• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH ĐÊM HÀ

3.2. Các đề xuất sản phẩm du lịch đêm Hà Nội

3.2.5. Đ êm Sông Hồng

Nhìn về sông Senine của thủ đô Paris( Pháp) khó có ai không ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lung linh của nó khi nằm giữa thủ đô Paris tráng lệ. Không phải ngẫu nhiên mà đôi bờ sông Senine, chảy giữa thủ đô Paris hoa kệ của Pháp lại đ-ược xếp vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 1991. Đây cũng là trường hợp hiếm hoi mà tổ chức quốc tế này “phong thánh” cho đôi bờ một con sông.

Sông Senine là một con sông đợc khai thác cách đây 2500 năm, khi những ngời Pháp đầu tiên đến Paris là đến khai phá đảo Cite nằm giữa sông. Từ bấy đến nay, đôi bờ sông đoạn chảy qua Paris đã trở thành hòn ngọc lung linh, góp phần không nhỏ tạo nên sự hấp dẫn của thành phố mỗi năm có tới hơn 30 triệu khách du lịch tới đây. Về mặt tự nhiên thì sông cũng như bao dòng sông khác ở Châu Âu , cũng với vẻ đẹp xanh lục, chảy hiền hòa nhưng có lợi thế là nằm chính giữa và chia thủ đô Pháp làm đôi bờ Nam, Bắc. Paris đã biết tận dụng cái lợi thế này và coi 2 bờ sông Senine là “mặt tiền” để khoe nhiều kiến trúc đẹp trên khoảng 14km sông chảy qua thủ đô.

Từ dòng sông Seine của Paris, chúng ta hãy thử suy ngẫm về dòng sông Hồng với đoạn chảy qua thủ đô Hà Nội. Có vẻ như sông Hồng tại Hà Nội có

một điểm tương đồng khá thú vị, từ lâu Hà Nội đã là thành phố lớn nằm bên bờ sông Hồng trên vùng đồng bằng trù phú và nổi tiếng từ lâu đời.

Hiện nay du lịch sông Hồng đang là điều quan tâm lớn của nhiều nhà làm du lịch và các nhà quy hoạch du lịch. Vậy tại sao chúng ta không thử nhìn qua lăng kính văn hóa, lịch sử và nghệ thuật của một con sông đã thành danh, sông Senine để biết đâu có thể rút ra được một vài kinh nghiệm giúp dòng sông Hồng trở nên đẹp hơn.

Nói về sông Hồng, Người Hà Nội cổ đã biết khai thác sông Hồng sớm hơn ngời Paris khai thác sông Senine hơn 1000 năm. Sông Hồng đã từng là một con sông huyết mạch giao thông quan trọng nhất trong thời cổ đại. Khi đó, sông Hồng có thể nói là một mặt tiền giao thơng. Đến thời trung đại và cận đại, sông Hồng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong các cửa ô vào Kinh Thành, có nhiều cửa ô là bến sông, tuy nhiên nay chỉ còn lại dấu tích ô Quan Chởng. Khi Lý Công Uẩn lập đô ở Thăng Long cũng dẫn đoàn tùy tùng cập bến ở sông Hồng.

Khi thực dân pháp tiến chiếm Hà Nội cũng từ sông Hồng mà vào. Nói thế để biết rõ ràng sông Hồng đối với Hà Nội rất quan trọng trong lịch sử. Sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội là con sông lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ n-ước.Nhưng cùng với sự phát triển của giao thông hiện đại, sông Hồng đã thiếu được quan tâm. Chúng ta so sánh sông Hồng và sông Senine không phải để làm sông Hồng giống với sông Senine mà chúng ta có thể học được từ đó những gì cần thiết phải làm ngay lúc này và tương

lai xa hơn. Sông Hồng là một trong số ít những con sông chảy qua thủ đô và có bề dày lịch sử lâu đời như đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội. Vì thế chúng ta cần phải làm ngay lúc này là làm đẹp sông Hồng và trong tương lai xa, hãy biến sông

Hồng trở lại thành dòng sông tấp nập người qua lại, không chỉ là giao thương mà còn là hàng ngàn khách du lịch qua lại trên dòng sông này để du khách khi

tới Hà Nội không chỉ đến với Hà Nội 36 phố phường mà còn đến với du lịch sông Hồng giữa thủ đô Hà Nội.

Trong tương lai gần, khi Hà Nội chuẩn bị tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, khóa luận xin đề xuất ý tưởng du lịch đêm sông Hồng để mong muốn góp phần nhỏ bé trong việc xây dựng sản phẩm du lịch tại thủ đô và làm đẹp sông Hồng. Với việc trong thời gian diễn ra Đại lễ 1000 năm Thăng Long, dự kiến sẽ có rất nhiều du khách trong và ngoài nước tập trung về Hà Nội.

Nếu du khách đổ về nội thành quá đông thì điều đó cũng sẽ gây nhiều khó khăn trong việc du khách lựa chọn điểm đến du lịch, đi đâu, làm gì vào ban ngày. Nếu như các năm khác tổ chức sự kiện lớn tại Hà Nội chúng ta đã vô tình bỏ qua thời gian mà khách có thể tham quan về đêm. Có rất ít tour du lịch đưa khách đi tham quan vào thời gian thành phố trở nên yên lặng hơn, giao thông đi lại thuận tiện hơn, không có tắc đường, chỉ có thủ đô cổ kính trong ánh đèn. Vì thế, thiết nghĩ rằng tại sao trong dịp kỷ niệm thủ đô 1000 năm tuổi chúng ta không tổ chức một đêm du lịch sông Hồng cho du khách. Du khách tới Hà Nội sẽ không tập trung quá nhiều tại khu vực trung tâm thành phố nữa mà sẽ tỏa ra khu vực sông Hồng, sẽ tránh được sự quá tải về dịch vụ tại khu vực trung tâm. Nếu tổ chức muộn hơn thì du khách nhất là du khách nước ngoài cũng sẽ sẵn sàng tới đây bởi khi từ một đất nước khác tới Hà Nội thì chắc chắn họ sẽ có tâm lí không muốn bỏ qua bất cứ hoạt động nào nơi đây. Vào thời gian diễn ra đại lễ Hà Nội cần có kế hoạch thắp sáng và để hiệu ứng đèn đặc biệt tại 5 cây cầu lớn bắc qua sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội là cầu Long Biên, Chương Dương, Thăng Long, Vĩnh Tuy, Thanh Trì để du khách có thể ngắm cảnh sông Hồng từ 5 cây cầu đó.

Sản phẩm du lịch đêm Sông Hồng là tour du lịch cho khách đi ngắm cảnh hai bên bờ sông Hồng về đêm dới những ánh sáng được thắp sáng hai bên bờ sông làm tăng thêm vẻ đẹp lấp lánh của mặt nước sông Hồng. Có thể khảo sát và huy động một số tàu, thuyền máy và ca nô ở một số nơi như Hạ Long về đây phục vụ trong 10 ngày cao điểm diễn ra Đại lễ 1/10- 10/10/2010. Sản phẩm du lịch đêm Sông Hồng nữa đó là buổi biểu diễn nghệ thuật có bắn pháo hoa trên

sông Hồng. Chúng ta có thể mời các nghệ sĩ hát chèo, quan họ Bắc Ninh trên sông Hồng ngay dưới đoạn sông sát cầu Long Biên. Biến cầu Long Biên thành chiếc cầu dành cho khách dạo bộ hóng mát gió sông Hồng. Nếu có thể học tập kinh nghiệm hát ca Huế trên thuyền rồng thả trôi sông Hương của Huế để tương lai chúng ta có thể tổ chức đa du khách đi ngắm cảnh dọc sông Hồng và thưởng thức các làn điệu dân ca trên thuyền thì cũng sẽ là một điều rất đặc biệt và mới.

Khi Hà Nội làm được những được điều này thì sản phẩm du lịch đêm Sông Hồng sẽ trở thành một điểm nhấn rất đẹp trong chương trình kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và trong hệ thông sản phẩm du lịch thủ đô.

Trong tơng lai xa hơn, sẽ là công việc của các nhà quy hoạch nhưng đối với sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội thì việc không quy hoạch, cải tạo và xây dựng một số các công trình lớn, hiện đại có giá trị lịch sử và xứng tầm quốc gia thì thật là uổng phí và đáng trách đối với mỗi cá nhân thủ đô. Việc xây dựng thêm một số cây cầu lớn, hiện đại trong quá trình quy hoạch bắc qua sông Hồng sẽ vừa là viêc làm tạo cảnh quan vừa giải quyết được việc lưu thông một lượng xe lớn qua lại giúp giảm tình trạng tắc đường tại thành phố. Và với một bề dày lịch sử như đoạn sông Hồng chảy qua thủ đô thì việc nên xây dựng một số tượng đài lớn mang ý nghĩa lịch sử thiết nghĩ là một điều chúng ta nên làm. Hy vọng vào tương lai của sông Hồng không xa sẽ được nhiều ngời biết đến hơn nữa.