• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Nghiên cứu can thiệp:

2.2.3. Các bước tiến hành điều trị

Các bệnh nhân được điều trị khởi đầu thường quy theo phác đồ điều trị viêm quanh răng gồm hướng dẫn vệ sinh răng miệng, lấy cao răng và xử lý bề mặt chân răng, loại bỏ những yếu tố trực tiếp và gián tiếp gây bệnh và điều trị toàn thân. Đây là bước điều trị sơ khởi, còn gọi là pha vệ sinh. Pha này rất

Bệnh nhân viêm quanh răng

Đủ tiêu chuẩn lựa chọn

Chia ngẫu nhiên

Nhóm 2

Lấy cao răng + nạo dưới lợi Nhóm 1

Lấy cao răng + nạo dưới lợi + chiếu Laser

Điều trị duy trì

Đánh giá kết quả

24 tng

quan trọng để đánh giá đáp ứng của người bệnh cũng như khả năng hợp tác của người bệnh trong việc tự chăm sóc răng miệng và kiểm soát mảng bám răng. Việc hướng dẫn vệ sinh răng miệng được nhắc lại cho tới khi bệnh nhân đạt được chỉ số mảng bám ở mức dưới 1 thì mới tiến hành điều trị tiếp theo.

2.2.3.2. Điều trị can thiệp

* Nhóm can thiệp:

Các bệnh nhân nhóm này được tiến hành điều trị xử lý bề mặt chân răng và lấy bỏ các tổ chức bệnh lý bằng kỹ thuật nạo dưới lợi. Đây là phương pháp nạo kín trong phẫu thuật quanh răng.

Quy trình điều trị gồm các bước như sau [7], [32]:

- Gây tê tại chỗ bằng Lidocain 2%, loại có pha thuốc co mạch.

- Lấy sạch cao răng và xử lý bề mặt chân răng bằng máy siêu âm và dụng cụ cầm tay. Đưa dụng cụ vào túi lợi đến mức khớp với đáy túi phía thành trong túi lợi và kéo lên phía trên, dọc theo tổ chức mềm và thường nạo theo hướng ngang, thành của túi lợi được đỡ ở phía ngoài bằng áp lực ngón tay nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương tổ chức lành. Nạo bỏ toàn bộ những lớp tế bào biểu mô, tổ chức liên kết viêm mạn tính và tổ chức hạt trong túi quanh răng. Khi nạo dưới lợi, lấy bỏ các tổ chức bám dính ở đáy túi và mào xương ổ răng. Kết hợp với máy siêu âm để làm sạch các tổ chức bệnh lý còn dính vào bề mặt chân răng và xương ổ răng.

- Bơm rửa kỹ bằng dung dịch nước muối sinh lý nhiều lần để lấy đi các chất cặn

- Sử dụng máy AMD Laser chiếu Laser Diode vào túi lợi bệnh lý, mỗi lần chiếu gồm 2 bước:

1. Giảm vi khuẩn ( đầu chưa kích hoạt, 30s, 1,5W) 2. Kích thích tái sinh mô ( đầu đã kích hoạt, 30s, 0,5W)

Lặp lại sau mỗi 1 tuần, duy trì 4 lần chiếu [7].[53]

* Nhóm đối chứng:

Chỉ làm kỹ thuật nạo túi lợi đơn thuần

Hình 2.6: Nạo túi lợi kín [7]

Hình 2.7: Đưa đầu laser chưa kích hoạt vào túi lợi [7]

Hình 2.8: Đưa đầu đã kích hoạt đầu Laser [7]

2.2.3.3. Chăm sóc và điều trị duy trì - Thuốc và chăm sóc sau điều trị:

Cho bệnh nhân uống kháng sinh, giảm đau và chống viêm. Hướng dẫn bệnh nhân súc miệng bằng dung dịch Givalex 2-3 lần hàng ngày trong 2 tuần, không chải răng và nhai vào vùng phẫu thuật.

- Hẹn bệnh nhân tái khám sau mỗi 3 tháng để đánh giá tình trạng vệ sinh răng miệng, loại bỏ cao răng và kiểm soát mảng bám răng [7],[27].

2.2.3.4. Đánh giá và theo dõi sau điều trị

Nhận xét tình trạng nhiễm trùng, tình trạng quanh răng và các diễn biến bất thường sau điều trị

Các số liệu sau đây được ghi nhận tại các thời điểm trước điều trị, sau điều trị 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng:

- Tình trạng vệ sinh răng miệng, chỉ số lợi, độ lung lay răng - Độ sâu túi quanh răng và mức mất bám dính trên lâm sàng.

Độ sâu thăm dò của túi quanh răng được xác định là khoảng cách từ bờ viền lợi đến đáy túi quanh răng. Dùng một lực nhẹ khoảng 25 gram áp vào, đầu thăm dò đi tới tận đáy của túi. Khi lợi bình thường, rãnh lợi sâu khoảng 0,5-lmm. Nếu có viêm, đầu thăm dò có thể xuyên qua lớp biểu mô, qua mô thâm nhiễm và mô liên kết nhiều mạch máu cho tới khi gặp các sợi collagen bám vào lớp xi măng chân răng. Do vậy, “độ sâu thăm dò” phụ thuộc vào mức độ lành hay bệnh của mô quanh răng. Độ sâu thăm dò có thể lớn hơn độ sâu túi thực tế. Vì lý do này nên nói “độ sâu thăm dò” chính xác hơn độ sâu túi. [27], [40]. Cần phân biệt túi quanh răng với túi lợi hay túi lợi giả khi có gia tăng độ sâu rãnh lợi nhưng không có mất bám dính.

Độ sâu túi quanh răng tính bằng mi-li-met được đo ở 4 vị trí mỗi răng, bao gồm vị trí giữa mặt ngoài (mặt môi hay mặt má), vị trí giữa mặt trong

(mặt lưỡi hay mặt vòm miệng) và vị trí mặt bên phía ngoài ở vùng tiếp xúc giữa 2 răng. Các răng hàm lớn hàm dưới đo ở vị trí giữa phía ngoài và phía trong chân gần và vị trí gần-xa của mặt ngoài ở vùng tiếp xúc. Các răng hàm lớn hàm trên đo ở vị trí giữa mặt phía trong của chân trong, vị trí giữa ngoài và gần ngoài của chân gần và vị trí xa ngoài của chân xa. Không đo ở các vị trí phân nhánh chân răng.

Mức mất bám dính là khoảng cách từ đáy túi đến ranh giới men-xương răng được đo ở các vị trí đo độ sâu túi quanh răng. Việc xác định ranh giới này trên lâm sàng đôi khi gặp khó khăn, đặc biệt ở những răng bị mòn ngót cố răng, lợi phì đại che phủ một phần thân răng, hoặc có hàn phục hồi hay bờ viền phục hình không đúng vị trí.

Hình 2.9. Cách đo độ sâu thăm dò trên lâm sàng ở vị trí gần ngoài Thăm dò bằng cách đưa đầu cây thăm dò dọc theo chân răng dưới lợi viền với một lực nhẹ sao cho tránh đi quá lớp biểu mô đáy túi hoặc gây đau. Luôn giữ đầu thăm dò đi sát với bề mặt chân răng và thẳng góc với bờ của lợi viền.

- Mức độ tiêu xương ổ răng:

Phim X-quang cận chóp với kỹ thuật côn dài song song được dùng để đánh giá mức độ tổn thương xương, hình thái của mào xương tại các thời điểm nghiên cứu. Các giá trị tính bằng mi-li-met. Mức độ tiêu xương ổ răng được tính dựa trên khoảng cách từ đáy tổn thương xương đến ranh

giới men-xương răng tại các thời điểm thăm khám. Nghiên cứu này chỉ đánh giá mức tiêu xương ổ răng theo chiều gần và xa ở mặt bên mỗi răng trên phim sau ố răng.

Hình 2.10. Phim Xquang cận chóp