• Không có kết quả nào được tìm thấy

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (tiết 2)

Lần 3: 2 H đọc nối tiếp - Lớp nhận xét

- Luyện đọc theo nhóm bàn – nhận xét

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

*Tìm hiểu bài: 12′

- Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài. 1. Màu sắc của dòng sông vào các buổi sáng, trưa, chiều,tối,đêm khuya và khi trời sáng.

+ Vì sao tác giả nói dòng sông " điệu" ? lấy ví dụ minh hoạ?

- Vì dòng sông luôn thay đổi sắc màu của nước giống như con người thay đổi áo.

+ Tác giả sử dụng những từ ngữ nào để tả cái rất “điệu” của dòng sông?

+ Theo em “ ngẩn ngơ” Nghĩa là gì?

-Thướt tha, mới may, ngẩn ngơ, nép, mặc áo hồng, áo xanh, áo vàng, áo đen, áo hoa,...

- Ngẩn ngơ: ngây người ra không còn chú ý gì đến xung quanh.

+ Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?

+ Vì sao tác giả lại nói: Sông mặc áo lụa đào khi nắng lên, mặc áo xanh khi trưa đến?

- Khi nắng lên : mặc áo lụa đào thướt tha.

- Trưa => áo xanh như là mới may.

- Chiều => áo hây hây ráng vàng

- Tối đêm => Màu áo nhung tím trăm ngàn sao lên

- Đêm khuya: sông mặc áo đen - Sáng ra: lại mặc áo hoa.

- Trưa đến, trời cao và xanh in hình xuống sông, sông như có màu xanh ngắt + Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì

hay?

- Cách nói đó làm cho dòng sông trở nên gần gũi, giống con người, làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian, màu nắng, màu cỏ cây.

+ Nêu nội dung thứ nhất của bài?

- Yêu cầu học sinh đọc thầm bài thơ. 2. Tình yêu của tác giả đối với dòng sông quê hương.

+ Trong bài thơ có rất nhiều hình ảnh thơ đẹp. Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?

+ Đẻ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Lấy VD?

VD: Em thích h/ả: Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha. Vì ánh năng lúc bình minh rất đẹp, gợi cho dòng sông vẻ mềm mại, thướt tha như thiếu nữ.

- Em thích h/ả: Rèm thêu trước ngực vầng trăng:Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên. Vì lúc này mặt sông trải rộng một màu nhung tím in hình vầng trăng và nhưng ngôi sao lung linh, lấp -lánh huyền ảo.

- Đẻ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh.

- Nhân hóa: dòng sông mặc áo.

- So sánh:Áo xanh sông mặc như là mới

+ Để quan sát được sự thay đổi màu sắc của dòng sông tác giả sử dụng những giác quan nào?

+ Với sự quan sát và miêu tả tỉ mỉ tinh tế của tác giả đối với dòng sông cho thấy tình cảm của tác giả đối với dòng sông ntn?

may.

- Thị giác.

- Tác giả rất yêu con sông quê hương

Gv: Cách nói dòng sông mặc áo là một cách nói hay, duyên dáng, nên thơ. Hay vì tác giả tả dòng sông có sắc nước biến hóa trong mọi thời điểm, trong một ngày đêm.

Hay vì dòng sông được nhân hóa trở nên điệu đà, thích làm đẹp, làm duyên nhơ thiếu nữ. Hay vì cách quan sát, cách miêu tả dòng sông của tác giả rất chính xác, tinh tế. Qua đó cho thấy t/g rất yêu dòng sông quê hương.

+ Nêu nội dung chính của bài thơ? *Ý chính: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương và nói lên tình yêu của tác giả đối với dòng sông quê hương.

3- HĐ Luyện tập, thực hành. 8′

- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn.

+ Nêu cách đọc toàn bài?

- Hướng dẫn HS đọc.

+ Nêu từ cần nhấn giọng ?

- Toàn bài đọc với giọng vui, nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm ,ngạc nhiên, nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả vẻ đẹp của dòng sông.

Khuya rồi , sông mặc áo đen

Nép trong rừng bưởi / lặng yên đôi bờ...

Sáng ra / thơm đến ngẩn ngơ Dòng sông đã mặc bao giờ / áo hoa Ngước lên / bỗng gặp la đà Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai.

- Gọi 2 học sinh thể hiện lại.

- Gọi học sinh đọc – nhận xét . 4. Hoạt động vận dụng (5’) + Bài thơ cho em biết điều gì?

+ Bài thơ thuộc thể loại thơ nào?

+ Em biết những con sông nào? Hãy kể tên? Để con sông ấy luôn trong xanh em cần làm gi?

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học.

- Về nhà học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau tham khảo cá bài thư của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo

- Chẩn bị bài sau

- Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương và nói lên tình yêu của tác giả đối với dòng sông quê hương

- Thơ lục bát.

- Sông Hồng, sông Lam, sông Đáy, sông Bạch Đằng,...

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

Tiết 148: ỨNG DỤNG TỈ LỆ BẢN ĐỒ (tiếp)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tiếp tục tìm hiểu về một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.

- HS vận dụng tìm được khoảng cách trên bản đồ dựa vào tỉ lệ bản đồ và độ dài thật.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo + Chăm chỉ, tích cực trong giờ học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi: Gọi đò

+ Tỷ lệ 1: 10.000 ở bản đồ Việt Nam cho biết gì?

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

- Cho biết 1cm trên bản đồ bằng 10.000 lần cm trên thực tế.

Giới thiệu bài: : Hôm nay cô trò ta tiếp tục cùng đi vào tìm hiểu về ứng dụng tỉ lệ bản đồ qua bài hôm nay

2- HĐ Hình thành kiến thức mới: (12’) a.Giới thiệu bài toán: 12′

Bài toán 1: Treo bản vẽ:

+ Bản vẽ được vẽ theo tỷ lệ nào? - Tỉ lệ 1:500 + Khoảng cách giữa 2 điểm A và B

trên sân trường là bao nhiêu?

20m

+ Tỉ lệ của bản đồ có ý nghĩa gì? - Tỉ lệ: 1: 500. Cứ 1 đơn vị trên bản đồ =

1

500đơn vị ngoài thực tế.

+ Trên bản đồ khoảng cách giữa 2 điểm A và B là bao nhiêu? Con tính thế nào?

- Ta lấy số đo thực tế chia cho số phần của tỉ lệ:

20m = 2000cm ; 2000 : 500 = 4cm - Học sinh nêu kết quả (không cần

trình bày kết quả)

- Lớp nhận xét – Gv nhận xét

- Khoảng cách giữa 2 điểm A và B trên bản đồ là: 2000 : 500 = 4(cm)

+ Nêu cách làm bài tập trên? - Lấy số đo ở thực tế chia cho số phần của tỉ lệ .

* Chú ý: Bài y/c tìm số đo trên bản đồ có đơn vị là cm thì khi tính ta cũng phải tính số đo thực tế cùng đơn vị với yêu cầu (cm).

b.Bài toán 2: - HS đọc đề.

+ Tỉ lệ của bản đồ này là bao nhiêu?

+ Độ dài của quãng đường HN -> ST trên bản đồ?

- Tỉ lệ của bản đồ là 1: 1 000 000 41 km

+ Muốn tìm độ dài thu nhỏ của quãng đường HN->ST ta làm tn?

- Lấy số đo độ dài thật chia cho số phần của tỉ lệ bản đồ.

+ Đơn vị đo độ dài trên bản đồ là gì? - mi-li-mét.

+ Vật để tính con cần làm gì? Đổi số đo ở thực tế ra mm .

=>Lưu ý: khi tính đơn vị đo của quãng đường thật và quãng đường thu nhỏ phải đồng nhất.

- Yêu cầu học sinh tính.

- Học sinh nêu kết quả (không cần trình bày kết quả)

- Lớp nhận xét – Gv nhận xét.

+ Nêu cách tính độ dài thu nhỏ?

Đổi 41km = 41 000 000mm

Quãng đường từ trung tâm Hà Nội đến Sơn Tây trên bản đồ dài là:

41 000 000 : 1 000 000 = 41 (mm)

- Lấy độ dài thật chia cho số phần của tỉ lệ bản đồ.

* Khi tính ta cần lưu ý gì? - khi tính đơn vị đo của quãng đường thật và quãng đường thu nhỏ phải đồng nhất.

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (18’) Bài 1: 6′

- Bài yêu cầu gì?

+ Bảng cho biết gì? Yêu cầu làm gì?

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

- Học sinh quan sát bảng trả lời:

+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.

+ Để tìm được độ dài thu nhỏ ta làm như thế nào?

- Học sinh làm bài Tỉ lệ bản

đồ

1: 10 000 1: 5 000 1: 20 000 Độ dài

thật

5km 25m 2km

Độ dài hu nhỏ 5

cm 5mm

1 d

- Lấy độ dài thật chia cho số phần của tỉ lệ (Hay nhân với tỉ lệ bản đồ).

Bài 2: 6′

- Gọi học sinh đọc bài.

+ Bài cho biết gì? - Độ dài thật: 12km

- Tỉ lệ bản đồ: 1 : 100 000

+ Bài yêu cầu gì? - Độ dài thu nhỏ trên bản đồ là ..cm?

+ Tỉ lệ cho biết gì? 1 cm trên bản đồ ứng với 100 000cm trên thực tế.

- Yêu cầu học sinh tính

- Học sinh nêu kết quả (không cần trình bày kết quả)

- Lớp nhận xét – Gv nhận xét

12km = 1 200 000cm

Quãng đường từ bản A đến bản B trên bản đồ: 1 200 000 : 100 000 = 12 ( cm)

+ Để tìm được độ dài thu nhỏ ta làm như thế nào?

- Lấy độ dài thật chia cho số phần tỉ lệ bản đồ.

Bài 3: 6′

- Gọi học sinh đọc bài toán:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Chiều dài hình chữ nhật là 15m, chiều rộng hình chữ nhật là 10m.

- Tỉ lệ bản đồ là: 1 : 500.

- Độ dài của mỗi cạnh hình chữ nhật thu nhỏ

trên bản đồ là bao nhiêu cm?

+ Như vậy bài toán yêu cầu ta tính độ dài nào?

- Độ dài thu nhỏ.

- Yêu cầu học sinh tính

- Học sinh nêu kết quả (không cần trình bày kết quả)

- Lớp nhận xét – Gv nhận xét

15m = 1500cm; 10m = 1000cm

Chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ là:

1500 : 500 = 3 (cm)

Chiều rộng hình chữ nhật trên bản đồ là:

1000 : 500 = 2 (cm)

Chiều dài: 3cm Chiều rộng: 2cm 4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Muốn tính độ dài thật khi biết tỉ lệ bản đồ ta làm như thế nào?

+ Muốn tính độ dài thu nhỏ khi biết tỉ lệ bản đồ ta làm như thế nào?

- Nhận xét giờ học.

* Củng cố - Dặn dò

Dặn dò học sinh làm bài trong vở bài tập. Chuẩn bị tiết học sau.

- Lấy độ dài thật chia cho tỉ lệ bản đồ.

- Lấy độ dài thu nhỏ nhân với tỉ lệ bản đồ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….……….

======================================

NS: 03 / 3 / 2022

NG: 11 / 3 / 2022 Thứ 6 ngày 11 tháng 3 năm 2022

TẬP LÀM VĂN