• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tuân thủ điều trị ở người bệnh lao ngoại trú tại bệnh viện Phổi

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Chia sẻ "Tuân thủ điều trị ở người bệnh lao ngoại trú tại bệnh viện Phổi"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuân thủ điều trị ở người bệnh lao ngoại trú tại bệnh viện Phổi Hà Tĩnh năm 2022 và một số yếu tố ảnh hưởng

Nguyễn Thị Hoài Thương , Bùi Thị Tú Quyên , Nguyễn Bình Hòa TÓM TẮT

Đặt vấn đề:Tuân thủ điều trị (TTĐT) được coi là yếu tố quan trọng và then chốt trong quản lý điều trị bệnh lao của người bệnh (NB). Đây vẫn đang là một thách thức lớn của chương trình chống lao (CTCL), đặc biệt trong bối cảnh mới đại dịch COVID-19 kéo dài. Mục tiêu: Mô tả thực trạng TTĐT và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến TTĐT của người bệnh lao đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Phổi Hà Tĩnh năm 2022.

Phương pháp:Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, định lượng kết hợp định tính. Chọn mẫu toàn bộ 109 NB để phỏng vấn bằng bộ câu hỏi có cấu trúc, phỏng vấn sâu 23 cuộc được tiến hành với người bệnh lao, người nhà người bệnh và cán bộ y tế (CBYT). Đánh giá TTĐT thông qua đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc, tuân thủ tái khám và tuân thủ xét nghiệm định kỳ.

Kết quả:Nghiên cứu của chúng tôi đã tiếp cận và thu thập thông tin từ 109 người bệnh lao đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Phổi Hà Tĩnh, 10 người nhà người bệnh và 03 CBYT tham gia vào quy trình quản lý người bệnh lao ngoại trú. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ TTĐT của người bệnh lao ngoại trú là 45,9%. Một số yếu tố ảnh hưởng đến TTĐT bao gồm: trình độ học vấn, thu nhập bình quân, tình trạng mắc bệnh khác kèm theo, kiến thức về bệnh lao và TTĐT lao, gia đình người thân giúp đỡ, hỗ trợ; tổ chức xã hội hỗ trợ; NB bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; sự giám sát, hỗ trợ của CBYT, hình thức nhắc nhở thời gian dùng thuốc và tái khám; tác dụng không mong muốn của thuốc chống lao, NB được CBYT cung cấp thông tin về bệnh lao và TTĐT lao, sự hài lòng về cung cấp dịch vụ y tế (DVYT) của NB.

Kết luận:Tỷ lệ TTĐT của NB lao còn thấp, cần có các giải pháp tăng cường TTĐT từ đó cải thiện hiệu quả điều trị.

Từ khóa:Tuân thủ điều trị, người bệnh lao, ngoại trú, bệnh viện Phổi Hà Tĩnh.

(2)

Treatment adherence in outpatient Tuberculosis patients at Ha Tinh Lung hospital in 2022 and some associated factors

Nguyen Thi Hoai Thuong , Bui Thi Tu Quyen , Nguyen Binh Hoa

Background: Treatment adherence is considered as important and pivotal in the treatment and management of Tuberculosis (TB) patients. This is still a big challenge of Vietnam National Tuberculosis Control Program, especially in the new context of the prolonged COVID-19 pandemic.

Objectives:To describe the status of adherence to treatment and to identify some factors a ecting to the treatment adherence of TB patients.

Methods:Cross-sectional study design using quantitative combined with qualitative methods was applied. All 109 TB patients were selected for interviews with a structured questionnaire and 23 in-depth interviews were conducted with TB patients, patients' family members and health workers. Evaluation of electronic information through assessment of adherence to medication use, compliance with follow-up visits and compliance with periodic testing.

Results:The study collected information from 109 TB patients, 10 patients' family members and 03 health workers involved in the outpatient TB management process. Adherence rate of TB patients was 45.9%. Some factors a ecting the treatment adherence of TB patients include: education level, average income, other comorbidities, Tuberculosis knowledge and understanding of TB treatment adherence, family and relatives' help and support; supportive social organizations;

patients a ected by the COVID-19 epidemic; the supervision and support of health workers, the form of reminders of medication time and follow-up visits; undesirable e ects of anti-tuberculosis drugs, patients are provided with information about TB by health workers and TB information centers, and patients' satisfaction with the provision of medical services.

Conclusions: The rate of adherence to treatment of TB patients is still low. It is necessary to have solutions to enhance treatment adherence of TB patients, thereby improving the e ectiveness of treatment.

Key words:TB treatment adherence, TB patients, outpatients, Ha Tinh Lung Hospital.

Tác giả:

1 Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh

2 Trường đại học Y tế công cộng, Hà Nội 3 Bệnh viện Phổi Trung Ương

Email: thuongnguyen2310@gmail.com

(3)

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh lao vẫn đang là một trong các vấn đề sức khỏe cộng đồng chính trên toàn cầu vì tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao. Một trong những nguyên tắc quan trọng để kiểm soát bệnh lao là phát hiện sớm và TTĐT. TTĐT bệnh lao là mức độ đánh giá việc người bệnh lao sử dụng thuốc điều trị theo đúng quy định, bên cạnh đó người bệnh cần tuân thủ thêm 2 nguyên tắc xét nghiệm định kỳ và tái khám đúng hẹn1

Bình quân mỗi năm phòng khám ngoại trú bệnh viện Phổi Hà Tĩnh thu nhận quản lý điều trị gần 300 NB lao các thể, chiếm khoảng 1/3 số NB lao các thể trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ NB lao có kết quả điều trị thất bại, chết, không theo dõi được, không đánh giá vẫn khá cao và có chiều hướng gia tăng2. TTĐT đóng vai trò then chốt trong chiến lược điều trị bệnh lao. Tuy nhiên, hệ thống sổ sách báo cáo của CTCLQG chưa có đầy đủ cơ sở dữ liệu để đánh giá TTĐT của người bệnh, đồng thời trong bối cảnh mới đại dịch COVID-19 kéo dài, việc tiến tới sử dụng quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) để thanh toán chi phí đối với thuốc chống lao sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến TTĐT của người bệnh. Các nghiên cứu về TTĐT trước đây chưa có nghiên cứu nào thực hiện trong bối cảnh CTCL bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19 và tác động từ việc tiến tới thanh toán chi phí điều trị lao bằng nguồn quỹ BHYT. Tại Hà Tĩnh cũng chưa có nghiên cứu nào đánh giá TTĐT của người bệnh lao ngoại trú ở cả ba khía cạnh: sử dụng thuốc, xét nghiệm định kỳ và tái khám đúng hẹn.

Nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở trong việc xây dựng kế hoạch quản lý điều trị người bệnh lao trong bối cảnh mới, đồng thời đưa ra các

giải pháp cải thiện kết quả điều trị thông qua cải thiện TTĐT, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với 2 mục tiêu (1) Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị ở người bệnh lao đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Phổi Hà Tĩnh năm 2022; (2) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị ở người bệnh lao đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Phổi Hà Tĩnh năm 2022.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng: Người bệnh đang điều trị lao giai đoạn duy trì, từ 18 tuổi trở lên, tỉnh táo, đủ sức khỏe thể chất để tham gia nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính: Người bệnh lao đã tham gia cấu phần định lượng và đồng ý tham gia vào cấu phần định tính; người nhà người bệnh lao và CBYT.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: 08/2021 đến 10/2022.

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang, sử dụng phương pháp định lượng kết hợp định tính. Nghiên cứu định tính được thực hiện sau nghiên cứu định lượng để làm rõ và bổ sung thông tin giải thích cho kết quả từ nghiên cứu định lượng.

2.4. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu toàn bộ được sử dụng để chọn mẫu cho cấu phần định lượng. Nghiên cứu đã phỏng vấn được 109 người bệnh. Tiêu chuẩn loại trừ đối với người bệnh: người bệnh dưới 18 tuổi, người bệnh diễn tiến nặng lên

(4)

phải vào điều trị nội trú, người bệnh lao kháng thuốc, người bệnh không có khả năng giao tiếp.

Chọn mẫu có chủ đích theo các tiêu chí chọn mẫu, với người bệnh dựa vào kết quả của cấu phần định lượng, nghiên cứu viên đã chọn ra 10 người bệnh đang điều trị tháng cuối cùng của phác đồ điều trị, 10 người nhà người bệnh và 03 CBYT.

Tiêu chuẩn loại trừ đối với người nhà người bệnh: người dưới 18 tuổi, người không có khả năng giao tiếp.

Tiêu chuẩn loại trừ đối với CBYT: CBYT đang đi học, nghỉ sinh, nghỉ chế độ ốm đau trong thời gian thu thập số liệu.

2.5. Phương pháp thu thập số liệu

Dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người bệnh lao tại phòng khám ngoại trú, sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn có cấu trúc.

Thu thập số liệu thứ cấp từ hồ sơ bệnh án, báo cáo, hệ thống quản lý thông tin VITIMES.

Phỏng vấn sâu: sử dụng hướng dẫn phỏng vấn sâu cho từng đối tượng bao gồm người bệnh, người nhà người bệnh, cán bộ y tế.

2.6. Tiêu chuẩn đánh giá

Đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc thông qua phỏng vấn người bệnh dựa trên thang điểm Morisky gồm 8 câu hỏi, người bệnh được đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc khi có câu trả lời có/

không tương ứng với đáp án theo từng câu hỏi trong bảng 1.

Bảng 1. Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc

Nội dung đánh giá Câu trả lời Điểm

Anh/ chị có thỉnh thoảng quên không uống thuốc không? Không 1 Trong 2 tuần vừa qua có lúc nào anh/ chị quên uống thuốc theo chỉ định

của CBYT không? Không 1

Đã bao giờ anh/ chị giảm hoặc ngừng uống thuốc điều trị lao mà không

nói với bác sỹ vì cảm thấy sức khỏe xấu hơn? Không 1

Khi anh/ chị phải đi xa nhà (công tác, du lịch...), anh/ chị có quên mang

thuốc điều trị lao theo không? Không 1

Ngày hôm qua, anh/ chị có uống thuốc đủ liều theo hướng dẫn của bác

sỹ không? Có 1

Đã khi nào anh/ chị ngừng uống thuốc khi thấy các triệu chứng bệnh

thuyên giảm? Không 1

Việc phải uống thuốc hàng ngày trong thời gian dài thực sự là phiền và bất tiện với một số người. Sự bất tiện này có làm anh/ chị không tuân thủ hướng dẫn uống thuốc của CBYT không?

Không 1

Anh/ chị có gặp phải khó khăn khi phải nhớ uống thuốc đầy đủ không? Không 1

(5)

Người bệnh được đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc khi đạt 8 điểm.

Xét nghiệm định kỳ: người bệnh lao xét nghiệm đầy đủ số lần theo quy định từ khi bắt đầu điều trị đến thời điểm đánh giá. Cụ thể như sau:

người bệnh lao phổi cần phải xét nghiệm đờm theo dõi 3 lần: phác đồ 6 tháng xét nghiệm đờm vào cuối tháng thứ 2, 5 và 6. Phác đồ 8 tháng cần được xét nghiệm đờm vào cuối tháng thứ 3, 5, 7

Tái khám đúng hẹn: NB lao tái khám đúng lịch hẹn trong tất cả các tháng từ khi được đưa vào quản lý điều trị đến thời điểm đánh giá. Người bệnh lao được đánh giá tái khám đúng hẹn khi đến tái khám trước hoặc sau thời gian được hẹn trong vòng 3 ngày.

Tuân thủ điều trị lao là người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc và xét nghiệm định kỳ, tái khám đúng hẹn. Những người bệnh khác là không tuân thủ điều trị.

2.6. Phân tích số liệu

Số liệu định lượng được làm sạch và nhập vào phần mềm Epidata 3.1, sau đó chuyển sang phần mềm SPSS 22.0 để phân tích. Các phương pháp thống kê mô tả phù hợp được sử dụng: giá trị tần số, tỷ lệ được dùng mô tả biến nhị phân, định danh. Sử dụng kiểm định χ2, các giá trị p, POR và CI95% của POR để xác định các yếu tố liên quan đến TTĐT.

Trường hợp xuất hiện một tình trạng có tần số quan sát nhỏ hơn 5, kiểm định Fisher Exact được sử dụng để có giá trị p chính xác.

Thông tin định tính được phân tích, tổng hợp và trích dẫn theo chủ đề nhằm bổ sung và giải thích cho kết quả định lượng.

2.7. Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện có sự chấp thuận của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học trường đại học Y tế Công cộng theo Quyết định số 120/2022/YTCC-HD3 về việc chấp thuận các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.

Nghiên cứu được sự đồng ý và ủng hộ của ban giám đốc bệnh viện Phổi Hà Tĩnh và các khoa/

phòng liên quan..

Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở tự nguyện tham gia của các đối tượng nghiên cứu.

Việc tham gia nghiên cứu không làm tổn hại tinh thần, thể chất của các đối tượng tham gia nghiên cứu.

Tất cả người bệnh được chọn vào mẫu nghiên cứu được giải thích về mục đích, nội dung nghiên cứu một cách rõ ràng và ký vào giầy đồng ý tham gia nghiên cứu trước khi thu thập thông tin. Không tiết lộ bất cứ thông tin nào về người tham gia nghiên cứu, chỉ nghiên cứu viên được phép sử dụng và phổ biến thông tin dạng khuyết danh vào mục đích nghiên cứu khoa học.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nhóm nghiên cứu đã tiếp cận và giải thích về nghiên cứu cho 114 người bệnh lao ngoại trú, 12 người bệnh và đã có 109 người bệnh, 10 người nhà người bệnh (là vợ/ chồng, con cái và cha mẹ của người bệnh) đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Đồng thời nghiên cứu cũng nhận được sự đồng ý tham gia vào nghiên cứu của 03 CBYT tham gia vào quy trình quản lý người bệnh ngoại trú với kinh nghiệm công tác trên 05 năm bao gồm lãnh đạo phụ trách CTCL tỉnh, bác sỹ và điều dưỡng phụ trách quản lý điều trị

(6)

người bệnh ngoại trú thuộc khoa Khám bệnh - Chỉ đạo tuyến, bệnh viện Phổi Hà Tĩnh. Một số kết quả nghiên cứu thu được cụ thể như sau:

3.1. Tuân thủ điều trị của người bệnh lao Bảng 2. Thực hành tuân thủ sử dụng thuốc chống lao (n=109)

Thực hành tuân thủ sử dụng thuốc chống lao

Số lượng

Tỷ lệ (%) Không quên uống thuốc 56 51,4 Trong 2 tuần qua không

quên uống thuốc 86 78,9

Không tự ý giảm hoặc ngừng thuốc vì cảm thấy sức khỏe xấu hơn

83 76,1

Thực hành tuân thủ sử dụng thuốc chống lao

Số lượng

Tỷ lệ (%) Không quên mang thuốc

khi đi xa 75 68,8

Ngày hôm qua uống thuốc

theo hướng dẫn 102 93,6

Không tự ý giảm hoặc ngừng thuốc khi thấy triệu chứng thuyên giảm

84 77,1

Điều trị dài ngày không

ảnh hưởng đến TTĐT 66 60,6

Không gặp khó khăn khi

nhớ uống thuốc đầy đủ 63 57,8 Tỷ lệ NB lao không quên uống thuốc hàng ngày chỉ chiếm 51,4%.

Biểu đồ 2.Đánh giá tuân thủ điều trị của người bệnh lao (n=109)

(7)

Tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc ở NB lao tham gia nghiên cứu là 50,5%. Có 57,8% người bệnh lao tham gia nghiên cứu tái khám đúng hẹn; 79,8%

người bệnh tuân thủ nguyên tắc xét nghiệm

định kỳ. Tỷ lệ người bệnh TTĐT lao là 45,9%.

3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của người bệnh lao

Bảng 3. Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân và tuân thủ điều trị Đặc điểm

Đánh giá tuân thủ điều trị

POR CI 95%

của POR p

Tuân thủ điều trị

n (%)

Không tuân thủ điều trị

n (%) Giới tính

Nam 35 (41,7) 49 (58,3) 1

Nữ 15 (60,0) 10 (40,0) 2,1 0,9 – 5,2 0,11

Nhóm tuổi

18 đến 54 tuổi 30 (49,2) 31 (50,8) 1

Từ 55 tuổi trở lên 20 (41,7) 28 (58,3) 0,7 0,3 – 1,6 0,34 Trình độ học vấn

≤ THPT 17 (27,9) 44 (72,1) 1

>THPT 33 (68,8) 15 (31,2) 5,7 2,5 – 13,0 <0,01 Thu nhập bình quân mỗi người mỗi tháng

Từ trung bình trở xuống 08 (24,2) 25 (75,8) 1

Trên trung bình 42 (55,3) 34 (44,7) 3,9 1,5 – 9,6 0,03 Thẻ bảo hiểm y tế

Không 08 (50,0) 08 (50,0) 1

Có 42 (45,2) 51 (54,8) 0,8 0,3 – 2,4 0,72

Thể bệnh

Lao phổi 46 (46,9) 52 (53,1) 1

Lao ngoài phổi 04 (36,4) 07 (63,6) 0,7 0,2 – 2,4 0,54*

Lần điều trị

Từ lần thứ 2 03 (42,9) 04 (57,1) 1

Lần 1 47 (46,1) 55 (53,9) 1,1 0,2 – 5,4 >0,99*

Mắc bệnh kèm theo

Có 06 (22,2) 21 (77,8) 1

Không 44 (53,7) 38 (46,3) 4,1 1,5 – 11,1 0,04

Kiến thức tuân thủ điều trị Kiến thức chưa tốt 08 (22,2) 28 (77,8) 1

Kiến thức tốt 42 (57,5) 31 (42,5) 4,7 1,9 – 11,8 0,001

*: p từ phép tính hiệu chỉnh chính xác của Fisher.

(8)

Các yếu tố cá nhân có liên quan đến TTĐT ở người bệnh lao là trình độ học vấn, mức thu nhập bình quân, tình trạng bệnh kèm theo và kiến thức về TTĐT lao có ảnh hưởng đến TTĐT của người bệnh lao (p<0,05). Những yếu tố khác như giới, tuổi, nghề nghiệp, thẻ BHYT, thể bệnh, số lần điều trị không tìm thấy mối liên quan với TTĐT lao trong nghiên cứu này (p>0,05).

TĐHV sẽ góp phần quyết định nhận thức về tầm quan trọng của tuân thủ trong quá trình điều trị, trở ngại tâm lý trong quá trình điều trị và gây ảnh hưởng đến việc thực hành TTĐT.

“TĐHV của người bệnh sẽ quyết định đến việc nghe hiểu cũng như ghi nhớ những thông tin chúng tôi tư vấn, hướng dẫn và thực hành đúng theo hướng dẫn. (PVS22 - CBYT)

Việc phải điều trị bệnh khác kèm theo sẽ gây ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của người bệnh từ đó có ảnh hưởng đến TTĐT của người bệnh lao.

“Việc phải điều trị lao và đái tháo đường với nhiều loại thuốc, thời gian dài nên tâm lý chán nản”.(PVS06 - NB - Nam 63 tuổi)

Bảng 4. Mối liên quan giữa yếu tố gia đình, xã hội và tuân thủ điều trị Đặc điểm

Đánh giá tuân thủ điều trị

POR CI 95%

của POR p

Tuân thủ điều trị

n (%)

Không tuân thủ điều trị

n (%)

Gia đình, bạn bè, người thân giúp đỡ

Không 07 (20,0) 28 (80,0) 1

Có 43 (58,1) 31 (41,9) 5,5 2,1– 14,3 <0,001

Tổ chức xã hội hỗ trợ trong quá trình điều trị

Không 14 (26,4) 39 (73,6) 1

Có 36 (64,3) 20 (35,7) 5,0 2,2 – 11,4 <0,001

Sự kì thị của gia đình, xã hội

Có 14 (35,0) 26 (65,0) 1

Không 36 (52,2) 33 (47,8) 2,0 0,9– 4,5 0,08

Dịch COVID-19 ảnh hưởng đến TTĐT

Có 20 (28,6) 50 (71,4) 1

Không 30 (76,9) 09 (23,1) 8,3 3,3– 20,7 <0,001

Không có mối liên quan giữa sự kì thị của gia đình, xã hội và TTĐT của người bệnh lao (p>0,05).

Các yếu tố gia đình, xã hội có ảnh hưởng đến TTĐT của người bệnh lao: việc gia đình, người thân giúp đỡ trong quá trình điều trị và TTĐT của người bệnh lao, việc được tổ chức xã hội hỗ

trợ và tuân thủ điều trị của người bệnh lao, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

“Trong quá trình điều trị nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, nhắc nhở của gia đình, NVYT và các tổ chức đoàn thể nên tôi có thêm động lực”.(PVS 04 - NB - Nam 59 tuổi)

(9)

“Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hoạt động CTCL trong đó có hoạt động quản lý điều trị, kiểm tra giám sát không

được thực hiện thường xuyên ảnh hưởng đến TTĐT của người bệnh”.(PVS 21-CBYT)

Bảng 5. Mối liên quan giữa các yếu tố thuộc về cung cấp DVYT, thuốc và tuân thủ điều trị

Đặc điểm

Đánh giá tuân thủ điều trị

p, POR CI 95%

của POR p

Tuân thủ điều trị

n, (%)

Không tuân thủ điều trị

n, (%)

CBYT giám sát, hỗ trợ trong quá trình điều trị Không giám sát 08 (25,8) 23 (47,2) 1

Có giám sát 42 (53,8) 36 (46,2) 3,4 1,3– 8,4 0,008

Có hình thức nhắc nhở dùng thuốc, tái khám

Không 14 (28,6) 35 (71,4) 1

Có 36 (60,0) 24 (40,0) 3,8 1,7 – 8,4 0,001

Tác dụng không mong muốn

Có 10 (28,6) 25 (71,4) 1

Không 40 (54,1) 34 (45,9) 2,9 1,2 – 7,0 0,01

Nguồn cung cấp thông tin về bệnh lao từ CBYT

Không 03 (14,3) 18 (85,7 ) 1

Có 47 (53,4) 41 (46,6 ) 6,9 1,9 – 25,0 0,001*

Sự hài lòng với việc cung cấp DVYT

Không 02 (16,7) 10 (83,3) 1

Có 48 (49,5) 49 (50,5) 4,9 1,0 – 23,5 0,04*

*: p từ phép tính hiệu chỉnh chính xác của Fisher.

Các yếu tố liên quan đến cung cấp DVYT, thuốc như CBYT giám sát, hỗ trợ trong quá trình điều trị; có hình thức nhắc nhở dùng thuốc, tái khám;

tác dụng không mong muốn của thuốc; nguồn cung cấp thông tin về bệnh lao từ CBYT; sự hài lòng với việc cung cấp DVYT có ảnh hưởng đến TTĐT của người bệnh.

“Việc đặt báo thức để nhắc thời gian, rồi đặt lịch báo tái khám trên điện thoại luôn giúp em uống thuốc đầy đủ và tái khám đúng lịch hẹn”.

(PVS 03 - NB - Nữ 26 tuổi)

Người bệnh gặp phải tác dụng không mong muốn của thuốc chống lao thường gây tâm lý chán nản không muốn tiếp tục điều trị, hoặc tự ý ngưng thuốc dẫn đến việc TTĐT kém hơn.

Đây là một yếu tố được coi là cản trở lớn nhất đối với việc tuân thủ sử dụng thuốc của NB.

Khi dùng thuốc, tôi cảm thấy rất mệt mỏi, buồn nôn, không ăn uống được cũng không muốn làm gì. Rồi đôi lúc còn bị ngứa, phát ban như kiểu dị ứng nên nhiều lúc mệt quá tôi cũng tạm dừng uống một vài ngày”.(PVS09 - NB - Nữ 24 tuổi)

(10)

4. BÀN LUẬN

Nghiên cứu của chúng tôi về TTĐT của người bệnh lao đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Phổi Hà Tĩnh cho thấy có 45,9% người bệnh TTĐT. Một số yếu tố ảnh hưởng đến TTĐT của người bệnh lao ngoại trú bao gồm: trình độ học vấn, thu nhập bình quân, tình trạng mắc bệnh khác kèm theo, kiến thức về bệnh lao và TTĐT lao, gia đình người thân giúp đỡ, hỗ trợ;

tổ chức xã hội hỗ trợ; NB bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, sự giám sát, hỗ trợ của CBYT, hình thức nhắc nhở thời gian dùng thuốc và tái khám, NB gặp tác dụng không mong muốn của thuốc chống lao, NB được CBYT cung cấp thông tin về bệnh lao và TTĐT lao, sự hài lòng về cung cấp DVYT của NB.

4.1. Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh lao

Tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc chống lao trong nghiên cứu không cao chỉ đạt 50,5%. Trong đó, tỷ lệ người bệnh không tuân thủ uống thuốc đều đặn là cao nhất, tương tự với các nghiên cứu khác khi đều cho kết quả nguyên tắc uống thuốc đều đặn là nguyên tắc có tuân thủ sai nhiều nhất3–7

Về tuân thủ tái khám đúng hẹn, kết quả chỉ có 57,8% người bệnh tái khám đúng hẹn, thấp hơn rất nhiều so với các nghiên cứu của Bùi Tòng Nguyên (2021), Trần Văn Ý (2017), Nguyễn Ngọc Hà (2013) với tỷ lệ đạt từ 75,6% đến 89,7% 3,5,6. Sự khác biệt này có thể do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng nhiều đến việc người bệnh đi tái khám tại bệnh viện.

Có 20,2% người bệnh không xét nghiệm định kỳ, đây là kết quả tất yếu khi người bệnh tuân

thủ tái khám đúng hẹn không cao. Tỷ lệ tuân thủ xét nghiệm định kỳ trong nghiên cứu này thấp hơn so với các nghiên cứu của Bùi Tòng Nguyên (2021), Nguyễn Xuân Tình (2013), Đào Thị Chinh (2013), Nguyễn Ngọc Hà (2013) với tỷ lệ đạt từ 87,5% đến 92,1%3,4,6,8 Tỷ lệ TTĐT chung tương đối thấp chỉ đạt 45,9%. Kết quả này thấp hơn so với kết quả của các nghiên cứu trên thế giới dao động từ 54%

đến 90%9,10 và thấp hơn so với một số nghiên cứu trong nước3–5. Sự khác biệt này có thể do sự khác biệt về chương trình quản lý NB, hiệu quả hoạt động của CTCL các địa phương, các yếu tố về văn hóa, xã hội ở các nước khác nhau, các yếu tố thuộc về NB. Một điều có thể nhận thấy là mặc dù khi đánh giá ở các khía cạnh tuân thủ sử dụng thuốc, tuân thủ xét nghiệm định kỳ và đặc biệt là tuân thủ tái khám đúng hẹn kết quả của nghiên cứu này đều cho tỷ lệ thấp hơn rất nhiều so với phần lớn nghiên cứu khác nhưng khi đánh giá TTĐT chung thì sự thấp hơn này không nhiều. Từ đó có thể nhận thấy, phần lớn NB ở nghiên cứu này không TTĐT đồng thời các khía cạnh, vì vậy để cải thiện tỷ lệ TTĐT cần tác động toàn diện ở tất cả các khía cạnh.

4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của người bệnh lao

Những người có TĐHV cao hơn thì TTĐT cao hơn so với người có TĐHV thấp. Kết quả này có thể giải thích do người bệnh có TĐHV cao hơn thì nhận thức và hiểu biết về bệnh, về thuốc điều trị tốt hơn và nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của TTĐT đối với kết quả điều trị. Mặc dù, không thể tác động để thay đổi TĐHV của người bệnh lao nhưng có thể dựa vào TĐHV của người bệnh để có hình thức tư

(11)

vấn và cách thức tiếp cận phù hợp.

Thu nhập bình quân hàng tháng cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến TTĐT của người bệnh.

Nhiều nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu của Tanja (2016), Cherinet Boru (2017), Frezghi (2018), Đào Thị Chinh (2013), Lưu Thanh Tùng (2015), Nguyễn Xuân Tình (2013)4,8,11–14. Mặc dù CTCL đang hỗ trợ chi phí thuốc trong quá trình điều trị cho người bệnh nhưng do quá trình điều trị cần thêm các chi phí khác như đi lại, ăn uống... và do người bệnh có thu nhập thấp hơn sẽ có gánh nặng kinh tế nhiều hơn, bận rộn hơn để làm việc kiếm thêm thu nhập, thời gian quan tâm đến việc điều trị ít hơn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra việc người bệnh mắc kèm theo bệnh khác ngoài lao đã gia tăng gánh nặng người bệnh phải chịu khi điều trị đồng thời một hoặc nhiều bệnh khác ngoài lao, từ đó ảnh hưởng đến TTĐT của người bệnh lao.

Kiến thức về bệnh lao và TTĐT bệnh lao là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến TTĐT của người bệnh lao. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã chỉ ra những người bệnh có kiến thức về bệnh lao và tuân thủ điều trị lao kém thì tỷ lệ không TTĐT càng cao 3,5,8,11,13,15. Điều này có thể được giải thích người bệnh có kiến thức tốt thì sẽ nhận thức đầy đủ và đúng đắn về tầm quan trọng của việc TTĐT, hậu quả của việc không TTĐT từ đó tác động đến niềm tin và thực hành của người bệnh trong quá trình điều trị.

Việc được gia đình, người thân quan tâm, giúp đỡ trong quá trình điều trị là yếu tố ảnh hưởng đến TTĐT của người bệnh. Vai trò quan trọng của gia đình, người thân trong quá trình điều trị góp phần tăng TTĐT. Thời gian điều trị lao

phần lớn là ngoại trú tại nhà, CBYT không thể hỗ trợ, giúp đỡ người bệnh hằng ngày nên chỉ khi có sự tham gia hỗ trợ của người nhà trong quá trình điều trị mới có thể đảm bảo được hiệu quả điều trị. Cũng chính vì điều đó, CTCLQG luôn khuyến khích người thân của bệnh nhân đóng vai trò là người giám sát hỗ trợ (Giám sát viên 2) tại Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao theo Quyết định số 1314/QĐ- BYT ngày 24/3/20201

Sự hỗ trợ của tổ chức xã hội là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến TTĐT của người bệnh lao. Các nghiên cứu trước phần lớn đều cho rằng ngoài CTCLQG hiện tại chưa có một tổ chức xã hội nào hỗ trợ chính thức cho người bệnh lao, ngoài ra việc được miễn phí thuốc và các dịch vụ KCB, xét nghiệm đi kèm nên có hay không việc hỗ trợ của các tổ chức xã hội là không quan trọng. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả khác biệt do tìm hiểu thêm ngoài khía cạnh hỗ trợ về vật chất dù không nhiều, việc được hỗ trợ từ tổ chức xã hội như Đoàn thanh niên bệnh viện, Hội cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ... đã tác động tích cực đến tâm lý của người bệnh, tạo cảm giác được quan tâm, không bị xa lánh, kỳ thị khi mắc bệnh từ đó tạo động lực giúp người bệnh thực hành tuân thủ tốt hơn trong quá trình điều trị.

Dịch bệnh COVID-19 cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến TTĐT của người bệnh lao được ghi nhận trong nghiên cứu này. Đây là một kết quả được coi là tất yếu khi các can thiệp phòng chống lao được áp dụng cho COVID-19 do sự tương đồng giữa 2 bệnh dịch. Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh cũng như nhiều bệnh viện chuyên khoa lao và bệnh phổi tuyến tỉnh khác chuyển

(12)

đổi công năng sang làm nhiệm vụ điều trị bệnh nhân COVID-19, điều này ảnh hưởng hết sức nặng nề đến hoạt động phòng chống lao đặc biệt là hoạt động quản lý điều trị. Trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các hoạt động hỗ trợ, giám sát, nhắc nhở người bệnh dùng thuốc, tái khám không được thực hiện thường xuyên. Có giai đoạn người bệnh ngoại trú được cấp phát thuốc 3 tháng/lần nên một số không thể thực hiện xét nghiệm định kỳ theo đúng quy định, ngoài ra bản thân người bệnh có thể thuộc đối tượng cách ly, điều trị tại thời điểm đến hẹn tái khám. Có thể thấy, tất cả các hoạt động trong quy trình quản lý điều trị người bệnh đều bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 đã cơ bản được khống chế cùng với độ bao phủ vaccine và thuốc kháng virus điều trị đặc hiệu cần có các giải pháp tăng cường hoạt động phòng chống lao đồng thời với phòng chống COVID-19.

Cần có các giải pháp để củng cố, khắc phục hoạt động mạng lưới CTCL đặc biệt là hoạt động phát hiện, quản lý điều trị.

Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến TTĐT của người bệnh lao là sự giám sát, hỗ trợ của CBYT trong quá trình điều trị. Những người bệnh được CBYT giám sát, hỗ trợ thì CBYT sẽ phát hiện kịp thời các khó khăn, vướng mắc của họ trong quá trình điều trị. Đồng thời CBYT sẽ nhắc nhở thường xuyên, giúp đỡ thay đổi những hành vi không đúng từ đó giúp người bệnh TTĐT tốt hơn.

Người bệnh có hình thức nhắc nhở, dùng thuốc, tái khám trong quá trình điều trị thì sẽ tuân thủ điều trị cao gấp 3,8 lần trong nhóm người bệnh không áp dụng hình thức nhắc nhở nào. Điều

này có thể được giải thích như sau, những người bệnh chủ động áp dụng các hình thức nhắc nhở là những người thực sự cố gắng để TTĐT một cách tốt nhất. Cần đưa nội dung hướng dẫn người bệnh áp dụng các hình thức nhắc nhở uống thuốc, tái khám là nội dung quan trọng khi tư vấn người bệnh. Cũng như nhiều nghiên cứu khác trong và ngoài nước, nghiên cứu này chỉ ra tác dụng không mong muốn của thuốc chống lao một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến TTĐT của người bệnh. Các nghiên cứu cho kết quả tương tự như nghiên cứu của các tác giả:

Tanja (2016), Cherinet Boru (2017), Frezgh (2018), Bùi Tòng Nguyên (2021), Trần Văn Ý (2017)3,5,11–13. Tác dụng không mong muốn, phản ứng bất lợi của thuốc chống lao là một trở ngại rất lớn để người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc trong quá trình điều trị lao. Cần đưa ra các giải pháp tư vấn, hướng dẫn, theo dõi, giám sát người bệnh trong quá trình điều trị, kịp thời phát hiện các biến cố bất lợi, tác dụng không mong muốn để tìm hướng xử trí phù hợp hoặc thay đổi thuốc, thay đổi phác đồ phù hợp với NB nếu cần.

Thông tin về bệnh lao được cung cấp từ CBYT và DVYT là yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị của người bệnh lao trong nghiên cứu này.

Kênh truyền thông được NB tiếp cận nhiều nhất vẫn là từ CBYT. Cần chú trọng hình thức tư vấn, hướng dẫn trực tiếp từ CBYT về các thông tin liên quan đến bệnh và TTĐT, hình thức, nội dung và thời gian phù hợp với từng vùng, từng đối tượng.

Sự hài lòng về cung cấp DVYT được tìm thấy có ảnh hưởng đến TTĐT của người bệnh lao trong nghiên cứu này. Kết quả phỏng vấn sâu

(13)

phân tích các yếu tố thuộc về cung cấp DVYT có ảnh hưởng đến TTĐT của người bệnh như sự hài lòng của người bệnh đối với CBYT là một yếu tố ảnh hưởng tích cực đến TTĐT; thời gian chờ đợi mỗi lần khám bệnh thường ngắn hơn tại cơ sở y tế khác tuy nhiên vào những ngày có số lượng người bệnh khám đông thì vẫn phải chờ đợi khá lâu. Về thời gian, phác đồ và thuốc điều trị, phần lớn người bệnh đều cho rằng thời gian điều trị bệnh lao dài, số lượng thuốc sự dụng nhiều, và thuốc gây nhiều tác dụng không mong muốn cho người bệnh khiến ngườì bệnh không tuân thủ điều trị. Một yếu tố khác được hầu hết người được phỏng vấn đề cập đến có ảnh hưởng đến sự hài lòng về cung cấp DVYT của bệnh viện từ đó ảnh hưởng đến TTĐT của người bệnh đó là cơ sở vật chất của khoa khám bệnh-chỉ đạo tuyến nói riêng và bệnh viện nói chung còn nhiều hạn chế.

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ TTĐT ở người bệnh lao ngoại trú tại bệnh viện Phổi Hà Tĩnh còn khá thấp, chỉ đạt 45,9%. Một số yếu tố ảnh hưởng đến TTĐT của người bệnh được tìm thấy trong nghiên cứu như: trình độ học vấn, thu nhập bình quân, tình trạng mắc bệnh khác kèm theo, kiến thức về bệnh lao và TTĐT lao, gia đình người thân giúp đỡ, hỗ trợ;

tổ chức xã hội hỗ trợ; NB bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, sự giám sát, hỗ trợ của CBYT, hình thức nhắc nhở thời gian dùng thuốc và tái khám, NB gặp tác dụng không mong muốn của thuốc chống lao, NB được CBYT cung cấp thông tin về bệnh lao và TTĐT lao, sự hài lòng về cung cấp DVYT của NB. Để cải thiện TTĐT từ đó nâng cao hiệu quả điều trị CTCL

tỉnh cần xây dựng kế hoạch hoạt động nhằm nâng cao kiến thức cho NB, người nhà NB bằng nhiều giải pháp. CTCLQG cần mở rộng và tận dụng tối ưu hiệu quả của các phần mềm hỗ trợ NB, cài đặt trên điện thoại nhắc nhở NB dùng thuốc, tái khám, các thông tin cơ bản về bệnh lao, TTĐT lao và giải đáp các thắc mắc thường gặp trong quá trình điều trị. Có thể lồng ghép hoạt động của nhân viên chuyên trách lao và tổ COVID cộng đồng để các hoạt động hỗ trợ, giám sát người bệnh lao không bị gián đoạn bởi dịch bệnh. Phối hợp vào các đợt khám phát hiện chủ động bệnh lao tại cộng đồng để tổ chức tái khám theo dõi và xét nghiệm theo dõi cho người bệnh lao đang điều trị ngoại trú.

Hoạt động của Đoàn Thanh niên bệnh viện tập trung hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị như trao tặng quà, bữa cơm tình thương, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, cắt tóc để tạo động lực cho người bệnh. Nâng cao vai trò của gia đình, người thân trong hỗ trợ NB trong quá trình điều trị. NB tích cực, chủ động tiếp thu thông tin được CBYT tư vấn, hướng dẫn và thực hành đúng. Gia đình, người thân NB động viên, nhắc nhở, quan tâm giúp đỡ NB tối đa nhất có thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao, Quyết định số 1314/QĐ-BYT ngày 24/3/2020. Published online 2020.

2. Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh.Báo Cáo Tổng Kết Hoạt Động Chương Trình Chống Lao Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Tĩnh Năm 2020.; 2021.

3. Bùi Tòng Nguyên.Tuân Thủ Điều Trị và Một

(14)

Số Yếu Tố Liên Quan ở Bệnh Nhân Lao Phổi Được Quản Lý Điều Trị Tại Huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng. Trường Đại học Y tế Công cộng; 2021.

4. Nguyễn Xuân Tình. Thực Trạng và Một Số Yếu Tố Liên Quan Đến Tuân Thủ Điều Trị Tại Phòng Khám Ngoại Trú Bệnh Viện Lao và Bệnh Phổi Bắc Giang Năm 2013. Luận văn Thạc sỹ Quản lý bệnh viện. Trường Đại học Y tế Công cộng; 2013.

5. Trần Văn Ý.Thực Trạng Tuân Thủ Điều Trị và Một Số Yếu Tố Liên Quan ở Bệnh Nhân Lao Được Quản Lý Tại Các Trạm y Tế Huyện Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định Năm 2017. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng. Trường Đại học Y tế Công cộng; 2017.

6. Nguyễn Ngọc Hà. Thực Trạng và Một Số Yếu Tố Liên Quan Tới Tuân Thủ Điều Trị Của Bệnh Nhân Lao Phổi Tại Phòng Khám Lao Quận Hoàng Mai, Hà Nội Năm 2013. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng. Đại học Y tế công cộng; 2013.

7. Thân Thị Bình. Thực trạng kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh lao ngoại trú tại Trung tâm Y tế Cao Lộc Lạng Sơn năm 2019.Tạp chí Khoa học Điều dưỡng. Published online 2019.

8. Đào Thị Chinh.Thực Trạng và Một Số Yếu Tố Liên Quan Tới Tuân Thủ Điều Trị ở Người Bệnh Lao Đang Điều Trị Tại Các Trạm y Tế Xã, Huyện Chương Mỹ - Hà Nội Năm 2013 Luận văn Thạc sỹ Quản lý bệnh viện. Đại học Y tế công cộng; 2013.

9. FA Kaona TM. An assessment of factors contributing to treatment adherence and knowledge of TB transmission among patients

onTB treatment.BMC Public Health. Published online 2004.

10. Abriham Zegeye GD, Fasil Wagnew, Alemu Gebrie. Prevalence and Determinants of Anti-Tuberculosis Treatment Non-Adherence in Ethiopia: A Systematic Review and Meta- Analysis. Published online 2019. https://

pubmed.ncbi.nlm.nih.gov

11. Cherinet Gugssa Boru TS. Factors contributing to non-adherence with treatment among TB patients in Sodo Woreda, Gurage Zone, Southern Ethiopia: A qualitative study.

Journal of Infection and Public Health Published online 2017:527-533.

12. Tanja Kastien-Hilka. Health-related quality of life and its association with medication adherence in active pulmonary tuberculosis – a systematic review of global literature with focus on South Africa. Health and Quality of Life Outcomes. Published online 2016:42.

13. Frezghi Hidray Gebreweld. Factors in uencing adherence to tuberculosis treatment in Asmara, Eritrea: a qualitative study.Journal of Health, Population and Nutrition. Published online 2018:1.

14. Lưu Thanh Tùng. Thực Trạng Tuân Thủ Điều Trị và Các Yếu Tố Liên Quan Của Bệnh Nhân Lao Được Quản Lý Tại Các Trạm y Tế Của Thị Xã Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng. Đại học Y tế công cộng; 2015.

15. JinJing Zhang. Factor In uencing Medication Nonadherence to Pulmonary Turberculosis Treatment in Tibet. A Qualitative Study from the Patient Perspective. Published online 2020.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kết quả này phù hợp vì ngƣời nghèo thƣờng phải lao động để kiếm sống, công việc bận rộn, vất vả mệt mỏi nên dễ sao nhãng việc điều trị dẫn tới không

Truyền ối là một biện pháp có hiệu quả điều trị bệnh lý thiểu ối, tăng thời gian giữ thai trong tử cung, cải thiện rõ rệt về chỉ số ối từ đó giảm thiểu các ảnh hưởng

Để cải thiện điều kiện lao động, trước hết phải nâng cao nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động trong việc đảm bảo điều kiện an toàn từ những bước đầu

Mục tiêu: (1) Xác định các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, (2) Xây dựng hướng

Chính vì lyù do ñoù, chuùng toâi thöïc hieän nghieân cöùu: “Kieán thöùc cuûa caùc baø meï coù con döôùi 5 tuoåi veà phoøng choáng tieâu chaûy vaø nhieãm khuaån hoâ haáp caáp tính ôû

KẾT LUẬN Thực trạng kiến thức và thực hành về tuân thủ điều trị của người bệnh mắc lao ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc còn một số hạn chế: - Tỷ lệ người bệnh biết đầy đủ 4

Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú cho bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108” với mục tiêu: Đánh giá các chỉ số kê đơn trong

Thay đổi lối sống tích cực Bệnh nhân ĐTĐT2 khi áp dụng thay đổi lối sống tích cực tập trung vào việc giảm cân nặng, tăng mức độ hoạt động thể lực sẽ giúp giảm cân hiệu quả, cải thiện