• Không có kết quả nào được tìm thấy

bài tập.

- Yêu cầu học sinh làm bài - Gọi HS báo cáo

- GV nhận xét chốt lại 3, Củng cố dặn dò(4’)

- GV hệ thống lại nội dung bài - GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò:

---BUỔI CHIỀU

Tiết 1: Địa lý

- Trong bài học địa lí hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về đất và rừng ở nước ta.

* Hoạt động 1: Các loại đất chính ở nước ta (10’)

- - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân - - GV gọi 1 HS lên bảng làm bài.

- GV yêu cầu HS cả lớp đọc và nhận xét sơ đồ bạn đã làm.

- GV nhận xét, sửa chữa để hoàn chỉnh sơ đồ như trên

- GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ, trình bày về các loại đất chính ở nước ta xét kết quả trình bày của HS..

- GV kết luận: Nước ta có nhiều loại đất nhưng chiếm phần lớn là đất phe - ra - lít có màu đỏ hoặc đỏ vàng, tập trung ở vùng đồi, núi. Đất phù sa do các con sông bồi đắp rất màu mỡ, tập trung ở đồng bằng.

* Hoạt động 2: sử dụng đất một cách hợp lí (7’)

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các em thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:

? Đất có phải là tài nguyên vô hạn không? Từ đây em rút ra kết luận gì về việc sử dụng và khai thác đất?

+ ? Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo, bồi bổ, bảo vệ đất thì sẽ gây cho đất các tác hại gì?

? Nêu một số cách cải tạo và bảo vệ đất mà em biết.

- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận và nhận xét.

- +

- Đọc SGK và hoàn thành sơ đồ về các loại đất chính ở nước ta

+ - Kẻ sơ đồ theo mẫu vào vở +

- 1 HS lên bảng hoàn thành sơ đồ GV đã vẽ.

- HS nêu ý kiến bổ sung.

- HS cả lớp theo dõi và tự sửa lại sơ đồ của mình trong vở (nếu sai).

- 2 HS ngồi cạnh nhau trình bày cho nhau nghe.

- Làm việc theo nhóm, từng em trình bày ý kiến của mình trong nhóm.

+ - Đất không phải là tài nguyên vô hạn mà là tài nguyên có hạn. Vì vậy, sử dụng đất phải hợp lí.

+ - Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo đất thì đất sẽ bị bạc màu, xói mòn, nhiễm phèn, nhiễm mặn,...

+ Các biện pháp bảo vệ đất:

Bón phân hữu cơ, phân vi sinh trong trồng trọt.

Làm ruộng bậc thang ở các vùng đồi, núi để tránh đất bị xói mòn.

Thau chu, rửa mặn ở các vùng đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

 Đóng cọc, đắp đê,... để giữ đất không bị sạt lở, xói mòn...

- 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp, các bạn

* Hoạt động 3:các loại rừng ở nước ta (8’)

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân.

Quan sát các hình 1, 2, 3 của bài, đọc SGK và hoàn thành sơ đồ về các loại rừng chính ở nước ta

- GV hướng dẫn từng nhóm HS. (Nhắc HS quan sát kĩ hình 2, 3 để tìm đặc điểm của các loại rừng).

- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét, bổ sung ý kiến cho HS để có câu trả lời hoàn chỉnh.

- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau dựa vào sơ đồ để giới thiệu về các loại rừng ở Việt Nam, sau đó gọi 2 HS lần lượt lên bảng vừa chỉ trên lược đồ và trình bày GV nhận xét

- KL: Nước ta có nhiều loại rừng, nhưng chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. Rừng rậm nhiệt đới chủ yếu tập trung ở vùng đồi núi, rừng ngập mặn ven biển.

Hoạt động 4: Vai trò của rừng

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

+ Hãy nêu các vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người?

+ Tại sao chúng ta phải sử dụng và khai thác rừng hợp lí?

nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.

-

- 2 HS lên chỉ và giới thiệu về rừng VN

- HS làm việc theo nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS cùng trao đổi trả lời câu hỏi, sau đó ghi kết quả vào phiếu bài tập.

+ các vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất:

 Rừng cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ.

 Rừng có tác dụng điều hoà khí hậu

 Rừng giữ cho đất không bị xói mòn

 rừng đầu nguồn giúp hạn chế lũ lụt

 Rừng ven biển chống bão , cát, bảo vệ đời sống các vùng ven biển

+ Tài nguyên rừng là có hạn, không được sử dụng, khai thác bừa bãi sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này.

+ Em biết gì về thực trạng của rừng nước ta hiện nay?

+ Để bảo vệ rừng. Nhà nước và nhân dân cần làm gì?

+ Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng?

- GV tổ chức cho các nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét kết quả làm việc của HS,

Việc khai thác rừng bừa bãi ảnh hưởng xấu đến môi trường, tăng lũ lụt , bão...

+ HS trình bày các thộng tin đã sưu tầm được :

 Những vùng rừng bị bị phá nhiều và nguyên nhân gây ra.

 Những vùng rừng được trồng mới

 Những khu rừng nguyên sinh của nước ta.

+ Nhà nước cần ban hành luật bảo vệ rừng, có chính sách phát triển kinh tế cho nhân dân vùng núi, tuyên truyền và hỗ trợ nhân dân trồng rừng.

+ Nhân dân tự giác bảo vệ rừng, từ bỏ các biện pháp canh tác lạc hậu như phá rừng làm nương rẫy...

+ HS nêu theo các thông tin thu nhập được ở địa phương.

- Mỗi nhóm HS trình bày về một trong các vấn đề nêu trên, các nhóm khác theo dõi và bổ sung cho nhóm bạn.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS, nhóm HS tích cực hoạt động, sưu tầm được nhiều thông tin để xây dựng bài, sau đó phận tích thêm: Rừng nước ta bị tàn phá nhiều. Tình trạng mất rừng do khai thác bừa bãi, đốt rừng làm rẫy, cháy rừng,... đã và đang là mối đe loạ lớn với cả nước, không chỉ về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của con người. Do đó, trồng rừng và bảo vệ rừng là nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước và mỗi người dân.

- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị tiết ôn tập.

---Tiết 2: Kể chuyện

Tiết 6: LUYỆN TẬP: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU

a. Kiến thức

- Biết kể lại một câu chuyện ( mẩu chuyện ) đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.

- HS trao đổi với bạn để hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

b. Kĩ năng

- Chăm chú nghe bạn kể, biết nhận xét lời kể của bạn.

c. Thái độ

- HS có ý thức chuẩn bị bài chu đáo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng lớp ghi sẵn đề bài, có mục gợi ý 3.

- Học sinh sưu tầm câu chuyện ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Gv nhận xét, đánh giá

B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: (1’)Trực tiếp 2, Hướng dẫn kể chuyện(25’) a, Tìm hiểu đề bài

- Gọi hs nhắc lại đề bài.

- GV hỏi: Các em đã đựoc học ở tiết trước về lại kể một câu chuyện đã được nghe, được đọc, ca ngợi hoà bình chống chiến tranh, giờ học hôm nay các em tiếp tục luyện kể câu chuyện theo yêu cầu đó.

- GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng:

+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề: 4 điểm

+ Câu chuyện ngoài SGK: 1 điểm + Cách kể: Hay, hấp dẫn, phối hợp với điệu bộ cử chỉ: 2 điểm.

+ Nêu đúng ý nghĩa của chuyện: 2 điểm.

+ Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn: 1 điểm.

b, kể trong nhóm

- GV chia hs thành nhóm, yêu cầu các em kể câu chuyện của mình trong nhóm.

- GV đi giúp đỡ từng nhóm, chú ý nhắc các em phải kể chuyện có đầu, có cuối và phải nêu suy nghĩ của mình về việc làm đó.

- Gợi ý cho hs các câu hỏi trao đổi về nội dung truyện:

+ Trong câu chuyện, bạn thích nhân vật nào? Vì sao ?

+ Chi tiết nào trong truyện bạn cho là hay nhất?

+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

- Tổ trưởng các nhóm báo cáo .

- 2 hs đọc thành tiếng đề bài.

- Đề bài yêu cầu kể một câu chuyện đã được nghe, được đọc, ca ngợi hoà bình chống chiến tranh.

- 2 bàn hs tạo thành 1 nhóm cùng kể chuyện nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Nêu câu hỏi nhờ gv giải đáp khi có khó khăn.

+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào với phong trào yêu hoà bình chống chiến tranh?

c, Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của chuyện.

- Tổ chức cho hs thi kể chuyện trước lớp

- GV ghi nhanh lên bảng: tên truyện, xuất xứ, ý nghĩa, giọng kể, trả lời/đặt câu hỏi của từng học sinh vào các cột trên bảng.

- Gọi hs nhận xét bạn kể chuyện.

- GV nhận xét tuyên dương, ghi điểm cho HS kể tốt.

3, Củng cố, dặn dò(4’) - GV nhận xét tiết học - Dặn dò

- 7 - 10 HS thi kể, hs khác lắng nghe để hỏi lại bạn. HS thi kể cũng có thể hỏi lại bạn tạo không khí sôi nổi hào hứng.

- HS nhận xét nội dung chuyện và cách kể chuyện của bạn.

---Tiết 3: TANN

GV trung tâm dạy

---Ngày soạn: 15/10/2019

Ngày giảng:Thứ sáu ngày 18 tháng 10 năm 2019 Tiết 1: Toán

Tiết 30: LUYỆN TẬP CHUNG