngự giá.

- Hiểu ND bài: Thấy được Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi và có bản lĩnh từ nhỏ, học tập theo gương ông.

- Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.

- Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi

- Làm đúng BT2 (a / b) hoặc bt3 a/ b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn b) Kĩ năng

- Đọc đúng: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, ...

- Rèn kĩ năng nói, rèn kĩ năng nghe: Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.

c) Thái độ

- Giáo dục tình cảm yêu mến, trân trọng sự thông minh tài trí của Cao Bá Quát

*THQTE: Quyền được tham gia, được bày tỏ ý kiến.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Tự nhận thức – Thể hiện sự tự tin – TD sáng tạo – Ra quyết định.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Tập đọc(35’)

A. KTBC: 4’

- Gọi đọc bài: “Chương trình xiếc đặc sắc”.

+ Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì ? - Nx

B. Bài mới: 31’

1- Giới thiệu bài:

2- Luyện đọc:20’

a) GV đọc toàn bài.

- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.

b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:

(+) Đọc từng câu:- HD phát âm từ khó: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo,

(+) Đọc từng đoạn trước lớp:

- 2 học sinh đọc và TLCH.

- Học sinh theo dõi.

- Hs qsát tranh

- Hs đọc nối tiếp từng câu (2 lượt).

- Hs đọc từng đoạn(2 lượt).

(16)

+ Yêu cầu hs đọc từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.

+ GV kết hợp giải nghĩa từ: Minh Mạng, xa giá, ngự giá.

(+) Đọc từng đoạn trong nhóm - Yc hs đọc thầm bài

- Gọi 1 hs đọc cả bài - GV theo dõi, sửa cho hs.

3) Hướng dẫn tìm hiểu bài(10’) - Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1

+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?

- Gọi 1 hs đọc đoạn 2.

+ Cậu bé Cao Bá Quát mong muốn điều gì?

- Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 3, 4:

+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?

- Gv giải nghĩa: đối.

+ Vua ra vế đối như thế nào?

+ Cao Bá Quát đối như thế nào?

+ Theo em, Cao Bá Quát là người như thế nào?

- Nêu ND chính của bài.

- G chốt và y/c H đọc lại.

- TH: Quyền được tham gia, được bày tỏ ý kiến.

* Kể chuyện (15’) 1- GV nêu nhiệm vụ:

- Sắp xếp lại 4 bức tranh theo đúng trình tự của câu chuyện rồi kể lại toàn bộ câu chuyện.

2- Hướng dẫn hs kể lại câu chuyện:

a) Sắp xếp lại tranh theo đúng trình tự truyện.

- Gv yêu cầu hs quan sát kĩ tranh rồi sắp xếp

- Hs thực hiện yc.

- 1 hs đọc cả bài

- Hs đọc thầm đoạn 1

+…ngắm cảnh ở Hồ Tây (Hà Nội).

- Hs đọc đoạn 2.

+ …muốn nhìn tận mắt nhà vua.

- Hs đọc đoạn 3,4.

+ Vì thấy cậu xưng là học trò.

+ …Nước trong leo lẻo cá đớp cá .

+ ….Trời nắng chang chang người trói người .

+ Ông là người nhanh trí,...

- Hs nêu.

- 2 H đọc.

- Hs quan sát và thực hiện yc

(17)

lại theo đúng trình tự câu chuyện theo nhóm đôi.

- GV gọi hs nêu cách sắp xếp tranh.

- Gv nhận xét.

b) Kể chuyện.

- Gv yc hs luyện kể

- Gọi hs thi kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Gv nhận xét

5) Củng cố - dặn dò:2’

- Qua câu chuyện này, em hiểu thêm được điều gì về Cao Bá Quát ?

+ Em cần làm gì để noi gương ông ? - Nx tiết học.

- 3 hs lên thực hiện.

- Hs luyện kể.

- Hs thi kể...

- Ông là người rất thông minh, tài giỏi…

- học giỏi…

–––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập làm văn

KỂ LẠI MỘT BUỔI DIỄN NGHỆ THUẬT I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Biết kể vài điều về một buổi biểu diễn nghệ thuật.

- Viết lại những điều em vừa kể thành 1 đoạn văn từ 7 -> 10 câu.

b) Kĩ năng

- Rèn kỹ năng nói kể được vài điều về một buổi biểu diễn nghệ thuật.

- Rèn h/s viết lại những điều em vừa kể thành 1 đoạn văn từ 7 -> 10 câu.

- Diễn đạt rõ ràng, lưu loát.

c) Thái độ

- Giáo dục học sinh biết yêu thích biểu diễn nghệ thuật II. Các KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Thể hiện sự tự tin.

- TD sáng tạo: nx, bình luận.

- Ra quyết định - Quản lí thời gian.

III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting

IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KTBC :5’

- Gọi 2h/s kể lại câu chuyện Nâng niu từng hạt giống .

- Nhận xét .

B. Dạy bài mới : 30’

1,Giới thiệu bài .

2,Hướng dẫn H/s làm bài tập .

*Bài 1 : Gọi h/s đọc y/c của bài và các gợi ý .

- 2 h kể.

- H khác nx.

- Hs đọc .

(18)

+ Bài tập yêu cầu gì ?

- Cho Hs kể một số chương trình biểu diễn nghệ thuật.

- Cho Hs đọc thầm các gợi ý trên bảng - Cho hs thực hành kể .

- Cho hs thi kể trước lớp .

- Gv cùng cả lớp nhận xét. Gv có thể kể mẫu cho hs học theo .

Bài 2 : Gọi hs đọc yêu cầu của bài . + Bài tập yêu cầu gì ?

Lưu ý : có thể viết theo trình tự các câu hỏi gợi ý.

- Cho hs viết bài vào vở . - Gọi Hs đọc bài .

- Gv nhận xét .

- Gv đọc bài văn hay cho hs nghe . 3, Củng cố - Dặn dò : 5’

- GV nhận xét giờ học, biểu dương các em học tốt.

- Lưu ý em nào chưa hoàn chỉnh về nhà viết tiếp .

+ Xiếc, ảo thuật, hài, thư giãn…

- Hs đọc các gợi ý . - Hs kể

- 4 - 5 Hs kể .

- Hs đọc .

+ Viết những điều em kể thành đoạn văn .

- Hs viết bài . - 3- 4 em đọc bài .

–––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 18/4/2020

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 24 tháng 4 năm 2020 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số - Vận dụng giải bài toán có hai phép tính

b) Kĩ năng

- Rèn kĩ năng nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số, giải bài toán có hai phép tính

c) Thái độ

- Giáo dục ý thức tích cực trong học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Kiểm tra bài cũ :5’

- Yc hs chia sẻ bài tập về nhà - Nhận xét

- Hs chụp ảnh bài làm và gửi cho Gv - Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

(19)

2.Bài mới:30’

a) Giới thiệu bài

b) HD HS luyện tập - thực hành Bài 1

- Gọi học sinh nêu yc bài tập 1.

- Yêu cầu HS thực hiện vào vở nháp.

- Gọi hs nêu miệng

- Giáo viên nhận xét chữa bài.

Bài 2

- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.

- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở nháp.

- Trong khi HS làm bài, gv KT những bài HS làm xong trước và đã chụp ảnh gửi lên hoặc nhắn tin.

- Cho hS xem 1 số bài làm của bạn, gọi HS nhận xét bài của bạn.

- Giáo viên theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng.

+ Nêu cách chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số?

- Giáo viên nhận xét Bài 3

- Gọi học sinh đọc bài toán 3.

- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.

- Gọi 1 hs đọc bài làm của mình - Nhận xét

Bài 4

- Gọi học sinh đọc bài 4.

- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.

- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.

- NX chữa bài.

3. Củng cố - dặn dò:2’

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- Về nhà xem lại các BT đã làm.

Bài 1

- HS nêu yêu cầu đề bài 1 - Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- Hs thực hiện yêu cầu Bài 2

- HS đọc yêu cầu bài: Đặt tính rồi tính.

- Lớp thực hiện làm vào vở, chụp ảnh gửi bài cho Gv

- Hs thực hiện yêu cầu

Bài 3

- HS đọc bài toán.

- Cả lớp cùng GV phân tích bài toán và làm bài vào vở.

- 1 học sinh đọc bài làm Bài 4

- HS đọc bài toán.

- Cả lớp cùng GV phân tích bài toán và làm bài vào vở.

- 1 học sinh nêu miệng, lớp bổ sung.

- Hs thực hiện yêu cầu ––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Chính tả ( nghe - viết)

NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT NAM I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Nghe và viết đúng , trình bày đẹp, đoạn văn Người sáng tác Quốc ca Việt Nam.

- Tìm đúng các từ (theo nghĩa đã cho) chứa tiếng bắt đầu bằng âm đầu hoặc vần dễ lẫn : r/d/gi .Tìm đúng các từ chỉ hành động .

(20)

b) Kĩ năng

- Rèn kĩ nghe và viết đúng, trình bày đẹp, đoạn văn Người sáng tác Quốc ca Việt Nam.

c) Thái độ

- Hs có ý thức rèn chữ viết đẹp .

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. KTBC: 5’

- Yc hs viết 4 từ bắt đầu bằng tr/ ch: chông gai, trông mong…

- Gv nx

B. Dạy bài mới

1, Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu . 2, Hướng dẫn Hs nghe viết :25’

a, Hướng dẫn Hs chuẩn bị : - Gv đọc đoạn văn

- Gọi 2 em đọc lại đoạn văn . + Đoạn văn gồm có mấy câu ?

+ Những chữ nào trong đoạn văn cần phải viết hoa ?

- Yêu cầu Hs tìm 1 số từ khó viết . - Gv hướng dẫn viết .

b, Gv đọc cho hs viết .Nhắc hs tư thế viết c, Chấm , chữa bài .

- Gv nhận xét

3, Hướng dẫn hs làm bài tập : 8’

* Bài 2/a - Gọi hs đọc yc

- Gv yêu cầu hs làm VBT.

- Gọi hs nêu miệng - Nx, củng cố.

* Bài 3/a - Gọi hs nêu yc

- Yêu cầu hs làm VBT . - Gọi hs nêu miệng 4, Củng cố - dặn dò : 2’

- Nhận xét giờ học .

- Lớp viết bảng con - nhận xét.

- H lắng nghe.

- 2 h đọc bài.

+ 4 câu .

+ chữ cái đầu câu, tên riêng…

- H/s ghi từ khó ra nháp.

+ Hs viết vở . + Soát lỗi .

- Hs chụp ảnh bài viết và gửi cho Gv

- Hs nêu yêu cầu .

Đ/án: ra - đi - ô, dược sĩ, giây .

- Hs nêu yêu cầu . - Hs nêu miệng

VD: + reo hò, rang cơm ..

+ dạy dỗ, dỗ dành…

+ gieo hạt, giao việc.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––

Thủ công ĐAN NONG ĐÔI I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- HS biết cách đan nong đôi.

(21)

- Đan được nong đôi dồn được nan nhưng có thể chưa khít, dán được nẹp xung quanh tấm đan.

b) Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đan nong đôi.

c) Thái độ

- Yêu thích các sản phẩm đan nan.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.

- Giáo viên nhận xét 2.Bài mới: 30’

a) Giới thiệu bài:

b) Khai thác:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.

- Cho HS quan sát tấm đan nong đôi và giới thiệu.

- Cho HS quan sát cả hai tấm đan nong đôi và đan nong mốt, TLCH:

+ Em hãy so sánh hai tấm đan nong đôi và đan nong mốt ?

+ Trong thực tế người ta sử dụng cách đan nong đôi để làm gì ?

* Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu

- Treo tranh quy trình vừa hướng dẫn, vừa làm mẫu.

+ Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.

Cách cắt nan dọc, nan ngang và nẹp như cách cắt để đan nong mốt.

+ Bước 2: Đan nong đôi.

Cách đan nong đôi là nhấc 2 nan, đè 2 nan và lệch nhau 1 nan dọc giữa 2 hàng ngang liền kề.

- Cho HS xem sơ đồ đan nong đôi ở tranh quy trình.

+ Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.

- Cho HS cắt các nan đan và tập đan nong đôi.

- Yc hs thực hiện sản phẩm tại nhà 3. Củng cố - Dặn dò: 2’

- Yêu cầu HS nhắc lại các bước kẻ, cắt và đan nong đôi.

- Hs báo cáo về sự chuẩn bị của các đồ dùng của mình.

- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài .

- Cả lớp quan sát tấm đan nong đôi.

- Quan sát cả hai tấm đan nong đôi và đan nong mốt rồi nêu nhận xét:

+ Cả hai tấm đan có kích thước các nan đan bằng nhau nhưng cách đan khác nhau.

+ Người ta sử dụng cách đan này để đan rá, nong, nia, ...

- Quan sát tranh quy trình và theo dõi GV hướng dẫn cách đan nong đôi.

- 2 HS nhắc lại cách đan.

- Cả lớp cắt các nan và tập đan nong đôi.

- Hs thực hiện yêu cầu

(22)

- Về nhà tập đan, chuẩn bị giờ sau thực hành.

____________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- GV: Hình ảnh, video , slide minh họa; Bài powpoint; Học trên phần mềm zoom; Máy tính, Ipad, điện thoại. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.. Hoạt động của

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.. Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó: cô giáo, dạy em. điều hay, mái trường.. 2. Đồ dùng

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.. Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó: cô giáo, dạy em. điều hay, mái trường.. 2. Đồ dùng

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.. Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó: cô giáo, dạy em. điều hay, mái trường.. 2. Đồ dùng

Tích hợp GDSKSS thông qua các hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong dạy học Sinh học nói chung, phần Sinh học cơ thể nói riêng vừa giúp học sinh (HS) tiếp

- GV: Máy tính,dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting - Học sinh: máy tính, đt thông

- Kể tên, xác định được các bộ phận ngoài của lá cây... ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

- Chuẩn bị đồ dùng dạy học cùng cô chính cho hoạt động văn học : + Tranh bài thơ Tình bạn Giáo án