• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đọc hiểu truyện: Lớn nhất và nhỏ nhất

Tiết 22: Đáp lời xin lỗi. Tả ngắn về loài chim

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Rèn kỹ năng nói: Biết đáp lời xin lỗi trong các tình huống giao tiếp. Sắp xếp được các câu đã cho thành bài văn.

2. Kĩ năng:

- Thực hiện được yêu cầu của bt. Biết sắp xếp câu để thành đoạn văn tả ngắn về loài chim.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

* Giáo dục KNS: Bài tập 2.

- Giao tiếp ứng xử văn hóa ; Lắng nghe tích cực.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Viết các tình huống ra băng giấy, bảng phụ, bài tập TV.

- Học sinh: Vở bài tập TV, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt độngcủa học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài viết đã hoàn thành ở tuần 21.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- 2 học sinh đọc bài viết đã hoàn thành ở tuần 21.

- Học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30') 1.Giới thiệu bài: (1’)

-Trong các tiết Tập làm văn từ đầu học kì II, các em đã học đáp lời chào, lời tự giới thiệu, lời cảm ơn. Tiết học hôm nay cô sẽ dạy các em biết đáp lời xin lỗi phù hợp với từng tình huống, thể hiện thái độ lịch sự, đúng mực.

Sau đó, các em sẽ sắp xếp lại thứ tự các câu văn cho sẵn để tạo thành một đoạn văn tả một loài chim.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn làm bài tập: (29’) Bài 1:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Giáo viên treo tranh minh hoạ, yêu cầu học sinh quan sát tranh và đọc lời hạ nhân vật.

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên nói về nội dung tranh.

- Giáo viên gọi 2, 3 cặp học sinh lên bảng thực hành: 1 em nói lời xin lỗi, 1 em đáp lại lời xin lỗi.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dươnghọc sinh biết nói lời xin lỗi với thái độ chân thành, đáp lời xin lỗi nhẹ nhàng và lịch sự .

- Giáo viên hỏi:

+ Trong trường hợp nào cần nói lời xin lỗi?

* Giáo dục KNS: Chúng ta nên đáp lời xin lỗi với người khác với thái độ như thế nào?

- Giáo viên nhận xét, kết hợp giáo

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh đọc yêu cầu của đề bài.

- Học sinh quan sát tranh và đọc lời hai nhân vật.

- 2 học sinh nói về nội dung tranh: Bạn ngồi bên phải đánh rơi vở của bạn ngồi bên trái, vội nhặt vở và xin lỗi bạn. Bạn này trả lời: " Không sao".

- 2, 3 cặp học sinh lên bảng thực hành: 1 em nói lời xin lỗi, 1 em đáp lại lời xin lỗi.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

+ Khi làm điều gì sai trái, không phải với người khác, khi làm phiền người khác, khi muốn người khác nhường cho mình làm trước việc gì.

- Cần thể hiện thái độ lịch sự, biết thông cảm.

- Học sinh lắng nghe.

dục KNS: Chúng ta nên đáp lời xin lỗi với người khác với thái độ lịch sự nhẹ nhàng và biết thông cảm.

Bài 2:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu và các tình huống.

- Giáo viên gọi 2 học sinh thực hành mẫu tình huống a.

- Giáo viên yêu cầu thảo luận nhóm với các tình huống b, c, d.

- Giáo viên gọi học sinh trình bày từng tình huống.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Giáo viên gọi học sih đọc yêu cầu đọc và các câu văn tả chim gáy.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ các câu văn và làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh lên trình bày trước lớp.

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập và các tình huống.

- 2 học sinh thực hành tình huống a: Nói lời đáp của em.

+ Học sinh1:Xin lỗi cho tớ đi trước một chút.

+ Học sinh 2: Mời bạn, không sao đâu, bạn cứ đi trước đi.

- Học sinh thảo luận nhóm đôi để sắm vai các tình huống b, c, d.

- Từng cặp học sinh thực hành từng tình huống:

+ Tình huống b: Không sao/ Có sao đâu/

Không có gì/ có gì đâu mà bạn phải xin lỗi.

- Không sao lần sau bạn cẩn thận hơn nhé.

+ Tình huống c: Không sao/ có sao đâu.

- Không sao lần sau bạn đừng nghịch nữa nhé.

+ Tình huống d:Không sao. Mai cũng được mà./ Mai cậu nhớ nhé.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài và các câu văn tả chim gáy.

- Học sinh đọc kĩ câu văn và làm bài vào vở bài tập.

- Học sinh lên trình bày trước lớp.

b) Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt.

d) Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc rạ.

a) Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp.

c) Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gáy cúc cù cu, làm cho cánh đồng quê thêm yên

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại bài hoàn chỉnh.

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Hôm nay chúng ta thực hành nói lời xin lỗi và tả ngắn về loài chim.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

ả.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc bài hoàn chỉnh.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = SINH HOẠT