• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH ĐÊM HÀ

3.1. Đặc điểm lễ hội 1000 năm Thăng Long Hà Nội

3.1.2. Đặc điểm về khách

tiếp họ thật chu đáo. Trong đó ngoài việc chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội thì xây dựng sản phẩm du lịch mới và độc đáo sẽ để phục vụ khách du lịch nớc ngoài tới Hà Nội là một điều không thể thiếu.

thể xác định được sẽ có khoảng bao nhiêu khách du lịch sẽ tới Hà Nội thông qua hàng trăm đại lý du lịch lữ hành khác tại Hà Nội và các tỉnh thành khác trong cả nớc nh Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tuy niên lúc này có thể khẳng định được rằng số lượng khách du lịch nội địa sẽ tới Hà Nội trong dịp này là rất đông với đủ mọi lứa tuổi thành phần như học sinh, sinh viên, công chức, giáo viên, cựu chiến binh...nhưng tất cả đều sẽ có chung một đặc điểm là quan tâm tới sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc và sẽ sẵn sàng ở lại Hà Nội các đêm diễn ra Đại lễ.

Ngoài số lượng khách nội địa lớn được dự báo sẽ tới Hà Nội trong thời gian diễn ra Đại lễ 1000 năm Thăng Long, điều khá đặc biệt khác mà mọi người rất đang quan tâm là khách đến dự đại lễ là khách nước ngoài sẽ tới Hà Nội sẽ tăng nhiều so với các sự kiện lớn khác là các khách mời đến từ nhiều quốc gia trên thế giới và nhiều du khách đi theo tour du lịch, du khách đi du lịch tự do.

Hà Nội sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng đón số lượng du khách nước ngoài rất lớn.

Đón khách dịp thủ đô tổ chức Đại lễ được xem là một trong nhiều công việc quan trọng của BTC. Hơn thế, để đảm bảo sự thành công trong công tác tổ chức của thành phố chủ nhà, công việc này cần phải được chuẩn bị sớm.

Theo BTC, cho đến thời điểm này, thành phố Hà Nội đã lên danh sách 132 đoàn khách quốc tế được mời bao gồm các thủ đô, thành phố có quan hệ hợp tác với Hà Nội cũng như một số tổ chức quốc tế. Đứng đầu danh sách là khách mời khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là đoàn Trung Quốc với các đại diện đến từ Bắc Kinh, Quảng Tây, Thiên Tân, Thượng Hải, Hong Kong, Quảng Đông, Hải Nam, Vân Nam, Đài Bắc. Nhật Bản xếp thứ hai với các đoàn Tokyo, Hiroshima, Yokohama, Fukoaka, Nara. Lào có hai thành phố được mời là Viêng – chăn và Luoongphrabăng; Campuchia cũng có hai thành phố là Phnôm Pênh và sihanuc trong danh sách mời.

Tại các châu lục khác như châu Âu, Mỹ..cũng có hàng chục thành phố là thủ đô hay thành phố đã có hợp tác với Hà Nội nằm trong danh sách mời. Đối với các tổ chức quốc tế, đến nay BTC cũng đã lên danh sách khách mời khoảng 24 tổ chức như: Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc

(UNESCO); Chơng trình phát triển Liên Hợp Quốc ( UNDP), Ngân hàng thế giới (WB); Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Quỹ nông lương Liên Hợp Quốc (FAO)...

Ngoài ra còn rất nhiều các quốc gia khác cũng được mời như : Singapore, Myanmar, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Brunei, úc, New zealand, ấn Độ, Kazakhtan, Mông Cổ, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên đều trong danh sách mời. Tuy nhiên đến thời điểm này BTC vẫn chưa chốt được danh sách khách mời. Hiện tại đã có tới hơn 100 quốc gia không chỉ đăng ký tham dự mà còn mang đến nhiều hoạt động trong dịp này.

Nhìn sơ bộ vào các điều trên có thể thấy được rằng thành phần khách mời quốc tế tới dự đại lễ cũng không kém phần đa dạng và phức tạp với nhiều quốc gia, nhiều tôn giáo, nhiều thói quen sinh hoạt, độ tuổi...khác nhau khiến việc chuẩn bị đón tiếp các vị khách mời quốc tế này của thành phố chủ nhà lại càng thêm khó khăn và yêu cầu cẩn thận hơn rất nhiều. Điều lo ngại đặt ra là họ sẽ ăn ở đâu, ngủ ở đâu, như thế nào..điều đó hoàn toàn có cơ sở bởi lẽ việc lo ăn ở cho số lượng khách mời lớn trong đó có nhiều quan chức cao cấp cần phải có thời gian dài để chuẩn bị. Thứ hai, các khách sạn( đợc giao đảm nhận nơi nghỉ của khách) cũng đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về thời gian lu trú, số lượng khách, giá cả để họ xây dựng kế hoạch kinh doanh. Dự kiến lượng khách du lịch trong n-ước và quốc tế dồn về Hà Nội vào tháng cao điểm( tháng 10) sẽ tạo áp lực cho nhiều khách sạn cao cấp. Ngày 12/3/2010 UBND TP Hà Nội đã có văn bản gửi Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty phát triển du lịch Làng Nghi Tàm và TGĐ khách sạn Intercontinetal cũng nh giám đốc 3 nhà khách Chính Phủ. Văn bản nêu rõ

“... Thành phố Hà Nội đợc Chính Phủ giao cho tổ chức Đại lễ kỷ niệm từ ngày 1 đến ngày 10/10/2010...” trong đó, Hà Nội sẽ đón tiếp lãnh đạo hơn 70 quốc gia, các đoàn ngoại giao nước ngoài, lãnh đạo thủ đô các nước.

Với giá trị to lớn của thủ đô 1000 năm tuổi, đối với các vị khách mời quốc tế thì đây là dịp để họ được tận hưởng không khí của thời khắc Hà Nội 1000 năm tuổi, đồng thời được giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của họ, để mở

rộng giao lưu văn hóa và góp phần làm phong phú cho ngày Đại lễ. Các nước sẽ mang đến nhiều hoạt động như biểu diễn nghệ thuật, giới thiệu ẩm thực, tổ chức triển lãm và xúc tiến các hoạt động thương mại...Các hoạt động trên tất yếu sẽ tác động thêm vào việc thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài n-ước. Ngoài các đoàn khách quốc tế đến từ hàng trăm quốc gia có tên chính thức trong danh sách khách mời. Việt Nam hiện nay cũng đang có những chính sách khuyến khích nhập cảnh đối với du khách quốc tế khiến cho lượng du khách quốc tế trên thế giới sẽ đến Hà Nội chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể và cũng sẽ rất đa dạng về số lượng và thành phần, từ nhiều quốc gia khác nhau.

Ngoài ra, có một thành phần khách nữa sẽ nhập cảnh vào Việt Nam đáng kể đến nữa đó chính là những người khách quốc tế gốc Việt, những kiều bào từ nước ngoài trong dịp diễn ra sự kiện lịch sử của quê hơng cũng sẽ về với số lượng lớn. Bởi lẽ gần đây Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích họ về với quê hơng và cũng đã có rất nhiều khách du lịch là kiều bào đã về thăm Việt Nam nơi họ sinh ra. Hơn nữa đây là dịp kỷ niệm hiếm có của quê hương, có ý nghĩa lịch sử, xã hội vô cùng to lớn, đưa mọi ngời lại gần nhau hơn, không có lí do nào họ có thể bỏ lỡ, không muốn tham dự.

3.1.3. Đặc điểm về các hoạt động trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long