• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đọc hiểu truyện: Lớn nhất và nhỏ nhất

Tiết 22: Từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Mở rộng vốn từ về chim chóc, biết thêm tên một số loài chim một số thành ngữ về loài chim.

2. Kĩ năng:

-Làm đúng các bài tập, luyện tập về dấu chấm dấu phẩy.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh có ý thức tự giác, luyện tập, yêu thích môn học.

* Giáo dụcBVMT: Củng cố, dặn dò.

- Các loài chim tồn tại trong môi trường thiên nhiên thật phong phú,đa dạng,trong đó có nhiều nhiều nội dung tích hợp về giáo dục bảo vệ môitrường.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh ảnh minh hoạ,bảng phụ, bút dạ, giấy khổ to viết bài tập3.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập TV, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 cặp học sinh lên bảngđặt và trả lời câu hỏi với cụm từ ở đâu.

- 2 cặp học sinh lên bảngđặt và trả lời câu hỏi với cụm từ ở đâu.

- Học sinh1: Cậu để quyển sách ở đâu?

1 2

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30') 1. Giới thiệu bài:(1’)

- Hãy kể tên một số loài chim mà em biết

?

- Để giúp các con mở rộng kiến thức về các loài chim, hôm nay lớp mình học bài Luyện từ và câu về chủ đề này.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn làm bài tập: (29’) Bài 1:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.

- Giáo viên treo tranh minh họa và giới thiệu: Đây là các loài chim thường có ở Việt Nam.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên chia lớp2 nhóm, hãy quan sát và gắn thẻ tên ứng với mỗi loài chim.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầucủa bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi tìm đúng từ thích hợp cho mỗi loài chim vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh nêu kết quả.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Học sinh 2: Mình để quyển sách trên bàn.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.

- Học sinh lắng nghe và quan sát và nhận biết từng loài chim.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- 2 nhóm cử 4 học sinh lên bảng thi tiếp sức.

1. Chào mào. 4. Cò 7. Cú mèo 2. Chim sẻ. 5. Vẹt

3. Đại bàng. 6. Sáo sậu - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Học sinh thảo luận nhóm đôi và làm bài vào vở bài tập.

- Học sinh thi đua nêu kết quả.

a) Đen như quạ.

b) Hôi như cú.

c) Nhanh như cắt.

d) Nói như vẹt.

e) Hót như khướu.

- Học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

- Giáo viên giới thiệu các thành ngữ, tục ngữ cho học sinh hiểu.

+ Đen như quạ ý nói quạ xấu.

+ Hôi như cú có nghĩa là người cú rất hôi + Nhanh như cắt ý nói chim cắt rất nhanh nhẹn, lanh lợi.

+ Nói như vẹt ý nói vẹt là loại chim chỉ lặp lại những điều người khác nói mà không hiểu.

Bài 3:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Giáo viên treo bảng phụ, gọi 1 học sinh đọc đoạn văn.

- Giáo viên hỏi:

? Khi nào ta dùng dấu chấm. Sau dấu chấm ta phải viết như thế nào?

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét - chữa bài.

C. Củng cố dặn dò: (5’)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh Chơi trò chơi: Tên tôi là gì.

- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng nói các đặc điểm của một loài chim chẳng hạn như:

- Mình tớ trắng muốt, tớ thường bơi lội dưới ao.

- Học sinh khác trả lời:

- Cậu là thiên nga./ Bạn là con vịt.

* Giáo dục BVMT: Qua phần trò chơi các con thấy các loài chim tồn tại trong môi trường như thế nào ?

-Giáo viên nhận xét, kết hợp BVMT:

Các loài chim tồn tại trong môi trường

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu của bài.

- 1 học sinh đọc đoạn văn.

- Học sinh trả lời.

+ Hết câu.

- 1 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở bài tập.

Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò . Chúng thường cùng ở, cùng ăn, cùng làm việc và cùng đi chơi với nhau . Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh tham gia chơi trò chơi.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

thiên nhiên thật phong phú,đa dạng.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TẬP VIẾT