• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng:

3.4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Tuổi bệnh nhân phân bổ rải rác từ 60 -83, tập trung chủ yếu ở độ tuổi 65 - 74, trung bình 69,2 ± 11,5 tuổi. Trong đó, tuổi trung bình nhóm can thiệp là 63,7 ± 11,7 tuổi, nhóm đối chứng là 61,1 ± 11,3 tuổi, sự khác biệt về tuổi giữa hai nhóm không có ý nghĩa thông kê (p > 0,05).

Bảng 3.22. Phân bố bệnh nhân theo giới

Giới Nhóm can thiệp Nhóm đối chứng Tổng số

n % n % n %

Nam 14 56 13 52 27 54

Nữ 11 44 12 48 23 46

Cộng 25 100 25 100 50 100

Nhận xét

Trong tổng số 50 bệnh nhân NCT, có 27 nam chiếm tỷ lệ 54% và 23 nữ chiếm tỷ lệ 46%. Sự khác nhau về tỷ lệ giữa nam và nữ ở hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

3.4.1.2. Thời gian mắc bệnh

Bảng 3.23. Thời gian mắc bệnh Thời gian

mắc bệnh

Nhóm can thiệp Nhóm đối chứng Tổng số

n % n % n %

2-5 năm 3 12 5 20 8 16

> 5 năm 22 88 20 80 42 84

Cộng 25 100 25 100 50 100

Nhận xét

Thời gian mắc bệnh từ > 5 năm gặp nhiều nhất ở cả hai nhóm, chiếm 84% các trường hợp. Sự khác nhau về thời gian mắc bệnh giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.4.1.3. Phân bố số lượng và vị trí mô quanh răng được điều trị ở hai nhóm Bảng 3.24. Phân bố loại răng và số lượng răng bị viêm quanh răng trên các

bệnh nhân

Nhóm

Số lượng răng tương ứng

Cộng Trung bình Răng

cửa

Răng hàm nhỏ

Răng hàm lớn

Nhóm can thiệp n 7 18 41 66 2.64

Nhóm đối chứng n 10 19 43 72 2.88

Tổng

n 17 37 84 138 2.76

% 20.3 28.8 60.9 100

Nhận xét

Mỗi bệnh nhân được can thiệp điều trị viêm quanh răng ở phạm vi từ 2 đến 5 răng. Số bệnh nhân có từ 2 đến 3 răng được can thiệp điều trị là nhiều nhất và chiếm tới 75% các trường hợp. Trung bình mỗi bệnh nhân được điều trị tương ứng với số răng ở nhóm can thiệp là 2,64 và nhóm đối chứng là 2,88

Các mô quanh răng được điều trị tương ứng với các vùng răng hàm nhỏ và răng hàm lớn nhiều hơn vùng răng cửa và răng nanh. Nhóm can thiệp có 41 răng thuộc các răng hàm lớn trong tổng số 66 răng, chiếm tỷ lệ 62,12%.

Nhóm đối chứng có 43 răng thuộc các răng hàm lớn, chiếm tỷ lệ 59,72%. Tỷ lệ ở vùng răng cửa trên gặp nhiều hơn răng cửa dưới ở nhóm can thiệp và ngược lại, răng cửa dưới gặp nhiều hơn ở nhóm đối chứng. Sự khác nhau về vị trí các răng giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

3.4.1.4 Mức mất bám dính của bệnh nhân 3.4.1.4.1 Mức mất bám dính theo tuổi và giới

Bảng 3.25. Mức mất bám dính trung bình theo tuổi và giới Mất bám dính

Tuổi

Số người

Số răng

Trung bình

(mm) p

60 - 64 14 43 3,88 ±1,70

< 0,01

65-74 25 52 4,25 ±2,00

>75 11 43 4,95±1,83

Nam 27 77 4,32 ±1,91 >0,05

Nữ 23 61 4,23 ±2,01

Tổng 50 138 4,31 ±1,94

Nhận xét:

Mức mất bám dính quanh răng khác nhau giữa các nhóm tuổi, tuổi càng cao thì mức mất bám dính quanh răng càng lớn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Mức mất bám dính quanh răng trung bình các bệnh nhân nam là 4,32mm cao hơn không nhiều so với ở bệnh nhân nữ là 4,23 mm. Không thấy có sự khác biệt về mức mất bám dính quanh răng giữa hai giới nam và nữ với p>0,05.

3.4.1.4.2. Mức mất bám dính theo vùng răng

Biểu đồ 3.6. Mức mất bám dính theo vùng răng Nhận xét:

Mức mất bám dính quanh răng ở vùng răng hàm cao hơn vùng răng cửa, vùng răng hàm lớn cao hơn vùng răng hàm nhỏ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

3.4.1.5. Độ sâu túi quanh răng của bệnh nhân 3.4.1.5.1 Độ sâu túi quanh răng theo tuổi và giới

Bảng 3.26. Độ sâu túi quanh răng trung bình theo tuổi và giới Độ sâu túi QR

Tuổi và giới

Số người

Số răng Trung bình

(mm) p

60-64 14 43 4,17±1,17

< 0,01

65-74 25 52 4,64 ±1,93

>75 11 43 4,91±1,34

Nam 27 77 4,69 ±1,42 > 0,05

Nữ 23 61 4,40 ±1,91

Tổng 50 138 4,44 ±1,67

4,1 4,15 4,2 4,25 4,3 4,35 4,4 4,45

Răng cửa Răng hàm nhỏ Răng hàm lớn 4,22

4,33

4,41

Nhận xét:

Độ sâu túi quanh răng khác nhau giữa các nhóm tuổi, tuổi càng cao thì độ sâu túi quanh răng càng lớn. Sự khác biệt về độ sâu túi quanh răng giữa các nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Độ sâu túi quanh răng ở các bệnh nhân nam là 4,69 mm cao hơn không nhiều so với ở bệnh nhân nữ là 4,40 mm. Không thấy có sự khác biệt về độ sâu túi quanh răng giữa hai giới nam và nữ với p>0,05.

3.4.1.5.2. Độ sâu túi quanh răng theo vùng răng

Biểu đồ 3.7. Độ sâu túi quanh răng theo vùng răng Nhận xét:

Độ sâu túi quanh răng ở vùng răng cửa thấp hơn vùng răng hàm, vùng răng hàm trên thấp hơn vùng răng hàm dưới. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5

Răng cửa Răng hàm nhỏ Răng hàm lớn

3.93 4.25

4.85

3.4.1.5.3 Phân loại độ sâu túi quanh răng theo tuổi và giới

Bảng 3.27. Phân loại độ sâu túi quanh răng theo tuổi và giới Độ sâu túi QR

Tuổi và giới

0 -3mm

3 -5 mm

60-64 3 40

65-74 3 49

>75 1 42

Nam 5 72

Nữ 2 59

Tổng 7 131

Nhận xét:

Độ sâu túi quanh răng chủ yếu ở các bệnh nhân NCT chủ yếu là 3-5mm, chiếm tỷ lệ 94,9%, không có sự khác biệt giữa độ sâu túi quanh răng theo tuổi và giới

3.4.1.6. Dạng tiêu xương ổ răng trước điều trị

Bảng 3.28. Dạng tiêu xương ổ răng ở hai nhóm trước điều trị Dạng tiêu xương Nhóm can thiệp Nhóm đối chứng

p

n % n %

Tiêu ngang 52 78.88 51 72,72 >0,05

Tiêu chéo 14 21,12 21 27,28 >0,05

Cộng 66 100 72 100

Nhận xét:

Dạng tiêu xương ngang gặp nhiều hơn ở cả hai nhóm với tỷ lệ 78,78% ở nhóm can thiệp và 72,72% ở nhóm đối chứng. Sự chênh lệch về tỷ lệ giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).