• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHỈ ĐỊNH ỨNG DỤNG PTNS ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG THẬN

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. CHỈ ĐỊNH ỨNG DỤNG PTNS ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG THẬN

3.3. CHỈ ĐỊNH ỨNG DỤNG PTNS ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG THẬN

Bảng 3.12: Thời gian từ sau chấn thương đến khi chỉ định PTNS.

Thời gian Số bệnh nhân Tỷ lệ %

< 1 ngày 13 18,57

1 - 7 ngày 26 37,14

> 7 ngày 31 44,29

Tổng 70 100,0

Nhận xét:

Thời gian sau tai nạn đến khi vào viện TB: 4,74 ± 1,03 giờ (1 - 24 giờ).

Chỉ định can thiệp mạch sau CT 7 giờ - 72 giờ. Thời gian chỉ định PTNS sau CT từ 14 giờ đến 3 tháng. Phần lớn 44,29% sau 7 ngày; 37,14% sau 1 - 7 ngày;

có 13 BN (18,57%) được phẫu thuật cấp cứu trong 24 giờ đầu.

Bảng 3.13: Chỉ định phẫu thuật nội soi điều trị CTT

Chỉ định PTNS CTT Số bệnh nhân Tỷ lệ %

CTT nặng độ IV 14 20,00

Sốc đa chấn thương 0 00,00

Chấn thương bụng phối hợp 7 10,00

CTT bệnh lý 9 12,86

Diễn biến lâm sàng xấu đi 40 57,14

Tổng 70 100,00

Nhận xét:

21/70 BN (30%) được chỉ định phẫu thuật do 14 CT nặng gây rối loạn huyết động và 7 CT bụng phối hợp. Trong đó, 6 CTT nặng và 7 CT bụng phối hợp được chỉ định phẫu thuật cấp cứu trong 24 giờ sau vào viện chiếm 18,57%.

Bảng 3.14: Liên quan giữa lý do và thời điểm chỉ định phẫu thuật nội soi.

Chỉ định PTNS CTT

Thời điểm chỉ định PTNS

Tổng số Trước 24 giờ Sau 24 giờ

CTT nặng độ IV 6 8 14 (20,00%)

Sốc đa chấn thương 0 0 0

CT bụng phối hợp 7 0 7 (10,00%)

CTT bệnh lý 0 9 9 (12,86%)

Diễn biến LS xấu đi 0 40 40 (57,14%)

Tổng 13 (18,57%) 57 (81,43%) 70 (100%)

Nhận xét:

Chỉ định PTNS sau vào viện 24 giờ chiếm phần lớn 81,43% với đa số nguyên nhân là do diễn biến lâm sàng xấu đi chiếm 57,14%.

Bảng 3.15: Lý do chỉ định phẫu thuật nội soi điều trị CTT.

Lý do chỉ định PTNS điều trị CTT Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Tụ máu sau phúc mạc tiến triển 15 21,43

Tổn thương thận nặng 14 20,00

Nội soi chấn thương bụng phối hợp 7 10,00

Đái máu kéo dài sau truyền máu 7 10,00

Chấn thương thận bệnh lý 9 12,86

Nhiễm khuẩn khối tụ dịch quanh thận 13 18,57

Bao xơ quanh thận đè ép nhu mô 5 7,14

Tổng 70 100,00

Nhận xét:

Lý do chỉ định PTNS nhiều nhất là tụ máu sau phúc mạc tiến triển 21,43%; tổn thương thận nặng 20%; nội soi CT bụng phối hợp 10%; đái máu kéo dài sau truyền máu 10%; CTT bệnh lý gặp 12,86%; nhiễm khuẩn khối tụ dịch quanh thận 18,57% và bao xơ quanh thận đè ép nh mô 7,14%.

Biểu đồ 3.5: Đường tiếp cận PTNS Nhận xét:

Có 7 BN (10%) được PTNS qua phúc mạc đều liên quan đến CT tạng phối hợp và phẫu thuật cũ SPM; 63 BN được PTNS sau phúc mạc (90%).

Biểu đồ 3.6: Biểu đồ đánh giá tổn thương trong phẫu thuật.

Nhận xét:

Đánh giá trong phẫu thuật gặp 10 bệnh nhân chiếm 14,29% có đường vỡ nhu mô, 6 bệnh nhân chiếm 8,57% vỡ bể thận niệu quản, 5 bệnh nhân chiếm 7,14% bao xơ quanh thận, Tụ máu sau phúc mạc nhiễm khuẩn có 13 bệnh nhân chiếm 18,57%.

Bảng 3.16: Xử lý thương tổn thận qua PTNS

Xử lý thương tổn CTT Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Lấy máu tụ sau phúc mạc, cầm máu 27 40,91

Khâu đường vỡ nhu mô thận 8 12,12

Cắt phần thận vỡ 9 13,64

Khâu phục hồi vỡ bể thận - niệu quản 6 9,09 Cắt bao xơ, giải phóng nhu mô thận 16 24,24

Tổng 66 100,0

Nhận xét:

Qua PTNS, 27 BN được lấy máu tụ cầm máu nhu mô (40,91%); khâu vỡ nhu mô thận (12,12%); cắt một phần thận vỡ (13,64 %); khâu vỡ BT - NQ (9,09%) và cắt bao xơ quanh thận giải phóng chèn ép nhu mô là (24,24 %). Có 4/70 bệnh nhân chuyển phẫu thuật mở do 2 bênh nhân đường vỡ sâu đang chảy máu, 2 bệnh nhân bao xơ quanh thận viêm dính khổng xử trí qua PTNS được.

Bảng 3.17: Liên quan giữa chỉ định và can thiệp qua PTNS CTT.

Chỉ định PTNS chấn thương

thận

Can thiệp qua phẫu thuật nội soi CTT

Tổng số Lấy

máu tụ cầm máu

Khâu vỡ nhu mô

Cắt phần thận vỡ

Khâu vỡ BT-NQ

Cắt bao quanh

thận

CTT nặng độ IV 2 2 4 4 0

12 (18,18%) CT bụng phối

hợp 5 1 1 0 0

7 (10,60%)

CTT bệnh lý 6 3 0 0 0

9 (13,64%) Diễn biến LS

xấu đi

14 2 4 2 16

38 (57,58%)

Tổng số

27 (40,91%)

8 (12,12%)

9 (13,64%)

6 (9,09%)

16 (24,24%)

66 (100%)

Nhận xét:

Chỉ định do CTT nặng gồm hầu hết các can thiệp trừ cắt bao xơ quanh thận. Diễn biến lâm sàng xấu đi gồm tất cả các can thiệp, trong đó nhiều nhất là lấy máu tụ cầm máu và tất cả cắt bao xơ quanh thận. CTT bệnh lý chỉ gặp lấy máu tụ và khâu vỡ nhu mô.

Bảng 3.18: Các phương pháp phẫu thuật chấn thương phối hợp bụng Cách thức phẫu thuật Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Khâu vỡ nhu mô gan 4 5,71

Khâu vỡ nhu mô lách 2 2,86

Khâu vỡ ruột non 2 2,86

Khâu rách thanh mạc đại tràng 1 1,43

Tổng 9 12,86

Nhận xét:

Xử trí tổn thương phối hợp gồm: 4 BN khâu vỡ gan (5,71%), 2 BN khâu vỡ lách (2,86%), 1 BN khâu rách thanh mạc đại tràng (1,43%) và 2 BN khâu vỡ ruột non (12,86%).

Bảng 3.19: Nguyên nhân bệnh lý trên bệnh nhân CTT Nguyên nhân bệnh lý Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Sỏi bể thận 2 2,86

Sỏi niệu quản 4 5,71

Hẹp bể thận niệu quản 1 1,43

Nang thận 1 1,43

Thận móng ngựa 1 1,43

Tổng 9 12,86

Nhận xét:

Lý do chỉ định phẫu thuật trên thận bệnh lý bao gồm 2 sỏi bể thận (2,86%); 4 sỏi NQ (5,71%); 1 hẹp niệu quản (1,43%); 1 BN nang thận (1,43%) và 1 BN thận móng ngựa (1,43%).

Bảng 3.20: Cách xử trí thận bệnh lý trên bệnh nhân CTT Cách thức phẫu thuật Số bệnh nhân Tỷ lệ % Lấy máu tụ SPM, sỏi thận - NQ, đặt JJ 6 8,57

Tạo hình niệu quản nội soi đặt JJ 1 1,43

Lấy máu tụ SPM, cắt nang thận nội soi 1 1,43

Lấy máu tụ SPM, khâu nhu mô thận vỡ 1 1,43

Tổng 9 12,86

Nhận xét:

Kết quả có 6 BN được mở BT - NQ lấy sỏi và đặt JJ; 1 BN tạo hình NQ hẹp nội soi đặt JJ và 1 BN cắt nang thận (kết quả GPB lành tính).

3.4. DIỄN BIẾN TRONG PTNS ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG THẬN