• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 10

Ngày soạn: 5/11/2021 Ngày giảng: Thứ 2/08/11/2021 Toán

Tiết 50 : BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán giải bằng hai phép tính và trình bày bài giải bài toán giải bằng hai phép tính

- Rèn kĩ năng trình bày toán có lời văn.

II. ĐỒ DÙNG:

- GV: Máy tính,dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting - Học sinh: máy tính, đt thông minh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: 3 p’

- Trò chơi: “Điền đúng - điền nhanh”

6 x 3 = 7 x 4 = 6 x 5 = 25 : 5 = 49 : 7 = 54 : 6=

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – GV đưa đầu bài lên 2. Hoạt động khám phá:máy chiếu 15’

Bài toán 1 :

-Yêu cầu HS đọc bài toán - Hàng trên có mấy cái kèn ?

- Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên có mấy cái kèn ?

- Gv đưa sơ đồ minh họa - Hàng dưới có mấy cái kèn?

- Vì sao để tìm số kèn hàng dưới còn lại thực hiện phép cộng

3 + 2 = 5

- Vậy cả hai hàng có mấy cái kèn ?

- Hướng dẫn Hs trình bày bài giải như SGK

Bài toán 2 : máy chiếu

- Bể cá thứ nhất có mấy con cá ? - Gv vẽ sơ đồ thể hiện số bể cá 1 Số cá bể 2 như thế nào so với bể 1?

- Hãy nêu cách vẽ sơ đồ thể hiện số cá của bể 2

- Bài toán hỏi gì ?

- Để tính được số cá của 2 bể ta phải biết được những gì ?

- HS làm vào nháp . - 3- 4 HS đọc miệng . - HS khác nhận xét.

- 2 Hs đọc đầu bài

- 1Hs đọc bài toán - 3 cái kèn

+ Đọc theo nd:

Hàng trên có 3 cái kèn - 2 cái kèn

- Hàng dưới có 3 + 2 = 5 (cái kèn) + Đọc phép tính: 3 + 2 = 5 (cái kèn) - Vì hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn, số kèn hàng dưới là số lớn, muốn tính số lớn ta lấy số nhỏ cộng với phần hơn

- Có 5 + 3 = 8 (cái kèn)

- 1Hs đọc bài toán - 3 con cá

- Nhiều hơn so với bể 1 là 3 con cá - Hs nêu cách vẽ

- Tổng số cá của 2 bể - Biết số cá của mỗi bể

(2)

- Số cá của bể 1 đã biết chưa ? - Số cá của bể 2 đã biết chưa ?

- Vậy để tính được tổng số cá của cả hai bể trước tiên ta phải đi tìm số cá của bể hai - Cho Hs tìm số cá của bể 2 và cả 2 bể và hướng dẫn Hs trình bày bài giải như SGK

3. Hoạt động luyện tập: 15’

Bài 1 : Tính (cá nhân) - Yêu cầu Hs làm bài - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- Muốn biết cả 2 anh em có bao nhiêu bưu ảnh chúng ta phải biết được điều gì ? - Yêu cầu Hs làm bài

- Gv nhận xét chốt kết quả đúng Bài 3 : (cá nhân)

-Bài toán yêu cầu làm gì ? - Yêu cầu Hs làm bài

- HS đọc bài làm

- Gv nhận xét chốt kết quả đúng

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng: 3’

- Gv nêu bài toán:

+Bài toán 1: Lớp 3B có 10 HS nam. Số HS nữ nhiều hơn số HS nam là 8 em. Hỏi lớp 3B có tất cả bao nhiêu HS?

+ Bài toán 2: Chị 8 tuổi, em kém chị 3 tuổi tuổi. Hỏi tổng số tuổi của hai chị em là bao nhiêu?

- Hệ thống nội dung bài.Gv nhận xét tiết

- Đã biết Số cá của bể 1.

- Chưa biết Số cá của bể 2.

Bài giải

Số cá ở bể thứ hai là:

4 + 3 = 7 (con) Số cá ở cả hai bể là:

4 + 7 = 11 (con) Đáp số: 11 con cá - 2 Hs đọc bài toán

- Anh có 15 tấm ảnh, em có ít hơn anh 7 tấm ảnh

- Cả 2 anh em có bao nhiêu tấm bưu ảnh - Biết được số bưu ảnh của mỗi người - Hs làm bài cá nhân, gửi bài

- Hs nhận xét

Bài giải

Em có số bưu ảnh là:

15 - 7 = 8 (bưu ảnh) Cả hai anh em có số bưu ảnh là:

15 + 8 = 23 (bưu ảnh) Đáp số: 23 bưu ảnh.

- 2 Hs nêu yêu cầu bài

- Nêu bài toán theo tóm tắt rồi giải bài toán - Hs làm bài cá nhân

- 2 Hs đọc bài giải

Bài giải

Bao ngô cân nặng số ki-lô-gam là:

27 + 5 = 32 (kg)

Cả hai bao cân nặng số ki-lô-gam là:

27 + 32 = 59 (kg) Đáp số: 59 kg - Hs nhận xét

-HS thực hiện

(3)

học. Dặn dò về nhà.

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC.

………

………...

...

_______________________________________

Thủ công

ÔN TẬP CHƯƠNG 1: PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH ( Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hs tiếp tục được ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi. Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học.

- Rèn cho học sinh khả năng khéo léo, cẩn thận. Biết làm các sản phẩm thủ công có tính sáng tạo.

- Hứng thú với giờ học thủ công, yêu thích các sản phẩm thủ công, thích đồ chơi thủ công do mình làm ra.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Máy tính,dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting - Học sinh: máy tính, đt thông minh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động :5’

- Giới thiệu bài mới

2. Hoạt động luyện tập: 25’

- Cho học sinh nhắc lại tên các bài đã học trong chương I.

- GV chiếu lên sile cho HS quan sát lại các mẫu.

- Đưa yêu cầu

Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất hai đồ chơi đã học ở chương I .

- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh.

- Học sinh lắng nghe

- 3 HS nhắc lại, lớp theo dõi: “Gấp tàu thủy hai ống khói”, “Gấp con ếch”,

“Gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng”, “Gấp, cắt, dán bông hoa”.

- HS quan sát.

- HS đọc yêu cầu và thực hành

- Đề bài: Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất hai đồ chơi đã học ở chương I .

- Với học sinh khéo tay:

- Làm được ít nhất ba đồ chơi đã học.

- Có thể làm được những sản phẩm mới có tính sáng tạo.

- Học sinh thực hành gấp, cắt, dán.

những hình đã học ở chương I theo ý mình chọn

- Học sinh gửi bài - Lắng nghe

(4)

- Hoàn thành: (A)

+ Nếp gấp thẳng, phẳng.

+ Đường cắt thẳng, đều, không bị mấp mô, răng cưa.

+ Thực hiện đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

- Hoàn thành tốt (A+):

+ Những em hoàn thành và có sản phẩm đẹp, sáng tạo được đánh giá hoàn thành tốt (A+).

- Chưa hoàn thành: (B).

+ Thực hiện chưa đúng quy trình kĩ thuật.

+ Không hoàn thành sản phẩm.

3. Hoạt động vận dụng, mở rộng: 3’

- Yêu cầu Hs tiếp tục trang trí sản phẩm của mình cho đẹp.

- Gv khuyến khích vẽ tạo sản phẩm của mình ra giấy, tô màu cho đẹp.

-Gv hệ thống giờ học, nhận xét và tuyên dương học sinh nhóm thực hành tốt.

-Hs tiếp tục trang trí sản phẩm theo hướng dẫn của GV

+Hs tô màu cho sản phẩm của mình

-Hs nghe

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC.

………

………...

...

___________________________________________

Tập đọc - Kể chuyện Tiết 31: ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU I. MỤC TIÊU

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Đất đai tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quí nhất, ( Trả lời được các CH trong SGK)

-Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực văn học. Cảm nhận được ý nghĩa của câu chuyện.

- Giáo dục học sinh trân trọng, sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lí.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1- GV: Máy tính,dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting 2 Học sinh: máy tính, đt thông minh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

*Kết nối

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

2. Hoạt động khám phá: (30’)

- HS hát 1 bài +HS nghe bạn hát

- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

(5)

a. Hoạt động luyện đọc a) GV đọc mẫu toàn bài

b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

+ Đọc đoạn: Bài chia làm 3 đoạn

- GV kết hợp nhắc các em cách nghỉ và giọng đọc của từng đoạn.

+ Đọc đoạn: GV chú ý sửa lỗi phát âm cho HS: Ê-pi-ô-pi-a, thiêng liêng, lời nói, tấm lòng

- Giáo viên đưa đoạn văn lên màn hình cho học sinh quan sát

- Giúp HS luyện đọc câu văn dài và hiểu nghĩa từ khó: Ê-pi-ô-pi-a, cung điện, khâm phục

- GV giải nghĩa thêm - 2 HS đọc toàn bài.

b. Hoạt động hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1

+ Hai người khách du lịch đến thăm đất nước nào ?

- GV: Ê-pi-ô-pi-a là đất nước ở phía đông bắc Châu Phi.

+ Hai người khách được vua Ê-pi-ô-pi-a đón tiếp như thế nào?

+> GV: Chuyện gì đã xảy ra khi hai người khách chuẩn bị lên tàu, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2

+ Khi khách sắp xuống tàu có điều gì bất ngờ xảy ra ?

+ Vì sao người Ê-pi-ô-pi-a không để khách mang đi dù chỉ là một hạt cát nhỏ ? + Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-pi-ô-pi-a với quê hương như thế nào?

- GV chốt ý: Đất đai là thứ thiêng liêng và cao quý nhất.

3. Hoạt động luyện tập a) Hoạt động luyện đọc lại

- GV chọn đọc đoạn 2 hướng dẫn HS luyện đọc

- GV uốn nắn cách đọc cho HS - GV tổ chức cho 2-3 hs thi đọc

- GV và cả lớp nhận xét bình cá nhân đọc

- HS đọc tiếp nối đoạn 1-2 lượt + HS tập phát âm tiếng, từ: cung điện, khâm phục.

- HS đọc nối tiếp đoạn

+ HS luyện phát âm.: đất quý đất yêu

- HS giải nghĩa từ trong SGK.

- Khách du lịch: Người đi chơi, xem phong cảnh ở nơi xa .

-Sản vật: Vật được làm ra hoặc khai thác, thu nhặt từ thiên nhiên.

-Hs đọc

- HS đọc thầm đoạn 1.

- Hai người khách đến thăm đất nước Ê-pi-ô-pi-a

+ HS tìm và gạch chân tiếng

“đất”.

- Hai người khách được nhà vua mở tiệc chiêu đãi, tặng cho họ nhiều sản vật quý

- HS đọc thầm đoạn 2 Và trả lời câu hỏi:

- Viên quan bảo vị khách dừng bước và cởi giày ...

- ..Vì đó là mảnh đất yêu quý của người Ê-pi-ô-pi-a….

- HS thảo luận trả lời câu hỏi.

- HS luyện đọc theo cá nhân.

- Lớp nhận xét.

- HS luyện đọc -Học sinh đọc

(6)

tốt nhất.

b. Hoạt động kể chuyện(14’) +) GV nêu nhiệm vụ :

+) GV hướng dẫn:

- GV treo 4 tranh lên bảng yêu cầu HS suy nghĩ và sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự câu chuyện gọi 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện

- Gọi 2 HS khá kể mẫu nội dung tranh 3,1 trước lớp.

- HS kể cho các bạn nghe.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng - Nêu cảm nghĩ của mình về câu chuyện?

- GV nhận xét giờ học, dặn HS về tập kể và chuẩn bị bài sau.

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Về nhà tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu đất nước của người Việt Nam.

- Gọi HS nêu yêu cầu

- HS quan sát và sắp xếp lại tranh:

3-1-4- 2

- HS tập kể từng đoạn và kể cả câu chuyện

- Theo dõi phần kể của bạn và nhận xét

+ Về nội dung + Về diễn đạt

+ Về cách thể hiện :

- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

+HS lắng nghe bạn kể chuyện - Câu chuyện về phong tục độc đáo của người đã cho chúng ta thấy được tình yêu đất nước sâu sắc của họ. Không chỉ người mà mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới đều yêu quý đất nước mình, trân trọng đất đai Tổ quốc mình. Người Việt Nam cũng vậy.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

...

Ngày soạn: 6/11/2021

Ngày giảng: Thứ 3/09/11/2021 Toán

Tiết 51: BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH( Tiếp theo) I. MỤC TIÊU:

- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính - Rèn kĩ năng trình bày toán có lời văn.

- Phát triển năng lực tự học, biết tham gia hoạt động trong giờ của giáo viên.

II. CHUẨN BỊ :

- GV: Máy tính,dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting - Học sinh: máy tính, đt thông minh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: 3’

: Giáo viên đưa ra bài toán để học sinh tìm (Đáp án: 9 quyển vở)

(7)

đáp án: Mẹ Lan thưởng cho Lan 6 quyển vở.

Cô giáo thưởng thêm cho bạn một nửa số quyển vở mẹ bạn thưởng. Hỏi sau khi được thưởng, Lan có bao nhiêu quyển vở?

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động khám phá: 13’ ( Chiếu sli) - Giới thiệu bài toán giải bằng 2 phép tính Bài toán :

- Gv nêu bài toán

- Gv hướng dẫn Hs tóm tắt bài toán

6 xe Thứ 7

Chủ nhật ? xe

- Số xe bán ngày chủ nhật biết chưa?

- Số xe bán ngày thứ 7 là bao nhiêu?

- Làm thế nào tìm được số xe ngày chủ nhật?

- Muốn tìm số xe bán cả 2 ngày làm như thế nào ?

-Gv nhận xét, chốt.

3. Hoạt động luyện tập: 17’

Bài 1 : cá nhân

- GV cho hs quan sát sơ đồ SGK

- Làm thế nào để tìm được quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh dài bao nhiêu km?

-Gv yêu cầu Hs nêu cách làm.

-Gv nhận xét, tuyên dương Hs làm bài tốt.

Bài 2:Cá nhân

- Gọi Hs đọc bài toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Bài này thuộc dạng toán nào đã học?

* GV: gợi ý

- Bước 1: Tìm số lít mật ong lấy ta từ thùng mật ong.

- Bước 2: Tìm số lít mật ong còn lại trong

- 2 HS đọc tóm tắt +HS quan sát.

- Chưa - 6 xe

6 x 2 = 12 (xe) 6 +12 = 18 (xe) Bài giải

Số xe đạp bán trong ngày chủ nhật là:

6 x 2 = 12 (xe)

Số xe đạp bán trong 2 ngày là:

6 + 12 = 18 (xe) Đáp số : 18 xe - 2 HS đọc bài toán

- Làm bài và gửi bài Bài giải

Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh dài là:

5 x 3 = 15 (km)

Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh dài là:

5 + 15 = 20 (km) Đáp số: 20 km

- 2HS đọc bài toán

- HS giải và gửi bài toán, lớp làm VBT 2,3 Hs đọc bài, nhận xét.

Bài giải

Số lít mật ong lấy ra là:

24 : 3 = 8 ( l) Số lít mật ong còn lại là:

24 - 8 = 16 ( l)

(8)

thùng mật ong.

-Gv yêu cầu Hs làm bài.

-Gọi Hs đọc bài, nhận xét.

-Gv yêu cầu Hs nêu cách làm bài.

-Gv nhận xét, tuyên dương Hs.

Bài 3: ( chiếu sli) ( Miệng)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi điền đáp số đúng vào ô trống.

Hoạt động vận dụng, mở rộng: 3’

-GV nêu bài toán: Năm nay Minh 7 tuổi. Tuổi Minh bằng 5

1

tuổi bố. Tính tổng số tuổi của cả hai bố con?

- Gv yêu cầu Hs trả lời miệng.

- Gọi Hs nhận xét.

- Gv nhận xét, tuyên dương Hs trả lời đúng.

- Nhận xét nội dung tiết học dặn dò chuẩn bị giờ sau

Đáp số: 16 lít mật ong

gấp 2 lần bớt 2 giảm 7lần thêm 7

gấp 3 lần thêm 3

gấp 6 lần bớt 6

-HS lắng nghe

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC.

………

………...

...

____________________________________

Luyện từ và câu Tiết 10: SO SÁNH. DẤU CHẤM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh âm thanh với âm thanh ( BT1, BT2 ). Biết dùng dấu để ngắt câu trong một đoạn văn (BT3)

-Hình thành và phát triển năng lực văn học: Ôn tập thêm kiểu so sánh âm thanh với âm thanh.

-Yêu thích từ ngữ Tiếng Việt, yêu thích các hình ảnh đẹp, yêu thích môn học.

* BVMT: Cung cấp thêm một số những hiểu biết về cảnh đẹp đất nước, kết hợp giáo dục môi trường...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính,dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting - Học sinh: máy tính, đt thông minh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(9)

1.Hoạt động mở đầu(3’) *Khởi động

- Trò chơi: Dấu câu

*Kết nối

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

2. Hoạt động luyện tập(30’) Bài 1: Máy tính chiếu bài tập

- Giáo viên chiếu phần bài tập hs quan sát

- Gọi 1 HS đọc 4 câu thơ

- 4 câu thơ tác giả miêu tả âm thanh nào, ở đâu.

- Giáo viên gọi 1 trình bày.

- Nhờ đâu mà em lại tìm ra được tiếng mưa so sánh với tiếng thác, tiếng gió.

-1 học sinh trình bày câu 2.

- Tiếng mưa được so sánh với tiếng thác, tiếng gió đây là kiểu so sánh gì.

Giáo viên chiếu bài nhận xét bài làm của học sinh

Bài 2

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Gv HD cách làm và làm mẫu phần a.

- Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ câu văn dưới đây.

- Giáo viên gọi 1 trình bày - Nhận xét, chốt bài.

- Giáo viên đưa bài phần kết quả hs quan sát

- Từ so sánh của 3 câu này là từ gì.

- Những câu thơ câu văn nói trên tả cảnh thiên nhiên ở những vùng nào trên đất nước ta.

Bài 3: Máy tính

- Gv gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh dưới lớp làm bài tập

-Giáo viên gọi học sinh trình bày bài

- HS tham gia chơi.

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

- 1 HS đọc.

- Tả tiếng mưa ở trong rừng cọ.

- Tiếng mưa được so sánh với tiếng thác, tiếng gió.

- Nhờ có từ so sánh là từ như.

-Tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất mạnh và rất vang.

-So sánh âm thanh với âm thanh

- HS đọc đề bài - HS làm bài

+HS gạch chân từ: rì rầm, tiếng hát..

- Tiếng suối chảy như tiếng đàn cầm - Tiếng suối trong như tiếng hát xa

- Tiếng chim kêu như tiếng xóc của những rổ tiền đồng

- Từ như.

- Côn Sơn

- Cảnh rừng chiến khu Việt Bắc.

- Tả cảnh vườn chim ở Nam Bộ.

- Làm cho câu thơ,câu văn thêm sinh động hấp dẫn hơn.

- HS1 đọc bài, HS 2 đọc lại đoạn văn.

- Nghe GV hướng dẫn.

- Khi câu đã đủ nội dung cần thông báo.

(10)

làm

- Gọi HS đọc bài sau khi đã hoàn chỉnh - Sau dấu chấm câu người viết phải làm gì.

- Chữa bài HS.

- Vì sao khi viết cần phải chấm câu.

3. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) - Tìm đọc các đoạn văn có sử dụng hình ảnh so sánh để thấy được vẻ đẹp của nó.

- Suy nghĩ xem các dấu câu khác thường được sử dụng như thế nào.

- Suy nghĩ và viết các câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh.

- Viết hoa chữ cái đầu của tiếng đó

- 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm bài vào VBT.

+ HS làm bài

-> Trên nương, … việc. Người lớn … cày.

Các bà … ngô. Các … lá. Mấy chú … cơm.

- Người nghe, người đọc hiểu được nội dung cần thông báo

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC.

………

………...

...

____________________________________

Tự nhiên và xã hội

Tiết 19: CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH I.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

- Biết các thế hệ trong một gia đình.

- HS phân biệt được gia đình hai thế hệ và ba thế hệ. Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong một gia đình của mình.

- HS biết yêu gia đình của mình.

*KNS

- Kĩ năng giao tiếp: tự tin với các bạn trong nhóm để chia sẻ, giới thiệu về gia đình của mình.

- Trình bày, diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình.

- Biết về các mối quan hệ trong gia đình. Gia đình là một phần của xã hội

Có ý thức nhắc nhở thành viên trong gia đình giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp.

*GD BVMT:

- Biết các mối quan hệ trong gia đình. Gia đình là một phần của xã hội.

- Có ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn môi trường sạch, đẹp.

* QTE: - Quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc.

- Quyền được chăm sóc bởi cha mẹ, gia đình.

- Bổn phận biết tôn trọng, kính yêu và vâng lời ông bà, cha mẹ II. CHUẨN BỊ :

1. GV: Máy tính, hình vẽ trang 38, 39 sách giáo khoa. Một số ảnh chụp chân dung gia đình 1, 2, 3 thế hệ (có thể thay bằng tranh vẽ).

2. HS: Máy tinh, ĐT thông minh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(11)

1. Hoạt động khởi động: 5’

- Để bảo vệ cơ quan thần kinh em cần phải làm gì?

- Kết nối bài học

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

15’

Hoạt động 1: ( Cá nhân) GV nên câu hỏi + Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất?

- Giáo viên gọi học sinh trình bày

*Kết luận: Như vậy, trong mỗi gia đình chúng ta có nhiều người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống, VD như ông bà, bố mẹ, anh chị em và em. Những người ở các lứa tuổi khác nhau đó, được gọi là các thế hệ trong một gia đình. Đó cũng chính là nội dung bài mà hôm nay các em sẽ học.

- GV ghi đầu bài: “Các thế hệ trong một gia đình”

Hoạt động 2: Quan sát tranh theo( Cá nhân) - GV yêu cầu HS quan sát các tranh vẽ trong tr38 và tr39,

+ Tr.38 nói về gia đình ai? Gia đình đó bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ?

+ Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ai?

+ Thế hệ thứ hai trong gia đình bạn Minh là ai?

+ Minh và em Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình?

+ Tr.39 nói về gia đình ai? Gia đình đó bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ?

+ Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Lan là ai?

+ Thế hệ thứ hai trong gia đình bạn Lan là ai?

+ Lan và em Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình?

- 2 HS nêu: ăn, ngủ, học tập, làm việc, nghỉ ngơi. vui chơi điều độ, không dùng các chất kích thích và các loại thuốc độc hại ...

- 4 HS trả lời.

- HS qs

+ Gia đình bạn Minh. Có 3 thế hệ.

+ Ông, Bà của Minh.

+ Cha, Mẹ của Minh.

+ Thế hệ thứ 3.

+ Gia đình bạn Lan.

+ Cha, Mẹ của Lan.

+ Lan và em Lan.

+ Thế hệ thứ hai.

(12)

- GV gọi đại diện 3 HS trình bày - Giáo viên chốt lại.

- GV đặt các câu hỏi cho cả lớp: Theo các em trong mỗi gia đình có thể có bao nhiêu thế hệ?

- GV đưa ra câu hỏi gợi mở: Có gia đình chỉ có 1 thế hệ không? Nếu có hãy nêu 1 ví dụ.

*Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 3 thế hệ (Gđ Minh), có những gia đình 2 thế hệ (Gđ Lan); cũng có gia đình chỉ có một thế hệ

3.Hoạt động luyện tập: 12’: ( Cá nhân) Giới thiệu gia đình mình

- GV cho học sinh dùng ảnh chụp về gia đình mình để giới thiệu cho các bạn trong - GV yêu cầu HS lên giới thiệu về gia đình mình - Yêu cầu học sinh phải nêu được:

+ Giới thiệu các thành viên trong gia đình.

+ Nói xem gia đình mình có mấy thế hệ.

+ Giới thiệu thêm một số thông tin về gia đình mình (VD: gia đình em sống vui vẻ như thế nào? Có hay đi chơi không? đi chơi ở đâu?…).

- GV khen thưởng những HS có giới thiệu về gia đình đầy đủ thông tin, có nhiều sáng tạo.

Khuyến khích những HS giới thiệu chưa hay, chưa trôi chảy về gia đình mình mạnh dạn hơn.

* Kết luận: Trong gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống, có gia đình có 2,3 thế hệ nhưng có gia đình chỉ có 1 thế hệ.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng: 3’

+ Em hãy tìm hiểu xem gia đình mình là gia đình mấy thế hệ.

+ Thu thập thông tin về số thế hệ trong gia đình các bạn trong lớp xem gia đình bạn nào sống với nhiều thế hệ nhất.

- GV hệ thống bài.

- Học sinh trình bày kết quả Các bạn khác theo dõi và nhận xét, bổ sung.

+Hs nêu câu trả lời cho 2 bức tranh

- 3, 4 HS trả lời: 3 thế hệ, 2 thế hệ, nhiều thế hệ...

- HS trả lời (3 – 4 HS).

+Hs nghe

- HS giới thiệu về gia đình mình.

- HS lưu ý trình bày đúng yêu cầu của GV.

+ HS viết tên bố, mẹ, em của mình ra giấy.

+ HS quan sát.

-Hs lắng nghe

(13)

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò.

-Hs thực hiện theo yêu cầu của GV IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC.

………

………...

...

________________________________________

Đạo đức

TIẾT 10 : CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN ( Tiết 2 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.

- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hàng ngày. Có thái độ nghiêm túc khi sẻ chia câu chuyện cùng bạn.

*GDKNS:

- Kĩ năng lắng nghe.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Máy tính,dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting - Học sinh: Máy tính, đt thông minh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động khởi động: 5’

- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng 2.Hoạt động luyện tập: 25’

*Hoạt động 1 : Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai( GV chiếu BT4)

- Em hãy bày tỏ ý kiến của mình với mỗi tình huống sau:

a. Hỏi thăm, an ủi khi bạn có chuyện buồn b. Động viên, giúp đỡ khi bạn bị điểm kém c.Chúc mừng khi bạn được điểm 10

d.Vui vẻ nhận khi được phân công giúp đỡ bạn học kém

đ. Tham gia cùng các bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ để giúp các bạn nghèo trong lớp.

e. Thờ ơ cười nói khi bạn có chuyện buồn g. Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình - Gv nhận xét, kết luận: Các việc a, b, c, d, đ là việc làm đúng vì thể hiện sự quan tâm đến bạn bè khi vui, buồn, thể hiện quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được hỗ trợ, giúp đỡ

- Lắng nghe.

- HS đưa ra ý kiến của mình.

- Sau khi bày tỏ ý kiến, các bạn khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Đúng : a, b, c, d, đ, g Sai : e, h

Đúng : a, b, c, d, đ Sai : e, g

- Hs nghe

(14)

của trẻ em nghèo, trẻ khuyết tật. Các việc e, g là việc làm sai vì đã không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè.

*Hoạt động 2 :Liên hệ và tự liên hệ (Cá nhân)

-Yêu cầu Hs nhớ và ghi ra giấy về việc chia sẻ vui buồn cùng bạn của bản thân đã từng trải qua.

-Tuyên dương những Hs đã biết chia sẻ vui buồn cùng bạn. Khuyến khích để mọi Hs trong lớp đều biết làm việc này với bạn bè.

- Rèn kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi bạn vui, buồn

*Kết luận: Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng nhau.

3 . Hoạt động vận dụng, mở rộng:5’

- Gv nhận xét, nhắc Hs thực hiện như nội dung bài học, cảm thông, chia sẻ cuộc sống buồn vui cùng bạn trong cuộc sống hàng ngày. Thực hiện lối sống đẹp, biết cảm thông, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống cùng với những người sống quanh mình.

- Gv nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà.

- Cá nhân Hs ghi ra giấy.

- 4 đến 5 Hs tự nói về kinh nghiệm đã trải qua của bản thân về việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.

-Nhận xét công việc của các bạn.

- Hs lắng nghe

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC.

………

………...

...

________________________________________

Ngày soạn: 7/11/2021

Ngày giảng: Thứ 4/10/11/2021 Toán

Tiết 52: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố và biết giải thành thạo bài toán giải bằng hai phép tính - Trình bày thành thạo bài toán có lời văn

II. ĐỒ DÙNG:

- GV: Máy tính,dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting - Học sinh: Máy tính, đt thông minh

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(15)

1. Hoạt động khởi động:5’ ( Chiếu sli) _- học sinh nêu kết quả, hs nhận xét .

A B

7 gấp 3 lần rồi thêm 5 18 45 giảm 5 lần rồi gấp 3 lần 29 4 gấp 8 lần rồi bớt đi 3 26 2 gấp 3 lần rồi thêm 12 27 - Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – chiếu sile đầu bài lên.

2. Hoạt động luyện tập:30’

Bài 1: (lớp- cá nhân)

- Gọi HS đọc bài toán.( lớp đọc thầm) + Bài toán cho biết gì ?

+ Bài toán yêu cầu tìm gì?

- Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán - Gọi HS đọc bài.

- GV nhận xét, chữa bài.đưa baì đúng lên để hs so sánh

- Gọi HS nêu cách làm khác

- GV nhận xét, tuyên dương HS Bài 2: (cá nhân)

- Gọi HS nêu yêu cầu + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán yêu cầu tìm gì?

-GV đưa tóm tắt lên sile. Gọi Hs đọc bài toán dựa vào tóm tắt.

- Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài - GV nhận xét.

Bài 3: (cá nhân) - Gọi HS nêu yêu cầu + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán yêu cầu tìm gì?

- Học sinh nêu nối tiếp

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu

- Một bến xe có 45 ô tô…

- Bến xe còn lại bao nhiêu ô tô - y/c HS làm vở

-2,3 Hs đọc bài làm. Nhận xét bài bạn.

Cách 1: Bài giải Số ô tô rời bến là:

18 + 17 = 35 (ô tô) Số ô tô còn lại là:

45 - 35 = 10 (ô tô) Đáp số: 10 ô tô.

Cách 2: Bài giải

Lúc đầu số ô tô còn lại là:

45 - 18 = 27 (ô tô) Lúc sau số ô tô còn lại là:

27 - 17 = 10 (ô tô) Đáp số: 10 ô tô - 1 HS đọc yêu cầu

- Bác An nuôi 48 con thỏ …

- Bác An còn lại bao nhiêu con thỏ - HS nhìn tóm tắt nêu bài toán - HS làm vở

-2,3 Hs đọc bài. Nhận xét bài bạn.

Bài giải

Số con thỏ đã bán đi là:

48 : 6 = 8 (con thỏ) Bác An còn lại số con thỏ là:

48 - 8 = 40 (con thỏ) Đáp số: 40 con thỏ.

1 HS đọc yêu cầu

- Số học sinh giỏi là 14 bạn

(16)

-GV đưa sile y/c HS nhìn tóm tắt nêu bài toán

- Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài

- GV nhận xét.

Bài 4: ( cá nhân) - Gọi HS nêu yêu cầu - GV hướng dẫn mẫu

Gấp 15 lên 3 lần, rồi cộng với 47 : 15 x 3 = 45 ; 45 + 47 = 92 - Yêu cầu HS làm bài

- Gọi HS đọc bài

Giáo viên nhận xét chốt, dạng toán 3. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

- Trò chơi: Thi nhẩm nhanh 12 x 3 – 8; 5 x 6 + 6 Nhận xét, tuyên dương HS -GV nhận xét giờ học - Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- Số học sinh khá hơn học sinh … - HS nhìn tóm tắt nêu bài toán .

Bài giải

Số học sinh khá là:

14 + 8 = 22 (bạn) Số học sinh giỏi và khá là:

14 + 22 = 36 (bạn) Đáp số: 36 bạn - Tính theo mẫu

- Tương tự cá nhân HS làm bài a) Gấp 12 lên 6 lần, rồi bớt đi 25:

12 x 6 = 72 ; 72 - 25 = 47 b) Giảm 56 đi 7 lần, rồi bớt đi 5.

56 : 7 = 8 ; 8 - 5 = 3 c) Giảm 42 đi 6 lần, rồi thêm 37.

42 : 6 = 7 ; 7 + 37 = 44

- HS nhẩm và trả lời - HS khác nhận xét

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC.

………

………...

...

___________________________________________

Tập đọc

Tiết 30: THƯ GỬI BÀ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bước đầu bộc lộ tình cảm thân mật qua giọng đọc thích hợp với từng kiểu câu. Nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi.

- Hiểu ý nghĩa: tình cảm gắn bó với quê hương và tấm lòng yêu quý bà của các cháu - Giáo dục học sinh luôn có thái độ “Kính trên nhường dưới”.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1- GV: Máy tính,dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting 2 Học sinh: máy tính, đt thông minh

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động khởi động: 3’

(17)

*Kết nối

- GV kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng 2. Hoạt động khám phá (30’) a) Hoạt động luyện đọc

-Giáo viên đọc mẫu (giọng nhẹ nhàng, tình cảm).

- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ:

* Đọc từng đoạn từng lớp: 3 đoạn - Đoạn 1: 3 dòng đầu

- Đoạn 2: Từ “dạo này … ánh trăng”.

- Đoạn 3: Phần còn lại + Lượt 1:

Chú ý đọc đúng: lâu rồi, dạo này, khỏe, năm nay, lớp, ánh trăng, chăm ngoan, sống lâu …

- Hướng dẫn HS đọc đúng 1 số câu cần ngắt giọng.

- Gvchiếu câu văn cho học sinh quan sát , yêu cầu HS thực hiện ngắt giọng và luyện đọc:

* Hải Phòng, / ngày 6/ tháng 11/ năm 2003//

( Đọc rành rẽ, chính xác các chữ số) + Lượt 2:

Giải nghĩa từ: truyện cổ tích.

* Đọc từng đoạn các nhân

- Gv nêu yêu cầu luyện đọc cá nhân - Gv theo dõi hướng dẫn cá nhân đọc đúng.

- Thi đọc giữa cá nhân

- Gv yêu cầu lớp nhận xét bình chọn bạn đọc tốt nhất

- Gọi 2, 3 HS thi đọc toàn bộ bứcthư.

- Đọc đồng thanh.

b. Hoạt động tìm hiểu bài - Đức viết thư cho ai?

- (Đức viết thư cho bà của Đức ở quê.) - Dòng đầu bức thư, bạn ghi thế nào?

- Đức hỏi thăm bà điều gì?

- Nêu nội dung bài hát.

Mở sách giáo khoa

- Lắng nghe

- HS chú ý nghe để nắm được cách đọc.

- HS nối tiếp đọc từng đoạn

+ HS tập phát âm tiếng, từ: bà, cháu, khỏe chăm ngoan.

- HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài.

+HS luyện đọc câu ngắn. Lâu rồi cháu chưa được về quê.

- Hs thực hiện ngắt giọng và luyện đọc.

- Hs đọc

- Hs đọc theo cá nhân .

- 2-3 học sinh đọc

HS thi đọc toàn bộ bức thư.

- Hs đọc nhẩm phần đầu bức thư và trả lời.

- Dòng đầu bức thư, bạn ghi rõ nơi và ngày gửi thư: Hải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003

- Đức hỏi thăm sức khỏe của bà: Bà có khỏe không ạ?

+ HS tìm và gạch chân tiếng bà, cháu.

(18)

- Đoạn cuối thư cho thấy tình cảm của Đức với bà như thế nào?

- GV giới thiệu 1 bức thư của HS trong trường cho cả lớp xem

3. Hoạt động luyện tập Hoạt động luyện đọc lại

- Gọi 1 HS đọc toàn bộ bức thư

- Thi đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm - Gọi HS thi đọc toàn bộ bức thư

- GV nhận xét.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) - Nêu nhận xét về cách viết một bức thư:

Đầu thư ghi thế nào? Phần chính cần hỏi thăm và kể những gì? Cuối thư ghi như thế nào?

- Hãy viết 1 bức thư cho ông bà, kể về cuộc sống của mình và gia đình mình.

- Đức rất kính trọng và yêu quý bà: hứa với bà sẽ học giỏi, chăm ngoan để bà vui, chúc bà mạnh khỏe, sống lâu, mong chóng đến hè để được về quê thăm bà.

- Học sinh xem và nhận xét cách viết của học sinh đó

- Hs quan sát +Hs quan sát thư

- 1 Hs đọc lại toàn bộ bức thư.

+ HS chép lại câu: Bà kính yêu, cháu nhớ bà lắm.

- Lớp theo dõi, nhận xét về cách đọc, giọng đọc.

- Hs thi đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm.

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC.

………

………...

...

___________________________________________

Chính tả – Tập viết

Tiết 20: QUÊ HƯƠNG; ÔN TẬP CHỮ HOA G I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Chính tả

- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần et / oet ( BT2).

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

*Tập viết

- Viết đúng chữ hoa G ( 1 dòng Gi), Ô, T ( 1 dòng ), Viết đúng tên riêng Ông Gióng ( 1 dòng ): Gió đưa ...Thọ Xương ( 1 lần ) bằng chữ cỡ nhỏ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính,dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting - Học sinh: máy tính, đt thông minh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(19)

1. Hoạt động khởi động:( 2’) - Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài, chiếu sile đầu bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

(5’) Chính tả

- GV đọc bài viết

- Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương ?

- Hướng dẫn HS nhận xét về cách trình bày bài thơ, xác định những chữ viết hoa.

- Hướng dẫn HS tập viết tiếng khó: trèo hái, rợp, cầu tre, nghiêng che.

3. Hoạt động luyện tập: (10’) a) Viết bài

+ GV đọc cho HS viết bài vào vở:

- GV nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế - GV đọc bài cho HS nghe để viết.

- GV theo dõi, uốn nắn cho HS . - GV đọc bài cho HS soát, sửa lỗi.

- GV nhận xét

b) Hướng dẫn làm bài tập:Giao bài tập về nhà

2.Hoạt động khám phá(5’) + Luyện viết chữ hoa

- Tìm các chữ cái viết hoa có trong bài - Cho HS quan sát các chữ mẫu.

- GV viết và kết hợp nhắc lại cách viết chữ từng chữ.

- GV theo dõi, sửa lỗi cho HS + Luyện viết từ ứng dụng - Cho HS đọc từ ứng dụng.

- Lắng nghe.

- 2 HS đọc lại - HS trả lời.

- HS tự quan sát 3 khổ thơ trong SGK và nhận xét.

- HS tập viết lại các tiếng đó ra nháp.

+ HS luyện viết từ khó: rợp, diều biếc.

- HS viết bài vào vở, soát lỗi và sửa lỗi bằng bút chì ra lề vở

- HS gửi bài

- Có các chữ hoa: Ô, G, T - Quan sát.

+ HS quan sát GV hướng dẫn.

- HS nêu lại quy trình viết

+HS viết chữ hoa G

(20)

+ Em biết gì về Ông Gióng?

- GV giới thiệu: Ông Gióng (còn là Thánh Gióng hoặc Phù Đổng Thiên Vương) quê ở làng Gióng, ngoại thành Hà Nội, là người sống ở đời vua Hùng, đã có công đuổi giặc ngoại xâm.

+ Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?

+ Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?

- GV viết mẫu từ ứng dụng theo chữ cỡ nhỏ và lưu ý cách nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong từ ứng dụng.

- GV theo dõi.

+ Luyện viết câu ứng dụng Cho HS đọc câu ứng dụng.

- Câu ca dao có nội dung là gì?

- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?

3. Hoạt động thực hành(15’) - GV nêu yêu cầu viết vở.

- GV nhắc HS ngồi và cầm bút viết đúng tư thế, viết đúng mẫu và cỡ chữ.

+ GV nhận xét.

4. Hoạt động ứng dụng, mở rộng: 2’

- Tìm và viết ra 5 từ có chứa vần et/oet.

- Sưu tầm các bài thơ hoặc bài hát có cùng chủ đề. Cẩn thận chép lại bài thơ, bài hát đó cho thật đẹp.

- HS đọc từ ứng dụng - HS trả lời

- Chữ G cao 4 li, các chữ h, R, g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.

- Bằng một con chữ o.

- HS theo dõi

- HS viết bảng từ ứng dụng

+ HS quan sát và tập viết chữ Ông Gióng.

- HS đọc câu ứng dụng

- Tả cảnh đẹp và cuộc sống thanh bình trên đất nước ta

Các chữ G, đ, l, h, T, V, X. g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.

+ HS luyện viết từ ứng dụng.

Trấn Vũ, Thọ Xương

- HS viết bài+ HS nhìn chữ mẫu và viết nội dung bài.

- HS nêu

+Hs lắng nghe, có thể nhắc lại câu ca dao, tục ngữ.

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC.

………

………...

...

Ngày soạn: 8/11/2021 Ngày giảng: Thứ

5/11/11/2021 Toán

Tiết 53

:

BẢNG NHÂN 8 I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(21)

- Bước đầu thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được phép nhân 8 trong việc giải toán. - - - - Củng cố ý nghĩa phép nhân và giải toán bằng phép nhân.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Máy tính,dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting - Học sinh: Máy tính, đt thông minh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động:5’

- Giáo viên gọi 2,3 đọc thuộc lòng các bảng nhân .

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài ( Đưa sli)

2. Hoạt động khám phá:15’

- Hướng dẫn lập bảng nhân 8 ( Chiếu sli) + Lần 1 Gv đưa ra tấm bìa có 8 chấm tròn để Hs quan sát .

- 8 chấm tròn được lấy mấy lần?

- 8 chấm tròn lấy 1 lần được mấy chấm tròn?

- 8 lấy 1 lần viết như thế nào?

- 8 chấm tròn được lấy mấy lần?

- 8 chấm tròn lấy 2 lần được mấy chấm tròn?

- 8 lấy 2 lần viết như thế nào?

8 x 2 = ? Chuyển tích thành tổng?

Gv ghi : 8 x 2 = 8 + 8 = 16 Vậy 8 nhân 2 viết 8 x 2 = ? Vậy : 8 x 2 = 16

Yêu cầu Hs lập các phép nhân còn lại.

- Gv nhận xét chốt bảng nhân 8 Em có nhận xét gì về bảng nhân 8?

+ Gv ghi bảng nhân trên bảng 8 x 1 = 8 8 x 6 = 48 8 x 2 = 16 8 x 7 = 56 8 x 3 = 24 8 x 8 = 64 8 x 4 = 32 8 x 9 = 72 8 x 5 = 40 8 x 10 = 80 3. Hoạt động luyện tập:15’

Bài 1: Tính: (cá nhân) - Gọi học sinh đọc bài.

- Giáo viên cho học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả.

- Giáo viên nhận xét chung.

-Gv cho HS viết kết quả vào vở ô li - Củng cố bảng nhân 8

- Học sinh đọc

- HS lấy 1 thẻ 8 chấm tròn - 1 lần

- 8 chấm tròn - 8 1 = 8 - 2 lần

- 16 chấm tròn - 8 2 = 16

8 2 = 8 + 8 = 16 8 2 = 16

8 2 = 16

- Thừa số thứ nhất đều là 8 , thừa số thứ hai tăng dần từ 1 đến 9 , mỗi tích tiếp liền sau đều bằng tích tiếp liền trước cộng thêm 8.

- 2, 3 Hs đọc

- Hs đọc thuộc lòng

- Hs đọc yêu cầu 8 3 = 24 8 5 = 40 8 8 = 64

8 2 = 16 8 6 = 48 8 10 = 80....

8 3 = 24 8 5 = 40 8 8 = 64

(22)

Bài 2 (cá nhân) - Gọi Hs đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Gọi Hs đọc bài. Nhận xét.

- Làm thế nào để tìm được 6 can có bao nhiêu lít dầu?

-Gv nhận xét, chốt bài.

Bài 3 : (cá nhân)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Làm thế nào để điền được số thích hợp vào ô trống ?

- Giáo viên cho học sinh thi đua đếm thêm 8 rồi điền vào ô trống.

- Gv nhận xét, chốt bài.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng: 3’

- GV cho nêu làm bài tập sau: Mỗi tổ có 8 bạn. Lớp em có 4 tổ thì có bao nhiêu bạn?

- GV yêu cầu HS trả lời miệng - Thi đọc bảng nhân 8

- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Nhân xét giờ học.

- HS đọc bài toán làm bài và gửi bài

- ...lấy số lít dầu trong 1 can là 8 lít nhân với 6 can.

Bài giải Số lít dầu trong 6 can là:

8 6 = 48(l)

Đáp số: 48 l dầu -

2 HS đọc yêu cầu.

+ Lấy số trước cộng thêm 8 ra số sau....

8 + 8 = 16 16 + 8 = 24 24 + 8 = 32 32 + 8 = 40

40 + 8 = 48 48 + 8 = 56 56 + 8 = 64

64 8 = 72..

- HS thi đọc bảng nhân 8.

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC.

………

………...

...

___________________________________________

Tập làm văn

Tiết 10: TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết một bức thư ngắn ( nội dung khoảng 4 câu ) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu ( SGK ) biết cách ghi phong bì thư.

- Các em biết trân trọng tình cảm dành cho người nhận thư. Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính,dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting - Học sinh: máy tính, đt thông minh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

- Gọi 1 HS đọc lại bài Thư gửi bà. Nêu nhận xét về cách trình bày một bức thư.

- HS đọc và trả lời + HS nghe bạn đọc bài

(23)

*Kết nối

- Giới thiệu bài – ghi bảng

2. Hoạt động luyện tập: (30’) máy tính Bài 1:

-Giáo viên chiếu bài tập gọi 1 học sinh đọc nội dung bài.

- Yêu cầu 1 HS đọc phần gợi ý viết trên Bảng nhóm.

- Em sẽ gửi thư cho ai?

- Dòng đầu thư em viết như thế nào?

- Em viết lời xưng hô với người nhận thư như thế nào cho tình cảm, lịch sự?

- Trong phần hỏi thăm tình hình người nhận thư, em sẽ viết những gì?

- Em sẽ thông báo những gì về tình hình gia đình và bản thân cho người thân?

- Em muốn chúc người thân của mình những gì?

- Em có hứa với người thân điều gì không?

- Yêu cầu HS viết thư sau đó gọi một số HS đọc thư trước lớp. Nhận xét HS Bài 2: Viết phong bì thư:

- Yêu cầu HS đọc phong bì thư được minh hoạ trong SGK giáo viên đưa phông chiếu

- Góc bên trái, phía trên của phong bì ghi những gì?

- Góc bên phải, phía dưới của phong bì thư ghi những gì?

- Cần ghi địa chỉ người nhận như thế nào để thư đến tay người nhận?

- Chúng ta dán tem ở đâu?

- Yêu cầu HS viết bì thư, sau đó kiểm tra bì thư của một số em.

- Giáo viên chiếu phần Viết mẫu phong bì thư lên phông chiếu cho học sinh quan sát.

3. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) - GV nêu yêu cầu

-Cho HS thực hành viết thư

- 1 HS đọc yêu cầu bài và đọc các gợi ý.

- HS nói mình sẽ viết thư cho ai.

- 1 HS làm mẫu, nói về bức thư mình sẽ viết - VD: Dạo này ông có được khỏe không a?

ông có đi tập thể dục vào các buổi sáng không? cây cam mà hai ông cháu mình trồng từ năm ngoái bây giờ chắc là lớn lắm rồi ông nhỉ...

- VD: cả nhà cháu vẫn khoẻ. Bố mẹ cháu vẫn đi làm đều. Năm nay cháu đã lên lớp 3 rồi ông ạ...

- VD: Cháu kính chúc ông khoẻ mạnh, sống lâu.

- VD: Cháu sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời bố mẹ để ông luôn vui lòng.

- HS viết thư.

- 2 HS đọc yêu cầu của bài

- Ghi họ tên, địa chỉ của người gửi.

- Ghi họ tên và địa chỉ của người nhận thư.

- Phải ghi đầy đủ họ tên, số nhà, đường phố, phường, quận huyện....

- Dán tem ở góc bên phải, phía trên.

- Viết một bức thư cho một người thân ở xa, kể về tình hình học tập của em.

- Viết phong bì thư (theo đúng địa chỉ người thân ở HĐ ứng dụng), cùng bố hoặc mẹ đi gửi bức thư đó cho người thân.

(24)

- GV nhận xét giờ học - Dặn HS chuẩn bị bài sau

+Hs lắng nghe IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC.

………

………...

...

___________________________________________

Ngày soạn: 9/11/2021

Ngày giảng: Thứ 6/12/11/2021 Toán

Tiết 54: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.

- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với các ví dụ cụ thể.

II.ĐỒ DÙNG:

- GV: Máy tính,dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting - Học sinh: Máy tính, đt thông minh

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động:5’

giáo viên nêu phép tính về bảng nhân 8 hs nêu kết quả

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – đưa sile đầu bài lên 2. Hoạt động luyện tập: 30’

Bài 1: Tính nhẩm( Cá nhân) - Gọi HS nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài và nối tiếp nêu kết quả miệng.

Đưa sile lên - GV nhận xét

+ Em có nhận xét gì 2 phép tính 8 x 2 = 16 và 2 x 8 = 16 ?

+ Chúng ta có thể rút ra kết luận gì ? -Gv kết luận: Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi.

Bài 2: ( cá nhân) - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài

- Nhận xét, chữa bài bảng lớp, yêu cầu HS nêu cách tính. Đưa sile mẫu .

- Mở vở ghi bài.

- Tính nhẩm:

-hs làm một số đọc kết quả + HS làm phép tính:

8 1 = 8 8 2 = 16 8 3 = 24 8 5 = 40 8 4 = 32 8 x 7= 63

- 2 phép tính có các thừa số giống nhau nhưng đổi vị trí, tích bằng nhau

- Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi.

- Tính.

- HS làm và đọc bài làm a) 8 x 3 + 8 = 24 + 8 = 32 8 x 4 + 8 = 32 + 8

(25)

- GV nhận xét, củng cố cách tính Bài 3: (cá nhân)

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì ? + Bài toán yêu cầu tìm gì?

+ Muốn biết sau đoạn dây còn lại bao nhiêu ta phải biết điều gì ?

+ Đây là bài toán thuộc kiểu gì ta đã học ? - Gọi HS lên bảng làm.

- Gọi HS đọc bài.

Gv đưa sile mẫu hs so sánh.

- GV nhận xét chốt.

Bài 4: ( cá nhân)

- Gọi HS nêu yêu cầu đưa sile

a) Có 3 hàng, mỗi hàng có 8 ô vuông. Số ô vuông trong hcn là bao nhiêu ?

b) Có 8 cột, mỗi cột có 3 ô vuông. Số ô vuông trong hình chữ nhật là bao nhiêu ? + Nhận xét: 8 x 3 = 3 x 8

+ So sánh kết quả của phép tính ở câu a với kết quả của phép tính ở câu b.

+ Phép tính của hai câu đó thế nào ? + Vậy ta có nhận xét gì ?

- GV nhận xét, chốt dạng toán.

3. Hoạt động vận dụng, mở rộng: 3’

- GV nêu bài toán 1: Mỗi khối xếp thành 8 hàng. Hỏi 3 khối xếp thành bao nhiêu hàng?

- GV nêu bài toán 2: Mỗi khối xếp thành 3 hàng. Hỏi 8 khối xếp thành bao nhiêu hàng?

- Gv cho Hs thực hiện nhanh - Gọi HS đọc lại bảng nhân 8

- GV nhận xét giờ học.Dặn HS chuẩn bị bài sau

= 40.

- 2 HS đọc bài toán

- Một cuộn dây dài 50 m, người ta cắt lấy 4 đoạn, mỗi đoạn dài 8 m

- Cuộn dây còn lại dài bao nhiêu mét?

- Cần biết số mét cuộn dây đã cắt đi - Bài toán giải bằng hai phép tính - HS làm bài vào vở

Bài giải

Số mét dây đã cắt đi là:

8 x 4 = 32 (m) Số mét dây còn lại là:

50-32 = 18 (m) Đáp số: 18m.

- Viết phép nhân thích hợp nào vào chỗ chấm?

- 8 x 3 = 24 (ô vuông) - 3 x 8 = 24 (ô vuông) - HS nêu nhận xét -Hai kết quả bằng nhau ... ngược nhau

8 x 3 = 3 x 8

- HS khác nhận xét , bổ sung

-HS lắng nghe

-HS thực hiện rồi so sánh kết quả

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC.

………

………...

...

___________________________________________

Tự nhiên và xã hội

(26)

Tiết 20: HỌ NỘI, HỌ NGOẠI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Sau bài học, HS có khả năng: Giải thích thế nào là họ nội, họ ngoại.

- Xưng hô đúng với các anh, chị em của bố mẹ. Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình.

- Ứng xử đúng với họ hàng của mình, không phân biệt họ nội hay họ ngoại.

*GDKNS:

- Khả năng diễn đạt.

- Giao tiếp.

*QTE: Quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc.

- Quyền được chăm sóc bởi cha mẹ, gia đình.

- Bổn phận biết tôn trọng, kính yêu và vâng lời ông bà, cha mẹ II. CHUẨN BỊ:

- GV: Máy tính,dùng phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud meeting - Học sinh: Máy tính, đt thông minh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV 1. Hoạt động khởi động: 5’

- Giáo viên g i h c sinh lên nói vê gia đình ọ ọ c a mình.ủ

- Giáo viên yêu cầu h c sinh k tên nh ng ọ ể ữ ngườ ọi h hàng mà em biêt.

- Kêt nối kiên th c - Gi i thi u bài m iứ ớ ệ ớ 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

15’

Hoạt động 1: Tìm hi u vê h n i, h ngo iể ọ ộ ọ ạ ( Chiếu sile)

- HS quan sát và tr l i cầu h i. ả ờ ỏ

+ Hương cho các b n xem nh c a nh ng ạ ai?

+ Quang cho các b n xem nh c a nh ng ạ ai?

+ Ông bà ngo i c a Hạ ủ ương đã sinh ra ai trong nh?ả

+ Ông bà n i c a Quang đã sinh ra ai ộ ủ trong nh?ả

- Yêu cầu các nhóm trình bày kêt qu th o ả ả lu n c a nhóm mình.ậ ủ

- Giáo viên h i tiêp h c sinh:ỏ ọ

+ Nh ng ngữ ười thu c h n i gồm nh ng ộ ọ ộ ai?

+ Nh ng ngữ ười thu c h ngo i gồm nh ngộ ai?

Hoạt động của HS - Học sinh trình bày.

- Học sinh kể.

- HS trả lời câu hỏi.

+ Ông bà ngoại, mẹ và cậu ruột Hương.

+ Ông bà nội, bố và cô ruột Quang.

+ Mẹ và cậu ruột Hương.

+ Bố và cô ruột Quang.

+Hs quan sát tranh, nhắc lại nội dung một vài tranh

- Họ nội gồm: ông bà nội, bố, cô, chú, bác...

(27)

*Kêt lu n: C 4 b n có chung ống bà ậ ả ạ nh ng Hống, Hư ương ph i g i là ống bà ả ọ ngo i vì m hai b n là con gái ống bà. Nhạ ẹ ạ ư v y ống bà n i, bố Quang, Th y đậ ộ ủ ược g i ọ là h n i. Còn ống bà ngo i, m Hống ọ ộ ạ ẹ Hương được g i là h ngo i.ọ ọ ạ

Hoạt động 2: ( cá nhân) Kể về họ nội và họ ngoại

- Giáo viên yêu cầu hs nói vê h n i và h ọ ộ ọ ngo i c a mình ạ ủ cá th đ aể ư nh h hàng rốiả ọ gi i thi u v i các b n. ớ ệ ớ ạ

+Hướng dẫn Hs gi i thi u đớ ược về h n i, ọ ộ h ngo i c a mình ọ ạ ủ

- Giáo viên cho HS nói v i nhau vê cách ớ x ng hố c a mình đối v i anh, ch , em c a ư ủ ớ ị ủ bố và c a m cùng v i các con c a h theoủ ẹ ớ ủ ọ phong t c c a đ a phụ ủ ị ương.

- GV giúp h c sinh hi u: mố5i ngọ ể ười, ngoài bố, m và anh, ch , em ru t c a mình, còn ẹ ị ộ ủ có nh ng ngữ ườ ọi h hàng thần thích khác đó là h n i, h ngo i.ọ ộ ọ ạ

*Kêt lu n: Nh v y, ống bà sinh ra bố và ậ ư ậ các anh ch c a bố, cùng v i các con c a ị ủ ớ ủ h ...là nh ng ngọ ữ ười thu c h n i. Ông bà ộ ọ ộ sinh ra m và các anh ch c a m , cùng v iẹ ị ủ ẹ ớ các con c a h ...là nh ng ngủ ọ ữ ười thu c h ộ ọ ngo i.ạ

3.Hoạt động luyện tập: 10’

+ Em / anh c a bố đên ch i nhà khi bố m ủ ơ ẹ đi vắng.

+ Em/anh c a m quê ra ch i khi bố m ủ ẹ ở ơ ẹ đi vắng.

+ H hàng bên ngo i có ngọ ạ ười ốm, em cùng bố m đên thắm.ẹ

*Kêt lu n: Ông bà n i, ngo i và các cố dì, ậ ộ ạ chú bác cùng các con c a h là nh ng ủ ọ ữ ngườ ọi h hàng ru t th t, chúng ta ph i biêtộ ị ả yêu quý, quan tầm và giúp đ h .ỡ ọ

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng: 5’

+ Em hãy t p phần tích và ve5 s đố mối ậ ơ quan h h hàng.ệ ọ

+ Tìm hi u vê h n i, h ngo i c a m t số ể ọ ộ ọ ạ ủ ộ

- Họ ngoại gồm: ông bà ngoại, mẹ, dì, cậu,…

+Hs giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình Vài HS lên giới thiệu.

+Hs chú ý lắng nghe

- HS trải lời theo đúng cách xưng hô .

-Hs chú ý nghe

- Hs thực hiện theo yêu cầu của GV

(28)

b n trong l p rối ghi l i theo danh sáchạ ớ ạ - GV h thống bài.ệ

- Nh n xét tiêt h c.ậ ọ - Dặn dò.

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC.

………

………...

...

________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC B. Sử dụng các tranh vẽ trong SGK, VBT, máy tính, điện thoại... III. CÁC HOẠT

GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học, phiếu thăm viết sẵn tên các bài cần luyện đọc, giáo án powerpoint2. CÁC HOẠT ĐỘNG

GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học, phiếu thăm viết sẵn tên các bài cần luyện đọc, giáo án powerpoint.. CÁC HOẠT ĐỘNG

ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng nhóm, máy tính, ti vi III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.. Hoạt động của thầy Hoạt động của

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Ti vi, máy tính.. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Ti vi, máy tính.. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

A.. Nhận xét, chữa bài. Kiến thức: HS chép lại chính xác 1 đoạn trong bài: Chuyện bốn mùa... ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, máy chiếu, Máy tính bảng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2. Máy tính, máy chiếu, máy tính bảng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.. A. Giới thiệu bài: GV nêu