• Không có kết quả nào được tìm thấy

a. Kiến thức

- Biết viết đúng một lá đơn theo đúng quy định và trình bày đầy đủ nguyện vọng trong đơn.

b. Kĩ năng

- HS biết trình bày đúng một lá đơn.

c. Thái độ

- Yêu thích môn học.

* Các kĩ năng được giáo dục trong bài

- Ra quyết định( làm đơn trình bày nguyện vọng) - Hợp tác (cùng tìm kiếm số liệu thông tin)

- Thuyết trình kết quả tự tin II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ(5’)

- GV thu chấm vở của 3 học sinh phải viết lại bài văn tả cảnh.

- GV thu, chấm vở của 3 học sinh phải làm lại bảng thống kê kết quả học tập trong tuần của tổ.

- GV nhận xét ý thức làm bài, chất lượng bài làm của học sinh.

B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: (1’) trực tiếp

- 2 hs đứng tại chỗ đọc đoạn văn, cả lớp theo dõi, nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

2, Hướng dẫn học sinh làm bài tập (25’)

* Bài tập 1: SGK/59 - Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Gọi HS đọc đoạn văn.

? Nêu ý chính của của từng?

- Giới thiệu: Vì sao chúng ta cần có đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, các em cùng đọc bài văn Thần chết mang tên bảy sắc cầu vồng để biết sự cần thiết đó.

- GV lần lượt hỏi học sinh:

? Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì?

? Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân bị chất độc da cam?

? Ở địa phương em có người bị nhiễm chất độc màu da cam không? em thấy cuộc sống của họ ra sao?

? Em đã từng biết hoặc tham gia những phong trào nào để giúp đỡ hay ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam?

* Bài tập 2: SGK/60

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- 1 học sinh đọc bài văn trước lớp: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.

- 1 HS đọc đoạn văn

- 3 học sinh tiếp nối nhau nêu ý chính của từng đoạn.

+ Đ1: Những chất độc Mĩ đã rải xuống miền Nam.

+ Đ2: Bom đạn và thuốc diệt cỏ đã tàn phá môi trường.

+ Đ3: Hậu quả mà chất độc da cam gây ra cho con người.

- Học sinh tiếp nối nhau nêu ý kiến.

+ Cùng với bom đạn và các chất độc khác, chất độc màu da cam đã phá huỷ hơn 2 triệu héc ta rừng, làm xói mòn và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loại muông thú, gây ra những bệnh nguy hiểm cho người bị nhiễm độc và con cái của họ: Ung thư, nứt cột sống, tiểu đường, sinh quái thai, dị tật bẩm sinh,

+ Chúng ta cần động viên, thăm hỏi, giúp đỡ về vật chất, sáng tác thơ, truyện, vẽ tranh để động viên họ, … + Học sinh tự trả lời.

+ Ở nước ta có phong trào ủng hộ , giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, phong trào kí tên ủng hộ vụ kiện mĩ của nạn nhân chất độc màu da cam.

Trường, lớp, bản thân e tham gia…

- 1 học sinh đọc thành tiếng cho cả lớp nghe: Giả sử ở địa phương em có đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam . Em hãy viết đơn ra nhập đội tình nguyện.

+ Đơn xin gia nhập Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.

+ Hãy đọc tên đơn em sẽ viết?

+ Mục nơi nhận đơn em viết những gì?

+ Phần lí do viết đơn em viết những gì?

- GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung cho phần lí do viết đơn của 1 số học sinh.

- Yêu cầu hs viết đơn.

- GV treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn hoặc phát mẫu đơn in sẵn cho học sinh.

- GV nhắc nhở học sinh: Phần lí do viết đơn chính là phần trọng tâm của lá đơn.

- Gọi 5 học sinh đọc đơn đã hoàn thành.

- Gọi học sinh nhận xét từng bài

- GV nhận xét, ghi điểm cho những bài học sinh viết đạt yêu cầu.

3, Củng cố dặn dò(4’)

- GV hệ thống lại nội dung bài

? Khi viết đơn ta cần lưu ý điều gì?

- Yều cầu học sinh nhắc lại các kĩ năng được giáo dục trong bài

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò

+ Gửi BCH Hội chữ thập đỏ của trường, của xã hoặc của huyện.

+ Học sinh nêu những gì mình định viết.

- Học sinh lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- Học sinh làm việc cá nhân vào Vở - 1 học sinh làm vào bảng phụ.

- 5 học sinh tiếp nối nhau đọc đơn của mình.

- Học sinh nhận xét bài làm của bạn.

- Cần trình bày đơn theo đúng quy định: - Quốc hiệu, tiêu ngữ.

- Nơi và ngày viết đơn.

- Tên đơn.

- Nơi nhận đơn.

- Nội dung đơn.

- Chữ kí họ tên người viết đơn cuối đơn

- Hs nêu

---Tiết 4: Luyện từ và câu

Tiết 12: LUYỆN TẬP: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ, HỢP TÁC I. MỤC TIÊU

a. Kiến thức

- Mở rộng hệ thống hóa vốn từ về tình hữu nghị , hợp tác. Làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị hợp tác.

b. Kĩ năng

- HS biết sử dụng các từ ngữ, thành ngữ đã học để đặt câu.

c. Thái độ

- Có ý thức sử dụng đúng các từ ngữ, thành ngữ trong chủ đề.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Từ điển Tiếng việt Tiểu học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ(5’)

- Gọi hs lên bảng làm bài tập 3 - GV nhận xét

B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: (1’)trực tiếp

Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

(25’)

* Bài tập 1: Viết các từ ngữ có tiếng hợp với nghĩa là gộp lại

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu Hs làm bài vào vở - Gọi hs đọc bài

- GV nhận xét chốt lại

* Bài tập 2: Xếp các từ ngữ dưới đây thành hai bảng:

Hoà thuận, hoà nhập, thân thiện, Thanh bình, yên tĩnh, đoàn kết, thân ái , chia sẻ, yên vui, êm ái, giúp đỡ, tương thân, tương ái, tương trợ, trợ giúp, cứu trợ, hợp đồng, hoà hợp, phúc đức, diễn phúc, thái bình, hiền hoà.

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Tổ chức cho học sinh làm bài trong nhóm theo hướng dẫn:

+ Đọc từng từ

+ Tìm hiểu nghĩa của tiếng hữu trong các từ.

+ Viết lại các từ theo nhóm.

- Gọi đại diện ccá cặp báo cáo - GV nhận xét chốt lại

* Bài tập 3: Thành ngữ nào dưới đây thể thuộc chủ đề hữu nghị hợp tác.

Đặt câu với câu thành ngữ đó:

a, Vai sắt chân đồng b, Kề vai sát cánh c, Bằng vai phải lứa

- Gọi hs đọc nội dung và yêu cầu của

- 3 hs lên bảng nêu từ đặt câu.

- HS nối tiếp nhau trả lời.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.

- HS làm bài - Kết quả là:

a, Hợp có nghĩa là "gộp lại": Hợp tác, hợp nhất, hợp lực.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.

- 2 bàn học sinh tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi thảo luận làm bài.Kết quả là:

Hợp tác -hữu nghị Hoà bình -hạnh phúc

Hoà nhập, thân ái, tương trợ, giúp đỡ...

Thanh bình, yên tĩnh, thái bình...

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.

- Hs làm bài

- HS báo cáo giải thích rõ nghiã của câu thành ngữ

b, Kề vai sát cánh

*VD: Tập thể lớp 5A luôn kề vai sát cánh bên nhau.

bài tập.

- Yêu cầu học sinh làm bài - Gọi HS báo cáo

- GV nhận xét chốt lại 3, Củng cố dặn dò(4’)

- GV hệ thống lại nội dung bài - GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò:

---BUỔI CHIỀU

Tiết 1: Địa lý